Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng

1. Cấu tạo.

Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo của động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu

cực từ (vòng ngắn mạch).

Động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (Vòng chập) có cấu tạo

đơn giản, giá thành rẻ, dễ sử dụng, nên được sử dụng nhiều trong các thiết bị

điện sinh hoạt. Chẳng hạn, làm động cơ quạt.

Cấu tạo gồm 2 phần: stato (phần tĩnh) và rô to (phần động).

1.1. Phần tĩnh (stato): Gồm 2 phần chính là lõi thép và dây quấn.

* Lõi thép (mạch từ): Được chế tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện, dày từ

0,35 ÷ 0,5 mm. Gồm các cực từ kiểu lồi (số lượng cực từ do tốc độ của động cơ

quy định), mặt cực từ có sẻ rãnh lệch về 1 phía và lồng vào đó vòng ngắn mạch

bằng đồng, ôm 1/3 cực từ. Các lá thép ghép lại với nhau, giữa các lá thép có 1

lớp sơn cách điện để chống dòng điện xoáy.

* Dây quấn: Thường được chế tạo bằng đồng, có tiết diện tròn và phía

ngoài bọc 1 lớp ê may cách điện. Cuộn dây quấn nhiều vòng, quấn thành cuộn

dây tập trung. Cuộn dây được lồng vào thân cực. Các cuộn dây được đấu nối21

tiếp hay song song, tùy thuộc vào điện áp nguồn cấp cho động cơ có nhiều cấp

điện áp.

1.2. Phần quay (Rô to).

Được chế tạo bởi các lá thép cách điện như ở stato. Phía trong có lỗ trục

xuyên qua, ngoài có rãnh để đặt các thanh dẫn bằng đồng hay nhôm và được đúc

ngắn mạch 2 đầu rô to gọi là rô to lồng sóc. (Hình 2.2).

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 213 trang duykhanh 5780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng

Giáo trình Mô đun Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha - Điện dân dụng
uả chung của cả lớp. 
Nhắc nhở, nhấn mạnh những kiến thức, những kỹ năng cần lưu ý trong bài. 
* Đánh giá kết quả 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài 
thực hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. 
Câu hỏi và bài tập: 
Câu 1: Nêu trình tự thay thế và phương pháp cân chỉnh dây cu roa? 
Câu 2: Tháo lắp và cân chỉnh dây cu-roa? 
205 
BÀI 33 
THAY THẾ VAN ĐIỆN TỪ ĐÓNG MỞ NƯỚC CỦA MÁY GIẶT 
Mã bài: MĐ21.33 
Mục tiêu: 
-Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc, trình tự và phương pháp thay 
thế van điện từ đóng, mở nước của máy giặt 
-Thay thế được van điện từ đóng, mở nước của máy giặt theo đúng trình tự, 
đúng yêu cầu kỹ thuật 
 - Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp 
Nội dung: 
1.Cấu tạo, nguyên lý làm việc van điện từ: 
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của van điện từ. 
*Cấu tạo: 
Hình 33.1 Cấu tạo van điện từ 
Hình 33.2: Vị trí van điện từ 
Van điện từ gồm: Nam châm diện và van nước, được liên kết với nhau 
bằng một móc thép. 
206 
- Nam châm diện: Mạch từ được chế tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện, cắt 
hình chữ U hay E. Các lá thép được ghép lại với nhau thành từng khối, giữa các 
lá thép có 1 lớp sơn cách điện để chống dòng điện xoáy. Trên lõi thép có quấn 
cuộn dây, gồm nhiều vòng dây bằng dây đồng êmay. Cuộn dây chịu được cấp 
điện áp định mức. Phía trong lõi thép có lỗ để cho lõi thép non dịch chuyển. Lõi 
thép luôn được đẩy ra phía ngoài bằng một lò xo. 
Khi cấp cho cuộn dây điện áp định mức,trở thành nam châm điện và sinh ra 
lực điện từ hút lõi sắt non dịch chuyển vào phía trong. 
- Van nước : Van được chế tạo bằng nhựa cứng hay đồng . Van có đường 
nước vào và ra, tâm đường nước vào và ra bố trí lệch nhau và trên than van có 
mũi tên chỉ hướng đi của nước. Phần thân van , điểm lệch giữa đường nước vào 
ra được chặn bởi phớt bằng cao su. Phớt này luôn được ép chặt vào cửa đóng 
của đường nước vào ra nhờ một lò xo. 
*Nguyên lý làm việc: 
Cấp cho nam châm điện một điện áp định mức, cuộn dây sinh ra lực điện từ 
hút lõi sắt non dịch chuyển vào phía trong lõi thép. Sự dịch chuyển này kéo mở 
phớt cao su đóng cửa nước , lò xo bị ép lại và van nước được mở ra. Khi cuộn 
dây ngừng cấp điện, do sức căng của lò xo đẩy phớt cao su đóng chặt đường 
nước. 
2. Quy trình thay thế van điện từ. 
Mục tiêu: Thay thế van điện từ đúng quy trình kỹ thuật. 
2.1.Tháo van điện từ: 
Sử dụng tuốc nơ vít tháo tấm nắp bảo vệ phía sau máy. Nếu van nước vào 
hay van nước ra bị hỏng, tháo van bị hỏng. Sử dụng kìm mỏ nhọn uốn đầu dây 
thép liên kết, tách giữa phần van và cuộn dây điện. Tháo 02 vít bắt cuộn điện 
đưa ra ngoài. Dùng hồ kiểm tra cách điện cuộn dây,nếu hỏng phải thay cuộn 
khác. 
Tháo đường nước đến và ra khỏi van nước. Đưa van ra ngoài kiểm tra và 
bảo dưỡng. 
2.2.Lựa chọn, lắp van điện từ 
- Lựa chọn theo công suất và đúng điện áp định mức. Nếu mua được van 
của chính hãng là tốt nhất 
 - Lắp đặt van điện từ: Lắp đặt van điện từ đúng vị trí, lặp các vít giữ vào bệ 
máy. Cắm giắc điện vào cuộn dây van điện từ mới 
 - Lắp van nước vào đúng vị trí, kết nối giữa van điện từ và van lưới bằng 
móc thép, bẻ đầu móc thép cho chặt chẽ. Kết nối đường nước đến và đường 
nước ra vào van (theo mũi tên chỉ dẫn trên thân van) 
3. Thực hiện quy trình thay thế van điện từ 
Mục tiêu: - Thực hiện đúng quy trình thay thế van điện từ 
 - Lựa chọn van đúng tiêu chuẩn kỹ thuật 
- Công việc chuẩn bị đồ dùng, vật tư 
Stt Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Kìm điện 01 
207 
2 Kìm mỏ nhọn 01 
3 Kìm cắt 01 
4 Tua vít 2 cạnh, 4 cạnh 04 
6 Đồng hồ vạn năng 01 
7 Bộ cờ lê 01 
Stt Tên vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Van điện từ 
2 Mỡ bảo quản 
Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá trình 
thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm chắc được kiến thức và dễ 
dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu các 
bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết 
trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được các bước 
thực hiện. 
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ 
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. 
* Đánh giá kết quả 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực 
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Kỹ năng thay thế van điện từ máy giặt 
- Lắp đặt chặt chẽ đúng vị trí 
 - Kiểm tra hoạt động đúng nguyên lý 
 - Lắp các đường ống nước đến, ra đảm bảo độ kín 
208 
BÀI 34 
THAY THẾ BỘ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH CỦA MÁY GIẶT 
Mã bài: MĐ 21.34 
Mục tiêu: 
-Trình bày được sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch điện máy giặt. 
-Nêu lên được đầy đủ các chức năng của bộ cài đặt chương trình. 
-Thay thế được bộ cài đặt chương trình của máy giặt theo đúng trình tự, 
đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị 
 - Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp 
Nội dung: 
1.Sơ đồ khối và nguyên lý làm việc của mạch điện máy giặt 
Mục tiêu: Giới thiệu được sơ đồ khối và trình bày được nguyên lý làm việc của 
máy giặt. 
1.1. Sơ đồ 
1.2. Nguyên lý làm việc 
Mạch điện điển hình của máy giặt tự động kiểu mâm giặt như hình vẽ. 
Mạch điện gồm có bộ khống chế chương trình công tắc xả nước, công tắc giặt, 
giũ, công tắc mức nước, công tắc lưu lượng nước, công tắc an toàn, động cơ 
điện, van điện từ vào van nước và xả nước, còi Công tắc xả nước có hai kiểu 
lựa chọn: xả hoặc không. 
Khi công tắc ở trạng thái nối mạch thì máy giặt sẽ thực hiện chươngtrình 
giặt hoàn toàn tự động nghĩa là tự động giặt, giũ, xả nước và vắt. Nếu công tắc 
này ở trạng thái ngắt thì máy giặt sẽ không xả nước sau khi giặt giũ xong và 
dừng máy để bảo vệ vải và tiết kiệm nước. Công tắc chọn giũ cũng có hai lựa 
chọn: nối và ngắt. 
Khi công tắc ở trạng thái nối thì trong quá trình giũ, thời gian đồng thời 
vào nước dài hơn một ít, như vậy hiệu quả giũ cao hơn. Khi ở trạng thái ngắt thì 
trong quá trình giũ, thời gian đồng thời vào nước ngắn hơn một ít để tiết kiệm 
nước. Công tắc lưu lượng nước có hai lựa chọn sau: trạng thái 1 và 2. Ở trạng 
209 
thái 1, thời gian dòng nước quay thuận và ngược ngắn, dòng nước đổi chiều 
nhanh thích hợp với việc giặt và giũ đồ vật mỏng. Ở trạng thái 2 thì thời gian đổi 
chiều quay dài hơn nên thích hợp với loại đồ vật bằng vải thường và dày. Công 
tắc mức nước nói chung có 3 hoặc 4 mức chọn. Nếu 4 là mức thì có mức rất 
thấp, thấp, vừa và cao dùng để khống chế lượng nước vào thùng giặt. 
Ở hình vẽ, các chi tiết trong đường đứt đoạn làm thành bộ điều khiển 
chươngtrình. Bộ điều khiển này gồm có 7 bánh cam hợp thành một tổ bánh cam 
tốc độ thấp để không chế 7 công tắc A, B, C, D, E , F, G. Trên đường bao của tổ 
bánh cam tốc độ thấp lắp 3 chu trình giặt: chu trình chuẩn, chu trình rút ngắn và 
chu trình chỉ giặt. Trên bộ điều khiển chươngtrình còn lắp tổ bánh cam tốc độ 
cao gồm 3 bánh cam để thao tác 3 công tắc cánh cam H, I, J để khống chế chiều 
quay của động cơ trong quá trình giặt hoặc giũ. Bộ điều khiển chương trình còn 
bao gồm động cơ điện đồng bộ thông qua cơ cấu giảm tốc làm hai tổ bánh cam 
tốc độ thấp và tốc độ cao quay để thực hiện cac chức năng của máy giặt. 
a) Trạng thái làm việc của các công tắc bánh cam 
Để hiểu rõ trạng thái đóng mở của các công tắc trong mạch điện ở hình vẽ 
cần phải biết tình trạng đóng mở cụ thể của 10 công tắc bánh cam đó theo các 
chương trình giặt. Theo hình có thể thấy: 
Công tắc A: Từ cuối giai đoạn giũ lần cuối đến khi kết thúc giai đoạn xả 
nước lần cuối, công tắc ở vào trạng thái 2. Còn lại ở trạng thái 1 
Công tắc B: Sau khi bắt đầu giai đoạn giũ lần cuối một lúc thuộc vào trạng 
thái 1. Trong mỗi lần giũ có một thời gian ngắn tạm thời thì thuộc vào trạng thái 
2. 
Công tắc C: Khi xả nước thuộc về trạng thái 1, khi lần xả nước cuối cùng 
sắp kết thúc thuộc về trạng thái 2. 
Công tắc D: Khi giặt và giũ thuộc trạng thái 2, khi xả nước và vắt thuộc về 
trạng thái 1. 
Công tắc E: Khi giặt xả, giũ thuộc về trạng thái 2, khi vắt thuộc về trạng 
thái 1 
Công tắc F: Khi giặt và giũ thuộc về trạng thái 2, khi vắt thuộc về trạng thái 
1 
Công tắc G: Trong tất cả các giai đoạn thuộc về trạng thái 2 
Công tắc H và J: Khi giặt và giũ thay đổi trạng thái với một tần suất tương 
đối chậm 
Công tắc I: Khi giặt và giũ, hai trạng thái 1 và 2 thay đổi với một tần suất 
tương đối nhanh. 
2.Chức năng của bộ cài đặt chương trình 
Mục tiêu: Phân tích được chức năng của bộ cài đặt chương trình máy giặt 
Với mạch điện theo hình vẽ và biểu đồ trạng thái ở hình có thể phân tích 
mạch điện cụ thể qua các giai đoạn làm việc của máy giặt như sau: 
- Mạch điện vào nước. ấn núm của bộ điều khiển chương trình xuống, quay 
theo chiều kim đồng hồ đến một vị trí bất kì của giai đoạn giặt (thường đến điểm 
chỉ bắt đầu giai đoạn giặt), mở vòi nước vào, cắm điện rồi kéo núm lên, bật công 
tắc thông điện thì nước sẽ chảy vào nước máy giặt. Lúc đó công tắc A ở trạng 
thái 1, công tắc D ở trạng thái 2. 
210 
Mạch điện vào nước như đường nét đậm của hình vẽ minh họa. Dòng điện 
sẽ chạy theo mạch sau: dây nguồn 1 – cầu chì - công tắc A1, công tắc mức nước 
1 – công tắc D2 – van vào nước – dây nguồn 2. Trong quá trình vào nước, do 
động cơ điện đồng bộ không thông điện nên hai tổ bánh cam đều không làm 
việc. 
Hình 34. Trạng thái làm việc của các bánh cam 
- Mạch điện giặt, giũ. Khi nước vào đến mức lựa chọn công tắc mức nước 
sẽ tự động chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 và bắt đầu giai đoạn giặt. Lúc 
đó công tắc A ở trạng thái 1, E ở trạng thái 2, F ở trạng thái 2. Mạch điện giặt 
(bao gồm cả giũ) nh- hình vẽ theo đường nét đậm. Theo mạch điện làm việc trên 
ta thấy đến E2 hai mạch điện chia làm 2 nhánh. Một nhánh làm cho động cơ 
điện quay thuận nghịch, một nhánh làm động cơ động cơ đồng bộ quay để điều 
khiển chương trình giặt, giũ. 
Trong quá trình giặt giũ, cam B chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất 
định để thông điện vào van nước, mạch điện đó là đường đứt khúc nét đậm ở 
hình vẽ. 
- Mạch điện xả nước. Sau khi giặt hoặc giũ xong thì chuyển qua giai đoạn 
xả nước. Lúc đó công tắc cam C từ trạng thái trung gian chuyển sang trạng thái 
1, công tắc D từ trạng thái 2 chuyển sang 1, F từ trạng thái 2 chuyển sang 1. Lúc 
đó mạch điện xả nước như hình vẽ. 
Từ hình vẽ thấy rằng sau khi đến C1 mạch điện phân thành hai nhánh. Một 
nhánh làm van xả nướcthông điện, một nhánh làm động cơ điện động bộ quay. 
Khi gần kết thúc giai đoạn xả nướclần cuối, công tắc A từ trạng thái 1 chuyển 
sang 2. Nếu công tắc xả nước ở trạng thái thông mạch thì sẽ tiếp tục xả nướcvà 
hoàn thành chu trình giặt. Nếu công tắc xả nước ở trạng thái ngắt thì chuyển 
sang chế độ không xả nước và ngừng máy như đường đứt đoạn nét đậm 
Mạch điện vắt nước. Khi xả nước xong thì công tắc mức nước sẽ tự động 
từ trạng thái 2 chuyển sang1 và bắt đầu giai đoạn vắt. Lúc đó công tắc cam C từ 
trạng thái 1 chuyển sang trạng thái trung gian. Công tắc E từ trạng thái 2 chuyển 
sang 1, mạch điện như hình vẽ. Như vậy sau khi qua công tắc an toàn mạch 
điện chia làm 3 nhánh. Nhánh thứ nhất làm cho động cơ điện quay một chiều, 
nhánh thứ hai làm động cơ đồng bộ quay và nhánh thứ ba làm mở van điện từ xả 
nước. 
211 
Khi vắt lần cuối cùng xong, công tắc cam C từ trạng thái trung gian chuyển 
sang trạng thái 2 làm cho còi thông điện. Khi toàn bộ chương trình giặt kết thúc, 
công tắc A từ trạng thái 1 chuyển sang trung gian và ngắt nguồn điện hoàn thành 
toàn bộ quá trình giặt. 
Trong máy giặt tự động hiện đại, thường dùng bộ điều khiển chương trình 
sử dụng vi xử lý. Trong chíp vi xử lý đã ghi lại các chương trình làm việc của 
máy giặt, chỉ cần ấn các phím chức năng trên mạch điều khiển là máy sẽ thực 
hiện. Bộ điều khiển chương trình vi xử lý kết cấu phức tạp nhưng hình thức đẹp 
thao tác đơn giản, độ chính xác cao và có thể có nhiều loại chương trình. Ngoài 
ra do làm việc không có tiếp điểm nên tuổi thọ cao ít sự cố hơn. 
3.Thay thế bộ cài đặt chương trình 
Mục tiêu:Lắp đặt được bộ chương trình mới khi cần thay thế 
3.1. Tháo, đánh dấu bộ cài đặt chương trình 
 - Tháo mặt của bộ điều khiển 
 - Đánh số các đầu dây tháo từ bộ điều khiển ra 
3.2. Lắp đặt bộ mới, đấu hoàn chỉnh 
 - Đưa bộ cài đặt chương chính mới vào vị trí 
 - Kiểm tra các giắc nối dây và cắm giắc liên kết theo dấu đấu dây đã tháo 
ra. 
 - Lắp mặt bảo vệ của bộ điều khiển chương trình 
 - Kiểm tra cấp điện thử hoạt động theo chương trình của máy 
3.3. Kiểm tra, thử vận hành 
- Công việc chuẩn bị đồ dùng, vật tư 
Stt Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú 
1 Kìm điện 01 
2 Kìm mỏ nhọn 01 
3 Kìm cắt 01 
4 Tua vít 2 cạnh, 4 cạnh 04 
6 Đồng hồ vạn năng 01 
7 Mỏ hàn 01 
Stt Tên vật tư Số lượng Ghi chú 
1 Bộ điều khiển chương trình 
Thao tác mẫu là một công việc rất quan trọng trong giờ thực hành, quá trình 
thao tác mẫu chính xác, rõ ràng sẽ giúp học sinh nắm chắc được kiến thức và dễ 
dàng trong việc rèn luyện kỹ năng. Trước hết, giáo viên sẽ thao tác mẫu các 
bước thực hiện công việc để học sinh quan sát. Vừa thao tác, vừa kết hợp thuyết 
trình và đối chiếu với bảng quy trình kỹ thuật để học sinh nắm rõ được các bước 
thực hiện. 
Trong quá trình thao tác mẫu, nếu thấy học sinh chưa hiểu hoặc chưa rõ 
bước nào thì giáo viên sẽ thao tác lại bước đó. 
* Đánh giá kết quả 
212 
Kết thúc giờ thực hành, giáo viên dựa vào các tiêu chí đánh giá của bài thực 
hành để đánh giá kết quả của từng nhóm. Kỹ năng thay thế bộ điều khiển 
chương trình của máy giặt 
- Lắp đặt chặt chẽ đúng vị trí 
 - Kiểm tra hoạt động đúng nguyên lý 
CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN 
ĐỀ 
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Đức Hùng – Triệu Việt Trinh, Máy điện 1 và 2, nhà xuất bản giáo dục 
VN. 
2. Nguyễn Đức Sỹ, Sửa chữa máy điện và máy biến áp, NXB giáo dục VN. 
3. Nguyễn Ngọc Lân – Nguyễn Văn Trọng – Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Kỹ thuật 
điện, NXB lao động XH. 
4. Vũ Quang Hồi, Trang bị điện – điện tử, NXB giáo dục. 
5. Đỗ Ngọc Long, sửa chữa – lắp đặt quạt và động cơ điện, NXB khoa học và kỹ 
thuật. 
6. Trần Văn Thinh, Tính toán thiết kế thiết bị điện tử công suất, NXB giáo dục. 
7. Trần Duy Phụng, Kỹ thuật quấn dây, NXB Đà Nẵng. 
8. Nguyễn Văn Chất, Giáo trình kỹ thuật điện, NXB giáo dục. 
9. Minh Trí, Giáo trình quấn dây, NXB thanh niên. 
10. Vũ Gia Hanh – Trần Khánh Hòa – Phan Tử Thụ - Nguyễn Văn Sáu, Máy 
điện 1 và 2, NXB khoa học và kỹ thuật. 
11.Đặng Văn Đào, Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh – Giáo trình máy điện: 
Sách dùng cho các trường đào tạo hệ THCN – NXB Giáo dục - 2002 
12.A.V. Ivanov Smolenski: Dịch Vũ Gia Hạnh, Phan Tử Thu –Máy điện (Tập 1 
và 2) – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1992 
13.Lê Văn Doanh, Phạm Văn Chới, Nguyễn Thế Công, Nguyễn Đình Thiên – 
Bảo dưỡng và thử nghiệm thiết bị trong hệ thống điện – NXB KH&KT - 2002 
213 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_dong_co_dien_xoay_chieu_khong_dong_bo_mot.pdf