Giáo trình mô đun Điều khiển kỹ thuật số
II. Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được khái niệm về kỹ thuật số, các cổng logic cơ bản. Kí hiệu,
nguyên lý hoạt động, bảng sự thật của các cổng logic.
+ Trình bày được cấu tạo, nguyên lý các mạch số thông dụng như: Mạch đếm,
mạch đóng ngắt, mạch chuyển đổi, mạch ghi dịch, mạch điều khiển.
- Về kỹ năng:
+ Lắp ráp, kiểm tra được các cổng logic cơ bản.
+ Lắp ráp, kiểm tra được các mạch số cơ bản trên panel và trong thực tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tuân thủ đúng quy định về an toàn điện.
+ Rèn luyện cho học sinh thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và
trong thực hiện công việc.
III. Nội dung của mô đun:
Bài 1: LẮP MẠCH DÙNG CÁC CỔNG, BIỂU THỨC VÀ MẠCH ĐIỆN
LOGIC.
Bài 2: LẮP MẠCH DÙNG FLIP – FLOP.
Bài 3: LẮP MẠCH LOGIC MSI.
Bài 4: LẮP MẠCH CHUYỂN ĐỔI TÍN HIỆU.5
Bài 1: LẮP MẠCH DÙNG CÁC CỔNG, BIỂU THỨC VÀ MẠCH ĐIỆN LOGIC.
Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.1. CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN.
1.1.1. Cổng AND.
- Cổng AND (còn gọi là cổng và) là một cổng logic cơ bản thực hiện thuật toán tích
logic các biến số ở đầu vào
- Biểu thức: Y = A . B.N (1.1)
Trong đó:
A, B, .N: Là các biến số ở đầu vào
Y: Là hàm số hay kết quả đầu ra
- Cổng AND có 2 đầu vào được ký hiệu
Hình 1.1. Ký hiệu cổng AND 2 đầu vào
- Cổng AND 2 đầu vào có bảng chân lý thể hiện
Bảng 1.1. Bảng chân lý cổng AND 2 đầu vào
- Cổng AND 2 đầu vào dùng linh kiện rời
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Điều khiển kỹ thuật số
áp đầu ra với biến thiên điện áp nguồn gây ra nó. - Ngoài các thông số trên chúng ta cần phải quan tâm đên các thông số khác của một DAC khi sử dụng như: các mức logic cao, thấp, điện trở, điện dung, của đầu vào; dải rộng, điện trở, điện dung của đầu ra; hệ số nhiệt, 4.1.3. Mạch DAC dùng điện trở có trị số khác nhau - Sơ đồ mạch của một mạch DAC 4 bit dùng điện trở và bộ khuếch đại đảo. Bốn đầu vào A, B, C, D có giá trị giả định lần lượt là 0V và 5V. 75 Hình 4.3. Mạch DAC dùng điện trở có trị số khác nhau - Bộ khuếch đại thuật toán (Operational Amplifier – Op Amp) được dùng làm bộ cộng đảo cho tổng trọng số của bốn mức điện thế vào. Ta thấy các điện trở đầu vào giảm dần 1/2 lần điện trở trước nó. Nghĩa là đầu vào D (MSB) có RIN = 1k, vì vậy bộ khuếch đại cộng chuyển ngay mức điện thế tại D đi mà không làm suy giảm (vì Rf = 1k). Đầu vào C có R = 2k, suy giảm đi 1/2, tương tự đầu vào B suy giảm 1/4 và đầu vào A giảm 1/8. Do đó đầu ra bộ khuếch đại được tính bởi biểu thức: dấu âm (-) biểu thị bộ khuếch đại cộng ở đây là khuếch đại cộng đảo. Dấu âm này chúng ta không cần quan tâm. - Như vậy ngõ ra của bộ khuếch đại cộng là mức điện thế tương tự, biểu thị tổng trọng số của các đầu vào. Dựa vào biểu thức ta tính được các mức điện áp ra tương ứng với các tổ hợp của các ngõ vào Bảng 4.1. Bảng đầu ra ứng với điều kiện các đầu vào thích hợp ở 0V hoặc 5V. 76 - Độ phân giải của mạch DAC bằng với trọng số của LSB, nghĩa là bằng x 5V = 0.625V. Nhìn vào bảng ta thấy đầu ra tương tự tăng 0.625V khi số nhị phân ở đầu vào tăng lên một bậc. 4.1.4. Mạch DAC dùng điện trở R và 2R - Mạch DAC sử dụng điện trở có trọng số nhị phân tạo trọng số thích hợp cho từng bit vào. Tuy nhiên có nhiều hạn chế trong thực tế. Hạn chế lớn nhất đó là khoảng cách chênh lệch đáng kể ở giá trị điện trở giữa LSB và MSB, nhất là trong các DAC có độ phân giải cao (nhiều bit). Ví dụ nếu điện trở MSB = 1k trong DAC 12 bit, thì điện trở LSB sẽ có giá trị trên 2M. Điều này rất khó cho việc chế tạo các IC có độ biến thiên rộng về điện trở để có thể duy trì tỷ lệ chính xác. - Để khắc phục được nhược điểm này, người ta đã tìm ra một mạch DAC đáp ứng được yêu cầu đó là mạch DAC mạng R/2R ladder. Các điện trở trong mạch này chỉ biến thiên trong khoảng từ 2 đến 1. - Mạch DAC R/2R ladder cơ bản. 77 Hình 4.4. Mạch DAC R/2R ladder cơ bản. - Từ mạch ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được sử dụng là R và 2R. Dòng IOUT phụ thuộc vào vị trí của 4 chuyển mạch, đầu vào nhị phân B0B1B2B3 chi phối trạng thái của các chuyển mạch này. Dòng ra IOUT được phép chạy qua bộ biến đổi dòng thành điện (Op-Amp) để biến dòng thành điện thế ra VOUT. Điện thế ngõ ra VOUT được tính theo công thức: Với B là giá trị đầu vào nhị phân, biến thiên từ 0000 (0) đến 1111(15) Ví dụ : Giả sử VREF = 5V của DAC ở hình 5.4. Tính độ phân giải và đầu ra cực đại của DAC này? Giải Độ phân giải bằng với trọng số của LSB, ta xác định trọng số LSB bằng cách gán B = 00012 = 1. Theo công thức (5), ta có: Đầu ra cực đại xác định được khi B = 11112 = 1510. Áp dụng công thức (5) ta có: Có rất nhiều loại mạch biến đổi DAC được áp dụng trong lĩnh vực kỹ thuật số và được chế tạo theo nhiều công nghệ khác nhau, chúng đều được sản xuất dưới dạng IC hóa. Mạch điện DAC là mạch điện có tốc độ xử lý cao 78 4.1.5. Mạch DAC sử dụng nguồn dòng - Trong các thiết bị kỹ thuật số đôi lúc cũng đòi hỏi quá trình điều khiển bằng dòng điện. Do đó người ta đã tạo ra các DAC với ngõ ra dòng để đáp ứng yêu cầu đó. - Mạch DAC với ngõ ra dòng tương tự tỷ lệ với đầu vào nhị phân. Hình 4.5. Mạch DAC sử dụng nguồn dòng - Mạch DAC này 4 bit, có 4 đường dẫn dòng song song mỗi đường có một chuyển mạch điều khiển. Trạng thái của mỗi chuyển mạch bị chi phối bởi mức logic đầu vào nhị phân. - Dòng chảy qua mỗi đường là do mức điện thế quy chiếu VREF và giá trị điện trở trong đường dẫn quyết định. Giá trị điện trở có trọng số theo cơ số 2, nên cường độ dòng điện cũng có trọng số theo hệ số 2 và tổng cường độ dòng điện ra IOUT sẽ là tổng các dòng của các nhánh. - DAC với đầu dòng ra có thể chuyển thành DAC có đầu ra điện thế bằng cách dùng bộ khuếch đại thuật toán (Op-Amp) như 79 Hình 4.6. DAC với đầu dòng ra có thể chuyển thành DAC có đầu ra điện thế bằng cách dùng bộ khuếch đại thuật toán - Ở hình trên IOUT ra từ DAC phải nối đến đầu vào “ – ” của bộ khuếch đại thuật toán. Hồi tiếp âm của bộ khuếch đại thuật toán buộc dòng IOUT phải chạy qua RFvà tạo điện áp ngõ ra VOUT và được tính theo công thức: - Do đó VOUT sẽ là mức điện thế tương tự, tỷ lệ với đầu vào nhị phân của DAC. 4.1.5. Mạch ứng dụng DAC - Cấu trúc IC chuyển đổi Hình 4.7. Cấu trúc IC chuyển đổi - Mạch chuyển đổi số sang tương tự (DAC) 80 Hình 4.8. Mạch chuyển đổi số sang tương tự 4.2. MẠCH CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ - SỐ - Bộ chuyển đổi tương tự sang số – ADC (Analog to Digital Converter) lấy mức điện thế vào tương tự sau đó một thời gian sẽ sinh ra mã đầu ra dạng số biểu diễn đầu vào tương tự. Tiến trình biến đổi A/D thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn tiến trình chuyển đổi D/A. - Do đó có nhiều phương pháp khác nhau để chuyển đổi từ tương tự sang số. 4.2.1. Tổng quát về chuyển đổi ADC a. Sơ đồ tổng quát Hình 4.7. Sơ đồ tổng quát chuyển đổi ADC b. Nguyên lý hoạt động - Xung lệnh START khởi đôïng sự hoạt động của hệ thống. - Xung Clock quyết định bộ điều khiển liên tục chỉnh sửa số nhị phân lưu trong thanh ghi. 81 - Số nhị phân trong thanh ghi được DAC chuyển đổi thành mức điện thế tương tự VAX. - Bộ so sánh so sánh VAX với đầu vào trương tự VA. Nếu VAX < VA đầu ra của bộ so sánh lên mức cao. Nếu VAX > VA ít nhất bằng một khoảng VT (điện thế ngưỡng), đầu dra của bộ so sánh sẽ xuống mức thấp và ngừng tiến trình biến đổi số nhị phân ở thanh ghi. Tại thời điểm này VAX xấp xỉ VA. giá dtrị nhị phân ở thanh ghi là đại lượng số tương đương VAX và cũng là đại lượng số tương đương VAX , trong giới hạn độ phân giải và độ chính xác của hệ thống. - Logic điều khiển kích hoạt tín hiệu ECO khi chu kỳ chuyển đổi kết thúc. Tiến trình này có thể có nhiều thay dổi đối với một số loại ADC khác, chủ yếu là sự khác nhau ở cách thức bộ điều khiển sửa đổi số nhị phân trong thanh ghi. c. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của ADC - Độ phân giải: Độ phân gải của một ADC biểu thị bằng số bit của tín hiệu số đầu ra. Số lượng bit nhiều sai số lượng tử càng nhỏ, độ chính xác càng cao. - Dải động, điện trở đầu vào: Mức logic của tín hiệu số đầu ra và khả năng chịu tải (nối vào đầu vào). - Độ chính xác tương đối: Nếu lý tưởng hóa thì tất cả các điểm chuyển đổiphải nằm trên một đường thẳng. Độ chính xác tương đối là sai dsố của các điểm chuyển đổi thực tế so với đặc tuyến chuyển đổi lý tưởng. Ngoài ra còn yêu cầu ADC không bị mất bit trong toàn bộ phạm vi công tác. - Tốc độ chuyển đổi: Tốc độ chuyển đổi được xác định thời gian bởi thời gian cần thiết hoàn thành một lần chuyển đổi A/D. Thời gian này tính từ khi xuất hiện tín hiệu điều khiển chuyển đổi đến khi tín hiệu số đầu ra đã ổn định. - Hệ số nhiệt độ: Hệ số nhiệt độ là biến thiên tương đối tín hiệu số đầu ra khi nhiệt độ biến đổi 10C trong phạm vi nhiệt độ công tác cho ph ép với điều kiện mức tương tự đầu vào không đổi. - Tỉ số phụ thuộc công suất: Giả sử điện áp tương tự đầu vào không đổi, nếu nguồn cung cấp cho ADC biến thiên mà ảnh hưởng đến tín hiệu số đầu ra càng lớn thì tỉ số phụ thuộc nguồn càng lớn. 4.2.2. Vấn đề lấy mẫu và giữ - Để biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, người ta không thể biến đổi mọi giá trị của tín hiệu tương tự mà chỉ có thể biến đổi một số gía trị cụ thể bằng cách lấy mẫu tín hiệu đó theo một chu kỳ xác định nhờ một tín hiệu có dạng xung. Ngoài ra, mạch biến đổi cần một khoảng thời gian cụ thể (khoảng 1µs - 1ms) do đó cần giữ mức tín hiệu biến đổi trong khoảng thời gian này để mạch có thể thực hiện việc biến đổi chính xác. Đó là nhiệm vụ của mạch lấy mẫu và giữ. Điện thế tương tự cần biến đổi được lấy mẫu trong thời gian rất ngắn do tụ nạp điện nhanh qua tổng trở ra thấp của OP-AMP khi các 82 transistor dẫn và giữ giá trị này trong khoảng thời gian transistor ngưng (tụ phóng rất chậm qua tổng trở vào rất lớn của OP-AMP) 4.2.3. Mạch ADC dùng điện áp tham chiếu nấc thang - Quá trình chuyển đổi A/D nhìn chung được thực hiện qua 4 bước cơ bản, đó là: lấy mẫu; nhớ mẫu; lượng tử hóa và mã hóa. Các bước đó luôn luôn kết hợp với nhau trong một quá trình thống nhất. - Định lý lấy mẫu: Đối với tín hiệu tương tự VI thì tín hiệu lấy mẫu VS sau quá trình lấy mẫu có thể khôi phục trở lại VI một cách trung thực nếu điều kiện sau đây thỏa mản: fS ³ 2fImax Trong đó fS : tần số lấy mẫu fImax : là giới hạn trên của giải tần số tương tự - Hình biểu diển cách lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào. Nếu biểu thức (10) được thỏa mản thì ta có thể dùng bộ tụ lọc thông thấp để khôi phục VI từ VS. Hình 4.8. Lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào - Vì mỗi lần chuyển đổi điện áp lấy mẫu thành tín hiệu số tương ứng đều cần có một thời gian nhất định nên phải nhớ mẫu trong một khoảng thời gian cần thiết sau mỗi lần lấy mẫu. Điện áp tương tự đầu vào được thực hiện chuyển đổi A/D trên thực tế là giá trị VI đại diện, giá trị này là kết quả của mỗi lần lấy mẫu. - Lượng tử hóa và mã hóa: Tín hiệu số không những rời rạc trong thời gian mà còn không liên tục trong biến đổi giá trị. Một giá trị bất kỳ của tín hiệu số đều phải biểu thị bằng bội số nguyên lần giá trị đơn vị nào đó, giá trị này là nhỏ nhất được chọn. Nghĩa là nếu dùng tín hiệu số biểu thị điện áp lấy mẫu thì phải bắt điện áp lấy mẫu hóa thành bội số nguyên lần giá trị đơn vị. Quá trình này gọi là lượng tử hóa. Đơn vị được chọn theo qui định này gọi là đơn vị lượng tử, kí hiệu D. Như vậy giá trị bit 1 của LSB tín hiệu số bằng D. Việc dùng mã nhị phân biểu thị giá trị tín hiệu số là mã hóa. Mã nhị phân có được sau quá trình trên chính là tín hiệu đầu ra của chuyên đổi A/D. - Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu: Khi nối trực tiếp điện thế tương tự với đầu vào của ADC, tiến trình biến đổi có thể bị tác động ngược nếu điện thế tương tự thay đổi trong tiến trình biến đổi. Ta có thể cải thiện tính ổn định của tiến trình chuyển đổi bằng cách sử 83 dụng mạch lấy mẫu và nhớ mẫu để ghi nhớ điện thế tương tự không đổi trong khi chu kỳ chuyển đổi diễn ra. Hình 4.9. Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu - Khi đầu vào điều khiển = 1 lúc này chuyển mạch đóng mạch ở chế độ lấy mẫu - Khi đầu vào điều khiển = 0 lúc này chuyển mạch hở mạch chế độ giữ mẫu - Chuyển mạch được đóng một thời gian đủ dài để tụ Ch nạp đến giá trị dòng điện của tín hiệu tương tự. Ví dụ nếu chuyển mạch được đóng tại thời điểm t0 thì đầu ra A1 sẽ nạp nhanh tụ Ch lên đến điện thế tương tự V0. khi chuyển mạch mở thì tụ Ch sẽ duy trì điện thế này để đầu ra của A2 cung cấp mức điện thế này cho ADC. Bộ khuếch đại đệm A2 đặt trở kháng cao tại đầu vào nhằm không xả điện thế tụ một cách đáng kể trong thời gian chuyển đổi của ADC do đó ADC chủ yếu sẽ nhận đựơc điện thế DC vào, tức là V0. - Trong thực tế người ta sử dụng vi mạch LF198 là mạch S/H tích hợp có thời gian thu nhận dữ liệu tiêu biểu là 4ms ứng với Ch = 1000pF, và 20ms ứng với Ch = 0.01mF. Tín hiệu máy tính sau đó sẽ mở chuyển mạch để cho phép Ch duy trì giá trị của nó và cung cấp mức điện thế tương tự tương đối ổn định tại đầu ra A2. 84 Hình 4.10. Vi mạch LF198 4.2.4. Mạch ứng dụng ADC - Cấu trúc IC chuyển đổi tương tự - số Hình 4.7. Cấu trúc IC chuyển đổi tương tự - số - Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC) 85 +5V D8 L1 DIP SW1 IN1 VR1 D7 L2 1 D6 L3 SW1 A0 D5 L4 0 1 SW2 A1 ADC0809 D4 L5 0 D3 L6 1 SW3 A2 D2 L7 0 1 SW4 STR/ALE D1 L8 0 +5V EOC L10 Vref RV1 Hình 4.8. Mạch chuyển đổi tương tự - số CÂU HỎI ÔN TẬP Câu hỏi 1. Trình bày sơ đồ tổng quát, thông số kỹ thuật của bộ chuyển đổi DAC ? Câu hỏi 2. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch DAC dùng điện trở có trị số khác nhau ? Câu hỏi 3. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch ADC dùng điện trở R và 2R ? Câu hỏi 4. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch DAC sử dụng nguồn dòng ? Câu hỏi 5. Trình bày sơ đồ tổng quát, nguyên lý hoạt động, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của ADC ? Câu hỏi 6. Trình bày vấn đề lấy mẫu và giữ trong mạch ADC ? Câu hỏi 7. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch ADC dùng điện áp tham chiếu nấc thang ? 86 Phần 2: KIẾN THỨC THỰC HÀNH 1. Mạch chuyển đổi số sang tương tự (DAC) dùng IC DAC 0808 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VTÊC: Lắp ráp, khảo sát mạch chuyển đổi số sang tương tự 1/B4/MĐ19 (DAC) dùng IC DAC 0808 Bước Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết Ghi chú công việc bị Bước 1 - Lựa chọn dụng cụ, - Lựa chọn đúng đủ - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư dụng cụ, thiết bị, - Đồng hồ vạn năng, vật tư - Nguồn điện DC - Điện trở, IC Bước 2 - Kiểm tra dụng cụ, - Lựa chọn phù hợp - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư - Thao tác đúng, - Đồng hồ vạn năng, chuẩn xác - Nguồn điện DC - Điện trở, IC thanh Bước 3 - Lắp IC - Các linh kiện, dây - Điện trở, IC - Lắp R kết nối bố trí hợp - Lắp Led 7 thanh lý, chắc chắn, vuông góc, gọn - Dây nối gàng Bước 4 - Cấp nguồn - Lựa chọn phù hợp - Nguồn điện DC - Khảo sát các trường - Thao tác đúng, hợp, kiểm nghiệm lại chuẩn xác theo bảng chân lý 87 2. Mạch chuyển đổi tương tự sang số (ADC) dùng IC ADC 0809 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VTÊC: Lắp ráp, khảo sát mạch chuyển đổi tương tự sang số 2/B4/MĐ19 (ADC) dùng IC ADC 0809 Bước Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết Ghi chú công việc bị Bước 1 - Lựa chọn dụng cụ, - Lựa chọn đúng đủ - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư dụng cụ, thiết bị, - Đồng hồ vạn năng, vật tư - Nguồn điện DC - Điện trở, IC Bước 2 - Kiểm tra dụng cụ, - Lựa chọn phù hợp - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư - Thao tác đúng, - Đồng hồ vạn năng, chuẩn xác - Nguồn điện DC - Điện trở, IC thanh Bước 3 - Lắp IC - Các linh kiện, dây - Điện trở, IC - Lắp R kết nối bố trí hợp - Lắp Led 7 thanh lý, chắc chắn, vuông góc, gọn - Dây nối gàng Bước 4 - Cấp nguồn - Lựa chọn phù hợp - Nguồn điện DC - Khảo sát các trường - Thao tác đúng, hợp, kiểm nghiệm lại chuẩn xác theo bảng chân lý 88 XÁC NHẬN KHOA Bài giảng môn học/mô đun “Kỹ thuật xung số” đã bám sát các nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun Kỹ thuật xung sô thay thế cho giáo trình. Người biên soạn Lãnh đạo Khoa ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Đinh Phương Thùy Đỗ Xuân Sinh 89
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_dieu_khien_ky_thuat_so.pdf