Giáo trình Mô đun Điện kỹ thuật - Công nghệ ô tô
Khái niệm và nguyên lý sản sinh ra dòng điện một chiều
- Khái niệm
Dòng điện một chiều là dòng điện có chiều không thay đổi.
Dòng điện một chiều được sinh ra bởi nguồn điện một chiều như Pin, ắc
quy, mày phát điện một chiều
- Về nguyên lý tạo ra dòng điện một chiều gồm:
Một hệ thống cực từ (phần cảm) đứng yên và một bộ dây (phần ứng) đặt
trong lõi thép chuyển động quay cắt qua từ trường của các cực từ. Trong hai phần
cảm và phần ứng có một phần đứng yên gọi là stato, một phần quay gọi là rô to.
Hình 1.1 vẽ nguyên lý máy phát điện một chiều đơn giản.
+ Phần cảm gồm nam châm có hai cực từ N-S.
+ Phần ứng gồm một khung dây, 2 đầu khung dây nối với một bộ phận gọi
là cổ góp điện gồm 2 lá góp điện a và b cách điện với nhau và cách điện đối với
trục máy. Mỗi lá góp điện nối với một đầu vòng dây dẫn.
Khi máy phát điện một chiều làm việc, dòng điện sinh ra trong khung dây là
dòng xoay chiều, nhờ có cổ góp điện nên dòng điện lấy ra phụ tải là dòng một
- Đặc điểm của các nguồn điện một chiều thường sử dụng:
Giả sử có nguồn điện một chiều là bình ắc quy Battery 12V - 60Ah. Dùng
một phụ tải, giả sử một bóng đèn sợi đốt Lamp 12V - 100W cùng với chính tải là
dây dẫn Line và bộ kẹp clamp nối mạch bóng đèn với bình ắc quy theo sơ đồ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun Điện kỹ thuật - Công nghệ ô tô
e điện từ, rơle từ điện, rơle điện từ phân cực, rơle cảm ứng,...). Rơle nhiệt. Rơle từ. Rơle điện tử -bán dẫn, vi mạch. Rơle số. b) Phân theo nguyên lí tác động của cơ cấu chấp hành Rơle có tiếp điểm: loại này tác động lên mạch bằng cách đóng mở các tiếp 78 điểm. Rơle không tiếp điểm (rơle tĩnh): loại này tác động bằng cách thay đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển như: điện cảm, điện dung, điện trở,... c) Phân loại theo đặc tính tham số vào Rơle dòng điện. Rơle điện áp. Rơle công suất. Rơle tổng trở,... d) Phân loại theo cách mắc cơ cấu Rơle sơ cấp: loại này được mắc trực tiếp vào mạch điện cần bảo vệ. Rơle thứ cấp: loại này mắc vào mạch thông qua biến áp đo lường hay biến dòng điện. e) Phân theo giá trị và chiều các đại lượng đi vào rơle Rơle cực đại. Rơle cực tiểu. Rơle cực đại-cực tiểu. Rơle so lệch. Rơle định hướng. * Rơ-le nhiệt Rơ le nhiệt dùng để bảo vệ quá tải cho mạch điện, chủ yếu là bảo vệ cho động cơ. Hình 5.15 là sơ đồ cấu tao của rơ le nhiệt. Bộ phận chính của nó là cặp kim loại 2 đặt cạnh sợi dây đốt nóng 1 và tiếp điểm 7. Cặp kim loại gồm hai thanh kim loại khác nhau, gắn chặt với nhau, thanh trên có hệ số nở dài vì nhiệt nhỏ hơn thanh dưới. Một đầu cặp kim loại được kẹp cố định, còn đầu kia đội vào cần quay 3 có lò xo 5 gắn chặt. Cuộn dây đốt đặt trong mạch cần được bảo vệ để dòng diện I của mạch đi qua nó, còn tiếp điểm đặt trong mạch của sợi dây đóng cắt, chẳng hạn nối tiếp với cuộn hút của công tắc tơ. Khi dòng điện I trong mạch cần được bảo vệ tăng quá trị số chỉnh định sẵn, cặp kim loại bị đốt nóng bị uốn cong lên (đường nét đứt).Cần quay 3 được lò xo 5 găng sẵn sẽ quay quanh trục 4 ngược chiều kim đồng hồ làm mở tiếp điểm 6,7, ngắt mạch điện vào cuộn dây hút của công tắc tơ, làm cắt mạch điện được bảo vệ.. Sau khi rơ le nhiệt tác động, ta phải để một thời gian cho cặp kim loại nguội 79 đi, mới dùng nút bấm phục hồi lại. Trên sơ đồ không vẽ nút bấm này. Rơ le nhiệt làm việc cần có thời gian cho cặp kim loại nóng lên, nên nó chỉ sử dụng bảo vệ quá tải chứ không bảo vệ được ngắn mạch. 1- 2- 3- Cuộn đốt 4- Cặp kim loại 5- 3- Cần quay 4-Trục quay 5-Lò xo 6,7- Tiếp điểm Hình 5.15: Rơ le nhiệt 2.3- Hộp đấu dây Hình 5.16 là hộp đấu dây gồm 2 cầu chì, 1 công tắc, 1 ổ cắm điện Hình 5.17 là sơ đồ nguyên lý mạch điện hộp đấu dây nối với một bóng đèn Hình 5.18 là sơ đồ lắp đặt mạch điện ở hộp đấu dây Hình 5.16- Hộp đấu dây 80 3- Mạch điện điều khiển máy phát điện 3.1- Hệ thống máy kích thích một chiều Hình 5.19- Hệ thống kích thích một chiều (DC) Hệ thống kích thích sử dụng cho máy phát điện một chiều (hình 5.19) Dòng điện kích từ được điều khiển bằng cách thay đổi điện áp ra của máy kích thích một chiều. Máy điện một chiều này được kéo trực tiếp cùng trục với hệ thống Tua bin – máy phát hoặc qua bộ giảm tốc đối với các máy có dung lượng nhỏ và trung bình. Đối với các máy lớn hơn, sẽ được kéo bằng một động cơ riêng biệt. 3.2- Hệ thống kích thích xoay chiều (hệ thống không tiếp xúc, hệ thống không chổi than.) a) b) Hình 5.20- Hệ thống kích thích xoay chiều (AC) Ở đây muốn nói đến mạch kích thích kết hợp giữa một máy phát đồng bộ và 81 hệ thống chỉnh lưu. Máy phát đồng bộ dùng để kích thích gọi là máy kích thích xoay chiều, bao gồm một máy phát điện đồng bộ có phần cảm là phần tĩnh, phần ứng là phần quay, kết hợp với bộ chỉnh lưu quay lắp đặt ngay trên trục. Do đó, dòng điện kích thích sẽ đi trực tiếp từ phần ứng của máy kích từ, qua bộ chỉnh lưu, vào thẳng rotor, mà không qua bất kỳ mối tiếp xúc của vòng nhận điện với chổi than nào. Do đó, hệ thống này thường được gọi là hệ thống kích thích không chổi than. 3.3- Hệ thống kích thích tĩnh Hệ thống này nói đến loại máy kích từ có sử dụng phối hợp biến áp kích thích và bộ chỉnh lưu. * Bộ điều chỉnh điện áp tự động (bộ điều áp) có các nhiệm vụ sau: - Điều chỉnh điện áp máy phát điện (a). - Giới hạn tỷ số điện áp / tần số (b). - Điều chỉnh công suất vô công máy phát điện (c). - Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây (d). - Tạo độ suy giảm điện áp theo công suất vô công, đề cân bằng sự phân phối công suất vô công giữa các máy với nhau trong hệ thống khi máy vận hành nối lưới (e) - Khống chế dòng điện kháng do thiếu kích thích, nhằm tạo sự ổn định cho hệ thống, khi máy nối lưới (g). a- Điều chỉnh điện áp của máy phát điện Bộ điều chỉnh điện thế tự động luôn luôn theo dõi điện áp đầu ra của máy phát điện, và so sánh nó với một điện áp tham chiếu. Nó phải đưa ra những mệnh 82 lệnh để tăng giảm dòng điện kích thích sao cho sai số giữa điện áp đo được và điện áp tham chiếu là nhỏ nhất. Muốn thay đổi điện áp của máy phát điện, người ta chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu này. b- Giới hạn tỷ số điện áp / tần số Khi khởi động một tổ máy, lúc tốc độ quay của Rotor còn thấp, tần số phát ra sẽ thấp. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên sao cho đủ điện áp đầu ra. Điều này dẫn đến quá kích thích: cuộn dây rotor sẽ bị quá nhiệt, các thiết bị nối vào đầu cực máy phát như biến thế chính, máy biến áp tự dùng... sẽ bị quá kích thích, bão hòa từ, và quá nhiệt. Bộ điều chỉnh điện áp tự động cũng phải luôn theo dõi tỷ số này để điều chỉnh dòng kích thích cho phù hợp, mặc dù điện áp máy phát chưa đạt đến điện áp tham chiếu. c- Điều khiển công suất vô công của máy phát điện Khi máy phát chưa phát điện vào lưới, việc thay đổi dòng điện kích từ chỉ thay đổi điện áp đầu cực máy phát. Quan hệ giữa điện áp máy phát đối với dòng điện kích từ được biểu diễn bằng 1 đường cong, gọi là đặc tuyến không tải. Tuy nhiên khi máy phát điện được nối vào một lưới có công suất rất lớn so với máy phát, việc tăng giảm dòng kích thích hầu như không làm thay đổi điện áp lưới. Tác dụng của bộ điều áp khi đó không còn là điều khiển điện áp máy phát nữa, mà là điều khiển dòng công suất phản kháng (còn gọi là công suất vô công, công suất ảo) của máy phát. Khi dòng kích thích tăng, công suất vô công tăng. Khi dòng kích thích giảm, công suất vô công giảm. Dòng kích thích giảm đến một mức độ nào đó, công suất vô công của máy sẽ giảm xuống 0, và sẽ tăng lại theo chiều ngược lại (chiều âm), nếu dòng kích thích tiếp tục giảm thêm. Điều này dẫn đến nếu hệ thống điều khiển điện áp của máy phát quá nhạy, có thể dẫn đến sự thay đổi rất lớn công suất vô công của máy phát khi điện áp lưới dao động. Do đó, bộ điều khiển điện áp tự động, ngoài việc theo dõi và điều khiển điện áp, còn phải theo dõi và điều khiển dòng điện vô công. Thực chất của việc điều khiển này là điều khiển dòng kích thích khi công suất vô công và điện áp lưới có sự thay đổi, sao cho mối liên hệ giữa điện áp máy phát, điện áp lưới và công suất vô công phải là mối liên hệ hợp lý. 83 d- Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây Khi máy phát điện vận hành độc lập, hoặc nối vào lưới bằng 1 trở kháng lớn. Khi tăng tải, sẽ gây ra sụt áp trên đường dây. Sụt áp này làm cho điện áp tại hộ tiêu thụ bị giảm theo độ tăng tải, làm giảm chất lượng điện năng. Muốn giảm bớt tác hại này của hệ thống, bộ điều áp phải dự đoán được khả năng sụt giảm của đường dây, và tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Tác động bù này giúp cho điện đáp tại một điểm nào đó, giữa máy phát và hộ tiêu thụ sẽ được ổn định theo tải. Điện áp tại hộ tiêu thụ sẽ giảm đôi chút so với tải, trong khi điện áp tại đầu cực máy phát sẽ tăng đôi chút so với tải. Để có được tác động này, người ta đưa thêm 1 tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Dòng điện của 1 pha (thường là pha B) từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ được chảy qua một mạch điện R và L, tạo ra các sụt áp tương ứng với sụt áp trên R và L của đường dây từ máy phát đến điểm mà ta muốn giữ ổn định điện áp. Điện áp này được cộng thêm vào (hoặc trừ bớt đi) với điện áp đầu cực máy phát đã đo lường được. Bộ điều áp tự động sẽ căn cừ vào điện áp tổng hợp này mà điều chỉnh dòng kích từ, sao cho điện áp tổng hợp nói trên là không đổi. Nếu các cực tính của biến dòng đo lường và biến điện áp đo lường được nối sao cho chúng trừ bớt lẫn nhau, ta sẽ có: Ump – Imp (r + jx) = const. Như vậy chiều đấu nối này làm cho điện áp máy phát sẽ tăng nhẹ khi tăng tải. Độ tăng tương đối được tính trên tỷ số giữa độ tăng phần trăm của điện áp máy phát khi dòng điện tăng từ 0 đến dòng định mức. Thí dụ khi dòng điện máy phát =0, thì điện áp máy phát là 100%. Khi dòng điện máy phát = dòng định mức, điện áp máy phát là 104% điện áp định mức. Vậy độ tăng tương đối là + 4%. Độ tăng này còn gọi là độ bù (compensation). Độ bù của bộ điều áp càng cao, thì điểm ổn định điện áp càng xa máy phát và càng gần tải hơn. e- Phân phối hợp lý công suất vô công giữa các máy Đây chính là Bù trừ điện áp suy giảm trên đường dây, tuy nhiên có bù âm và bù dương. Việc bù này dựa trên nguyên lý cân bằng điện áp tại nút hệ thống điện ! g- Giới hạn dòng điện kháng thiếu kích thích 4- Mạch điện điều khiển động cơ điện 4.1- Mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp và bảo vệ động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha 4.1.1- Sơ đồ nguyên lý 84 Hình 5.22 là sơ đồ dùng khởi động từ để khởi động trực tiếp động cơ ba pha. Các tiếp điểm chính của cuộn dây công tắc tơ mắc trong mạch điện động cơ, cùng với hai cuộn dây đốt 1RN, 2RN của rơ le nhiệt. Mạch điện khống chế gồm nút bấm cắt C, nút bấm đóng Đ đấu song song với tiếp điểm khóa K1 của công tắc tơ cùng với hai tiếp điểm 1RN, 2RN, tất cả đều đấu nối tiếp với cuộn dây hút của công tắc tơ. Cách hoạt động của sơ đồ này như sau: Muốn mở máy động cơ , ta bấm nút Đ, cuộn hút K có điện sẽ đóng mạch động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm tự khóa K1. Muốn ngừng động cơ, ta ấn nút C làm mất điện vào cuộn K, và công tắc tơ trở về trạnh thái cắt, các tiếp điểm chính K mở ra để cắt mạch điện động cơ, đồng thời tiếp điểm phụ K1 cũng mở để cắt mạch tự khóa. Khi động cơ bị quá tải, các rơ le nhiệt 1RN, 2RN tác động mở tiếp điểm ra làm cắt mạch cuộn hút. Trên sơ đồ còn có cầu dao CD làm nhiệm vụ cách ly mạch điện động cơ ra khỏi mạng điện chung. Để tránh trường hợp đứt một pha làm hỏng máy, người ta thường dùng ap tô mát thay cho cầu dao và cầu chì. 4.1.2- Sơ đồ lắp đặt 85 Hình 5.23 - Sơ đồ lắp đặt mạch điều khiển trực tiếp động cơ điện 4.1.3- Lắp đặt mạch điện - Dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện + Vật liệu và thiết bị điện: Dây dẫn bọc cách điện d = 3 mm; động cơ không đồng bộ ba pha; áp tô mát 3 cực; 2 rơ le nhiệt; khởi động từ; nút ấn đóng/cắt; cầu chì. + Dụng cụ: Kìm điện và kìm cắt dây, bút thử điện, tua vít, băng keo - Trình tự lắp đăt: Động cơ →rơ le nhiệt → khởi động từ → nút ấn → cầu chì → áp tô mát → cầu nối. Sau khi lắp xong, kiểm tra lại và mở máy vận hành động cơ. 4.2- Mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp và bảo vệ động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha 4.2.1- Sơ đồ nguyên lý Hình 5.24 là sơ đồ dùng khởi động từ để khởi động trực tiếp động cơ xoay chiều không đồng bộ một pha . Tiếp điểm chính của cuộn dây công tắc tơ mắc trong mạch điện động cơ, cùng với cuộn dây đốt RN của rơ le nhiệt. Mạch điện khống chế gồm nút bấm cắt C, nút bấm đóng Đ đấu song song với tiếp điểm khóa K1 của công tắc tơ cùng với tiếp điểm RN, tất cả đều đấu nối tiếp 86 với cuộn dây hút của công tắc tơ. - Cách hoạt động của sơ đồ này như sau: + Muốn mở máy động cơ , ta bấm nút Đ, cuộn hút K có điện sẽ đóng mạch động cơ, đồng thời đóng tiếp điểm tự khóa K1. + Muốn ngừng động cơ, ta ấn nút C làm mất điện vào cuộn K, và công tắc tơ trở về trạng thái cắt, tiếp điểm chính K mở ra để cắt mạch điện động cơ, đồng thời tiếp điểm phụ K1 cũng mở để cắt mạch tự khóa.. + Khi động cơ bị quá tải, rơ le nhiệt RN tác động mở tiếp điểm ra làm cắt mạch cuộn hút, động cơ ngừng hoạt động. Hình 5.24- Sơ đồ nguyên lý mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 1 pha 4. 2.2-Sơ đồ lắp đặt Hình 5.25- Sơ đồ lắp đặt mạch điều khiển động cơ điện xoay chiều một pha 87 4.2.3- Lắp đặt mạch điện - Dụng cụ, vật liệu và thiết bị điện + Vật liệu và thiết bị điện: Dây dẫn bọc cách điện d = 3 mm; động cơ không đồng bộ 1 pha ; áp tô mát 2 cực; 1 rơ le nhiệt; 1 công tắc tơ; nút ấn cắt và nút ấn đóng; cầu chì. + Dụng cụ: Kìm điện và kìm cắt dây, bút thử điện, tua vít, băng keo - Trình tự lắp đăt: Động cơ → rơ le nhiệt → công tắc tơ → nút ấn đóng → nút cắt → cầu chì → áp tô mát → cầu nối. Sau khi lắp xong, kiểm tra lại và mở máy vận hành động cơ Câu hỏi 1- Trình bày công dụng và nguyên lý làm việc của áp tô mát (trên sơ đồ). 2- Trình bày công dụng và nguyên lý làm việc của các loại nút ấn. 3- Nêu cách sử dụng và bảo quản cầu chì. 4- Tại sao rơ le nhiệt chỉ bảo vệ quá tải mà không bảo vệ được ngắn mạch? 5- Trình bày nguyên lý làm việc của công tắc tơ (trên sơ đồ). 6- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển mở máy trực tiếp động cơ điện xoay chiều không đồng bộ ba pha. 7- Trình bày nguyên lý mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ không đồng bộ ba pha. 8- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha 88 PHỤ LỤC - MỘT SỐ KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TT Tên gọi Ký hiệu 1 Đường dây dẫn điện 2 Đường dây dẫn điện không nối 3 Đường dây dẫn điện có nối 4 Máy phát điện xoay chiều 5 Máy phát điện một chiều 6 Nguồn điện một chiều: Pin, ăc quy 7 Máy biến áp 8 Động cơ không đồng bộ 9 Động cơ không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc 10 Động cơ không đồng bộ 3 pha rô to dây quấn 11 Động cơ có cổ góp 12 Điện trở 89 13 Tụ điện 14 Cuộn cảm 15 Bóng đèn sợi đốt 16 Cầu dao hai cực, ba cực 17 Áp tô mát hai cực 18 Cầu chì 19 Nút ấn thường mở 20 Nút ấn thường đóng 21 Nút ấn kép 22 Rơ le nhiệt 23 Tiếp điểm thường hở 24 Tiếp điểm thường kín 90 Tài liệu tham khảo 1- Giáo trình môn học Điện Kỹ Thuật do Tổng cục dạy nghề ban hành. 2- Đặng Văn Đào - Giáo trình Điện kỹ thuật- Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề- NXB Giáo dục – 2002. 3- Lê Văn Bắc - Giáo trình kỹ thật điện- Nhà xuất bản KH & KT – 2010. 4- Phạm Văn Chới (2008) – Giáo trình khí cụ điện - NXB Giáo dục. 5- Hồ Xuân Thanh, Phạm Xuân Hổ - Giáo trình Khí cụ điện, NXB ĐHQG TPHCM - 2003. 6- Đặng Văn Đào, Trần Khánh Hà, Nguyễn Hồng Thanh (2010)- Giáo trình máy điện – Vụ giáo dục chuyên nghiệp - NXB Giáo dục. 7- Nguyễn Văn Tuệ (2008)- Kỹ thuật điện lực tổng hợp (Máy điện,mạch điện và hệ thống cấp điện) - NXB đại học Quốc gia TP HCM. 8- Nguyễn Đức Sỹ (2010) – Giáo trình vận hành và sửa chữa thiết bị điện - NXB Giáo dục. 9- Phan Đăng Khải (2010) – Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện – Vụ giáo dục chuyên nghiệp - NXB Giáo dục. 10- Vũ Văn Tấm (2009) – Giáo trình điện dân dụng và công nghiệp -Vụ trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - NXB Giáo dục.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_dien_ky_thuat_cong_nghe_o_to.pdf