Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em

Mục tiêu:

+ Nêu được sự phát triển tâm lý của trẻ em và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.

+ Nêu được đầy đủ các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và những tổn thương tâm lý khi không được đáp ứng nhu cầu

+Mô tả được về quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

 + Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.

 + Trình bày được hệ thống chính sách, dịch vụ dành cho trẻ em.

 - Kỹ năng:

 + Vận dụng được sự hiểu biết tâm lý về trẻ để có cách ứng xử phù hợp, linh hoạt

 + Xây dựng được kế hoạch chăm sóc bảo vệ trẻ em

 + Lập được kế hoach, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 + Rèn luyện tính chính xác khi tuyên truyền các quyền trẻ em, dành những gì tốt đẹp nhất mà mình có cho trẻ em

 + Thực hiện sự tôn trọng và khích lệ sự tham gia của trẻ em

 Nội dung chính:

1. 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách của trẻ em

 1.1.1. Yếu tố sinh học:Vai trò của bẩm sinh – di truyền

 * Thế nào là bẩm sinh di truyền?

 - Di truyền là sự tái tạo ở trẻ những thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm và những phẩm chất nhất định đã ghi lại trong hệ thống gien.

Ví dụ: Người châu Âu da trắng, mắt xanh, người châu Phi da đen tóc xoăn thì con cái của họ ngay khi sinh ra cũng giống bố mẹ

Di truyền là những đặc trưng sinh học của cha mẹ truyền cho con cái không chỉ biểu hiện một cách hiện hữu khi đứa bé sinh ra có thể có những mầm mống, tư chất sau một thời gian mới bộc lộ: như hội hoạ, thơ ca, táon học

- Bẩm sinh là những thuộc tính những đặc điểm sinh học có ngay khi đứa trẻ mới sinh như màu tóc, da, thể trạng, hệ thần kinh

 *Vai trò của di truyền, bẩm sinh

- BSDT tạo ra sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực hoạt động nhất định. Các nhà giáo dục cần phải quan tâm đúng mức để phát huy hết các bản chất tự nhiên của học sinh. Ví dụ như người có thanh quản tốt có thể trở thành ca sỹ; bàn tay khéo có thể trở thành nhà điêu khắc

- BSDT tạo nên tiền đề vật chất (mầm mống) cho sự phát triển nhân cách, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tài năng, xúc cảm. Ví dụ những đứa trẻ có gien di truyền về một lĩnh vực hoạt động nào đó sẽ sớm bộc lộ thiên hướng về lĩnh vực hoạt động đó.

 

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 72 trang xuanhieu 4880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với trẻ em
g nhu cầu đó không được đáp ứng. 
Tuy nhiên, nhân viên xã hội luôn làm việc với trẻ em trong sự hồi tưởng về tuổi thơ của mình, và không phải nhân viên xã hội nào cũng có kinh nghiệm và kỹ năng vững vàng để đảm bảo không phạm phải những sai lầm trong quá trình can thiệp. Vì vậy, nhân viên cần xóa bỏ những cảm xúc khinh ghét, thương hại, tránh né, giận giữ, thị uyHay có định kiến với trẻ do những thông tin do người khác cung cấp hoặc kinh nghiệm bản thân.
Khi trẻ ở trong tình trạng căng thẳng, khủng hoảng, nhân viên xã hội cần áp dụng một chiến lược can thiệp khủng hoảng. Trước tình trạng và cảm xúc của trẻ, nhân viên xã hội rất dễ xúc động, tuy nhiên chúng ta cần giữ cho mình bình tĩnh và sáng suốt, cần ý thức rằng việc thể hiện cảm xúc của chúng ta có thể khiến tình trạng của trẻ thêm tồi tệ.
.6.3. Trình tự ý thức về bản thân:
- Phối hợp sự hỗ trợ của một kiểm huấn viên hoặc đồng nghiệp.
-Đánh giá khách quan thường xuyên quá trình làm việc của mình
- Điều chỉnh thích hợp để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.
7.Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên xã hội và thân chủ:
7.1. Nhu cầu được an toàn và được yêu thương
Trẻ em cần người chăm sóc yêu thương từ thời thơ ấu. Có thể không nhất thiết đó phải là người mẹ đẻ mà điều quan trọng là trẻ cần được quan tâm một cách riêng biệt, trực tiếp, xuất phát tử nhiệt tâm và tình cảm của người chăm sóc một cách ổn định. Những quan hệ tình cảm mà đứa trẻ có được tử thời thơ ấu sẽ tạo cho trẻ sự tin tưởng và cảm giác thật sự an toàn, giúp trẻ đón nhận và đóng góp cho sự phát triển xã hội sau này.
Bên cạnh sự yêu thương, trẻ em cũng cần sự an toàn. Điều này có được khi :
	-Trẻ được sống trong một môi trường ít biến động, giúp trẻ có thể làm những công việc giống nhau với những phương pháp giống nhau tại những thời điểm tương tự trong ngày, giúp trẻ có thể dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần với mức độ tương đối chắc chắn.
	-Trẻ nhận được sự chấp nhận của người lớn ( cha mẹ, người bảo hộ) trong việc đánh giá hành vi của mình : được tán thưởng hay không được đồng tình
7.2. Trình tự tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên xã hội và thân chủ:
- Xác định mối quan hệ giữa mình và trẻ là mối quan hệ công việc,
- Xây dựng mục đích, định hướng và kế hoạch cụ thể dựa trên việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng xã hội khi tiếp cận trẻ.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy điều đạo đức nghề nghiệp.
 Bài 4
TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM
Mã bài: MĐ19 B04
Mục tiêu: 
- Kiến thức:
+ Nêu được các kỹ năng làm việc với trẻ em .
+ Liệt kê được tiến trình và cách thức tiến hành trợ giúp trẻ em bị xâm hại và sao nhãng.
- Kỹ năng:
	+ Phát hiện và lập kế hoạch phòng ngừa, trợ giúp, hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại và sao nhãng
	+ Thực hiện được tiến trình nhận thức trong CTXH bảo vệ trẻ em
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
	 Rèn luyện sự tỉ mỉ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ em, hết lòng vì trẻ em, sẵn sàng hoạt động bảo vệ trẻ em
1. Nhận thức
 1.1. Mục tiêu của giai đoạn nhận thức và kỹ năng tiếp cận trẻ:
- Mục tiêu của giai đoạn nhận thức: Nhằm giúp cán bộ xã hội nhận diện vấn đề đang xảy ra đối với trẻ.
Trong thực tế khi có vấn đề xảy ra đối với trẻ, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều chứng cứ/thông tin khác nhau từ nhiều nguồn, và không phải tất cả những chứng cứ/thông tin này đều chính xác, hữu dụng. Vì vậy, để nhận diện vấn đề một cách đúng đắn và đầy đủ người cán bộ xã hội phải có ý thức tìm kiếm và chọn lọc những chứng cứ/thông tin xác thực, đáng tin cậy.
 - Kỹ năng tiếp cận trẻ: Giúp nhân viên xã hội thiết lập mối quan hệ giữa trẻ và nhân viên. Tùy theo hoàn cảnh và tâm lý của trẻ, chúng ta cần áp dụng những cách tiếp cận khác nhau. Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe hỗ trợ hiệu quả cho việc tiếp cận trẻ. Việc hiểu tâm lý của trẻ cũng góp phần quyết định sự thành công của quá trình tiếp cận trẻ. Trẻ trong hoàn cảnh đặc biệt thường gặp khó khăn trong mối quan hệ với những người xung quanh do đó chúng ta cần thật sự kiên nhẫn. Trong quá trình tiếp cận trẻ, chúng ta cần thể hiện cho trẻ thấy chúng ta thấu cảm, đồng cảm với vấn đề/cảm xúc của trẻ, tuy nhiên cần luôn bình tĩnh và sáng suốt để giúp trẻ an tâm.
1.2. Trình tự của giai đoạn nhận thức: 
 -Xác định rõ những chứng cứ và thông tin liên quan nào có ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em;
 - Ý thức tại sao mình lại quan tâm đến thông tin/chứng cứ này thay vì những thông tin/chứng cứ khác;
- Giải thích được vì sao những chứng cứ/thông tin này quan trọng hơn những chứng cứ/thông tin khác;
- Ý thức được những kiến thức, hiểu biết nghề nghiệp nào đã giúp mình chọn lựa các thông tin/chứng cứ này.
2.Đánh giá:
2.1. Mục đích của giai đoạn đánh giá và kỹ năng thu thập, phân tích thông tin:
- Mục đích: Giúp người cán bộ xã hội phân tích, xem xét ý nghĩa thực sự của những thông tin/chứng cứ và kết luận về tình trạng hoặc biến cố đã xảy ra cho trẻ.
 - Kỹ năng thu thập, phân tích thông tin: 
Nhân viên công tác xã hội có thể thu thập và phân tích thông tin qua nhiều kênh khác nhau: ngôn ngữ có lời/không lời, tài liệu thứ cấp, sự kiện,
Nhân viên công tác xã hội cũng có nhiều cách để thu thập và phân tích thông tin: quan sát, vấn đàm, thảo luận, vãng gia, nghiên cứu tài liệu,
2.2 Trình tự đánh giá:
 - Xác định các thông tin
 -Xác định ý nghĩa của những thông tin/chứng cứ
 - Rà soát lại những kết luận về ý nghĩa của các thông tin/chứng cứ xem chúng có dựa trên những lập luận và hiểu biết nghề nghiệp hay không
3.Đặt câu hỏi:
3.1. Kỹ năng tham vấn và kỹ năng lắng nghe tích cực:
- Kỹ năng tham vấn:
Tham vấn trực tiếp với trẻ nhằm giúp trẻ thay đổi nhận thức, chuyển biến cảm xúc, cải thiện quan hệ và thay đổi hành vi.
Đồng thời cũng có thể tiến hành tham vấn với nhóm trẻ, gia đình, nhà trường và cộng đồng nhằm tác động đến môi trường trung mô, vĩ mô, tạo ra những thay đổi hoặc những hỗ trợ từ môi trường để trẻ phục hồi và thay đổi 
Kết quả thu được từ giai đoạn nhận thức và đánh giá sẽ dẫn người cán bộ xã hội đến chỗ cần phải đặt ra những câu hỏi. Việc trả lời những câu hỏi này giúp người cán bộ xã hội giải thích nguyên nhân của tình trạng hiện tại của trẻ.
-Kỹ năng lắng nghe tích cực:
+ Lắng nghe trong hiện tại
 + Lắng nghe tập trung và không định kiến
+ Lắng nghe để tiếp cận, thiết lập quan hệ
 + Lắng nghe để thu thập, phân tích thông tin
 + Lắng nghe trong thấu cảm
Lắng nghe không chỉ để nghe nội dung mà còn để hiểu và cảm nhận được cảm xúc của người nó
3.2. Trình tự đặt câu hỏi:
- Đặt ra nhiều loại câu hỏi khác nhau để hiểu biết đầy đủ và chính xác về những vấn đề và khó khăn mà trẻ đang gặp phải, 
- Hình dung được phương cách giúp đỡ/can thiệp thích hợp khi sử dụng loại câu hỏi về những hành vi liên quan trực tiếp đến tình trạng đang xảy ra với trẻ. 
- Xác định mình phải làm gì để ngăn chặn tình trạng tồi tệ tái diễn;
 Có thể là loại câu hỏi nhằm nối kết những diễn tiến đã xảy ra với trẻ. Những câu hỏi này giúp người cán bộ xã hội lý giải mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện đã xảy ra, từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề, từ đó định hướng cho kế hoạch can thiệp sau này.
3.3. Những lưu ý khi đặt câu hỏi:
Khi thực hiện các nhiệm vụ của giai đoạn này người cán bộ xã hội phải lưu ý hai điều:
Người cán bộ đặt ra câu hỏi và tìm ra nhiều cách trả lời thay vì hỏi trực tiếp trẻ: tự trả lời qua nối kết thông tin, trả lời qua quan sát, nghiên cứu tài liệu,
 -Việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc của đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta luôn đặt lợi ích của thân chủ lên trên hết, đảm bảo nguyên tắc bảo mật và không được gây ra những ảnh hưởng không tốt đến bản thân trẻ.
4. Lập luận:
4.1. Mục đích lập luận và kỹ năng vãng gia:
- Mục đích lập luận: 
Thực chất đây là giai đoạn người cán bộ xã hội tìm kiếm và hình thành những câu trả lời hoặc giải thích cho những câu hỏi mình đã đặt ra trong giai đoạn 3, đặc biệt với những câu hỏi lập luận.
Nói cách khác, giai đoạn lập luận giúp người cán bộ xã hội nối kết tất cả những thông tin thu thập được ở 3 bước trước, hiểu một cách thấu đáo và giải thích rõ ràng nguyên nhân gây nên tình trạng hiện nay của trẻ.
 -Kỹ năng vãng gia:
+ Thăm viếng gia đình trẻ
+ Thăm viếng người/nơi chăm sóc trẻ
+ Thăm viếng người thân của trẻ
+ Thăm viếng những người có liên quan
+ Kết hợp thăm viếng, giao tiếp, lắng nghe, thu thập và phân tích thông tin
+ Cần lên kế hoạch cụ thể về các nội dung của cuộc vãng gia
4.2. Trình tự lập luận: 
- Hiểu tất cả những yếu tố, thành phần dẫn đến tình trạng hiện nay của trẻ. 
-Phân tích mối quan hệ, mối tương tác giữa các yếu tố, thành phần 
- Đánh giá mối quan hệ, mối tương tác giữa các yếu tố, thành phần
- Đánh giá những yếu tố, thành phần quan trọng.
- Giải thích rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng của trẻ
 5. Lên kế hoạch:
5.1. Mục đích lên kế hoạch và kỹ năng quản lý trường hợp: 
- Mục đích lên kế hoạch: 
Chuẩn bị cho việc can thiệp để cải thiện/giải quyết tình trạng hiện nay của trẻ. 
Kỹ năng quản lý trường hợp:
Mỗi ca giúp đỡ trẻ cần đi kèm một hồ sơ trường hợp lưu trữ một cách hệ thống các thông tin cần thiết để phân tích, theo dõi và nghiên cứu. Những thông tin quan trọng cần lưu trữ:
 + Thông tin về trẻ và môi trường của trẻ
 + Thông tin về tiến trình giúp đỡ
 + Thông tin lượng giá về tiến trình giúp đỡ.
5.2. Trình tự lên kế hoạch:
-Chỉ ra nguyên nhân nhằm giải thích vấn đề/tình trạng của trẻ
- Chỉ ra mục tiêu của sự can thiệp nhằm giải quyết các nguyên nhân được nêu ở trên. Ở đây chúng ta cần chỉ ra những mục tiêu cụ thể, những thay đổi chúng ta hướng đến.
- Vạch ra các chiến lược, hoạt động cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu.
- Đưa ra những chỉ số để đo lường hiệu quả của tiến trình can thiệp nhằm phục vụ cho giai đoạn lượng giá
 6. Can thiệp:
6.1. Khái niệm, mục đích, phương pháp của can thiệp và kỹ năng truyền thông giao tiếp
*Khái niệm, mục đích, phương pháp của can thiệp:
 -Khái niệm: 
Can thiệp là quá trình hoạt động tích cực nhằm tạo ra sự thay đổi đối với những vấn đề của trẻ mà người cán bộ xã hội, trẻ, người chăm sóc,quan tâm nhằm đạt được các mục tiêu đã được đề ra trong kế hoạch.
Can thiệp cũng được xem là một quá trình gắn bó giữa người cán bộ xã hội với trẻ trong mối quan hệ tương tác. Ở đó người cán bộ sẽ áp dụng những chiến lược, phương pháp, kỹ năng và vai trò can thiệp khác nhau nhằm tạo ra những thay đồi tích cực cho cuộc sống của trẻ. 
 - Mục đích: Có bốn điểm chính yếu mà sự can thiệp cần hướng đến:
+ Những đặc điểm của chính bản thân trẻ
+ Những đặc điểm của mối quan hệ giữa trẻ và người khác
+ Những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ
 + Những đặc điểm của mối quan hệ giữa trẻ và môi trường xung quanh
*Những phương pháp can thiệp người cán bộ xã hội có thể dùng:
 + Phương pháp công tác xã hội với cá nhân và gia đình tức là làm việc trực tiếp vớtrẻ và gia đình trẻ để giúp trẻ thay đổi
 + Phương pháp công tác xã hội nhóm tức là làm việc với nhóm các trẻ có vấn đề tương tự nhau, dựa trên sự giúp đỡ, tác động lẫn nhau giữa các trẻ nhằm thúc đẩy trẻ thay đổi
 + Phương pháp công tác xã hội với cộng đồng tức là làm việc với cộng đồng như phường, xã, thôn xóm, khu phố hoặc các tổ chức nhằm tạo ra nguồn lực hoặc cải thiện môi trường của trẻ tạo cho trẻ sự thuận lợi để thay đổi
 + Phương pháp tác động đến chính sách xã hội tức là làm việc với các cơ quan chính sách nhằm khuyến nghị cải tiến hoặc xây dựng các chính sách xã hội hướng đến giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến những vấn đề của trẻ nhằm tạo ra môi trường hỗ trợ giúp trẻ thay đổi.
Trong quá trình can thiệp, người cán bộ xã hội có thể đóng nhiều vai trò khác nhau:
 +Nhà giáo dục: Cán bộ xã hội là người cung cấp những thông tin và hiểu biết nhằm giúp trẻ thay đổi
 + Người trung gian: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ tiếp cận với các nguồn lực trong xã hội nhằm hỗ trợ trẻ, giúp trẻ thay đổi. Nguồn lực có thể là nguồn lực tài chính, vật chất, tinh thần, con người, kiến thức.
 + Người biện hộ: Cán bộ xã hội là người vận động, thuyết phục các cá nhân hoặc tổ chức cung cấp nhiều nguồn lực khác nhau nhằm hỗ trợ trẻ, giúp trẻ thay đổi
 + Người hỗ trợ: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ an tâm, làm trẻ cảm thấy an toàn và trực tiếp giúp đỡ trẻ
 + Nhà tham vấn: Cán bộ xã hội là người giúp trẻ hiểu và thấu suốt về bản thân, nhận thức được giá trị của chính mình cũng như xây dựng hình ảnh bản thân tích cực.
- Kỹ năng truyền thông giao tiếp:
Truyền thông ở đây có thể là trực tiếp với trẻ hoặc trong nhóm, có thể là truyền thông có lời hoặc không lời. Đây là một kỹ năng rất quan trọng hỗ trợ cho các kỹ năng khác như tiếp cận, tham vấn, thu thập thông tin,
Kỹ năng kể chuyện
Kỹ năng vấn đàm
Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng phản ánh
Kỹ năng tóm tắt
Kỹ năng thấu cảm
Kỹ năng đương đầu
Ngoài ra phối hợp với kỹ năng thma vấn, lắng nghe và các nguyên tắc làm việc với trẻ em liên quan+ 
6.2. Trình tự can thiệp:
 - Tác động đến chính bản thân trẻ 
 - Tác động đến môi trường sinh thái của trẻ trong đó bao gồm mối quan hệ giữa trẻ với người khác, môi trường quanh trẻ và mối tương tác giữa trẻ và môi trường. 
 - Phối hợp sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau
 7. Lượng giá:
7.1. Khái niệm lượng giá và những điều kiện để lượng giá hiệu quả
*Khái niệm lượng giá : Lượng giá là quá trình đánh giá xem cách thức can thiệp có phù hợp và hiệu quả không, đánh giá xem kết quả can thiệp đáp ứng như thế nào đối với nhu cầu của trẻ thể hiện qua các mục tiêu can thiệp đã đặt ra.
*Những điều kiện để lượng giá hiệu quả
Để việc lượng giá được khách quan và hiệu quả, cán bộ xã hội cần thu thập thông tin phản hồi từ nhiều nguồn khác nhau;
+ Từ chính bản thân người cán bộ xã hội: Lượng giá dựa trên những thông tin được lưu trữ một cách có hệ thống về trường hợp của trẻ và tiến trình làm việc với trẻ
 + Từ chính bản thân trẻ: Lượng giá dựa trên việc phỏng vấn trẻ về những khía cạnh mà trẻ thấy có ích hoặc vô ích đối với bản thân mình từ những can thiệp của cán bộ xã hội.
 	+ Từ đồng nghiệp: Lượng giá dựa trên những ý kiến nhận xét của đồng nghiệp
+ Từ những người gần gũi với trẻ: Lượng giá dựa trên những ý kiến nhận xét của những người gần gũi và có mối quan hệ tốt với trẻ. Họ có thể cho biết những tiến bộ ở trẻ, những khía cạnh nào có thay đổi tích cực, những lợi ích của tiến trình can thiệp,
+ Từ những nhà quản lý, cán bộ cấp trên: Họ có thể cho cán bộ xã hội xã hội biết họ thấy tiến trình can thiệp tiến triển như thế nào, những khía cạnh nào của việc tư duy, lập luận và can thiệp của người cán bộ xã hội là đúng đắn và tích cực,
7.2. Trình tự lượng giá:
 	-Rà soát mục tiêu can thiệp: Các mục tiêu được xác định rõ ràng và có thể đo đạc trên cơ sở thông tin đầy đủ.
 	- Đánh giá can thiệp
 	- Học tập kinh nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Hảo (2009), Phương pháp kỷ luật tích cực, Viện tâm lý học và tổ chức plan tại VN
2. Nguyễn Ngọc Lâm (2005), CTXH với trẻ em và gia đình, ĐH Mở bán công TP.HCM
3. Liên hợp quốc (1924), Công ước quốc tế về quyền trẻ em
4. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004
5. Đặng Thị Thủy (2009), CTXH với trẻ em, ĐH Đà Lạt

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_cong_tac_xa_hoi_voi_tre_em.docx