Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Mục tiêu:

- Kiến thức:

 + Trình bày những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam;

+ Trình bày được nguyên nhân lây truyền và cách phòng tránh; Kỳ thị phân biệt đối xử, nguyên nhân và hậu quả.

- Kỹ năng: Vận dụng được những hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống thường ngày, tránh sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, chia sẻ, không kỳ thị người có HIV

Nội dung chính:

1. Tổng quan về đại dịch HIV/AIDS

1.1. Tổng quát về đại dịch HIV/AIDS trên thế giới

 Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1981 cho đến nay đã gần 40 năm, HIV/AIDS đã giết chết hơn 36 triệu người trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới. Trong khi đó, 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ARV) suốt đời.Khu vực châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu người sống chung với HIV trong năm 2017. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu.

Trong năm 2018, hội nghị AIDS quốc tế lần thứ 2 ngày 23-7 đã khai mạc tại Amsterdam của Hà Lan. Hội nghị kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 23 đến 27-7) nhằm tập trung thảo luận các khoản đầu tư mới, các chính sách dựa trên khoa học, cũng như ý chí chính trị cần thiết để đưa việc phòng chống HIV/AIDS trở lại đúng hướng. Hội nghị nhấn mạnh HIV/AIDS vẫn là một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu, không nên để bất kỳ ai không được điều trị hoặc chết vì HIV/AIDS do việc thiếu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cơ bản.

Theo phân tích của các chuyên gia, số người mới nhiễm HIV hàng năm mặc dù có giảm so với những năm trước nhưng trên toàn cầu vẫn ở mức cao. Chỉ tính riêng trong năm 2017, thế giới vẫn có khoảng 1,8 triệu người mới nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống cũng tăng lên do kết quả tích cực của các liệu pháp điều trị kháng vi rút (ARV). Tuy nhiên sự thiếu hụt ngân sách cho cuộc chiến chống HIV/AIDS đang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh này trên toàn cầu. Khu vực Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ 78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi chưa tới 25% số người nhiễm bệnh được điều trị mặc dù khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. Để duy trì sự tiến bộ và đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV vào năm 2020, mỗi năm, tổ chức UNAIDS cần thêm 7 tỷ USD cho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân. Trong năm 2016, khoảng 21,3 tỷ USD đã được giải ngân cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các nước thu nhập thấp và trung bình.

 

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 57 trang xuanhieu 2640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
h cảm thấy cần được hỗ trợ để tiếp tục sống như thời gian trước khi được chẩn đoán. Anh Th tỉnh dậy vào buổi sáng và anh nhận thấy có một số nốt tỉm đỏ trên da, anh hoảng sợ anh biết những nốt chấm đỏ này là dấu hiệu của bệnh sarcoma Karposi. 
	Trong giai đoạn này người nhiễm HIV không chỉ có vấn đề về sức khỏe tinh thần mà còn có vấn đề bệnh lý, do đó nhân viên công tác xã hội cần có kiến thức về bệnh lý. Ví dụ trường hợp anh P đã có những vấn đề sức khỏe trong 2 tháng nay "có gì đó đang xảy ra". Anh đã đi tham vấn cá nhân từ trước đó đến nay đã được 6 tháng. Khi xem xét P định làm gì, nhân viên công tác xã hội đã nhận ra rằng P bị suy giảm khả năng làm một số việc như: không cân đối được thu chi của mình, không đi mua được thực phẩm, không nhớ mình cần thứ gì, không nhớ mình đã hẹn gặp ai...Liệu anh P có gặp phải triệu chứng mất trí nhớ liên quan đến HIV? Liệu anh có các triệu chứng liên quan đến trầm cảm? 
	Đối với người nhiễm HIV các triệu chứng liên quan đến HIV dễ dàng nhận ra, với mốt số người "đây là sự bắt đầu của sự kết thúc". Ví dụ hai năm trước anh Tr được chẩn đoán là nhiễm HIV. Năm nay bạn tình của anh mất . Tháng trước anh Tr bị viêm phổi nặng, trước đó trong giai đoạn tiền triệu chứng anh cũng bị nhưng đã khỏi. Bây giờ anh Tr cũng đã khỏi, tuy nhiên từ góc độ tâm lý học sự xuất hiện của giai đoạn tiền triệu chứng đã làm thay đổi suy nghĩ của anh Tr về sự tồn tại của bản thân. Anh này thường có hồi tưởng đau buồn về cái chết của bạn tình và tưởng tượng những hình ảnh về cái chết của mình. 
	Một đặc điểm của ngưởi ở giai đoạn tiền triệu chứng được điều trị tâị các cơ sở chăm sóc sức khỏe, đó là những người có HIV thường không muốn điều trị nội trú tại bệnh viện. Tuy nhiên việc điều trị cho người có HIV trong giai đoạn này lại hết sức cần thiết. Đối với một số người điều này như là một cột mốc đánh dáu sự chuyển biến. Điều trị tại bệnh viện cũng củng cố các phản ứng và kỳ thị xã hội với người nhiễm HIV. Ví dụ trường hợp của chị Y xét nghiệm HIV âm tính nhưng chồng chị là dương tính, họ biết các nguy cơ liên quan đến HIV. Nhưng họ đều mong muốn có một đứa con, vì thế họ vẫn quyết tâm có con.. Nhưng sau khi sinh chị Y bắt đầu cảm thấy mình bị theo doi và điều trị khác biệt. Chiều hôm sau chồng chị đến phòng trực của y tá. Khi chờ đợi anh đọc được danh sách người được theo dõi có tên vợ mình được dánh dấu đỏ và in đậm trong danh sách. Sự thật vợ anh bị phân biệt đối xử và nhân viên y tế rất thận trọng khi chăm sóc, điều trị cho chị. 
	Trường hợp trên cho thấy phản ứng của nhân viên y tế đã ảnh hưởng đến người nhiễm HIV. Mặc dù giáo dục cho nhân viên y tế có thể làm tăng kiến thức, kinh nghiệm, nhưng thái độ thì rất họ để yêu cầu họ thay đổi trong một sớm một chiều. Vì thế nhân viên công tác xã hội cần tham gia vào quá trình giáo dục, tăng cường kiến thức, kỹ năng cho nhân viên điều trị, chăm sóc người có HIV. Hơn nữa hiện nay có nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đã bắt đầu tiếp nhận dịch vụ trực tiếp. Nhân viên công tác xã hội phải tham gia vào công tác giáo dục, biện hộ, vận động cho các dịch vụ dựa trên nhu cầu của người có HIV. 
3.3.6. Giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ
	Đây là giai đoạn chăm sóc người nhiễm HIV phát triển, theo nhiều khía cạnh, giống như các công việc chăm sóc khác, người có HIV được chăm sóc giảm nhẹ. Những trường hợp sau chứng minh thực tế, HIV ảnh hưởng đến tất cả các độ tuổi. Người có H có nhu cầu chăm sóc rất lớn và nhân viên công tác xã hội có vai trò vô cùng thiết yếu. 
	Ví dụ trường hợp bé A 18 tháng tuổi, mẹ bé là người có HIV, bé được tiên lượng không sống được lâu và phải chăm sóc tại bệnh viện, chủ yếu là chăm sóc giảm nhẹ. Hay trường hợp bà Q 77 tuổi đã từng phẫu thuật tim và thật không may bà bị nhiễm HIV thông qua truyền máu. Bà đang nằm viện và không đáp ứng điều trị. 
	Nhân viên công tác xã hội làm việc với mẹ bé A. Mẹ bé đang tràn ngập nỗi buồn và sự ân hận. Còn trường hợp bà Q nhân viên công tác xã hội gặp con gái bà để giải quyết cảm giác bất công. Con của bà kêu rằng: "Tôi không hiểu tại sao mẹ tôi lại bị thé...thật không công bằng....không thể nào lại có chuyện như vậy?"
	Trong giai đoạn này cũng có nhiều sự khác biệt khi can thiệp vào người có HIV. Hơn nữa trong giai đoạn này chỉ là giảm nhẹ chứ không thể đào ngược tình hình nhiễm HIV. Không có thuốc đặc trị cho căn bệnh này , một số người có HIV đã đoán trước được tình hình của bản thân. Nhân viên công tác xã hội phải xem xét đến những vấn đề riêng của bản thân, đề phòng trường hợp có "sự chuyển dịch ngược" tình cảm. Cũng sẽ không phù hợp nếu nhân viên công tác xã hội có cảm giác giả tạo về sự hỗ trợ. Định hướng quá mức tại thời điểm chẩn đoán cũng không phù hợp. Quan điểm xem xét vấn đề một cách "ảm đạm, đen tối và không lối thoát" cũng sẽ gây hại gê gớm cho người có HIV. Nhân viên công tác xã hội phải bằng mọi cách đạt được sự cân bằng hiệu quả và khả thi. 
3.3.7. Giai đoạn mất mát
	Giai đoạn này có thể tiếp súc giai đaoạn giảm nhẹ hoặc xuất hiện một thoài gian sau đó. Can thiệp công tác xâ hội trong giai đoạn này có thể sâu và kéo dài. Ví dụ như trường hợp bạn tình của B mất cách đây một tháng. B trong khi đau buồn mất mát lại phải thực hiện nhiều thủ tục pháp lý và những việc khác. Đặc biết là các thủ tục pháp lý liên quan đến di chúc của bạn tình của anh. Trong giai đoạn này anh B cần được sự trợ giúp , can thiệp của các nhân viên công tác xã hội như hỗ trợ, giáo dục, cung cấp thông tin....những dịch vụ rất cần thiết với người có HIV.
	Với một số trường hợp giai đoạn mất mát là giai đoạn người có HIV thoái lui. Nhiều người thường lẫn tránh các dịch vụ chăm sóc xã hội. Điều này cần lưu ý can thiệp công tác xã hội không dừng lại mà vẫn tiếp tục "bắt đầu từ nơi người có HIV".
4. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS
4.1. Tiến cận thân chủ
Mục đích
	Thiết lập mối quan hệ với thân chủ
	Tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình trợ giúp
Thực hiện:
	Hẹn với thân chủ về thời gian và địa điểm cụ thể để gặp mặt.
	Nói với thân chủ “các thông tin cá nhân của thân chủ sẽ được giữ bí mật tuyệt đối”.
	Sử dụng các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật trong tiếp cận thân chủ.
	Kỹ năng lắng nghe.
	Kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi.
	Quan tâm tích cực.
	Kỹ năng diễn giải, tóm tắt, làm sáng tỏ vấn đề và kỹ năng phỏng vấn.
Kỹ năng
Kỹ thuật
Mục đích
Thực hiện
1.Lắng nghe
Lắng nghe có đồng cảm
Nghe thân chủ thấy gì, nghĩ gì và những điều kiện liên quan khác
Nghe, tìm hiểu những suy nghĩ của thân chủ.
Quan sát hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
Nhận diện vấn đề thân chủ qua lời nói, ánh mứt, cử chỉ, điệu bộ
Quan sát tất cả những ngôn từ, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của thân chủ.
Lắng nghe tích cực
Tạo sự tin tưởng cho thân chủ
Lắng nghe và quan sát các biểu hiện của thân chủ.
Im lặng
Dành thời gian cho thân chủ suy nghĩ về vấn đề của thân chủ
Không vội vàng yêu cầu thân chủ trả lời câu hỏi
2.Kỹ năng tạo điều kiện thuận lợi
Sự thấu cảm
Giúp thân chủ chia sẻ những vấn đề khó khăn
Bắt đầu bằng câu “Chị cản thấy.?”
“Bởi vì”
Biểu hiện bằng hành vi phi ngôn từ như ngồi hơn vươn về phía trước, nhìn với ánh nhìn thân thiện
Quan tâm tích cực
Tạo dựng niềm tin nơi thân chủ
Tôn trọng giá trị thân chủ, không phê phán.
Tán thành và quan tâm đến trải nghiệm của TC.
3.Kỹ năng diễn giải
Truyền thông bằng lời
Kiểm nghiệm lại thông tin từ thân chủ
Dùng những từ quan trọng để diễn giải những lời của thân chủ.
4.Kỹ năng tóm tắt
Tóm lược vấn đề
Tổ chức hợp lý thông tin
Nhắc lại chủ điểm, vấn đề, nội dung thân chủ đề cập đến
5.Kỹ năng làm sáng tỏ vấn đề
Nhận diện vấn đề
Tổ chức cung cấp đầy đủ thông tin
Giải thích chính xác vấn đề thân chủ
6.Kỹ năng phỏng vấn
Đặt câu hỏi
- Câu hỏi mở
- Câu hỏi đóng
- Câu hỏi nửa đóng nửa mở
Quá trình phỏng vấn hiệu quả và tiết kiệm hơn
- Câu hỏi mở: khi nào thì thân chủ xuất hiện các triệu chứng bệnh
- Câu hỏi đóng: thân chủ có cảm thấy khó chịu khi xuất hiện các triệu chứng đó không?
- Câu hỏi nửa đóng, nửa mở: thân chủ có lo lắng hay không? V ì sao?
7 loại câu hỏi theo triết học Scorat
- Câu hỏi về trí nhớ
- Câu hỏi diễn giải
- câu hỏi giải thích
- Câu hỏi ứng dụng
- Câu hỏi phân tích
- Câu hỏi tổng hợp
- Câu hỏi đánh giá
Trợ giúp thân chủ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề
Khả năng đưa ra các chiến lược khác nhau để giải quyết
- Triệu chứng bệnh của thân chủ kéo dài trong bao lâu?
- Thân chủ đã giải thích với gia đình như thế nào?
- Mối quan hệ của thân chủ và mọi người như thế nào?
- Thân chủ đã đi xét nghiệm chưa?
- Điều gì khiến cho thân chủ lo lắng?
- Thân chủ đã biết các thông tin gì về HIV chưa?
- Vậy, gia đình thân chủ muốn gì từ thân chủ?
4.2. Nhận diện vấn đề
Nhận diện các vấn đề thân chủ gặp phải:
	Vấn đề chính là thân chủ là người có HIV.
	Các vấn đề về tâm sinh lý của thân chủ.
Nhận diện và đánh giá mô hình nội lực, ngoại lực và sơ đồ sinh thái của thân chủ.Từ đó tìm các nguồn tài nguyên hỗ trợ cho thân chủ.
Nhận diện các điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ.
Nhân viên CTXH sử dụng các kỹ năng, kỹ thuật để nhận diện vấn đề của thân chủ.
	+ Giúp thân chủ mô tả vấn đề.
	+ Làm sáng tỏ các vấn đề của thân chủ.
	+ Xác định các rào cản trong cuộc sống
Lý thuyết
Kỹ thuật
Mục đích
Thực hiện
Thân chủ trọng tâm
Mô tả vấn đề
Tìm ra vấn đề cần trợ giúp của thân chủ
Chuyển trọng tâm vào mô tả vấn đề bằng cách nói “ Tôi có thể giúp gì được không?”
Phát triển các mục tiêu hoàn chỉnh
Hướng dẫn đến các mục tiêu quan trọng với thân chủ, cụ thể, đo lường được
Gợi ý thân chủ miêu tả cuộc sống của họ
Giúp thân chủ phân bậc mục tiêu từ 1 đến 10
Phản hồi
Giúp thân chủ xác định rõ mục tiêu cần phải làm
Tổ chức theo 3 phần: khen ngợi, bắc cầu và gợi ý nhiệm vụ phải làm
Hệ thống
Xác định rào cản trong cuộc sống
Tìm ra những khó khăn với thân chủ
Tìm hiểu các rào cản như: tâm sinh lý, văn hóa, thông tin, chính sách, thủ tục
Liệu pháp cơ cấu gia đình
Xem xét các yếu tố tác động từ gia đình thân chủ
Quan sát, trao đổi với gia đình về những vấn đề liên quan đến thân chủ
Tạo ranh giới
Tăng cường hoặc loại bỏ những cách từ cá nhân, nhóm và cộng đồng.
Tăng cường quan hệ với gia đình, làng xóm
Tạo khoảng cách với những người nghiện xung quanh
Làm việc có tương tác
Nhận diện vấn đề khách quan
Tạo tương tá giữa các thành viên trong gia đình để xác định vấn đề thân chủ
Các lý thuyết, kỹ thuật sử dụng trong nhận diện vấn đề
4.3. Thu thập thông tin về thân chủ
Thu thập các thông tin về thân chủ như:
Thông tin cá nhân:
	Họ và tên, giới tính, tuổi;
	Nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân;
	Nhận thức, tâm lý;
	Kinh tế, các mối quan hệ;
	Các nhu cầu của thân chủ.
Thông tin về bệnh:
	Thời gian mắc bệnh.
	Tình trạng bệnh hiện tại.
	Nguyên nhân dẫn đến nhiễm HIV.
	Qúa trình xét nghiệm, những thay đổi tâm sinh lý
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin về thân chủ NVCTXH cần phải lựa chọn, xử lý các thông tin.
Kỹ năng
Mục đích
Vãng gia
Thu thập thông tin về thân chủ qua gia đình
Quan sát
Tìm hiểu các phản ứng của thân chủ, gia đình và cộng đồng với vấn đề nghiện ma túy
Diễn giải
Kiểm nghiệm thông tin về thân chủ
Tóm lược
Tổ chức hợp lý thông tin
Làm sáng tỏ vấn đề
Thân chủ cung cấp thêm thông tin để làm sáng tỏ vấn đề
Phỏng vấn (vấn đàm)
Xác định vấn đè, thiết lập các mục tiêu cho thân chủ
Các kỹ năng sử dụng trong thu thập thông tin
4.4. Chẩn đoán
Từ các thông tin có được, NVCTXH chấn đoán vấn đề của thân chủ:
	Vấn đề y tế: có HIV, điều trị HIV.
	Vấn đề CTXH: những khó khăn, trở ngại về tâm lý, cuộc sống của thân chủ.
Các nhân tố làm nảy sinh vấn đề.
Các mối quan hệ trợ giúp và các nguồn trợ giúp.
4.5. Lên kế hoạch trợ giúp
NVCTXH cùng với thân chủ lên kế hoạch trợ giúp
	Đề ra các việc NVCTXH, thân chủ cần phải làm
	Thống nhất các kế hoạch và cam kết thực hiện kế hoạch; có người chứng kiến
	Kế hoạch tuân thủ theo công thức SMART nghĩa là:
	+ Cụ thể, rõ ràng.
	+ Khả thi.
	+ Có thể đo lường được.
	+ Có thể thực hiện được.
	+ Đảm bảo thời gian.
4.6. Thực hiện kế hoạch
	Sau khi đã lên kế hoạch NVCTXH, thân chủ và các thành phần tham gia cùng nhau thực hiện kế hoạch.
	NVCTXH cần phải chú ý đến những thuận lợi và khó khan khi thực hiện kế hoạch, những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Lưu ý đối với NVCTXH
	Thời gian: có thể thay đổi do nhiều yếu tố.
	Kiến thức: khi thực hiện, có lý thuyết hệ thống hay học hỏi xã hội không có tác dụng.Lúc đó cần thay đổi bằng một hệ thống khác.
	Kỹ năng: không nên vận dụng máy móc các kỹ năng.
	Thái độ: luôn luôn tôn trọng thân chủ, tỏ ra quan tâm đến tình trạn g của thân chủ.
	Chuẩn bị các tình huống phát sinh có thể xảy ra.
Đối với thân chủ
	Cần tuân thủ nghiêm ngặt kế hoạch đề ra.
	Tuân thủ phác đồ điều trị (nếu có).
	Tránh các hoạt động làm ảnh hưởng đến chiều hướng của bệnh.
Đối với gia đình thân chủ
	Nếu như điều trị tại nhà, cần phải cẩn trọng trong quá trình chăm sóc.
	Thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn chăm sóc người có HIV.
	Thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh của thân chủ.
4.7. Lượng giá
	Lượng giá diễn ra trong suốt tiến trình CTXH với thân chủ.
	Mục đích:
	+ Thấy được kết quả của tiến trình trợ giúp.
	+ Góp phần điểu chỉnh các nội dung, lý thuyết cho phù hợp.
	Lượng giá về NVCTXH: lượng giá các kỹ năng, lý thuyết và sự vận dụng vào trường hợp của thân chủ.
	Lượng giá về thân chủ: lượng giá về kết quả đạt được sau khi thực hiện kế hoạch.
5.Tiến trình công tác xã hội nhóm với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
5.1. Thành lập nhóm
	Đánh giá tình, vấn đề và nhu cầu của nhóm người có HIV.
	Mục đích thành lập nhóm phải rõ ràng và được mọi người chia sẻ.
	Chú ý đến mục tiêu riêng của cá nhân và mục tiêu chung của nhóm (giúp đỡ nhau vượt qua căn bệnh thế kỷ, hòa nhập cùng cộng đồng).
	Mục tiêu chính là cơ sở để chọn người đưa vào nhóm.
	Một số vấn đề khi lập nhóm: tuổi, trình độ văn hóa, giới tính, sở thích,
Khảo sát nhóm:
	Sử dụng các kỹ thuật: trắc lượng xã hội (vẽ sơ đồ nhóm)
	Vẽ sơ đồ Sharon
	Mô hình đánh giá: đối chiếu với kế hoạch trị liệu.
5.2. Khảo sát nhóm
	Tìm hiểu mối quan hệ cá nhân
	Tìm hiểu tiến trình
	Tìm hiểu chức năng, vai trò của thành viên trong nhóm
	Tìm hiểu môi trường sinh hoạt nhóm
5.3. Duy trì nhóm
	Coi trọng hai việc: công việc nhóm và các thành viên trong nhóm
	Kế hoạch hoạt động phải phù hợp với nhu cầu và hướng tới mục tiêu thay đổi hành vi, thái độ và trị liệu.
	Các phương pháp can thiệp nhằm trị liệu:
	Phương pháp căn bản
	Phương pháp riêng biệt
	Đánh giá thường xuyên:
	Hành vi và vai trò của các cá nhân trong nhóm
	Quá trình phát triển của nhóm
5.4. Kết thúc nhóm
	Khi mục tiêu của nhóm đã đạt được
	Đánh giá hiêu quả hoạt động nhóm
	Nhóm viên được tăng năng lực giải quyết vấn đề
Tài liệu tham khảo:
[1] Đại học Lao động Xã hội và Tổ chức hỗ trợ phát triển (CRS), Công tác xã hội với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, năm 2009
[2] Dự án Smartwork, Tài liệu tập huấn về phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc Việt Nam, NXB Lao động xã hội, năm 2005
[3] Nguyễn Ngọc Biên, Công tác xã hội với người có HIV - Những vẫn đề lý luận và thực tiễn

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_co_va_bi_anh_huo.docx