Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi

Mục tiêu của bài:

 - Kiến thức:

 + Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý và nhu cầu của người cao tuổi Việt Nam;

+ Biết được những biểu hiện về tinh thần và những khó khăn của người cao tuổi trong cơ chế thị trường;

 + Nêu được những đóng góp của các thế hệ người cao tuổi và truyền thống trọng lão của người Việt Nam;

 - Kỹ năng: Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động chính sách và dịch vụ cho người cao tuổi.

 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Kính trọng người cao tuổi và tích cực vận động chính sách, dịch vụ cho người cao tuổi.

 Nội dung chính

1. Khái niệm, vai trò của người cao tuổi.

 1.1. Khái niệm.

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “người cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính tích cực và thể hiện thái độ tôn trọng.

Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.

Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên. Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội

 

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 59 trang xuanhieu 4620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi

Giáo trình mô đun Công tác xã hội với người cao tuổi
 của bác bắt đầu từ 9h sáng đến 11h; chiều từ 12h30 đến 14h. Bác đi xung quanh chợ và nhặt các phế liệu mà các tiểu thương để lại sau các buổi chợ. Thu nhập hàng ngày khoảng 10.000 đến 15.000 đồng. Bác Thủy nghiện rượu và thuốc lào vì thế sức khỏe không thực sự tốt. Bác bị ám ảnh khá nặng nề bởi sự hành hạ của dì ghẻ trong quá khứ. 
- Gia đình: Bác Thủy quê ở Thanh Hóa. Mẹ bác mất sớm. Bố lấy vợ hai. Dì ghẻ là một người tàn ác, thường hành hạ bác. Khi bố mất, bác đã bỏ nhà đi. Hiện nay bác sống cùng chồng là bác Thành ở xóm chài. Hai bác không có con và bất cứ người thân nào. 
- Chính quyền địa phương: Cũng như nhiều hộ dân xóm chài, gia đình bác Thành chịu sự quản lý của tổ 7, cụm 2, Phúc Xá, Ba Đình. Tuy nhiên bác Thủy có ác cảm với một số người quản lý ở tổ dân phố. Chính quyền cũng thực sự không mặn mà với sự quản lý xóm chài này. Sự quản lý này chỉ mang tính ép buộc. Tuy chịu sự quản lý của phường, song gia đình bác Thủy không được hưởng bất kì chính sách nào của địa phương. 
- Bạn bè: Bác Thủy mâu thuẫn với xóm chài vì thế bác thường tránh tiếp xúc. Khi đi làm thì bác có tiếp xúc và trò chuyện cùng một số người buôn bán và dân lao động ở chợ. Bác Thủy cũng có mối quan hệ rất tốt với sinh viên các trường đi thực tập tại địa bàn và các dự án. Chính những sinh viên thực tập tại địa bàn là những người bạn mà bác thực sự mong đợi. Khi gặp sinh viên bác nói nhiều, cười nhiều và ít uống rượu. 
4. Chẩn đoán. 
Qua việc phân tích các thông tin thu được, nhận thấy thân chủ có nhiều vấn đề cần được giải quyết. 
Đánh giá thân chủ: 
Thân chủ là một phụ nữ 60 tuổi nhân hậu, tốt bụng, yêu thương mọi người và khát khao một cuộc sống gia đình hạnh phúc, khát khao tình mẫu tử. Các vấn đề của thân chủ xuất phát từ cuộc sống nghèo khổ, từ những vết thương trong quá khứ và sự đơn độc trong cuộc sống hàng ngày. Thân chủ tìm đến rượu để quên đi hiện thực, quên đi cuộc sống thực tại. Nếu thực sự quyết tâm, thân chủ hoàn toàn có thể tự giải quyết các vấn đề của mình. 
Các vấn đề cần giải quyết của thân chủ: 
- Cai rượu 
- Giảm dần, tiến tới xóa bỏ ám ảnh của thân chủ về quá khứ, về sự hành hạ của dì ghẻ thông qua tham vấn tâm lý. 
- Giải quyết hiểu lầm và mâu thuẫn với người dân xóm chài 
- Giảm những suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận tốt hơn về cuộc sống 
- Cải thiện thu nhập của thân chủ 
Việc cần và phải làm ngay là giúp thân chủ cai rượu. Việc thân chủ thường xuyên uống rượu là do sự chán nản về cuộc sống chứ không phải là nghiện rượu thông thường. Việc uống rượu này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thân chủ mà còn làm mất đoàn kết trong xóm chài; càng làm mọi người cô lập thân chủ và chồng. 
Việc giảm dần và tiến tới giải quyết triệt để sự ám ảnh về hình ảnh dì ghẻ đòi hỏi nhiều thời gian và những kỹ năng khá chuyên nghiệp. Cần để thân chủ nói ra những suy nghĩ, ám ảnh đó. Việc này là không hề đơn giản. Nó phụ thuộc vào mức độ thân thiết, sự tin tưởng lẫn nhau của thân chủ và sinh viên; phụ thuộc vào trình độ và sự thuần thục của các kỹ năng, các kế hoạch tác nghiệp mà sinh viên tiến hành. Sự ám ảnh này tuy không hiện hình nhưng có tác động rất lớn đến sự bất ổn tâm lý của thân chủ, biểu hiện qua thái độ chán nản, bi quan, qua cách nhìn cuộc sống của thân chủ. Chỉ khi thoát khỏi ám ảnh này thân chủ mới có cuộc sống yên bình thực sự. 
Thu nhập thấp, cuộc sống nghèo khổ, khốn khó là một trong những nguyên nhân hình thành tâm lý chán nản, mất niềm tin vào cuộc sống. Người dân xóm chài nói chung và bác Thủy rất nghèo nhưng việc cải thiện thu nhập là việc có thể làm được. Nhận thấy các hộ dân xóm chài nuôi rất nhiều chó, nhưng chủ yếu lại bán chó con. Đây là một sự lãng phí. Chó là loại vật nuôi có thể sống trên sông nước, dễ nuôi và thu nhập khá cao, phù hợp với xóm chài. Nếu không bán chó con, tận dụng thức ăn thừa từ các quán cơm, từ chợ Long Biên thì mỗi năm 6 con chó của gia đình bác Thủy cũng như gần 100 con chó của xóm chài sẽ đem lại nguồn thu không hề nhỏ. 
Việc giúp thân chủ và xóm chài xóa đi hiểu lầm và mâu thuẫn là rất khó vì đây là mâu thuẫn quyền lợi. Tuy nhiên nếu có sự hỗ trợ của các dự án, của tổ dân phố thì có thể giải quyết được. Các hộ dân cần ngồi lại với nhau. Các dự án cũng cần thay đổi các hình thức hỗ trợ sao cho thiết thực hơn đối với người dân. Nếu giải quyết được mâu thuẫn với các hộ dân khác, bác Thủy sẽ có thêm mối quan hệ với xóm chài, có nơi tâm sự
Trong việc giải quyết các vấn đề của thân chủ, khó khăn là các yếu tố chủ đạo. Tuy nhiên thuận lợi là thân chủ quyết tâm hợp tác cùng sinh viên; tiến trình can thiệp nhận được sự ủng hộ của chồng thân chủ. Sự tâm huyết và ham học hỏi về chuyên môn của sinh viên cũng là một lợi thế. 
Thân chủ hoàn toàn có khả năng nâng cao thu nhập; cai rượu, giảm thiểu sự ảnh hưởng từ quá khứ và cải thiện mối quan hệ với người dân xóm chài.
5. Kế hoạch trị liệu. 
Sau khi chẩn đoán các vấn đề cũng như khả năng giải quyết các vấn đề của thân chủ, sinh viên cùng thân chủ và chồng ngồi lại, cùng thống nhất kế hoạch can thiệp. Kế hoạch được xây dựng bởi sinh viên và thân chủ, có sự nhất trí của chồng thân chủ.
Vấn đề cần giải quyết
Mục tiêu
Hoạt động
Tâm lý tự ti, chán nản và mất niềm tin vào cuộc sống.
Giúp thân chủ có cái nhìn tích cực về cuộc sống, bớt mặc cảm, tự ti, tích c ực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội
- Trò chuyện cùng thân chủ, chia sẻ với thân chủ để thân chủ cảm nhận thấy mình vẫn còn có ích, cảm nhận mình vẫn được mọi người quan tâm.
- Thuyết phục thân chủ giúp đỡ nhóm sinh viên trong 1 số hoạt động ở cộng đồng.
- Giới thiệu thân chủ vào nhóm đồng đẳng của hội phụ nữ.
Mâu thuẫn với xóm chài
- Thân chủ có thể cùng người dân xóm chài giải quyết mâu thuẫn
- Thân chủ tiếp tục tham gia vào các hoạt động chung của xóm chài
- Gặp gỡ tổ dân phố để có biện pháp can thiệp.
- Nói chuyện cùng các hộ dân để xóa bỏ hiểu lầm
- Nói về các vấn đề của thân chủ trong buổi họp dân cư tại xóm chài
Thu nhập thấp
Tăng thu nhập cho thân chủ
- Thuyết phục thân chủ không bán chó con mà để nuôi đến lớn.
- Gợi ý cho thân chủ các địa chỉ có thể lấy thức ăn cho chó.
Ám ảnh bởi hình ảnh dì ghẻ trong quá khứ
- Thân chủ dám đối diện với quá khứ, nói về quá khứ.
- Giảm dần, xóa bỏ ám ảnh
- Tham vấn tâm lý. Áp dụng cơ chế lý thuyết phóng chiếu của S. Freu
- Khuyến khích thân chủ tham gia các hoạt động trong nhóm đồng đẳng của hội phụ nữ
Lạm dụng rượu
- Không hát, chửi hàng xóm khi uống rượu.
- Ít lạm dụng rượu mỗi khi chán nản
- Giúp thân chủ hiểu tác hại của rượu với cơ thể.
- Giúp thân chủ biết các hành vi mình thường làm khi say rượu và tác hại.
6. Hoạt động can thiệp. 
Sau khi cùng thân chủ lên kế hoạch trị liệu, sinh viên từng bước tiến hành các hoạt động can thiệp. 
Các hoạt động đã được tiến hành: 
- Giới thiệu bác Thủy với hội phụ nữ và một số đoàn thực tập sinh viên của các trường. 
- Nói chuyện với bác Thủy và chồng về việc nuôi chó; phân tích khía cạnh kinh tế giữa việc bán chó con và bán chó thịt. 
- Tổ chức họp dân cư, mời bác Thành và bác Thủy tham gia. Cùng bác tổ phó tổ dân phố đi các thuyền trong xóm chài để tìm hiểu và tác động để hạn chế mâu thuẫn, hiểu lầm. 
- Tư vấn cho bác Thủy các tác hại của rượu, tác động của các hành vi lệch chuẩn khi say. 
- Tiến hành các buổi trò chuyện riêng với bác Thủy về chuyện gia đình, mong muốn của bácViệc chia sẻ giúp sinh viên chia sẻ với thân chủ những nỗi niềm, tâm tư; giúp thân chủ tin tưởng sinh viên. Gợi ý tế nhị để bác Thủy nói về quá khứ, nói về cuộc đời mình. Khuyến khích bác nói và hát trong các buổi trò chuyện với sinh viên. 
7. Lượng giá. 
Tiến trình giúp đỡ thân chủ được tính từ khi tiếp xúc và đề cập vấn đề cùng thân chủ đến khi kết thúc can thiệp được sinh viên và thân chủ thực hiện trong 9 buổi. Buổi thứ 10 dành cho lượng giá; đánh giá những gì đạt được và những gì chưa đạt được; tìm hiểu nguyên nhân và có các giải pháp khắc phục. Trong buổi này sinh viên đã ngồi lại cùng thân chủ, chồng thân chủ để cùng đánh giá về tất cả yếu tố của quá trình làm việc giữa sinh viên và thân chủ. 
- Lượng giá về mục tiêu, mục đích: 
Mục tiêu đề ra
Kết quả
Miêu tả cụ thể
Nguyên nhân
Giúp thân chủ có cái nhìn tích cực về cuộc sống, bớt mặc c ảm, tự ti, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, xã hội
Đạt
Bác Thủy đã nhận lời tham gia cùng sinh viên các trường trong nhiều hoạt động ở xóm chài; giúp đỡ sinh viên trong quá trình thực tập. Qua tiếp xúc với sinh viên, bác có thêm nguồn động viên, có nơi chia sẻ tâm tư, tình cảm do đó bớt đi nỗi mặc cảm, tự ti
- Mục tiêu đề ra phù hợp với nguồn lực và thực tế.
- Sinh viên giúp thân chủ nhận ra sự giúp đỡ của mình với sinh viên và các dự án; để thân chủ thấy mình có ích và được trân trọng.
- Thân chủ có thể cùng người dân xóm chài giải quyết mâu thuẫn
- Thân chủ tiếp tục tham gia vào các hoạt động chung của
xóm chài
Chưa đạt
- Mâu thuẫn với xóm chài không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Thân chủ cùng chồng đã di chuyển nhà của mình lên đoạn sông trên
- Sự thiếu hợp tác của tổ dân phố.
- Mâu thuẫn này là mâu thuẫn về quyền lợi, về việc chia chác sự hỗ trợ của các dự án.
- Mục tiêu sinh viên đề ra quá sức mình khi chưa tìm hiểu cụ thể nguyên nhân.
Tăng thu nhập cho thân chủ
Chưa đánh giá được
- Thân chủ đã không bán chó con và tìm kiếm được thức ăn để nuôi chó.
- Chưa bán chó nên chưa biết kết quả
- Thân chủ dám đối diện với quá khứ, nói về quá khứ.
- Giảm dần, xóa bỏ ám ảnh
Chưa đạt
- Thân chủ đã kể về quá khứ của mình nhưng chưa dám đối mặt. Khi kể đến những trận đòn là lại khóc và không kể nữa.
- Chưa giảm được ám ảnh của thân chủ về quá khứ
- Kỹ năng của sinh viên chưa đủ. Kinh nghiệm giải quyết các trường hợp thân chủ có vấn đề về tâm lý là hầu như chưa có.
- Nỗi đau, sự ám ảnh của thân chủ đã quá lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó để thân chủ gạt bỏ.
Chưa đạt
- Thân chủ đã giảm uống rượu nhưng lại hút thuốc lào nhiều hơn.
- Thỉnh thoảng vẫn uống rượu và nói kháy hàng xóm
- Thời gian sinh viên và thân chủ làm việc hạn chế.
- Hàng xóm thường xuyên trêu đùa, cạnh khóe thân chủ và chồng.
- Lượng giá về hoạt động và mức độ tham gia:
Hoạt động
Đối tượng tham gia
Kết quả
Miêu tả cụ thể
Nguyên nhân
Giới thiệu bác Thủy với hội phụ nữ và một số đoàn thực tập sinh viên ;công đoàn.
Bác Thủy, đại diện hội phụ nữ, sinh viên các trường
Đạt
- Hội phụ nữ đồng ý tiếp nhận.
- Sinh viên các trường và bác Thủy có sự hợp tác tốt đẹp.
Nói chuyện với bác Thủy và chồng về việc nuôi chó; phân tích khía cạnh kinh tế giữa việc bán chó con và bán chó thịt.
Vợ chồng thân chủ
Đạt
Vợ chồng thân chủ quyết định không bán chó con
Tổ chức họp dân cư
Người dân xóm chài
Chưa đạt
Chỉ có 10/17 hộ dân họp. Mục đích họp không phải là để giải quyết hiểu lầm, mâu thuẫn mà là nói xấu, mất đoàn
kết.
- Mâu thuẫn sâu sắc về quyền lợi.
- Nhiều hộ dân không quan tâm đến hoạt động của sinh viên vì không có tiền hỗ trợ.
- Tổ dân phố cũng mâu thuẫn và có định kiến với gia đình bác
Thủy.
Tư vấn cho bác Thủy tác hại của rượu; cách bỏ rượu
Thân chủ
Không đạt
Vẫn uống rượu và say rượu
- Cai rượu khó
- Sự cạnh khóe và mất đoàn kết
của xóm chài
Tham vấn tâm lý; xóa bỏ ám ảnh về quá khứ
Thân chủ
Không đạt
- Vẫn bị ám ảnh
- Sinh viên thiếu kinh nghiệ m
- Ám ảnh quá lâu
- Sinh viên tự lượng giá về việc thực hiện các giá trị đạo đức nghề nghiệp: 
Nhìn chung trong suốt tiến trình can thiệp, sinh viên luôn tuân theo và tôn trọng các quy định đạo đức nghề nghiệp: 
- Luôn tôn trọng thân chủ với những giá trị cá nhân riêng biệt. 
- Luôn tin tưởng thân chủ có khả năng giải quyết các vấn đề của mình. 
- Bảo mật thông tin mà thân chủ chia sẻ (Trừ trường hợp dùng trong học tập, nghiên cứu đã xin phép và được thân chủ đồng ý). 
- Luôn trung thực với bản thân mình và thân chủ. 
- Luôn tôn trọng pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương nơi sinh viên thực tập
Tuy nhiên sinh viên có một số khuyết điểm sau: 
- Lập trường nghề nghiệp chưa vững vàng, đôi lúc chán nản khi gặp hoàn cảnh khó khăn và sự bất hợp tác. 
- Chưa giữ được mối quan hệ nghề nghiệp một cách chuyên nghiệp với thân chủ. 
Sự chuyển dịch tình cảm ngược đã diễn ra. Sinh viên tưởng tượng thân chủ là một người thân của mình. 
BÁO CÁO THAM VẤN
Cơ sở thực tập
Tổ 7, Cụm 2, phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội
Thân chủ
Nguyễn Thị Thủy 
Ngày tham vấn
Thứ 2, ngày 04.10.2010 
Mục đích buổi tham vấn
Giúp thân chủ nhận ra tác hại của rượu và quyết tâm không lạm dụng rượu. 
Tường thuật 
- Sinh viên thông báo mục đích của buổi tham vấn với thân chủ và xin sự đồng ý của thân chủ cho sự có mặt của chồng thân chủ. 
- Sinh viên hỏi thân chủ thường uống rượu khi nào; uống ở đâu; thường thì mấy chén là say. Sau đó hỏi thân chủ có biết những gì mình làm sau khi say. Sau đó sinh viên miêu tả lại các hành động mà sinh viên chứng kiến khi thân chủ say.
- Sinh viên giữ thái độ nghiêm túc, tỏ rõ sự chân thành và thông cảm cùng thân chủ. 
- Sinh viên để chồng thân chủ nói về những suy nghĩ, cảm nhận của mình khi thấy thân chủ say. Sau đó sinh viên để thân chủ chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của mình. 
- Sau khi thân chủ chia sẻ, sinh viên cung cấp cho thân chủ những tác hại của rượu đến sức khỏe; cho thấy tác động của những hành vi của thân chủ sau khi say với cuộc sống của gia đình thân chủ và xóm chài.
- Thân chủ lúc đầu còn lảng tránh sau tỏ ra ân hận và cho biết mình không hề biết những điều mà mình làm trong lúc say. Thân chủ tỏ quyết tâm sẽ không lạm dụng rượu khi buồn chán. 
Những điểm thống nhất
- Thân chủ nhận ra tác hại của việc uống rượu. 
- Thân chủ ý thức được hành vi chửi mọi người trong lúc say là sai. 
- Thân chủ quyết tâm không lạm dụng rượu trong những lần sau nữa. 
Buổi tham vấn tiếp theo
Tư vấn cho thân chủ các cách hạn chế việc lạm dụng rượu 
Tài liệu tham khảo:
	1. Chu Vĩnh Bình: Cuộc sống người cao tuổi. NXB Thế giới, Hà Nội, 2006. 
2. Bộ Tư pháp: Luật người cao tuổi. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2010. 
3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình tuổi trung niên (Tài liệu giáo dục đời sống gia đình), 2009. 
4. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Gia đình với người cao tuổi (Tài liệu giáo dục đời sốn gia đình), 2010. 
5. PTS. Phạm Khắc Chương: Người già - tiềm năng to lớn trong giáo dục gia đình. 1996. 
6. Đại học Dân lập Thăng Long: Công tác xã hội lý thuyết và thực hành Công tác xã hội trực tiếp, NXB Đại học Sư phạm, 2007. 
7. Đại học Lao động Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 
8. Đại học Lao động - Xã hội: Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, NXB LĐ-XH, Hà Nội, 2010. 
9. Nguyễn Văn Đồng, Tâm lý học phát triển, giai đoạn thanh niên đến tuổi già, NXB Chính trị Quốc gia, 2007. 
10. BS. Nguyễn Ý Đức: Vấn đề người cao tuổi. NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 
11. PGS.TS Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, NXB ĐHQGHN 2009. 
12. Grace J.Craig, Don Baucum, Tâm lý học phát triển, 2004. 
13. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và bạo lực gia đình. NXB Tư pháp, Hà Nội, 2007. 
14. TS. Nguyễn Thế Huệ: Người cao tuổi và già làng trong phát triển bền vững Tây Nguyên. NXB Thông tấn, Hà Nội, 2008.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_mo_dun_cong_tac_xa_hoi_voi_nguoi_cao_tuoi.doc