Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn

Giới thiệu bài

Để nuôi trùn quế đạt hiệu quả thì người nuôi cần nắm được các đặc tính

sinh lý học của trùn như: nhiệt độ, ẩm độ, độ pH, ánh sáng, không khí và các

đặc điểm sinh sản, cũng như tập tính ăn của trùn quế. Trên cơ sở đó, người nuôi

sẽ tạo điều kiện thích hợp cho trùn để trùn có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Mục tiêu

- Trình bày được đặc điểm hình thái, đặc tính sinh lý và sinh sản của trùn quế.

A. Nội dung

1. Lợi ích của việc nuôi trùn

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hóa và đưa vào

nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới với qui mô vừa và nhỏ. Đây là loài

trùn được nuôi nhiều nhất vì chúng có nhiều ưu điểm như: sinh sản tốt, dễ

nuôi, thức ăn đa dạng dễ tìm, năng suất cao, giá trị dinh dưỡng cao và rất dễ

thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Sở dĩ, việc nuôi trùn quế phát triển mạnh

mẽ là do những lợi ích mà nó mang lại cho con người.

1.1. Làm thức ăn cho con người và vật nuôi

Trùn quế, nhất là trùn tươi là

loại thức ăn lý tưởng để nuôi thủy

sản, các loại cá, tôm, ếch, ba ba, cua,

. đều rất thích ăn trùn quế, đặc biệt

đối với ấu trùng, con giống tôm cá,

nòng nọc của ếch (Hình 1.1.1).

Hình 1.1.1. Cho cá ăn trùn quế

Trùn tươi còn là thức ăn bổ dưỡng đối với các loại gia súc, gia cầm như

hình 1.1.2 và hình 1.1.3, chỉ cần cung cấp một lượng nhỏ và cho ăn 2 lần trong

một tuần sẽ làm cho vật nuôi lớn nhanh. Nuôi trùn quế không phải dùng bất kỳ

loại hóa chất hoặc chất kháng sinh, chất tăng trọng nào. Vì thế, việc sử dụng

trùn quế thường xuyên làm thức ăn trong chăn nuôi sẽ tạo ra sản phẩm an toàn.9

Hình 1.1.2. Băm trùn cho gà ăn Hình 1.1.3. Nấu trùn cho lợn ăn

Ngoài ra, trùn quế còn được sử dụng làm thực phẩm cho con người (hình

1.1.4 và 1.1.5) do trong cơ thể trùn quế có rất nhiều dưỡng chất quan trọng, tốt

cho sức khỏe của con người.

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 118 trang xuanhieu 7460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn

Giáo trình mô đun Chuẩn bị nuôi trùn
 đầu tiên trong chương 
trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và 
chất thải nông nghiệp”; việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc 
giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. Mô đun này cũng có thể giảng 
dạy độc lập theo nhu cầu của người học. 
2. Tính chất: Là mô đun chuyên môn, tích hợp giữa kiến thức lý thuyết 
và kỹ năng thực hành về thực hiện các công việc như: Khảo sát các điều kiện 
nuôi trùn; Tạo chất nền cho trùn; Thu gom và xử lý thức ăn cho trùn. Để nâng 
cao chất lượng dạy nghề, môn đun này cần được thực hiện ngay tại cơ sở chăn 
nuôi, trang trại nông nghiệp. 
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 
1. Kiến thức 
 - Phân tích được tình hình nuôi và tiêu thụ trùn để lập kế hoạch nuôi trùn; 
 - Trình bày được đặc điểm sinh học của trùn; 
 - Mô tả được các phương pháp chế biến và xử lý chất nền; 
 - Nêu được các bước lựa chọn, thu gom và xử lý thức ăn cho trùn. 
2. Kỹ năng 
 - Khảo sát được nguồn nước và thức ăn của trùn; 
 - Chế biến và xử lý chất nền đúng kỹ thuật; 
- Chọn lựa được thức ăn thích hợp với trùn; 
 - Thực hiện thu gom, bảo quản và xử lý thức ăn cho trùn đúng kỹ thuật. 
3. Thái độ 
Có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc để đảm bảo 
an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 
TT 
Tên các bài 
trong mô đun 
Thời gian (giờ) 
Tổng số Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
1 Đặc điểm sinh học của 
trùn 
4 4 
107 
TT 
Tên các bài 
trong mô đun 
Thời gian (giờ) 
Tổng số Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
2 Khảo sát các điều kiện 
nuôi trùn 
16 2 14 
3 Tạo chất nền nuôi trùn 24 2 20 2 
4 Thu gom và xử lý thức 
ăn cho trùn 
36 4 30 2 
 Kiểm tra hết mô đun 4 4 
Tổng cộng 84 12 64 8 
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH 
Cuối mỗi bài trong mô đun có các câu hỏi và bài tập/bài thực hành. Tùy 
theo câu hỏi hay bài tập/bài thực hành, giáo viên chia học viên của lớp thành 
các nhóm có từ 3-5 học viên hay từng học viên thực hiện độc lập để trả lời câu 
hỏi theo hình thức trắc nghiệm. Thực hiện bài tập/bài thực hành theo các bước 
để được sản phẩm theo yêu cầu của đề bài. 
1. Hướng dẫn phần thực hiện trả lời câu hỏi 
Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi để phát cho học viên; 
Sau khi phát câu hỏi cho học viên, giáo viên cùng cả lớp nhắc lại hay trao 
đổi các nội dung lý thuyết có liên quan đến câu hỏi; 
Giáo viên hướng dẫn học viên khoanh tròn vào đáp án đúng của câu hỏi. 
Hết thời gian làm bài, giáo viên hướng dẫn học viên chấm bài chéo cho nhau, 
sau đó giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của học viên. 
2. Hướng dẫn phần thực hiện bài tập/bài thực hành 
Để học viên làm được các bài tập/bài thực hành, giáo viên phát đề bài, học 
liệu, dụng cụ phù hợp cho học viên/nhóm học viên và phổ biến cách thức và 
thời gian thực hiện, kết quả sản phẩm của bài tập/bài thực hành phải đạt được. 
Trong quá trình học viên làm bài tập/bài thực hành, giáo viên quan sát, 
nhắc nhở và uốn nắn kịp thời để học viên thực hiện đúng, đủ các bước, đủ số 
lượng và đạt chất lượng sản phẩm bài tập/bài thực hành. Khi kết thúc thời gian 
108 
làm bài tập hay bài thực hành, giáo viên nhận xét, đối chiếu với đáp án, đánh 
giá và ghi điểm cho học viên hay nhóm học viên. 
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 
5.1. Bài 01: Đặc điểm sinh học của trùn quế 
Đánh giá các câu hỏi của bài 01 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Khoanh tròn được đáp án đúng là: 
Câu 1: c; Câu 2: a, Câu 3: b, Câu 
4:a, Câu 5: a, Câu 6: b, Câu 7: a; Câu 8: b, 
Câu 9: c, Câu 10: c. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá 
và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 1 
điểm 
5.2. Bài 02: Khảo sát các điều kiện nuôi trùn 
5.2.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 02 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Khoanh tròn được đáp án đúng là: 
Câu 1: a; Câu 2: d, Câu 3: d, Câu 4: 
c, Câu 5: c. 
Giáo viên nhận xét, đánh giá 
và ghi điểm: Mỗi câu đúng được 2 
điểm 
5.2.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành 
a. Bài thực hành 1.2.1. Khảo sát khu vực nuôi trùn 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Khảo sát vị trí đất 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt 
động học tập của học viên 
Tiêu chí 2: Khảo sát nguồn 
thức ăn 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt 
động điều tra và ghi nhận kết quả của 
học viên 
Tiêu chí 3: Đo pH đất, nước 
Sử dụng thành thạo, chính xác, 
trình tự đúng theo các bước 
Tiêu chí 4: Sự phối hợp của 
nhóm và thời gian hoàn thành 
Giáo viên quan sát thực hiện của 
học viên trong quá trình thực hành, thời 
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm, bài 
báo cáo của học viên. 
109 
b. Bài thực hành 1.2.2. Lập hoàn chỉnh một bảng kế hoạch nuôi trùn quế 
với diện tích là 10m2 ở tháng thứ 1 và thứ 2. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Kẻ đúng khung 
mẫu của bảng kế hoạch nuôi trùn. 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt 
động học tập của học viên 
Tiêu chí 2: Điền đủ và đúng 
các nội dung vào bản kế hoạch. 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt 
động học tập của học viên 
Tiêu chí 3: Hoàn chỉnh bảng 
kế hoạch nuôi trùn. 
Quan sát, theo dõi đánh giá hoạt 
động học tập của học viên 
Tiêu chí 4: Tính đúng phần 
thu, chi, lãi ở tháng thứ 1 và 2. 
Giáo viên hướng dẫn học viên của 
các nhóm so với đáp án để kiểm tra chéo 
kết quả của nhau, sau đó giáo viên nhận 
xét, đánh giá. 
Đánh giá chung: Thực hiện 
đúng thời gian và phối hợp phân 
công, tổ chức thực hiện. 
Giáo viên quan sát thực hiện của 
học viên trong quá trình thực hành, thời 
gian hoàn thành, sự phối hợp nhóm. 
5.3. Bài 03: Tạo chất nền nuôi trùn 
5.3.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 03 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Khoanh tròn được đáp án đúng là: 
Câu 1: a; Câu 2: b, Câu 3: d, Câu 4: d, 
Câu 5: a, Câu 6: b, Câu 7: a, Câu 8: b, Câu 9: 
c, Câu 10: b, Câu 11: a, Câu 12: d, . Câu 13: 
c, Câu 14: b, Câu 15: a, Câu 16: a. 
Giáo viên nhận xét, đánh 
giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng 
được 0,625 điểm 
5.3.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành: 
a. Bài thực hành 1.3.1. Chọn lựa và thu gom nguyên liệu làm chất nền 
nuôi trùn. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Tiêu chí 1: Liệt kê các nguyên 
liệu được và không được sử dụng làm 
chất nền nuôi trùn. 
Liệt kê đầy đủ các loại nguyên 
liệu 
110 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Chuẩn bị dụng cụ và 
phương tiện 
Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp. 
Tiêu chí 3: Thu gom 70 kg phân 
gia súc – gia cầm và 30 kg phụ phẩm 
nông nghiệp. 
Quan sát thực hiện của học viên 
trong quá trình thực hành, thu gom 
đúng và đủ nguyên liệu. 
Tiêu chí 4: Vận chuyển nguyên 
liệu về nơi dự trữ đúng thời gian quy 
định. 
Quan sát thao tác thực hiện của 
học viên,cách thức vận chuyển nguyên 
liệu đến nơi dự trữ của từng nhóm. 
Đánh giá chung: 
Tổ chức phân công thực hiện 
công việc. Sự phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho 
các học viên trong nhóm. 
b. Bài thực hành 1.3.2. Thực hiện chuẩn bị 500 kg chất nền để nuôi trùn 
quế bằng phương pháp ủ nóng. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Tiêu chí 1: Chuẩn bị đủ nguyên 
liệu và dụng cụ để ủ nóng phân bò và 
rơm rạ làm chất nền nuôi trùn. 
Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng 
loại. 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao 
động đúng yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của 
học viên 
Tiêu chí 3: Ủ nóng đúng yêu cầu 
kỹ thuật. 
Quan sát sự thực hiện của học 
viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của 
thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Đánh giá chung: 
Chuẩn bị đủ nguyên liệu và ủ 
nóng đúng kỹ thuật. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Đạt yêu cầu 
c. Bài thực hành 1.3.3. Thực hiện chuẩn bị 500 kg chất nền để nuôi trùn 
quế bằng phương pháp ủ hỗn hợp. 
111 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Tiêu chí 1: Chuẩn bị đủ nguyên 
liệu và dụng cụ để ủ hỗn hợp phân dê 
và lục bình làm chất nền nuôi trùn. 
Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng 
loại. 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao 
động đúng yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của 
học viên 
Tiêu chí 3: Ủ hỗn hợp đúng yêu 
cầu kỹ thuật. 
Quan sát sự thực hiện của học 
viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của 
thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Đánh giá chung: 
Chuẩn bị đủ nguyên liệu và ủ 
hỗn hợp đúng kỹ thuật. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Đạt yêu cầu 
5.4. Bài 04: Tạo chất nền nuôi trùn 
5.4.1. Đánh giá các câu hỏi của bài 04 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Khoanh tròn được đáp án đúng là: 
Câu 1: a; Câu 2: a, Câu 3: d, Câu 4: d, 
Câu 5: c, Câu 6: d, Câu 7: b, Câu 8: d, Câu 9: 
d, Câu 10: a. 
Giáo viên nhận xét, đánh 
giá và ghi điểm: Mỗi câu đúng 
được 1 điểm 
5.4.2. Đánh giá bài tập/bài thực hành 
a. Bài thực hành 1.4.1. Thực hiện thu gom và vận chuyển 500 kg phân bò 
tươi về nơi dự trữ để làm thức ăn nuôi trùn quế. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ và 
phương tiện 
Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp 
Tiêu chí 2: Thu gom đủ 500 kg 
phân bò 
Quan sát thực hiện của học viên 
trong quá trình thực hành, thu gom 
đúng và đủ nguyên liệu. 
Tiêu chí 3: Vận chuyển nguyên Quan sát thao tác thực hiện của 
112 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
liệu về nơi dự trữ đúng thời gian quy 
định. 
học viên,cách thức vận chuyển nguyên 
liệu đến nơi dự trữ của từng nhóm 
Đánh giá chung: 
Tổ chức phân công thực hiện 
công việc. Sự phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho 
các học viên trong nhóm. 
b. Bài thực hành 1.4.2. Thực hiện thu gom và vận chuyển 500 kg phụ 
phẩm nông nghiệp (200 kg rơm rạ + 100 kg cây cỏ họ đậu + 200 kg lục bình) 
về nơi dự trữ để làm thức ăn nuôi trùn quế. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ và 
phương tiện. 
Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp. 
Tiêu chí 2: Thu gom đủ 500 kg 
phụ phẩm nông nghiệp. 
Quan sát thực hiện của học viên 
trong quá trình thực hành, thu gom 
đúng và đủ nguyên liệu. 
Tiêu chí 3: Vận chuyển nguyên 
liệu về nơi dự trữ đúng thời gian quy 
định. 
Quan sát thao tác thực hiện của 
học viên,cách thức vận chuyển nguyên 
liệu đến nơi dự trữ của từng nhóm. 
Đánh giá chung: 
Tổ chức phân công thực hiện 
công việc. Sự phối hợp của các thành 
viên trong nhóm. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho 
các học viên trong nhóm. 
c. Bài thực hành 1.4.3. Thực hiện xử lý 150 kg phân bò tươi làm thức ăn 
cho trùn. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 1: Chuẩn bị dụng cụ 
và nơi xử lý. 
Chuẩn bị đầy đủ và phù hợp. 
113 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao 
động đúng yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của học 
viên 
Tiêu chí 3: Xử lý phân bò tươi 
đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Quan sát sự thực hiện của học viên, 
đánh giá mức độ chuẩn xác của thao tác, 
đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Đánh giá chung: 
Tổ chức phân công thực hiện 
công việc. Sự phối hợp của các 
thành viên trong nhóm. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Giáo viên nhận xét, đánh giá cho 
các học viên trong nhóm. 
d. Bài thực hành 1.4.4. Thực hiện xử lý 100 kg phân heo và 100 kg lục 
bình làm thức ăn cho trùn. 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
 Tiêu chí 1: Chuẩn bị đủ nguyên 
liệu và dụng cụ 
Chuẩn bị đầy đủ và đúng chủng 
loại. 
Tiêu chí 2: Mang bảo hộ lao 
động đúng yêu cầu 
Quan sát thao tác thực hiện của 
học viên 
Tiêu chí 3: Ủ nóng đúng yêu cầu 
kỹ thuật. 
Quan sát sự thực hiện của học 
viên, đánh giá mức độ chuẩn xác của 
thao tác, đúng yêu cầu kỹ thuật. 
Đánh giá chung: 
Chuẩn bị đủ nguyên liệu và ủ 
nóng đúng kỹ thuật. 
Hoàn thành đúng thời gian 
Đạt yêu cầu 
114 
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đặng Bửu Long, 2007, Kỹ thuật nuôi trùn quế, Nxb. Nông nghiệp Tp. 
Hồ Chí Minh. 
2. TS. Nguyễn Văn Bảy, 2004, Hướng dẫn kỹ thuật nuôi trùn đất, Nxb. Nông 
nghiệp. 
3. Nguyễn Công Tạn, 2005, Tiếp tục tìm hiểu giá trị to lớn về kinh tế và 
sinh thái của giun và kiến. Triển vọng của nghề nuôi giun, kiến trong nông thôn 
nước ta, Nxb. Nông nghiệp. 
4. Trần Thị Thúy Hằng, 2007, Sử dụng chất thải hữu cơ để nuôi trùn quế 
làm thức ăn cho vật nuôi, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
5. Nguyễn Văn Ben, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để xử lý 
phân heo, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
6. Trần Ngọc My, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để xử lý 
phân vịt, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
7. Trần Tú Linh, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để xử lý 
phân gà, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
8. Trần Thị Minh Sáng, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để 
xử lý phân bò, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
9. Thạch Thị Ngọc Trâm, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để 
xử lý phân thỏ, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
10. Vũ Văn Xuân, 2014, Nghiên cứu khả năng sử dụng trùn quế để xử lý 
phân dê, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. 
11. Một số website sau: 
Trùn Quế Củ Chi ( 
Trùn Quế An Phú ( 
Nông trại Đặng Gia Trang ( 
115 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY 
NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “NUÔI TRÙN QUẾ TỪ PHÂN GIA 
SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP” 
(Kèm theo Quyết định số 41/QĐ-TCĐCĐ ngày 04 tháng 3 năm 2016 
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ) 
1. Chủ nhiệm: Ông Lê Thái Dương - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ 
điện và Nông nghiệp Nam bộ 
2. Phó chủ nhiệm: Bà Nguyễn Thị Chúc – Phó Trưởng khoa Nông 
nghiệp, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 
3. Thư ký: Bà Huỳnh Hạnh Ngôn – Cán bộ phòng Đào tạo, Trường Cao 
đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 
4. Các ủy viên: 
- Bà Dương Minh Hiền - Cán bộ Trung tâm đào tạo nghề cho lao động 
nông thôn, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 
- Bà Nguyễn Thị Thùy Linh - Cán bộ phòng Quản trị – Đời sống, Trường 
Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ 
- Ông Tiền Ngọc Tiên - Cán bộ Trung tâm thú y vùng VII 
- Ông Nguyễn Ngọc Thạch - Cán bộ Tổ chức Heifer International tại Cần 
Thơ 
116 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ “NUÔI TRÙN QUẾ TỪ 
PHÂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP” 
(Kèm theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-TCCB ngày 30 tháng 3 năm 2016 
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 
1. Chủ tịch: Đặng Thị Mộng Quyên – Phó hiệu Trưởng, Trường Cao 
đẳng Lương thực - Thực phẩm 
2. Phó chủ tịch: Ông Nguyễn Thế Hinh – Giám đốc Dự án Hỗ trợ nông 
nghiệp Các bon thấp 
3. Thư ký: Ông Vũ Duy Tùng – Chuyên viên chính, Cục Kinh tế hợp tác 
và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
4. Các ủy viên: 
- Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Vụ Tổ chức 
cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 
- Ông Tạ Hữu Nghĩa – Trưởng phòng Giảm nghèo và An sinh xã hội, Cục 
Kinh tế hợp tác và PTNT, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
- Ông Nguyễn Minh Trí – Phó giám đốc, Trung tâm giống cây trồng, vật 
nuôi, thủy sản Thành phố Cần Thơ 
- Ông Đào Hùng – Trưởng khoa Nông nghiệp, Trường Cao đẳng Cơ điện 
và Nông nghiệp Nam Bộ. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_nuoi_trun.pdf