Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học

A. Nội dung

1. Giới thiệu về phân bón

1.1. Khái niệm phân bón và vai trò của phân bón

- Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Phân bón chứa

một hoặc nhiều yếu tố dinh dưỡng vô cơ đa lượng, trung lượng, vi lượng (trong

đó có đất hiếm), chất hữu cơ, vi sinh vật (VSV) có ích, có một hoặc nhiều: chất

giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh trưởng

thực vật, phụ gia, yếu tố hạn chế sử dụng.

- Thiếu phân cây không thể sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.

- Phân bón có vai trò quan trọng trong thâm canh tăng năng suất cây trồng,

bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất. Muốn phát huy được tác

dụng của phân bón cần phải bón phân hợp lý. Một số lưu ý để nâng cao hiệu quả

sử dụng phân bón được mô tả ở hình 1.1.1.8

Hình 1.1.1. Một số lưu ý trong bón phân để phát huy vai trò của phân

1.2. Thành phần của phân bón

1.2.1. Yếu tố dinh dưỡng vô cơ

- Yếu tố dinh dưỡng đa lượng: gồm có đạm ký hiệu là N (tính bằng Ni tơ

tổng số); lân ký hiệu là P dạng dễ tiêu (tính bằng P2O5 hữu hiệu hoặc P hữu

hiệu) và kali ký hiệu là K dạng dễ tiêu (tính bằng K2O hữu hiệu hoặc K hữu

hiệu), cây trồng có thể dễ dàng hấp thu được.

- Yếu tố dinh dưỡng trung lượng: gồm có can xi (được tính bằng Ca hoặc

CaO), magiê (được tính bằng Mg hoặc MgO), lưu huỳnh (được tính bằng S) và

silíc (được tính bằng Si hoặc SiO2 hoà tan) dạng dễ tiêu, cây trồng có thể dễ

dàng hấp thu được.

- Yếu tố dinh dưỡng vi lượng: gồm có bo (được tính bằng B), co ban (được

tính bằng Co), đồng (được tính bằng Cu hoặc CuO), sắt (được tính bằng Fe),

mangan (được tính bằng Mn hoặc MnO), molipđen (được tính bằng Mo) và

kẽm (được tính bằng Zn hoặc ZnO) dạng dễ tiêu, cây trồng có thể dễ dàng hấp

thu được.

- Yếu tố dinh dưỡng đất hiếm: là một trong số 17 nguyên tố sau: Scandium

(số thứ tự 21), yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy lanthanides (số

thứ tự từ số 57-71: lanthanum, cerium, praseodymium, neodymium,

promethium, samarium, europium, gadolinium, terbium, dysprosium, holmium,

erbium, thulium, ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn Menđêleép.

1.2.2. Yếu tố dinh dưỡng hữu cơ

Bao gồm các thành phần: chất hữu cơ, axit amin, vitamin, axit humic, axit

fulvic,

1.2.3. Yếu tố vi sinh vật

Bao gồm các vi sinh có lợi như VSV cố định đạm, phân giải lân, phân giải

Loại hình đất trồng

• Các yếu tố của đất trồng có

ảnh hưởng đến sự hấp thụ,

vận chuyển chất dinh

dưỡng cho cây

•Sinh vật đất .

Điều kiện trồng trọt

•Sự cung cấp đầy đủ nước sẽ

làm cho sự hấp thụ chất

khoáng được dễ dàng hơn

•Yếu tố môi trường: ánh

sáng, nhiệt độ, khí .

Bản chất của cây trồng

•Sự hấp thụ của hệ rễ của

cây là khác nhau: rễ chùm

đất mặt, rễ cọc đất sâu.

•Thời gian sinh trưởng của

cây .9

xenlulo

1.2.4. Các yếu tố hạn chế sử dụng

Là các kim loại nặng gồm: Asen (As), cadimi (Cd), chì (Pb), thủy ngân

(Hg), titan (Ti) crôm (Cr) hoặc các vi khuẩn gây bệnh gồm: vi

khuẩn Escherichia coli (E.coli), Salmonella hoặc các chất độc hại khác như:

biuret, axit tự do với hàm lượng cho phép được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia.

Ngoài ra, trong phân bón còn có chứa chất giữ ẩm, chất hỗ trợ tăng hiệu

suất sử dụng phân bón, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, chất phụ gia

1.3. Phân loại phân bón

1.3.1. Phân loại theo nguồn gốc phân bón

- Có thể chia làm hai loại: phân hữu cơ và phân vô cơ hay phân bón hóa

học (phân khoáng).

- Phân khoáng là loại phân bón cung cấp trực tiếp cho cây trồng các hợp

chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K, các nguyên tố trung và vi lượng

đối với cây trồng. Trong phân khoáng lại chia ra các loại hợp chất chứa đạm,

chứa lân, chứa kali và phân trung, vi lượng. Một số sản phẩm phân vô cơ đơn

phổ biến hiện nay được giới thiệu ở hình 1.1.2.

Hình 1.1.2. Một số sản phẩm phân vô cơ đơn

- Phân hữu cơ là các chất hữu c

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 78 trang xuanhieu 5560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học

Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học
 đạt từ 15 đến 
20%. Cây xanh giúp giảm tác động của tiếng ồn, cũng như cải thiện cảnh quang 
môi trường làm việc. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Câu hỏi 
Câu 1. Hãy nêu một số khái niệm sau: 
- An toàn lao động ; 
- Vệ sinh lao động ; 
- Yếu tố nguy hiểm; 
- Yếu tố có hại; 
- Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; 
- Tai nạn lao động; 
- Bệnh nghề nghiệp; 
Câu 2. Tại sao phải thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động? 
Câu 3. Nêu trách nhiệm và nghĩa vụ của người lao động trong công tác an 
toàn – vệ sinh lao động ? 
2. Bài tập thực hành 
2.1. Bài tập thực hành 1.3.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động 
a. Vận dụng kiến thức đã học hãy đưa ra những nguy cơ gây mất an toàn – 
vệ sinh lao động và biện pháp đảm bảo trong cơ sở sản xuất phân HCSH theo 
mẫu dưới đây: 
Nguy cơ Biện pháp đảm bảo 
A. Mất an toàn lao động 
68 
Nguy cơ Biện pháp đảm bảo 
- 
- 
... 
B. Mất vệ sinh lao động 
- 
- 
- ... 
b. Thực hiện lập Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động của tổ sản xuất bao 
gồm: nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức 
thực hiện. 
 Nội dung của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động ít nhất phải có các thông 
tin sau: 
- Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ; 
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; 
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; 
- Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; 
- Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động. 
2.2. Bài tập thực hành 1.3.2. Mang mặc đồ bảo hộ lao động 
Thực hiện đầy đủ các thao tác trong quy trình mang mặc đồ bảo hộ lao 
động trước khi vào sản xuất. 
C. Ghi nhớ 
Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn 
- vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động và đôn 
đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, đánh 
giá rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp góp phần giảm thiểu 
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 
69 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun 
- Vị trí: Chuẩn bị điều kiện sản xuất phân hữu cơ sinh học là mô đun 
chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo dưới 3 tháng, nghề “Sản xuất 
phân hữu cơ sinh học từ phân trâu, bò và bã bùn mía” được giảng dạy đầu tiên. 
- Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành, nên 
tổ chức giảng dạy tại cơ sở có đầy đủ nhà xưởng, máy móc và trang thiết bị cần 
thiết cho việc dạy và học. 
II. Mục tiêu 
- Kiến thức 
+ Khái quát được quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm phân hữu cơ sinh 
học và các quy định trong sản suất và kinh doanh phân bón; 
+ Nêu được các yêu cầu về bố trí nhà xưởng sản xuất phân hữu cơ sinh 
học; yêu cầu đối với hệ thống cấp nước, hệ thống thông gió, điện và chiếu sáng, 
hệ thống thu gom chất thải, nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động, hệ 
thống phòng chống cháy nổ trong khu vực sản xuất phân hữu cơ sinh học; 
+ Mô tả được cách thức thực hiện chuẩn bị nhà xưởng phục vụ sản xuất 
phân hữu cơ sinh học; 
+ Áp dụng được các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh 
nghề nghiệp, phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động khi tham gia sản 
xuất phân hữu cơ sinh học. 
- Kỹ năng 
+ Kiểm tra, vệ sinh nhà xưởng sản xuất phân hữu cơ sinh học đúng quy 
trình và đạt yêu cầu; 
+ Thực hiện mang mặc, bảo hộ lao động và biện pháp vệ sinh lao động 
đúng quy định; 
+ Thực hiện được biện pháp cơ bản về kỹ thuật an toàn và phòng chống 
cháy nổ trong nhà xưởng sản xuất. 
- Thái độ 
+ Tuân thủ quy định an toàn lao động, vệ sinh môi trường; 
+ Có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ và 
chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp; 
+ Có ý thức về việc thực thi đúng pháp luật trong sản xuất, kinh doanh 
phân bón. 
III. Nội dung chính của mô đun 
70 
Mã bài Tên bài 
Loại 
bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra 
MĐ01-01 
Giới thiệu phân 
bón và sản phẩm 
phân hữu cơ sinh 
học 
Tích 
hợp 
Phòng 
học 
16 6 10 - 
MĐ01-02 
Chuẩn bị và vệ 
sinh nhà xưởng sản 
xuất phân hữu cơ 
sinh học 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/ 
Nhà 
xưởng 
16 4 12 - 
MĐ01-03 
Đảm bảo an toàn – 
vệ sinh lao động 
trong sản xuất 
phân hữu cơ sinh 
học 
Tích 
hợp 
Phòng 
học/ 
Nhà 
xưởng 
12 2 10 - 
 Kiểm tra hết mô đun 4 0 0 4 
 Cộng 48 12 32 4 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài tập 1.1.1. Phân bón hữu cơ và phân bón khác 
- Mục tiêu: Nêu được khái niệm phân hữu cơ và phân bón khác; Liệt kê 
được chỉ tiêu chất lượng chính và yếu tố hạn chế trong phân bón hữu cơ và phân 
bón khác; 
- Nguồn lực: giấy A1, bút lông 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 – 5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm thảo luận, hoàn 
thiện bài tập theo từng nội dung a, b, c, d và cử đại diện nhóm trình bày. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm/ 1 nội dung. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: 
+ Hoàn thiện bài tập đúng thời gian quy định. 
+ Được đánh giá đạt yêu cầu. 
4.2. Bài tập 1.1.2. Xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
- Mục tiêu: Xây dựng được quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học; 
- Nguồn lực: Đề bài, giấy A1, bút lông 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3-5 học viên/nhóm). 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: mỗi nhóm thảo luận, hoàn 
thiện bài tập theo từng nội dung a, b và cử đại diện nhóm trình bày 
71 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 nhóm/nội dung 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Hoàn thiện bài tập đúng thời gian quy định. 
+ Được đánh giá đạt yêu cầu. 
4.3. Bài tập 1.1.3. Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân 
bón hữu cơ 
- Mục tiêu: Xác định được điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ, 
phân bón khác theo quy định 
- Nguồn lực: Đề bài, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Mỗi học viên tự thực hiện bài tập của mình 
- Nhiệm vụ của học viên khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị nội dung trên giấy, 
giáo viên sẽ vấn đáp từng học viên. 
- Thời gian hoàn thành: 30 phút/1 học viên. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Hoàn thiện bài tập đúng thời gian quy định. 
+ Được đánh giá đạt yêu cầu. 
4.4. Bài tập 1.2.1. Bố trí nhà xưởng 
- Mục tiêu: Bố trí nhà xưởng đạt yêu cầu 
- Nguồn lực: giấy, bút 
- Cách thức tiến hành: Mỗi học viên tự thực hiện bài tập của mình 
- Nhiệm vụ của học viên khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị nội dung trên giấy, 
giáo viên sẽ vấn đáp từng học viên. 
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Hoàn thiện bài tập đúng thời gian quy định. 
+ Được đánh giá đạt yêu cầu. 
4.5. Bài tập1.2.2. Chuẩn bị hệ thống phòng chống cháy nổ 
- Mục tiêu: Nêu được các yêu cầu thực hiện chuẩn bị hệ thống phòng chống 
cháy nổ ... đảm bảo quy định 
- Nguồn lực: Đề bài, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Mỗi học viên tự thực hiện bài tập của mình 
- Nhiệm vụ của học viên khi thực hiện bài tập: Chuẩn bị nội dung trên giấy, 
giáo viên sẽ vấn đáp từng học viên. 
- Thời gian hoàn thành: 15 phút/1 học viên. 
72 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Hoàn thiện bài tập đúng thời gian quy định. 
+ Được đánh giá đạt yêu cầu. 
4.6. Bài tập 1.2.3. Vệ sinh nhà xưởng 
- Mục tiêu: Lựa chọn, chuẩn bị được đầy đủ dụng cụ vệ sinh nhà xưởng và 
thực hiện vệ sinh nhà xưởng đúng yêu cầu quy định 
- Nguồn lực: Dụng cụ, hóa chất vệ sinh, các khu vực của nhà xưởng 
- Cách thức tổ chức: Chia các nhóm nhỏ (3  5 học viên/nhóm). 
- Nhiêṃ vu:̣ Mỗi nhóm nhận nhiệm vụ thực hiện vệ sinh từng khu vực 
Các hoaṭ đôṇg cần thưc̣ hiêṇ: 
 + Chuẩn bị dung cụ, hóa chất .... 
 + Thưc̣ hiêṇ vệ sinh theo đúng quy trình 
- Thời gian hoàn thành: 2-4 giờ/1 nhóm. 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thưc̣ hành: 
+ Thưc̣ hiêṇ vệ sinh theo đúng trı̀nh tư;̣ 
+ Đánh giá đạt yêu cầu. 
4.7. Bài tập 1.3.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động 
- Mục tiêu: Thực hiện các yêu về an toàn – vệ sinh lao động trong sản xuất 
đúng quy định và đạt yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: giấy, bút. 
- Cách thức tiến hành: Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên 
- Nhiệm vụ mỗi nhóm khi thực hiện bài tập: các nhóm thảo luận và hoàn 
thành từng nội dung mà đề bài yêu cầu. Bài chuẩn bị của các nhóm sẽ được 
chuyển sang nhóm khác mà giáo viên đã chỉ định để đánh giá, góp ý. Nhóm 
đánh giá sau khi xem xét bài làm của nhóm bạn sẽ trao đổi lại và ghi ra những 
sai sót của bạn và sau đó nhóm chủ biên nhận những đóng góp của bạn và tự 
xem xét lại bài làm của nhóm mình, tự chỉnh sửa và nộp lại cho giáo viên 
- Thời gian hoàn thành: 04 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn cần đạt được của bài tập: 
+ Hoàn thành bài làm đúng thời gian; 
+ Ghi đủ các yêu cầu của 02 nội dung đề bài và đạt mục tiêu đã nêu. 
4.8. Bài tập thực hành 1.3.2. Mang mặc đồ bảo hộ lao động 
- Mục tiêu: Mang mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ và đúng trình tự trước khi 
vào sản xuất. 
- Nguồn lực: Áo, quần bảo hộ lao động, ủng, găng tay, khẩu trang, trùm 
73 
tóc, mũ. 
- Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo từng học viên. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Thực hiện đầy đủ quy trình 
mang mặc đồ bảo hộ lao động trước khi vào sản xuất. 
- Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: 
+ Thực hiện đúng và đầy đủ thứ tự các bước; 
+ Đạt yêu cầu. 
V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài tập 1.1.1. Phân bón hữu cơ và phân bón khác 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên kiểm tra câu trả lời của học viên, đánh giá mức độ tiếp thu bài 
của học viên, từ đó có những diễn giải thích hợp đưa ra đáp án chính xác và 
cho điểm. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Khái niệm phân hữu cơ và phân 
bón khác 
Chấm bài căn cứ đáp án 
Chỉ tiêu chất lượng chính và yếu tố 
hạn chế trong phân bón hữu cơ và 
phân bón khác 
Chấm bài căn cứ đáp án 
5.2. Bài tập 1.1.2. Xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ sinh học. 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên đọc và đánh giá bài làm của từng nhóm, đưa ra nhận xét và 
cho điểm. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Các hệ thống ủ Phát vấn đánh giá 
Quy trình sản xuất Chấm bài căn cứ đáp án 
5.3. Bài tập 1.1.3. Quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân 
bón hữu cơ 
74 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên chấm bài làm của mỗi học viên. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Điều kiện sản xuất. Đối chiếu với đáp án 
Điều kiện kinh doanh Đối chiếu với đáp án 
Điền mẫu đơn đầy đủ thông tin Đối chiếu với đáp án 
5.4. Bài tập 1.2.1. Bố trí nhà xưởng 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên chấm bài làm của mỗi học viên. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Vị trí các khu trong nhà xưởng Đối chiếu với đáp án 
5.5. Bài tập1.2.2. Chuẩn bị hệ thống phòng chống cháy nổ 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên chấm bài làm của mỗi học viên. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Các yêu cầu thực hiện chuẩn bị hệ 
thống phòng chống cháy nổ 
Đối chiếu với đáp án 
5.6. Bài tập 1.2.3. Vệ sinh nhà xưởng 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực 
hành theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm khác theo sự phân 
công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá. 
b) Tiêu chí đánh giá 
75 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Các bước vệ sinh theo quy định tại từng khu 
vực 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thời gian vệ sinh đúng yêu cầu (2giờ/nhóm) Theo dõi thời gian của từng 
nhóm 
5.7. Bài tập 1.3.1. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực 
hành theo các tiêu chí xác định; 
- Các nhóm thực hiện đánh giá chéo theo sự phân công; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thời gian làm bài Quy định thời gian làm bài 
Các yêu về an toàn – vệ sinh lao 
động 
Đối chiếu với phiếu đánh giá 
Bảng kế hoạch Phát vấn đánh giá 
Kỹ năng nhận xét đánh giá Kiểm tra các bản nhận xét 
5.8. Bài tập thực hành 1.3.2. Mang mặc đồ bảo hộ lao động 
a) Hướng dẫn đánh giá 
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, góp ý bài thực hành theo các 
tiêu chí xác định; 
- Các nhóm đánh giá kết quả bài thực hành của từng cá nhân của nhóm; 
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho mỗi nhóm và đánh giá cá nhân. 
b) Tiêu chí đánh giá 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
Thực hiện đầy đủ các thao tác trong quy trình 
mang mặc đồ bảo hộ lao động trước khi vào 
sản xuất. 
Quan sát, đối chiếu quy định 
Thời gian thực hiện đúng yêu cầu (10 phút/học 
viên) 
Theo dõi thời gian của từng cá 
nhân 
76 
VI. Tài liệu tham khảo 
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Sơ đồ phân tích nghề 
và bộ phiếu phân tích công việc nghề Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân 
chuồng và bã bùn mía. 
[2]. Lương Đức Phẩm (2011), Sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học 
trong nông nghiệp, Nhà xuất bản giáo dục. 
[3]. Hoàng Trí (2014), Giáo trình An toàn lao động và môi trường công 
nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 
[4]. Luật số: 84/2015/QH13, Luật An toàn vệ sinh lao động. 
[5]. Các văn bản quản lý nhà nước hiện hành về phân bón. 
[6]. Designing, constructing and operating composting facilities, 
Authorised and published by Environment Protection Authority Victoria. 200 
Victoria Street, Carlton, 3053. Publication 1588* March, 2015. 
[7]. Environment Canada (2013), Technical Document on Municipal Solid 
Waste Organics Processing, Gatineau QC K1A 0H3, Canada. 
77 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH,BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ 
(Theo Quyết định số 142/QĐ-TCĐLTTP-ĐT ngày 04/3/2016, của Hiệu trưởng 
Trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm 
1 Bà Huỳnh Thị Kim Cúc Chủ nhiệm 
2 Ông Đỗ Chí Thịnh Phó chủ nhiệm 
3 Bà Lê Thị Thảo Tiên Thư ký 
4 Bà Trần Thị Lệ Hằng Ủy viên 
5 Ông Đặng Quang Hải Ủy viên 
6 Bà Hoàng Thị Thu Giang Ủy viên 
7 Bà Hồ Thị Mỹ Linh Ủy viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO 
TRÌNH DẠY NGHỀ 
(Theo Quyết định số 1025/QĐ-BNN-KTHT ngày 30/3/2016 , của Bộ trưởng Bộ 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 
1 Ông Lê Thái Dương Chủ tịch 
2 Ông Nguyễn Thế Hinh Phó Chủ tịch 
3 Ông Vũ Duy Tùng Thư ký 
4 Ông Nguyễn Văn Lân Ủy viên 
5 Bà Trần Thị Loan Ủy viên 
6 Ông Thái Văn Quang Ủy viên 
7 Bà Phạm Thị Kim Cúc Ủy viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_dieu_kien_san_xuat_phan_huu_co_si.pdf