Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất - Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn sử dụng trồng rau, hoa, cây cảnh
1. Chuẩn bị địa điểm sản xuất
1.1. Xác định vị trí sản xuất
Địa điểm phải là nơi đất cao ráo, có nền đất phải chắc chắn, thoáng mát,
bằng phẳng hoặc hơi dốc, tránh bị nước ngập khi mưa lũ, lầy lội ẩm thấp
và tránh chọn khu đất quá đắt tiền làm tăng chi phí xây dựng cơ sở sản
xuất, dẫn đến khó thu hồi vốn.
Địa điểm sản xuất phải thuận tiện giao thông để thuận lợi vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm, như vậy sẽ tiết kiệm được cho chi phí và
thời gian vận chuyển đi lại.
Chuẩn bị dụng cụ
và trang thiết bị
Chuẩn bị nhà xưởng,
dụng cụ và thiết bị
sản xuất
Chuẩn bị nhà
xưởng
Chuẩn bị nhà chứa
nguyên liệu
Chuẩn bị nhà ủ
Chuẩn bị nhà xưởng
tinh chế phân
Chuẩn bị kho bảo
quản phân
Chuẩn bị hố chứa
chất loại thải
Chuẩn bị hàng rào
bao xung quanh
Chuẩn bị máy nghiền
và máy sấy
Chuẩn bị dụng cụ
thiết bị đóng bao
Chuẩn bị dụng cụ
vận chuyển
Chuẩn bị máy móc,
dụng cụ đảo trộn
Chuẩn bị bảo hộ lao
động7
Vị trí xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ phải ở cuối hướng gió chính
so với khu dân cư để tránh đưa hơi phân và mầm bệnh vào khu vực dân
cư. Cách xa các trung tâm công cộng.
Có đủ nguồn điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.
Hình 2.1.1. Vị trí sản xuất phân hữu cơ sinh học
1.2. Xác định điều kiện đất đai
Diện tích đất đai phục vụ sản xuất phân hữu cơ phải đảm bảo:
Diện tích đất có đủ để xây dựng nhà xưởng sản xuất phân bón; diện tích
mặt bằng giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm
Có diện tích kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu.
Có đủ diện tích dự phòng để mở rộng quy mô.
Chọn vùng đất kém chất lượng, giá đất mua hoặc thuê phải rẻ tiền.
1.3. Xác định nguồn nước
Số lượng nước có khả năng cung cấp đủ phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt (nước ngầm hoặc nước mặt).
Tiêu chuẩn chất lượng nước dùng trong sản xuất phải sạch, không ô
nhiễm.
Lấy mẫu nước mang đi kiểm tra, đánh giá chất lượng nước ở những trung
tâm kiểm nghiệm uy tín.
1.4. Xác định khu vực xung quanh nhà xưởng
Xung quanh cơ sở sản xuất phân hữu cơ phải có hàng rào để bảo vệ và
ngăn không cho gia súc và người lạ xâm nhập vào như: xây tường bao
hay hàng rào lưới sắt, tốt nhất là đào hào xung quanh
Xung quanh cơ sở sản xuất phân hữu cơ trồng cây xanh chống bão và
bụi.8
1.5. Sơ đồ bố trí nhà xưởng sản xuất
Các nguyên tắc bố trí các khu vực trong nhà xưởng:
Các khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực ủ, khu tinh chế,
khu vực hoàn thiện sản phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và
các khu vực phụ trợ liên quan phải được bố trí tách biệt;
Nguyên liệu, từ nhiều nguồn khác nhau phải được phân riêng;
Khu vực tiếp nhận và xử lý nguyên liệu nên đặt ở đầu dây chuyền, khu
vực bảo quản nên đặt ở cuối dây chuyền.
Tách riêng khu vực sạch và bẩn càng xa nhau càng tốt.
Các thùng chứa chất thải phải để nơi thuận tiện và phải đậy kín để đảm
bảo vệ sinh. Có thể bố trí nhà chứa và xử lý chất loại thải ngoài khu vực
nhà xưởng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất - Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn sử dụng trồng rau, hoa, cây cảnh
ông rộng quá 3m, chiều sâu 1,5 - 3m (tuỳ vào mực nước ngầm), chiều dài không cố định; Tính toán kích thước hố chôn: Thể tích hố gấp 3-4 lần khối lượng cần chôn. Ví dụ kích thước hố: • Kích thước hố chôn 1 tấn chất thải hay xác gia cầm: sâu (1,5 - 2m) x rộng (1,5-2m) x dài (1,5 -2m); • Kích thước hố chôn 5 tấn chất thải hay xác gia cầm: sâu (2 - 3m) x rộng (2,5 -3m) x dài (3 -4m) 3- Trình tự chôn lấp Hố được đào xong (bằng máy hoăc bằng tay); Rải một lớp vôi bột (1kg/1m2 diện tích đáy hố chôn); Không cần dùng xăng đốt các chất trong hố chôn; Đổ các bao chứa chất thải loại bỏ xuống hố, Phun thuốc sát trùng (chlorine, glutaraldehyde hoặc vôi bột trên bề mặt đống); dồn đất xuống hố, nén chặt; Đắp thêm đất trên mặt hố. Lớp đất trên yêu cầu tối thiểu cao hơn mặt đất 60cm - 1m; Rải một lớp vôi bột phủ kín bề mặt hố và phun thuốc sát trùng (nhóm chlorin, Iodine hoặc glutaraldehyde) khu vực vừa xử lý; Hình 2.3.2. Thiêu hủy gà chết do bệnh Hình 2.3.1. Chôn lấp gà chết do bệnh 2.5. Đánh giá kết quả xử lý Kiểm tra sau khi thiêu đốt: chất thải phải cháy hoàn toàn thành tro. 56 Kiểm tra sau khi chôn lấp Khu vực chôn lấp phải được kiểm tra 1 tuần/lần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp. Nếu phát hiện thấy hiện tượng lún, sụp, bốc mùi hôi cần có biện pháp xử lý: lấp đất, phun thuốc sát trùng Các hộ gia đình hoặc các trang trại cách hố chôn < 100m, cần lấy mẫu kiểm tra nguồn nước sau khi chôn lấp và kiểm tra lại 6 tháng /lần để kịp thời phát hiện ô nhiễm nguồn nước, có biện pháp xử lý; Mẫu nước yêu cầu được kiểm tra các chỉ tiêu COD, BOD, TN, TP, E.coli và mầm bệnh. B. Bài tập thực hành và (hoặc) các sản phẩm thực hành của học viên 1. Các câu hỏi: Câu 1. Liệt kê các trang thiết bị, dụng cụ và máy móc sơ chế các loại nguyên phụ liệu. Câu 2. Xác định số lượng, tỷ lệ các nguyên phụ liệu và vôi bột. Câu 3. Trình bày kỹ thuật phối trộn nguyên phụ liệu sơ chế. Câu 4. Nêu các phương pháp và kỹ thuật xử lý sơ chế các chất loại bỏ. 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành số 2.3.1: Thực hiện công việc sơ chế các loại nguyên liệu 2.2. Bài thực hành số 2.3.2: Thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn loại bỏ. C. Ghi nhớ - Các nguyên phụ liệu phải được trộn đều với vôi bột với tỷ lệ 1%. - Các chất loại bỏ phải được xử lý không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 57 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Vị trí: Mô đun chuẩn bị điều kiện sản xuất là mô đun cơ sở nghề trong chương trình dạy nghề trình độ dưới 3 tháng nghề sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh; được giảng dạy sau mô đun sản xuất phân hữu cơ sinh học. Mô đun chuẩn bị điều kiện sản xuất có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Mô đun chuẩn điều kiện sản xuất được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp trong điều kiện cơ sở đang sản xuất phân hữu cơ nhằm giúp người học nghề có năng lực thực hành chuẩn bị điều kiện sản xuất. II. Mục tiêu: - Kiến thức + Ne được các yêu cầu kỹ thuật của một địa điểm sản xuất phân hữu cơ sinh học. + Mô tả được cấu tạo và nêu được cách sử dụng các loại dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất phân hữu cơ sinh học + Liệt kê được đặc điểm của các loại chất thải chăn nuôi + Mô tả được các bước thu gom và phân loại các loại chất thải chăn nuôi. + Mô tả được phương pháp sơ chế và xử lý các loại chất thải chăn nuôi. - Kỹ năng + Chuẩn bị được địa điểm sản xuất phân hữu cơ sinh học đúng yêu cầu kỹ thuật. + Chuẩn bị được các loại dụng cụ, trang thiết bị sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật, hoạt động tốt, an toàn lao động. + Đánh giá được đặc điểm của các loại chất thải chăn nuôi. + Thực hiện thu gom và phân loại được các loại chất thải chăn nuôi. + Thực hiện được các bước công việc sơ chế và xử lý chất thải chăn nuôi - Thái độ + Cẩn thận, khách quan, trung thực. + Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chuẩn bị dụng cụ, thiết bị sản xuất. + Tuân thủ quy trình thu gom, sơ chế và xử lý các loại nguyên liệu 58 + Có ý thức bảo vệ môi trường và an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ02-01 Chuẩn bị hạ tẩng sản xuất Tích hợp Cơ sở sản xuất 12 2 9 1 MĐ02-02 Chuẩn bị các nguồn nguyên liệu Tích hợp Cơ sở sản xuất 10 2 7 1 MĐ02-03 Sơ chế và xử lý các loại nguyên liệu Tích hợp Cơ sở sản xuất 8 1 7 Kiểm tra hết mô đun 2 2 Cộng 32 5 23 4 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.1.1: Khảo sát và đánh giá một số địa điểm sản xuất. - Mục tiêu: Khảo sát và đánh giá được đặc điểm địa hình, diện tích, nguồn nước, ảnh hưởng ngoại cảnh và xã hội một số địa điểm khảo sát. - Nguồn lực: Biểu mẫu, máy tính, bảng thông tin về đặc điểm địa hình, diện tích, nguồn nước, ảnh hưởng ngoại cảnh và xã hội của một số địa điểm, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát và đánh giá một số địa điểm sản xuất. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Khảo sát đánh giá vị trí địa lý + Khảo sát đánh giá điều kiện đất đai + Khảo sát đánh giá nguồn nước + Khảo sát đánh giá khu vực xung quanh - Thời gian hoàn thành: 3 giờ 59 - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: khảo sát, phân tích đặc điểm địa hình, diện tích, nguồn nước, ảnh hưởng ngoại cảnh và xã hội của một số địa điểm, đánh giá chính xác về đặc điểm của các địa điểm. 4.2. Bài thực hành số 2.1.2: Thực hiện chuẩn bị nhà xưởng, dụng cụ và thiết bị sản xuất. - Mục tiêu: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhà xưởng, dụng cụ và thiết bị sản xuất đáp ứng phục vụ cho nhu cầu sản xuất. - Nguồn lực: nhà xưởng, dụng cụ và thiết bị sản xuất, bảng tiêu chuẩn nhà xưởng, bảng tiêu chuẩn dụng cụ và thiết bị sản xuất, máy tính, máy in, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện chuẩn bị các điều kiện về nhà xưởng, dụng cụ và thiết bị sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Chuẩn bị nhà xưởng + Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị sản xuất. + Đánh giá chất lượng nhà xưởng, dụng cụ và thiết bị sản xuất - Thời gian hoàn thành: 6 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Nhà xưởng được chuẩn bị đúng yêu cầu kỹ thuật, thiết bị và dụng cụ được kiểm tra về số lượng, độ chắc chắn, độ hỏng hóc và vận hành thủ hoạt động tốt trước khi sử dụng. 4.3. Bài thực hành số 2.2.1: Khảo sát, đánh giá đặc điểm các loại nguyên liệu - Mục tiêu: Khảo sát được các cơ sở cung cấp nguồn nguyên liệu, đánh giá đúng đặc điểm và trữ lượng có thể cung cấp được cho cơ sở sản xuất. - Nguồn lực: Biểu mẫu, danh sách các thông tin về cơ sở cung cấp nguyên liệu và đối thủ cạnh tranh, máy tính, máy in, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện khảo sát các cơ sở cung cấp trữ lượng nguyên liệu. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Xác định các cơ sở cung cấp nguyên liệu 60 + Xác định đặc điểm của từng loại nguyên liệu + Tính toán và lựa chọn được các cơ sở cung cấp đủ trữ lượng nguyên liệu - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Liệt kê được các cơ sở cung cấp nguồn nguyên liệu, lựa chọn được cơ sở cung cấp nguyên liệu. 4.4. Bài thực hành số 2.2.2: Thu gom, phân loại và đánh giá các loại các nguồn nguyên liệu - Mục tiêu: Thu gom, phân loại và đánh giá được các loại các nguồn nguyên liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nguồn lực: Dụng cụ và phương tiện thu gom, biểu mẫu phân loại, các loại nguyên liệu, giấy bút. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện thu gom, phân loại và đánh giá các loại các nguồn nguyên liệu. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Thực hiện thu gom nguyên liệu + Phân loại nguyên liệu - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Các nguyên liệu được thu gom đủ số lượng, nguyên liệu được phân ra thành các loại riêng theo nguồn gốc và thành phần nguyên liệu. 4.5. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.3.1: Thực hiện công việc sơ chế các loại nguyên liệu - Mục tiêu: Nguyên liệu được sơ chế đản bảo đúng tỷ lệ, đồng đều và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Nguồn lực: các loại nguyên liệu, vôi bột, dụng cụ đảo trộn (cào, cuốc, xẻng, máy trộn) nguyên liệu - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện bán hàng. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 61 + Xác định nguyên liệu và tỷ lệ phối trộn + Phối trộn nguyên liệu + Đánh giá kết quả phối trộn - Thời gian hoàn thành: 3 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Nguyên phụ liệu và vôi bột được phối trộn đúng tỷ lệ quy định và độ đồng đều. 4.6. Đánh giá Bài tập/thực hành 2.3.2: Thực hiện xử lý chất thải chăn nuôi dạng rắn loại bỏ - Mục tiêu: Các nguyên liệu loại bỏ được được xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Nguồn lực: các loại nguyên liệu loại bỏ, xăng dầu, củi, lò thiêu, hố chôn. - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện xử lý nguyên liệu loại bỏ - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Thực hiện thiêu đốt nguyên liệu loại bỏ + Thực hiện chôn lấp các nguyên liệu loại bỏ - Thời gian hoàn thành: 4 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Nguyên liệu loại bỏ được thiêu đốt và chôn lấp đúng kỹ thuật và không gây ô nhiễm môi trường. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chuẩn bị hạ tầng sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp của các yêu cầu về vị trí sản xuất phân hữu cơ sinh học; 1. Kiểm tra sự phù hợp của các yêu cầy kỹ thuật về vị trí sản xuất; 2. Xác định đúng các điều kiện đất đai cho một cơ sở sản xuất; 2. Kiểm tra kết quả xác định các điều kiện đất đai của một cơ sở sản xuất; 62 3. Sự phù hợp của các yêu cầu về nguồn nước của sản xuất phân hữu cơ sinh học; 3. So sánh với các nhu cầu và các tiêu chuẩn về nguồn nước phục vụ sản xuất phân hữu cơ sinh học; 5. Sự phù hợp của các điều kiện xung quanh về sản xuất phân hữu cơ sinh học; 4. Kiểm tra các tiêu chuẩn điều kiện xung quanh của sản xuất phân hữu cơ sinh học; 6. Liệt kê được các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc; 6. Kiểm tra tên, chủng loại các loại trang thiết bị, dụng cụ, máy móc; 7. Sự phù hợp về các thông số kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc; 7. Quan sát, kiểm tra các thông số kỹ thuật của các trang thiết bị, dụng cụ, máy móc; 8. Sự phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật của kho tập kết, nhà ủ phân và nhà tinh chế; 8. Kiểm tra, so sánh với các yêu cầu kỹ thuật của kho tập kết, nhà ủ phân và nhà tinh chế; 9. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 9. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 10. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc; 10. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 5.2. Bài 2: Chuẩn bị các nguồn nguyên liệu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Liệt kê được các các thành phần chất rắn trong phân gà. 1. Kiểm tra tỷ lệ các thành phần chất rắn trong phân gà; 2. Xác định đúng các tác hại của xác gà chết; 2. Đánh giá các tác hại của xác gà chết; 3. Sự phù hợp về thành phần và ứng dụng của các nguyên phụ liệu; 3. Đánh giá thành phần, tỷ lệ các chất và ứng dụng các nguyên phụ liệu trong sản xuất phân hữu cơ; 4. Sự hoàn chỉnh của bản kế hoạch thu gom nguyên liệu; 4. Kiểm tra, đánh giá các nội dung trong bản kế hoạch thu gom nguyên liệu; 63 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 5. Số lượng và yêu cầu kỹ thuật của quá trình thu gom nguyên liệu.; 5. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về số lượng và yêu cầu ký thuật thu gom; 6. Sự phù hợp về chủng loại, nguồn gốc, thành phà hóa học của các nguyên liệu; 6. Kiểm tra kết quả phân loại nguyên liệu so sánh với tiêu chuẩn các nhóm nguyên liệu; 7. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 7. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 8. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. 8. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 5.3. Bài 3: Sơ chế và xử lý các lại nguyên liệu Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Sự phù hợp về phương pháp sơ chế và xử lý nguyên liệu; 1. Kiểm tra, so sánh với yêu cầu ký thuật trong sơ chế và sử lý nguyên liệu; 2. Sự phù hợp về thao tác kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; 2. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các thao tác kỹ thuật trong sơ chế nguyên liệu; 3. Sự phù hợp về thao tác kỹ thuật xử lý nguyên liệu; 3. Theo dõi, đánh giá việc thực hiện các thao tác kỹ thuật trong sơ chế nguyên liệu; 4. Trình tự và thời gian thực hiện công việc; 4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời gian tiêu chuẩn; 5. Mức độ thành thạo, chính xác trong công việc. 5. Theo dõi quá trình thực hiện công việc. VI. Tài liệu tham khảo - Hoàng Đức Liên (2000), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi trường. NXB NN. - Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003). Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. NXB NN. 64 - Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB Xây dựng. - Bùi Huy Hiền, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT “Phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005. Sổ tay phân bón. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 65 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Ông. Kiều Văn Cương Chủ nhiệm 2. Ông. Phùng Thanh Sơn Thư ký 3. Bà. Nguyễn Thị Vịnh Thành viên 4. Bà. Nguyễn Thị Minh Thành viên 5. Bà. Nguyễn Thị Thu Trang Thành viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG (Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) 1. Ông. Nguyễn Thanh Vân Chủ nhiệm 2. Ông. Nguyễn Thế Hinh Phó chủ nhiệm 3. Ông. Vũ Duy Tùng Thư ký 4. Bà. Đào Thị Hương Lan Thành viên 5. Ông. Tạ Hữu Nghĩa Thành viên 6 Ông. Đặng Viết Xuân Thành viên 7 Ông. Lê Công Hùng Thành viên
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_chuan_bi_dieu_kien_san_xuat_nghe_san_xuat.pdf