Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm

Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng:

- Mô tả được các công việc bao gói sản phẩm.

- Thực hiện được các công việc bao gói sản phẩm.

A. Nội dung:

1. Chuẩn bị bao bì bao gói sản phẩm, nhãn hiệu

Các quy định về bao gói, ghi nhãn: Phân hữu cơ sinh học phải được bao gói

bằng các chất liệu không gây độc hại tới vi sinh vật, người, động vật, thực vật và

môi trường sinh thái, đồng thời đảm bảo chất lượng của phân hữu cơ trước các ảnh

hưởng bất lợi bên ngoài. Nhãn hiệu trên bao bì phân bón phải có đầy đủ các thông

tin và theo quy định pháp lý hiện hành về ghi nhãn hàng hóa:

+ Tên sản phẩm;

+ Tên khoa học và mật độ của các loài

vi sinh vật sử dụng;

+ Tên cơ sở sản xuất;

+ Thành phần chất dinh dưỡng;

+ Công dụng;

+ Hướng dẫn sử dụng;

+ Ngày sản xuất và thời hạn sử dụng;

+ Quy cách bảo quản và vận chuyển;

+ Khối lượng tịnh.

Hình 4.1.1. Mẫu bao bì6

2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ bao gói sản phẩm

- Chuẩn bị bao bì: Nhãn mác đúng quy định, kích thước bao bì phù hợp:

+ Kích thước bao bì phân bón hữu cơ 10 kg: 58cm x 30cm x 8cm

+ Kích thước bao bì phân bón hữu cơ 25kg: 80cm x 50cm x 10cm

+ Kích thước bao bì phân bón hữu cơ 50kg:100cm x 60cm x 10cm

- Các dụng bao gói thủ công: Cân bàn định lượng, xẻng, thau, xô, thùng

chứa, máy khâu miệng, bao bì.

- Các dụng cụ bao gói cơ giới: Cận định lượng đóng bao (Ví dụ cân PM15),

máy xúc, bao bì.

+ Cân đóng bao trực tiếp PM15 dùng để định lượng trực tiếp phân bón vào

bao chứa mà không sử dụng phễu cân, định lượng vít tải 2 cấp.

Vật liệu chế tạo bằng thép CT3

hoặc inox 304 tùy thuộc sản phẩm cần

đóng bao và môi trường sử dụng.

Thường dùng để đóng bao phân bón

hữu cơ sinh học độ ẩm đến 30%.

Thông số kỹ thuật:

Mức cân: 20 - 60 kg

Sai số: ± 100 g

Công suất: 300 bao/h

Hình 4.1.2. Cân đóng bao PM15

+ Hệ thống cân đóng bao, đóng gói tự động DELTA

Cân đóng bao định lượng cửa cân trực tiếp: dùng để cân định lượng chính

xác cho các loại sản phẩm dạng hạt hoặc dạng bột có độ tự chảy.

- Cân được thiết kế trên sự phát triển về lĩnh vực điện, điện tử và điều khiển

tự động giúp cho việc cân đo các sản phẩm đạt năng suất và độ chính xác cao.

- Quá trình định lượng được tiến hành 3 cấp, nhằm đạt năng suất và độ chính

xác.

- Cấp liệu trực tiếp qua hệ thống cửa định lượng.7

Đặc tính kỹ thuật :

0 BTrọng lượng cân thông dụng: 1kg,

5kg, 10kg, 20kg-50kg

1 BSử dụng loại bao PP/PE .

2 BPhương pháp xác định khối lượng:

sử dụng cảm biến tải cân điện tử.

3 BSai số định lượng mỗi bao: +/- 10g-

+/- 50g

4 BNăng suất: 500 bao - 1400 bao/1h

5 BChức năng tự kiểm tra

6 BNguồn điện sử dụng: 220V/50Hz.

Áp lực khí nén: 5 - 8 kg/cm2

7 BHình 4.1.3. Hệ thống cân đóng bao,

đóng gói tự động DELTA

+ Cân điện tử PM06

Cân đóng bao PM06 dùng để định lượng trực tiếp phân bón vào bao chứa.

Vật liệu chế tạo bằng thép CT3 hoặc inox 304 tùy thuộc sản phẩm cần đóng bao

và môi trường sử dụng. Thường dùng để đóng bao phân bón hữu cơ sinh học, hoạt

động ổn định trong môi trường công nghiệp.

Thông số kỹ thuật:

Mức cân: 20 - 60 kg

Sai số: ± 20 g

Công suất: 1200 bao/h

Hình 4.1.4. Cân đóng bao PM06

+ Cân bàn 30KG CAS8

Tính năng:

Có khả năng chống nước theo chuẩn

IP 65

Độ nghiêng (90˚) và xoay (360˚) của

đầu hiển thị

Dùng pin: alkaline và pin sạc

Nếu hiển thị pin yếu thì việc sạc lại

rất nhanh chóng

Chức năng đếm

Các chức năng kiểm tra

(low/ok/hight)

Các chức năng: On/Off, Zero/Mode,

Tare, Net/Gross, Hold (or kg/lb) Hình 4.1.5. Cân bàn 30kg CAS

Màn hình LCD 5 số, 23,5mm (15/16 inch) rõ, dễ đọc

Tự động điều chỉnh

Tự động trở về zero

Adaptor AC (12V DC 850mA)

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 1

Trang 1

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 2

Trang 2

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 3

Trang 3

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 4

Trang 4

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 5

Trang 5

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 6

Trang 6

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 7

Trang 7

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 8

Trang 8

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 9

Trang 9

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 37 trang xuanhieu 4360
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm

Giáo trình mô đun Bảo quản và sử dụng sản phẩm
............................................................5% 
- K2O (Kali).......................................................................5% 
- CaO (Canxi)....................................................................3% 
- Axit humic, axit fulvic .. 5% 
- Ẩm độ.............................................................................30% 
- Streptomyces spp............................................................1,5 x 106 CFU/g 
- Backillus spp...................................................................1,5 x 106 CFU/g 
- Azotobacter spp...............................................................1,5 x 106 CFU/g 
 26 
- Saccharomyces spp..........................................................1,5 x 106 CFU/g 
- Tricoderma spp................................................................1,5 x 106 CFU/g 
Và các chủng vi sinh có lợi khác như: Penicilium spp, Pseudomonas spp, 
Lactobacilus spp) 
3.2. Xác định thời điểm bón phân 
- Một số nguyên tắc khi chọn và sử dụng phân bón 
+ Thăm dò các nhu cầu chuyên biệt của cây 
+ Lập kế hoạch bón phân, phân hữu cơ phải được bón ít nhất là một tháng sớm 
hơn phân hóa học. 
+ Nếu sang chậu (và như thế là thay đất ) mỗi năm , thì có thể giảm được các 
nguy cơ bất ngờ nếu dùng phân hóa học. 
+ Tưới nước thường xuyên có xu hướng làm trôi các chất dinh dưỡng: do đó 
nên bón phân thêm vào mùa mưa và mùa khô 
+ Không nên bón phân vào thời kỳ nóng nhất trong năm 
+ Dùng phân hữu cơ ở thể khô, thì chỉ nên bón hai lần trong một năm vào đầu 
mùa tăng trưởng (mùa mưa) và cuối mùa khô. 
+ Không nên bón phân cho cây khi mới thay chậu, chỉ bón khi cây đã tái tạo 
đủ rễ và lá. 
- Thời điểm bón phân 
Vì lượng đất trồng ít nên thường một năm ta bón hai lần cho cây, một lần 
vào mùa khô và một lần vào mùa mưa. Cây đang phát triển thì bón nhiều còn 
cây đã định hình thì bón ít, những loại cây thay lá theo mùa thì bón sau khi lá 
rụng, không nên bón phân cho cây khi cây đang tạo nụ, trổ hoa, ra trái vì chúng 
có thể gây hiện tượng rung hoa trái. 
3.3. Định lượng phân bón 
Thường một năm bón phân 2 lần: một lần vào mùa khô (ít) và một lần vào 
mùa mưa (nhiều). Lượng phân bón: tùy tình trạng, tùy loài cây và tùy theo mùa, 
cây đang phát triển thì cần nhiều, cây đã thành thục thì cần ít hơn. Những loài 
cây cho ra một đợt chồi mỗi năm thì chỉ bón phân vào lúc cây trưởng thành. 
Những loài cây ra chồi quanh năm thì bón phân đều đặn hơn, mỗi lần một ít. 
Những loài thay lá thì nên bón phân sau khi lá rụng. Bón phân vào mùa khô hay 
mùa lá rụng sẽ làm cho thân cây Bonsai dày lên và cứng nhấc hơn. 
Không nên bón phân khi cây đang tạo nụ hoặc đang trổ hoa ra trái vì chúng sẽ 
rụng hoặc bị “cháy". Không bón phân cho những cây vừa mới thay đất, thay chậu, 
 27 
nên đợi 3 tháng sau cho cây tái tạo đủ rễ rồi hãy bón phân. Phân bón hữu cơ cũng 
đều có chứa những nguyên tố mà ta có thể phân ra thành nguyên tố đại lượng và 
nguyên tố vi lượng. 
Hình 4.3.5. Duối nhám Hình 4.3.6. Găng 
3.4. Xác định các loại phân bón khác bón bổ sung 
- Mặc dầu trong phân hữu cơ đã có các nguyên tố đa vi lượng là cần thiết cho 
sự tăng trưởng và hoạt động của cây, nhưng nếu bón với những liều lượng không 
đúng thì có thể ức chế cây. Do đó, tốt hơn nên dùng những loại phân bón đã được 
pha trộn đầy đủ. Lúc bón phân cần phải chú ý đến mùa màng và loài cây. Vào mùa 
mưa, phân bón có chứa nhiều đạm sẽ giúp cho lá tăng trưởng, mùa khô thì bón 
phân có kali nhiều hơn để trợ lực cho sự phát triển thân và cành. Cây có hoa và trái 
thì cần được bón nhiều lân vào đầu mùa mưa hoặc trước khi trổ hoa. Phân bón cho 
cây Bonsai cần có 3 chất căn bản là: N-P-K theo tỷ lệ tương ứng là 50-30-20. 
- Hòa với nước để tưới: một muỗng cà phê phân trong 15 lít nước tưới 15 ngày 
1 lần. Tuy nhiên người ta ưa dùng phân viên để trên mặt đất. Lấy phân bội tẩm 
nước nhồi thành viên nhỏ khoảng đầu ngón tay cái. Trung bình nếu đường kính của 
chậu là 10 - 15 cm thì dùng 1 muỗng cà phê phân bột để vo thành viên. Tuy nhiên 
số lượng chính xác thì còn tùy thuộc mùa, tuổi và chủng loại cây. Các cụm phân 
phải đặt ở vùng giữa bờ chậu và gốc cây. Nếu đặt gần gốc thì có thể cháy rễ, nếu 
đặt gần bờ chậu thì có thể bị nước tưới cuốn trôi đi. Cũng giống như trường hợp 
của đất, việc sử dụng phân để trồng Bonsai cũng có nhiều quan điểm khác nhau; 
một điều phân vẫn thường nghe nhắc đến là nên dùng phân hoá học hay là phân 
hữu cơ hay ngược lại? muốn giải đáp điều này thì phải xét đến thời gian mà cây cần 
để đồng hóa các nguyên tố trong phân bón. Phân hóa học thì được đồng hóa nhanh, 
còn phân hữu cơ thì thường là tác động chậm và cần 1 - 2 tháng khi có hiệu qủa đối 
với cây. 
 28 
3.5. Lập bảng hướng dẫn sử dụng 
- Định lượng: 
Cây cảnh: bón từ 2 - 5kg /cây, tùy theo từng loại cây và thời điểm bón. 
- Công dụng: 
+ Cung cấp hữu cơ, khoáng đa, trung và vi lượng cho đất và cây trồng 
+ Cải tạo đất, giúp đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt, chống xói mòn, phục hồi 
đất bị chai do dùng nhiều phân hóa học. 
+ Cung cấp các nhóm vi sinh vật có ích giúp phân giải tốt các chất đạm, lân có 
sẵn trong đất, giảm sử dụng phân bón hóa học. 
+ Vi khuẩn Streptomyces và Penicillium giúp ngăn ngừa các loại vi khuẩn và 
nấm gây hại có trong đất. 
+ Sản phẩm phù hợp với quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn an toàn, hữu cơ. 
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 
1. Các câu hỏi: 
Câu 1. Nêu thành phần, thời điểm bón, định lượng, loại phân bổ sung khi sử 
dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây rau? 
Câu 2. Nêu thành phần, thời điểm bón, định lượng, loại phân bổ sung khi sử 
dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây hoa? 
Câu 3. Nêu thành phần, thời điểm bón, định lượng, loại phân bổ sung khi sử 
dụng phân bón hữu cơ sinh học cho cây cảnh? 
2. Các bài thực hành: 
2.1. Bài thực hành số 4.3.1: Thực hiện các bước trong công việc hướng dẫn sử 
dụng sản phẩm 
C. Ghi nhớ 
- Thành phần các loại pha hữu cơ bón cho rau, hoa, cây cảnh phải đảm bảo 
tiêu chuẩn việt nam về phân hữu cơ. 
- Lượng phân bón sử dụng hợp lý cho từng loại cây rau, hoa, cây cảnh và các 
thời điểm sinh trưởng của chúng. 
 29 
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 
I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: 
- Vị trí: Mô đun bảo quản và sử dụng sản phẩm là mô đun chuyên môn nghề 
trong chương trình dạy nghề trình độ dưới 3 tháng nghề sản xuất phân hữu cơ sinh 
học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn dùng trồng rau, hoa, cây cảnh; được 
giảng dạy sau mô đun bảo quản và sử dụng sản phẩm và trước mô đun tiêu thụ sản 
phẩm. Mô đun bảo quản và sử dụng sản phẩm có thể giảng dạy độc lập hoặc kết 
hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. 
- Tính chất: Mô đun bảo quản và sử dụng sản phẩm được tích hợp giữa kiến 
thức, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp nhằm giúp người học nghề có năng 
lực thực hành bảo quản và sử dụng sản phẩm. 
II. Mục tiêu: 
- Kiến thức 
+ Mô tả được các bước công việc trong việc bảo quản và sử dụng sản phẩm. 
- Kỹ năng 
+ Thực hiện được các bước công việc trong việc bảo quản và sử dụng sản 
phẩm. 
- Thái độ 
+ Cẩn thận, khách quan, trung thưc 
+ Tuân thủ đúng quy trình bảo quản và sử dụng sản phẩm. 
+ Có ý thức bảo vệ môi trường, an toàn lao động. 
III. Nội dung chính của mô đun: 
Mã bài Tên bài 
Loại bài 
dạy 
Địa 
điểm 
Thời gian 
Tổng 
số 
Lý 
thuyết 
Thực 
hành 
Kiểm 
tra* 
MĐ04-01 Bao gói sản phẩm 
Tích 
hợp 
Cơ sở 12 2 9 1 
MĐ04-02 Bảo quản sản phẩm 
Tích 
hợp 
Cơ sở 8 2 6 
MĐ04-03 
Hướng dẫn sử dụng 
sản phẩm 
Tích 
hợp 
Cơ sở 
14 4 9 1 
 Kiểm tra hết mô đun 2 2 
 Cộng 36 8 24 4 
 30 
* Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành (hoặc lý 
thuyết nếu là bài cung cấp kiến thức). 
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 
4.1. Bài thực hành số 4.1.1: Thực hiện các công việc bao gói sản phẩm 
- Mục tiêu: Thực hiện được các công việc bao gói sản phẩm đúng yêu cầu 
kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Tiêu chuẩn bao bì, mẫu bao bì, máy định lượng bao bì, máy 
khâu miệng bao bì, bao bì máy tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện được các công việc bao gói sản phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị bao bì 
+ Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị bao gói. 
+ Đóng bao bằng thủ công 
+ Đóng bao bằng máy định lượng đóng bao 
- Thời gian hoàn thành: 9 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Bao bì 
đúng tiêu chuẩn quy định về kích thước, nhãn hiệu, công việc đóng bao đúng yêu 
cầu kỹ thuật. 
4.2. Bài thực hành số 4.2.1: Thực hiện các công việc bảo quản sản phẩm 
- Mục tiêu: Thực hiện được các công việc bảo quản sản phẩm đúng yêu cầy 
kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Biểu mẫu, nhà kho, kệ, dụng cụ và hóa chất khác, sơ đồ xếp 
sản phẩm trong kho, máy tính, máy in, giấy bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện các công việc bảo quản sản phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Chuẩn bị nhà kho (vệ sinh, sửa chữa, kê kệ, sơ đồ) 
+ Xếp sản phẩm vào kho 
+ Theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ trong kho 
 31 
+ Phòng và diệt chuột, côn trùng 
- Thời gian hoàn thành: 6 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Nhà 
kho vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp chống chuột và côn trùng, sản phẩm xếp trong 
kho theo từng khu riêng của sản phảm, các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ được điều 
tiết phù hợp. 
4.3. Bài thực hành số 4.3.1: Thực hiện các bước trong công việc hướng dẫn 
sử dụng sản phẩm 
- Mục tiêu: Thực hiện được các bước trong công việc hướng dẫn sử dụng 
sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. 
- Nguồn lực: Thành phần các loại phân hữu cơ, bảng hướng dẫn sử dụng 
trồng rau, hoa, cây cảnh, giấy, bút. 
- Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên, các nhóm 
nhận nhiệm vụ được giao, thực hiện các bước trong công việc hướng dẫn sử dụng 
sản phẩm. 
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: 
+ Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ trồng rau 
+ Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ trồng hoa 
+ Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ trồng cây cảnh 
- Thời gian hoàn thành: 9 giờ 
- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩn cần đạt được sau bài thực hành: Thành 
phần các loại phân hữu cơ phải phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển các loại 
cây, thời điểm và liều lượng phân bón phải phù hợp. 
V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 
5.1. Bài 1: Bao gói sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê được các các yêu cầu về 
nhãn mác ghi trên bao bì. 
1. Kiểm tra các nội dung và cách thức 
trang trí trên bao bì; 
2. Sự phù hợp về chất liệu và kích 
thước các loại bao bì; 
2. Quan sát, kiểm tra chất liệu và đo kích 
thước của bao bì; 
 32 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
3. Sự phù hợp về tiêu chuẩn chất 
lượng và số lượng các loại phân trong 
bao bì; 
3. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật 
chất lượng phân và khối lượng tịnh; 
4. Yêu cầu bao bì phải kín, không 
nhăn, không rơi vãi khi đóng bao. 
4. Kiểm tra độ kín, độ phẳng của bao bì và 
sự rơi vãi phân ra ngoài khi đóng bao. 
5. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
6. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc; 
6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc; 
5.2. Bài 2: Bảo quản sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê các yêu cầu về vệ sinh và 
cách thức bố trí kho bảo quản; 
1. Kiểm tra các yêu cầu về vệ sinh và cách 
thức bố trí kho bảo quản; 
2. Sự phù hợp về mức độ vệ sinh, các 
điều kiện kho bảo quản; 
2. Đánh giá độ sạch và đo các chỉ tiêu về 
nhiệt độ, độ ẩm của kho bảo quản; 
3. Sự phù hợp về sự sắp xếp các sản 
phẩm trong kho; 
3. Kiểm tra sự sắp xếp, kỹ thuật xếp sản 
phẩm, độ chắc chăn và khoảng cách giữa 
các đống sản phẩm; 
4. Các biện pháp phòng chống chuột 
và côn trùng cho kho bảo quản; 
4. Kiểm tra, đánh giá các phương pháp 
phòng chống chuột và côn trùng của kho 
bảo quản; 
5. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
5. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
6. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc. 
6. Theo dõi quá trình thực hiện công việc. 
 33 
5.3. Bài 3: Hướng dẫn sử dụng sản phẩm 
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 
1. Liệt kê thành phần các loại phân 
hữu cơ sử dụng trồng rau, hoa, cây 
cảnh; 
1. Kiểm tra, đánh giá các thành phần của 
các loại phân sử dụng trồng rau, hoa, cây 
cảnh; 
2. Xác định thời điểm và liều lượng 
phân bón cho rau, hoa, cây cảnh; 
2. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về yêu 
cầu cần thiết về thời điểm và khả năng sinh 
trưởng phát triển của rau, hoa, cây cảnh; 
3. Sự phù hợp về thành phần, liều 
lượng và cách sử dụng của bản hướng 
dẫn sử dụng phân hữu cơ trồng rau, 
hoa, cây cảnh; 
3. Kiểm tra, so sánh với tiêu chuẩn về 
thành phần, liều lượng và cách sử dụng của 
bản hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ trồng 
rau, hoa, cây cảnh; 
4. Trình tự và thời gian thực hiện 
công việc; 
4. Theo dõi, so sánh với trình tự và thời 
gian tiêu chuẩn; 
5. Mức độ thành thạo, chính xác trong 
công việc. 
5. Theo dõi quá trình thực hiện công việc. 
VI. Tài liệu tham khảo 
- Hoàng Đức Liên (2000), Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải bảo vệ môi 
trường. NXB NN. 
- Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003). Giáo trình 
công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường. 
NXB NN. 
 - Nguyễn Văn Phước (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn. NXB 
Xây dựng. 
 - Bùi Huy Hiền, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT “Phân hữu cơ trong sản xuất 
nông nghiệp bền vững ở Việt Nam” 
- Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2005. Sổ tay phân bón. NXB Nông nghiệp Hà 
Nội. 
- Giáo trình sơ cấp nghề. Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh của bộ nông nghiệp 
và phát triển nông thôn. 
 34 
 - Giáo trình sơ cấp nghề. Trồng hoa lily, hoa loa kèn của bộ nông nghiệp và 
phát triển nông thôn. 
- Giáo trình sơ cấp nghề. Trồng rau an toàn sinh học của bộ nông nghiệp và 
phát triển nông thôn. 
- Giáo trình sơ cấp nghề: Mua bán, bảo quản phân bón của bộ nông nghiệp 
và phát triển nông thôn. 
 35 
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN 
SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông 
nghiệp và PTNT) 
1. Ông. Kiều Văn Cương Chủ nhiệm 
2. Ông. Phùng Thanh Sơn Thư ký 
3. Bà. Nguyễn Thị Vịnh Thành viên 
4. Bà. Nguyễn Thị Minh Thành viên 
5. Bà. Nguyễn Thị Thu Trang Thành viên 
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 
CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ DƯỚI 3 THÁNG 
(Theo Quyết định số /QĐ-BNN-TCCB ngày tháng năm 201 của Bộ Nông nghiệp 
và PTNT) 
1. Ông. Nguyễn Thanh Vân Chủ nhiệm 
2. Ông. Nguyễn Thế Hinh Phó chủ nhiệm 
3. Ông. Vũ Duy Tùng Thư ký 
4. Bà. Đào Thị Hương Lan Thành viên 
5. Ông. Tạ Hữu Nghĩa Thành viên 
6 Ông. Đặng Viết Xuân Thành viên 
7 Ông. Lê Công Hùng Thành viên 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_quan_va_su_dung_san_pham.pdf