Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Những nội dung về ATVSLĐ trong Bộ luật lao động:

Những nội dung này được quy định chủ yếu trong Chương IX về " An

toàn lao động,vệ sinh lao động " của Bộ luật Lao động và được quy định chi tiết

trong Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 của Chính phủ.

2.4.1. Đối tượng và phạm vi áp dụng chương IX Bộ luật Lao động và nghị định

06/CP:

(Được quy định trong điều 2, 3, 4 chương 1 Bộ luật Lao động và được cụ

thể hóa trong điều I Nghị định 06/CP)

Đối tượng và phạm vi được áp dụng các qui định về ATLĐ, VSLĐ bao

gồm: Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi

người lao động kể cả người học nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành

phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan

nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

2.4.2. An toàn lao động, vệ sinh lao động:

Được thể hiện trong từng phần hoặc toàn bộ các điều 96, 97, 98, 100, l01,

102, 103, 104 của Bộ luật lao động và được cụ thể hóa trong chương II của

NĐ06/CP từ điều 2 đến điều 8 bao gồm các nội dung chính sau:

Trong xây dựng, mở rộng, cải tạo các công trình, sử dụng, bảo quản, lưu

giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,

VSLĐ, các chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện

pháp đảm bảo ATLĐ, VSLĐ. Luận chứng phải có đầy đủ nội dung với các biện

pháp phòng ngừa, xử lý và phải được cơ quan thanh tra ATVSLĐ chấp thuận.

Phải cụ thể hóa các yêu cầu, nội dung, biện pháp đảm bảo ATVSLĐ theo luận

chứng đã được duyệt khi thực hiện.

Việc thực hiện tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ là bắt buộc. Người sử dụng lao

động phải xây dựng qui trình đảm bảo ATVSLĐ cho từng loại máy, thiết bị, vật

tư và nội quy nơi làm việc. Việc nhập khẩu các loại máy, thiết bị, vật tư, các

chất có yêu cầu nghiêm nghặt về ATLĐ, VSLĐ phải được phép của cơ quan có

thẩm quyền.

Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại phải kiểm tra đo lường các yếu tố

độc hại ít nhất mỗi năm một lần, phải lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng qui

định. Phải kiểm tra và có biện pháp xử lý ngay khi thấy có hiện tượng bất

thường.

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang duykhanh 9280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Mô đun An toàn lao động, điện lạnh và vệ sinh công nghiệp - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
n 100kVA cho phép điện 
trở nối đất tới 10Ω. 
- Trong trường hợp tiếp xúc như trên, người được coi là mắc vào dòng điện 
rò song song với cực nối đất. Theo định luật phân bố dòng diện, ta có: 
Trong đó: 
In: cường độ dòng điện qua người (A). 
Id: cường độ dòng điện rò (A). Trong các mạng trung hòa cách điện có 
điện áp dưới 1000V thì Id không lớn quá 10A (thường 4 - 6A). 
Rn: điện trở tính toán của người (Ω). 
Rnd: điện trở cực nối đất (Ω). 
Nối đất bảo vệ qua dây trung hòa: 
56 
Dùng dây dẫn nối với thân kim loại của máy vào dây trung hòa được áp 
dụng trong mạng có điện áp dưới 1000V, 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất, 
nối đất bảo vệ trực tiếp như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi chạm đất 1 pha. 
Bởi vì: Khi có sự cố (cách điện của thiết bị điện hỏng) sẽ xuất hiện dòng 
điện trên thân máy thì lập tức 1 trong các pha sẽ gây ra đoản mạch và trị số của 
dòng 
điện mạch sẽ là: 
Trong đó: 
U: điện áp của mạng (V). 
Rd: điện trở đất (Ω). 
R0: điện trở của nối đất (Ω). 
Do điện áp không lớn nên trị số dòng điện Inm cũng không lớn và cầu chì 
có thể không cháy, tình trạng chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị sẽ tồn tại lâu 
dài 1 điện áp với trị số: 
Rõ ràng điện áp này có thể đạt đến mức độ nguy hiểm. Vì vậy để cầu chì 
và bảo vệ khác cắt mạch thì phải nối trực tiếp vỏ thiết bị với dây trung tính và 
phải tính toán sao cho dòng điện ngắn mạch Inm với điều kiện: 
 Lớn hơn 3 lần dòng điện định mức của cầu chì gần nhất Icc: 
; 
57 
Hoặc lớn hơn 1,5 lần dòng điện cần thiết để cơ cấu tự động cắt điện gần 
nhất Ia: 
. 
Việc nối trực tiếp vỏ thiết bị điện với dây trung tính là nhằm mục đích 
tăng trị số dòng điện ngắn mạch Inm để cho cầu chì và các bảo vệ khác cắt được 
mạch điện. 
f. Cắt điện bảo vệ tự động: 
1. Động cơ điện 2.Lò xo 3.Cầu dao 4.Lõi sắt 5.Cuộn dây 
Dùng trong trường hợp khi 2 phương án trên không đạt yêu cầu an toàn. 
Cơ cấu này có thể sử dụng cả ở mạng 3 pha cách điện đối với đất, lẫn ở mạng có 
trung tính nối đất. Đặc điểm cơ bản của nó là có thể cắt điện nhanh trong khoảng 
thòi gian 0.1 - 0.2s khi xuất hiện điện áp trên vỏ thiết bị đến trị số quy định. 
Đối với mạng 3 pha, cơ cấu này được mắc nối tiếp vào dây nối thân động 
cơ điện với cực nối đất hoặc với dây trung hòa và sẽ hoạt động dưới tác dụng 
của dòng điện rò hoặc dòng điện ngắn mạch trong thòi gian điện mát ra thân 
máy và sẽ cắt điện khỏi máy. 
Nguyên lý làm việc của cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động như sau: 
 - Khi trên vỏ động cơ không có điện áp, đóng cầu dao, lò xo bị kéo căng 
và lõi sắt giữ cầu dao ở tư thế đó, động cơ có điện làm việc. 
 - Nếu cách điện của động cơ hỏng, 1 pha chạm vỏ động cơ thì điện áp 
xuất hiện, 1 dòng điện chạy trong cuộn dây rút lõi sắt xuống phía dưới, lò xo kéo 
cầu dao cắt điện nguồn cung cấp. 
So với tiếp đất bảo vệ và nối dây trung tính thì cắt điện bảo vệ có những 
ưu điểm sau: 
 - Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể quá điện áp quy định 
nên bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn. 
58 
 - Điện trở nối đất của cơ cấu không yêu cầu quá nhỏ mà có thể tới 100 -
500Ω. Do đó đễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu máy. 
g. Dùng các dụng cụ phòng hộ: 
- Để bảo vệ người khỏi tai nạn điện khi sử dụng các thiết bị điện thì phải 
dùng các loại thiết bị và dụng cụ bảo vệ. 
T ù y theo điện á p của mạng điện: 
Các phương tiện bảo vệ chia ra loại dưới 1000V và loại trên 1000V. 
Trong mỗi loại lại phân biệt loại dụng cụ bảo vệ chính và loại dụng cụ bảo vệ 
phụ trợ. 
Các dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với phần 
dẫn điện trong 1 thời gian dài lâu. 
Các dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không đảm bảo an toàn khỏi điện 
áp tiếp xúc nên phải dùng kết hợp với dụng cụ chính để tăng cường an toàn hơn. 
T u ỳ theo chức năng của phương tiện bảo vệ: 
* Các dụng cụ k ỹ thuật điện: 
Bảo vệ người khỏi các phần dẫn điện của thiết bị và đất là bọc cách điện, 
thảm cách điện, ủng và găng tay cách điện. 
Bọc cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp bất kỳ, thường 
có kích thước 75*75cm hoặc 75*40cm, có chân sứ cách điện. 
Thảm cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp từ 1000V trở 
xuống, thường có kích thưóc 75*75cm, dày 0.4 - lcm. 
Găng tay cách điện dùng cho để phục vụ các thiết bị điện có điện áp dưới 
1000V đối với dụng cụ bảo vệ chính và điện áp trên 1000V đôi với dụng cụ phụ 
trợ. Ủng, giày cách điện là loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ, ủng cách điện dùng với 
điện áp trên 1000V, còn giày cách điện dùng điện áp dưới 1000V. 
* Các dụng cu bảo vệ khi làm việc dưới điện thế: 
Người ta dùng sào cách điện, kìm cách điện và các dụng cụ thợ điện khác: 
- Sào cách điện dùng để đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất. 
Nó có phần móc chắc chắn trên đầu, phần cách điện và cán để cầm (dài hơn 
10cm làm bằng vật liệu cách điện như ebonit, tectonit,...). 
- Kìm cách điện dùng để tháo lắp cầu chì ống, để thao tác trên những thiết 
bị điện có điện áp trên 35000V. Kìm cách điện cũng phải có tay cầm dài hơn 
10cm và làm bằng vật liệu cách điện. 
Các loại dụng cụ thợ điện khác dùng để kiểm tra xem có điện hay không, 
có thể sử dụng các loại sau: 
- Với thiết bị có điện áp trên 1000V thì sử dụng đồng hồ đo điện áp hoặc 
kìm đo điện. 
- Với các thiết bị có điện áp dưới 500V thì sử dụng bút thử điện, đèn ắc 
quy. 
* Các loại dụng cụ bảo vệ khác: 
59 
Các loại phương tiện để tránh tác hại của hồ quang điện như kính bảo vệ 
mắt, quần áo không bắt cháy, bao tay vải bạt, mặt nạ phòng hơi độc,... 
Các loại phương tiện dùng để làm việc trên cao như thắt lưng bảo hiểm, 
móc chân có quai da, dây đeo, xích an toàn, thang xép, thang nâng, thang gá, 
chòi ống lồng,... 
* Các biển báo phòng ngừa: 
Ngoài ra để đảm bảo an toàn cần có các biển báo phòng ngừa dùng để: 
Báo và ngăn không cho người tới gần các trang thiết bị có điện. 
- Ngăn không thao tác các khoa, cầu dao có thể phòng điện vào nơi đang 
sửa chữa hoặc làm việc. 
Theo mục đích, các loại biển báo có thể chia làm 4 nhóm: 
- Biển báo ngăn ngừa: "Cấm sờ mó - chết người", "Điện cao áp - nguy 
hiểm chết người",... 
- Biển báo cấm: "Không đóng điện -có người làm việc", "Không đóng 
điện - làm việc trên đường dây",... 
- Biển báo loại cho phép: "Làm việc ở đây" để chỉ rõ chỗ làm việc cho 
công nhân,... 
 - Biển báo loại nhắc nhở để nhác nhở về các biện pháp cần thiết: "Nối 
đất",... 
- Các loại biển báo di động dùng trong các trang thiết bị có điện áp trên và 
dưới 1000V cần làm bằng vật liệu cách điện hoặc dẫn điện xấu (chất dẻo hoặc 
bìa cứng cách điện). Cấm dùng sắt tây làm biển báo. Phía trên biển báo phải có 
lỗ và móc để treo. 
7.6. Cấp cứu người bị tai nạn về điện: 
Khi người bị tai nạn điện ở mức độ nguy hiểm thì phải được cấp cứu 
ngay. Cấp cứu chia làm 2 giai đoạn: 
- Cứu người ra khỏi mạng điện. 
- Sau đó là xử lý cấp cứu tùy trường hợp. 
Cấp cứu người bị điện giật rất quan trọng. Nạn nhân có thể sống hay chết 
là do cấp cứu có được nhanh chóng và đúng phương pháp hay không. Bất kỳ lúc 
nào cũng phải tiến hành khẩn trương và kiên trì. Bởi vì chỉ chậm trễ chút có thể 
dẫn đến hậu quả không cứu chữa được hoặc thiếu kiên trì hô hấp nhân tạo sẽ làm 
cho người bị nạn không hồi tỉnh được mặc dù mới ở mức độ có thể cứu chữa 
được. 
7.6.1. Cứu người bị nạn khỏi nguồn điên hạ áp: 
a - Cắt cầu dao, áptômát gần nhất: 
60 
Lưu ý: 
- Khi người bị nạn trên cao cần có biện pháp hứng đỡ khi cắt nguồn 
- Chuẩn bị nguồn sáng thay thế 
b. Dùng sào tre hay cây gỗ khô gạt dây điện ra khỏi nạn nhân: 
c. Đứng trên vật cách điện (thảm cách điện, bàn ghế nhựa, gỗ) túm quần áo 
kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện: 
61 
d - Dùng dao, búa có cán cách điện cắt đứt dây điện: 
7.6.2. Cứu người bị nạn khỏi nguồn điện cao áp: 
Người đi cứu phải mang găng, ủng và sào cách điện chuyên dùng để gạt 
nạn nhân ra khỏi mạch điện. 
Nếu không có phương tiện an toàn trên thì phải đi thông báo khẩn cấp cho 
nhân viên trực trạm đầu nguồn để cắt điện cao áp. 
Biện pháp gây ngắn mạch đường dây cao áp để cho máy cắt đầu nguồn 
tác động cắt điện. Cách làm ngắn mạch như sau: Lấy dây kim loại nối một đầu 
với đất trước, sau đó ném đầu kia lên đường dây làm ngắn mạch các pha. 
Ngay sau khi nạn nhân đã được tách ra khỏi nguồn điện, người đi cứu 
phải căn cứ vào các hiện tượng sau để xử lý thích hợp: 
a. Nạn nhân chưa mất tri giác: 
Khi nạn nhân chưa mất tri giác, chỉ bị mệt, còn thở yếu thì chỉ cần đưa 
nạn nhân đến chỗ thoáng mát, yên tĩnh. 
Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê đầu cao hơn cho dễ thở và cử người chăm nom 
chăm nom, săn sóc. Có thể cho nạn nhân uống nước trà nóng pha đường, nước 
cam, chanh. 
b. Nạn nhân bị mất tri giác (bị ngất) nhưng vẫn thở được: 
62 
Đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, thoáng mát (nếu trời rét thì phải đưa 
vào nơi kín gió, ấm áp). 
Đặt nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng. Moi rớt rãi trong 
mồm nạn nhân. 
Bấm và day huyệt nhân trung của nạn nhân (là huyệt nằm sát 2 lỗ mũi, 
cách môi trên khoảng 1,5cm, có tác dụng làm thức tỉnh các giác quan của người 
bị ngất xỉu do điện giật, chết đuối, sét đánh, ngất do cảm nặng). 
Có thể cho nạn nhân ngửi amôniăc và ma sát toàn thân cho nóng lên, đồng 
thời cử người đi mời y, bác sỹ ngay. 
c. Nạn nhân không thở, tim ngừng đập: 
Khẩn trương đưa nạn nhân đến chỗ bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt 
lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc hà hơi 
thổi ngạt ngay cho đến khi nào có bác sĩ, y sĩ đến và cho ý kiến quyết định mới 
thôi. 
Cần ghi nhớ: Thời gian đầu có thể nạn nhân đang trong giai đoạn chết lâm 
sàng nếu nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo vẫn cứu được, trường hợp này không 
được chuyển nạn nhân đi xa mà phải khẩn trương cấp cứu tại chỗ. 
7.6.3. Khi chỉ có một người làm hô hấp: 
a. Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm và để đầu ngửa về phía 
sau. Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các dị vật ra. Nếu hàm bị co 
cứng phải mở miệng bằng cách để tay áp vào phía dưới của góc hàm dưới, tỳ 
ngón cái vào mép sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho 
không khí vào được dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước, đề phòng lưỡi rơi 
xuống đóng thanh quản. 
b. Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thổi mạnh vào 
miệng nạn nhân (nên đặt gạc sạch lên miệng nạn nhân khi thổi). Nếu không thể 
thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng nạn nhân và thổi vào mũi. Việc thổi 
khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10 - 12 lần trong 1 phút với người lớn 20 lần 
trong 1 phút với trẻ em. Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. 
Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục và lặp lại nhiều lần. 
- Với người lớn: 10 - 12 lần trong 1 phút. 
- Với trẻ em: 20 lần trong 1 phút. 
63 
7.6.4. Khi có hai người làm hô hấp: 
Đây là phương pháp cấp cứu có hiệu quả cao nhất. Cách thực hiện như 
sau: 
a. Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, moi rớt rãi trong mồm nạn 
nhân, đặt gối hoặc quần áo vo tròn dưới bả vai nạn nhân để đầu hơi ngửa ra phía 
sau. 
b. Người thứ nhất để 2 tay chồng lên nhau, đặt lòng bàn tay trên vùng tim 
nạn nhân và ấn mạnh cho lõm ngực xuống khoảng 3 - 4cm để không khí trong 
phổi nạn nhân bị đẩy ra ngoài, động tác này còn có tác dụng kích thích tim hoạt 
động. Sau đó nhấc tay lên ngay để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Ép 
như vậy 4 nhịp liên tục, 1 giây 1 nhịp, sau đó dừng lại 2 giây để người thứ hai 
thổi ngạt. 
c. Khi người thứ nhất dừng ép tim thì người thứ hai hít thật mạnh để lấy 
nhiều không khí vào phổi mình, một tay bịt mũi nạn nhân, tau kia kéo cầm nạn 
nhân cho há miệng ra và đồng thời áp miệng vào miệng nạn nhân thổi mạnh cho 
không khí tràn vào phổi nạn nhân, làm ngực nạn nhân từ từ phồng lên. 
d. Khi người thứ hai ngừng thổi ngạt thì người thứ nhất lặp lại động tác ép 
ngực nạn nhân. Công việc cứ tiếp tục lặp đi lặp lại từ 14 - 16 lần trong 1 phút 
cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi. 
Ghi chú: 
64 
- Trường hợp nạn nhân bị vỡ quai hàm thì bịt miệng nạn nhân và thổi ngạt 
qua đường mũi nạn nhân. 
- Trường hợp nạn nhân bị gãy xương sườn thì chỉ thực hiện việc thổi ngạt, 
bỏ động tác ép tim ngoài lồng ngực nạn nhân. 
* Các bước và cách thức thực hiện công việc: 
I. Hãy trả lời các câu hỏi sau, ghi vào vở bài tập: 
Câu 1: Các thiết bị bảo vệ có cần phù hợp với từng loại môi chất lạnh không? 
Liệt kê các loại thiết bị bảo vệ cơ bản. 
Câu 2: Để đảm bảo an toàn cho công nhân làm việc trong buồng lạnh thì cần 
tuân thủ các quy định nào? 
Câu 3: Trình bầy quy định chung về an toàn cho cơ sở sản xuất nước đá dùng 
dung dịch muối. 
Câu 4: Trình bầy các quy định chung về an toàn chung cho công nhân làm việc 
trong các nhà máy chế biến đông lạnh. 
Câu 5: Tại sao phải bố trí phòng đệm trong các kho đông lạnh? 
Câu 6: Trình bầy các biện pháp bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trong 
kho lạnh. 
Câu 7: Trình bầy các quy định an toàn cho cơ sở khí hóa lỏng. 
65 
Câu 8: Khi bị điện giật, dòng điện có thể gây ra các tác hại gì? 
Câu 9: Mức độ trầm trọng khi bị điện giật phụ thuộc vào các yếu tố nào? 
Câu 10: Có mấy nguyên nhân gây tai nạn điện giật? Hãy liệt kê các nguyên 
nhân. 
Câu 11: Hãy phân tích trường hợp chạm vào hai pha khác nhau của mạng điện. 
Câu 12: Hãy phân tích trường hợp chạm vào một pha của dòng điên ba pha có 
dây trung tính nối đất. 
Câu 13: Hãy phân tích trường hợp chạm vào một pha của mang điện với dây 
trung tính cách điện không nối đất. 
Câu 14: Hãy liệt kê các biện pháp chung về an toàn điện. 
Câu 15: Tiếp đất bảo vệ có tác dụng gì? Hãy phân tích các biện pháp tiếp đất 
bảo vệ? 
Câu 16: Thiết bị cắt điện bảo vệ tự động có tác dụng gì? Trình bầy nguyên lý 
hoạt động của thiết bị. 
Câu 17: Biển báo phòng ngừa có tác dụng gì? 
Câu 18: Cứu người tai nạn về điện gồm mấy giai đoạn? Hãy trình bầy giai đoạn 
cứu người khỏi nguồn điện. 
Câu 19: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện chưa mất chi 
giác. 
Câu 20: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện mất tri giác 
nhưng vẫn thở được. 
Câu 21: Hãy trình bầy biện pháp xử lý khi người bị tai nạn điện không thở, tim 
ngừng đập? 
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Mục tiêu Nội dung Điểm 
Kiến thức 
và kỹ 
năng 
- Trả lời đầy đủ và đúng các câu hỏi; 4 
Tiến hành hô hấp nhân tạo (Giả tưởng nạn nhân) trong 
trường hợp 1 người hô hấp và nạn nhân không thở được, 
tim ngừng đập 
5 
Thái độ - Nộp bài tập đúng hạn 1 
Tổng 10 
 0 
0
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thông tư số 10/2003/TT - LĐTBXH ngày 18/04/2003 
2. TCVN 4244 - 2005 
3. Nghị định 181/CP ngày 18/12 năm 1964 
4. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 
5. Bộ luật lao động 
6. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Kỹ thuật lạnh cơ sở.NXB Giáo dục - 1999. 
7. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Kỹ thuật lạnh ứng dụng.NXB Giáo dục- 
2002. 
8. Hà Đăng Trung, Nguyễn Quân. Điều tiết không khí.NXB Khoa học kỹ thuật - 
1997. 
9. Nguyễn Đức Lợi. Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh. NXB Giáo dục - 2007. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_an_toan_lao_dong_dien_lanh_va_ve_sinh_cong.pdf