Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp

Nguyên lý hoạt động

Khi nhấn cần điều khiển (1) xuống đẩy nam châm (2) tiếp xúc với mâm tăng

nhiệt (8) và hút mâm tăng nhiệt này đồng thời làm đóng cặp tiếp điểm (N) →

Mạch kín được hình thành :

( Nguồn → Cặp tiếp điểm (N) → Nút a → Nút b → (Điện trở chính (5), Điện trở

đèn (7) + đèn báo) → nguồn ) → Nồi cơm bắt đầu quá trình tăng nhiệt độ.

Khi nhiệt độ đạt đến 700C, bảng lưỡng kim (4) cong lên đẩy thanh động lên

cao làm đóng cặp tiếp điểm (V) → Hiện tượng ngắn mạch xảy ra (Nút a → Điện

trở phụ (6) → Cặp tiếp điểm (V) → Nguồn) → Không ảnh hưởng tới quá trình

tăng nhiệt độ.

Khi nhiệt độ đạt đến 900C, bảng lưỡng kim (4) cong nhiều hơn đẩy thanh

động lên cao hơn nữa chạm vào vít điều chỉnh (3) làm cặp tiếp điểm (V) mở →

Hiện tượng ngắn mạch mất, nồi cơm tiếp tục tăng nhiệt độ.

Khi nhiệt độ đạt đến 1250C, cơm đã cạn gần hết nước, nam châm (2) mất

dần từ tính nhả ra khỏi mâm tăng nhiệt (8) và làm mở cặp tiếp điểm (N) → Mạch

hở → Nồi cơm kết thúc quá trình tăng nhiệt độ.

Khi nhiệt độ giảm xuống 900C, bảng lưỡng kim (4) có xu hướng trở về trạng

thái ban đầu, hạ thanh động xuống không chạm vào vít điều chỉnh (3).

Khi nhiệt độ giảm xuống 700C, bảng lưỡng kim (4) giãn ra nhiều hơn, hạ

thanh động xuống thấp hơn nữa → Đóng cặp tiếp điểm (V) → Mạch kín mới được

tạo ra : (Nguồn → Cặp tiếp điểm (V) → Điện trở phụ (6) → Nút a → Nút b →

(Điện trở đèn (7) + Đèn báo), Điện trở chính (5)) → Nồi vần cơm ở nhiệt độ 700C.

2.3 Cách sử dụng

Khi đặt nồi vào vỏ nồi cần lau sạch đáy nồi và mặt trên của mâm tăng nhiệt,

dùng hai tay ấn và xoay nhẹ nồi để đáy nồi tiếp xúc tốt nhất với mâm tăng nhiệt.

Với nồi cơm có dây nguồn kiểu tách rời, cần gạt cần điều khiển của nồi

xuống trước sau đó cắm phích điện dây nồi rồi mới cắm phích cắm nối với nguồn

điện để tránh bị chập.

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 109 trang duykhanh 3800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp

Giáo trình Mô đun 29: Thiết bị điện gia dụng - Điện công nghiệp
g tạo lạnh, quạt gió của hệ thống sẽ thổi gió vào 
trong phòng. Không khí nóng trong phòng sẽ được đẩy ra làm nhiệt độ trong phòng 
giảm xuống. 
 Hệ thống điện được chế tạo sao cho có thể khống chế chế độ làm việc của 
máy để phù hợp với chế độ nhiệt trong phòng, yêu cầu về đối lưu và độ lọc sạch 
khí cần thiết. 
2.2. Điều hòa nhiệt độ loại hai khối 
Gió hút vào Ngoài phòng Trong phòng 
Gió 
nóng 
thổi 
ra 
Gió 
lạnh 
ra 
Gió 
hút 
vào 
Bộ lọc Ống mao dẫn 
B 
Máy 
nén 
A 
Quạt gió 
hướng 
trục 
A – Dàn bay hơi B – Dàn ngưng tụ 
Hình 5-1. Nguyên lý làm việc của điều hòa nhiệt độ loại một khối 
97
Hình 5-2.Điều hòa nhiệt độ loại hai khối 
Cũng như điều hòa nhiệt độ loại một khối, điều hòa loại hai khối cũng bao 
gồm các bộ phận : vỏ, hệ thống làm lạnh, hệ thống thông gió và hệ thống khống 
chế điện. Chỉ khác ở chỗ các bộ phận này được đặt vào khối riêng biệt trong và 
ngoài phòng cần điều hòa. 
 Khối trong phòng : dàn bay hơi, quạt ly tâm, thiết bị dùng để khống chế, 
điều khiển chế độ làm việc của máy. 
 Khối ngoài phòng : máy nén, dàn ngưng tụ, quạt gió hướng trục. 
2.2. Nguyên lý hoạt động chung 
Gió 
nóng 
thổi 
ra 
B A 
Ngoài phòng Trong phòng 
Bộ 
lọc 
Máy 
nén 
Ống 
mao 
dẫn 
Gió 
vào 
Quạt ly 
tâm 
Gió 
lạnh 
thổi 
ra 
Gió 
hút 
vào 
98
 Nguyên lý làm việc của điều hòa nhiệt độ giống như nguyên lý làm việc của 
tủ lạnh. Trong hệ thống có sử dụng một loại môi chất lạnh dạng lỏng. Khi ở áp suất 
thấp của dàn lạnh, môi chất bốc hơi lên và hấp thụ nhiều nhiệt của môi trường làm 
nhiệt độ môi trường đó giảm xuống. Nhờ động cơ máy nén hút đẩy môi chất dạng 
hơi từ dàn lạnh bay ra tạo thành môi chất có áp suất cao, nhiệt độ cao và được 
chuyển tới dàn ngưng tụ. 
 Ở cuối dàn ngưng tụ, môi chất hóa lỏng hoàn toàn và nhiệt độ được hạ 
xuống. Khi đi qua ống mao dẫn, môi chất chuyển dần từ trạng thái lỏng áp suất cao 
sang trạng thái lỏng áp suất thấp để chuyển tới dàn bay hơi. 
Ống mao dẫn 
Dàn nóng 
Dàn lạnh 
Ngoài phòng Trong phòng 
Máy nén 
Trạng thái khí cao áp, nhiệt độ cao 
Trạng thái lỏng cao áp 
Trạng thái lỏng hạ áp, nhiệt độ thấp 
Trạng thái khí hạ áp, nhiệt độ thấp 
Hình 5-3 . Nguyên lý chung của máy điều hòa 
nhiệt độ 
99
 Để cho dàn lạnh luôn thu nhiệt và dàn ngưng tụ luôn tỏa nhiệt, ta phải sử 
dụng hệ thống động cơ máy nén để thực hiện chu trình kín hút và nén môi chất 
lạnh, tạo thành sự chênh lệch giữa nhiệt độ và áp suất của môi chất thành hai vùng 
khác nhau. 
 Môi chất được sử dụng trong điều hòa nhiệt độ là R12 hoặc R22. 
Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa tủ lạnh 
a.Mục tiêu: 
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp 
- Sử dụng và sửa chữa được các pan đơn giản của tủ lạnh 
b.Dụng cụ và thiết bị 
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng 
- Thiết bị và vật tư: Tư lạnh 
c.Nội dung thực hành 
Bước 1. Quan sát 
 Bước 2. Sửa chữa các hư hỏng 
Bước 3. Cấp điện , chạy thử 
Bước 4. Viết báo cáo trình tự thực hiện 
Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa máy điều hòa nhiệt độ 
a.Mục tiêu: 
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp 
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được các pan đơn giản của máy biến áp 
nguồn 
b.Dụng cụ và thiết bị 
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, đồng hồ vạn năng 
- Thiết bị và vật tư: Máy điều hòa nhiệt độ 
c.Nội dung thực hành 
Bước 1. Quan sát 
Bước 2. Mở vít 
 Bước 3. Sửa chữa các hư hỏng 
Bước 4. Cấp điện , chạy thử 
Bước 5. Viết báo cáo trình tự thực hiện 
100
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Trình bầy công dụng, phân loại máy điều hòa nhiệt độ ? 
2. Trình bầy cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ một khối, hai 
khối ? 
3. Trình bầy các bước tháo lắp máy điều hòa nhiệt độ? 
4.Trình bầy các bước vận hành, bảo dưỡng máy điều hòa nhiệt độ ? 
101
BÀI 6 : CÁC LOẠI ĐÈN GIA DỤNG VÀ TRANG TRÍ 
Mã bài: 29-06 
Giới thiệu 
 Hiện nay, thường dùng đèn điện để chiếu sáng , kết hợp để trang trí quảng 
cáo.Chất lượng đèn luôn được nâng cao, mẫu mã đa dạng và phong phú. Vì vậy 
khi sử dụng cần phải nắm vững cấu tạo, nguyên lý hoạt động,nguyên nhân gây hư 
hỏng và cách sửa chữa đúng kỹ thuật là rất cần thiết 
 Bài học này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về các 
loại đèn điện 
Mục tiêu 
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn sợi đốt, đèn huỳnh 
quang, đèn thủy ngân cao áp 
- Sử dụng thành thạo đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao áp 
đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn. 
- Tháo lắp đúng quy trình, xác định các nguyên nhân và sửa chữa hư hỏng đèn sợi 
đốt, đèn huỳnh quang, đèn thủy ngân cao ápđảm bảo an toàn cho người và thiết bị. 
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo 
1.Đèn sợi đốt 
Mục tiêu: 
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của đèn sợi đốt 
1.1. Cấu tạo 
a) Bóng thủy tinh : 
 Chức năng là bảo vệ sợi đốt. 
 Bên trong bóng thủy tinh không khí được hút hết ra và thay vào đó là khí 
nitơ (N2), Kripton (Kr)... để tránh hiện tượng oxy hóa tăng tuổi thọ cho sợi đốt 
đồng thời khí tạo ra sự đối lưu để làm mát các bộ phận trong đèn, tăng hiệu suất 
phát quang. 
 Bóng thủy tinh được chế tạo bằng thủy tinh chịu nhiệt cao, có thể là dạng 
trong suốt hoặc thủy tinh mờ hoặc các loại thủy tinh màu sắc khác để làm đèn tín 
hiệu hoặc trang trí. 
b) Sợi đốt : 
 Còn gọi là dây tóc, thường được chế tạo bằng vônfram (W), niken (Ni) hoặc 
Constantan (Cons) cuốn kiểu lò xo. 
 Dây tóc được đặt trên giá đỡ, hai đầu có hai dây nối đến hai cực tiếp xúc ở 
bên ngoài 
c) Đế đèn : 
102
 Chức năng là đỡ các bộ phận như bóng đèn, sợi đốt, giá tóc, dây dẫn và dùng 
để nối với đui đèn. 
 Đế đèn có hai kiểu : kiểu ngạnh và kiểu xoáy. 
d) Đui đèn : 
 Dùng để mắc đèn vào mạng điện. Đui đèn có hai cực điện để nối với mạch 
điện nguồn cung cấp. 
 Khi lắp đèn vào đui, hai đầu sợi đốt ở đế đèn sẽ tiếp xúc với hai điện cực 
này. 
 Đui đèn có hai kiểu tương ứng : đui gài và đui vặn (ren). 
1.2. Nguyên lý hoạt động 
 Đèn sợi đốt làm việc dựa trên nguyên lý sự phát quang của một số vật liệu 
dẫn điện khi có dòng điện chạy qua. 
 Cụ thể : khi có dòng điện chạy qua đèn, do tác dụng nhiệt sợi đốt bị nung đỏ 
lên đạt nhiệt độ cao khoảng 26000C nên đèn phát sáng. Ánh sáng phát ra kèm 
nhiều nhiệt, phần lớn là tia tử ngoại nên gần giống ánh sáng tự nhiên. 
1.3. Ưu điểm và nhược điểm 
Ưu điểm : 
 - Giá thành rẻ. 
Nhược điểm : 
 - Hiệu suất phát quang thấp. 
 - Tuổi thọ của đèn thấp. 
 - Dễ bị hư hỏng khi bị rung lắc mạnh. 
2 . Đèn huỳnh quang 
Mục tiêu: 
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của đèn huỳnh 
quang 
2.1. Cấu tạo 
a) Bóng đèn 
 Gồm một ống thủy tinh hình trụ dài, chiều dài của ống phụ thuộc vào công 
suất của đèn. Mặt trong ống bôi chất biến sáng - là các hoạt chất khi chịu tác đông 
của bức xạ tử ngoại sẽ phát ra ánh sáng nhìn thấy có màu sắc tùy thuộc vào từng 
chất. 
 Bên trong bóng đèn, không khí được hút hết ra và thay vào đó là ít khí Agon 
(Ar) và vài minigam thủy ngân (Hg). Khí Agon để mồi cho đèn phóng điện ban 
đầu sau đó thủy ngân bốc hơi lên. Hơi thủy ngân tạo thành chất khí dẫn điện để 
duy trì sự phóng điện trong đèn. 
103
 Hai đầu ống đèn là hai điện cực. Mỗi điện cực gồm một cực âm (catot) và 
hai cực dương (anot). Cực âm (catot) là một sợi dây vônfram vừa là nơi phát xạ 
điện tử, vừa là sợi đốt nung nóng đèn để mồi sự phóng điện ban đầu. Cực dương 
(anot) hút các chùm điện tử phát ra từ cực âm (catot). 
b) Chấn lưu : 
 bản chất là một cuôn cảm, gồm một cuộn dây cuốn trên lõi thép thông 
thường có hai đầu ra. Cúng có loại có 3 hoặc 4 đẩu ra. 
Hình vẽ 
c) Bộ mồi (Stắcte) 
 Gồm 2 thanh kim loại khác nhau về bản chất, hai đầu được hàn chặt lại với 
nhau và nối song song với tụ điện có điện dung vào khoảng 0,005 - 0,007 μF. 
 Có hai kiểu : bộ mồi kiểu hồ quang và bộ mồi kiểu rơ le nhiệt. 
d) Các bộ phận phụ khác : 
 Ngoài các bộ phận chính trên còn có máng đèn, đui đèn, đế đèn, chụp đèn 
dùng để cố định và kết nối các bộ phận của đèn với nhau. 
2.2. Nguyên lý hoạt động 
2.2.1. Đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu hồ quang 
Nguồn 
5 
1 
2 
3 
6 
4 
Hình 6-1. Đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu hồ quang 
1 – Cặp kim loại kép 2 – Tiếp điểm động 3 – Tiếp điểm tĩnh 
4 – Tụ điện 5 – Bóng đèn 6 – Chấn lưu 
104
 Khi đóng điện cho đèn, tiếp điểm của bộ mồi đang mở nên toàn bộ điện áp 
nguồn đặt vào tiếp điểm làm sinh ra hồ quang đốt nóng cặp kim loại (1). Cặp kim 
loại này giãn nở đẩy tiếp điểm động (2) tiếp xúc với tiếp điểm tĩnh (3), mạch điện 
khép kín. 
 Hai cực âm (catot) của đèn được đốt nóng, phát xạ ra điện tử. Đồng thời chỗ 
tiếp điểm mất hồ quang, cặp kim loại (1) nguội dần tách tiếp điểm (2) ra khỏi tiếp 
điểm tĩnh (3), mạch điện đột ngột bị cắt. 
 Ngay lập tức toàn bộ điện áp của nguồn cùng với suất điện động tự cảm của 
cuộn kháng đặt vào hai cực đèn làm xuất hiện sự phóng điện qua chất khí trong 
đèn. Hiên tượng này phát ra nhiều tia tử ngoại kích thích chất chiếu sáng làm phát 
ra bức xạ ánh sáng nhìn thấy với các màu ứng với các chất được chọn làm chất 
biến sang. 
 Khi đèn đã phóng điện, dòng điện qua cuộn kháng sẽ làm giảm điện áp đặt 
vào hai cực đèn đến trị số vừa đủ (80 - 90)V duy trì sự phóng điện trong khí hiếm. 
Vì vậy bộ mồi không xuất hiện hồ quang và dòng điện qua đèn được hạn chế ở trị 
số cần thiết. 
2.2.2. Đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu rơ le nhiệt 
Nguồn 
5 
B 
1 
2 
3 
A D C 6 
4 
Hình 6-2. Đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu rơ le nhiệt 
1 – Cặp kim loại kép 2 – Tiếp điểm 3 – Dây điện trở gia nhiệt 
4 – Tụ điện 5 – Bóng đèn 6 – Chấn lưu 
105
 Bình thường khi chưa bị đốt nóng, tiếp điểm (2) đóng nên khi mới đóng điện 
hai điện cực được nối liền mạch và hai tóc đèn được đốt nóng để phát xạ điện tử 
ban đầu. 
 Lúc đó dây gia nhiệt (3) cũng bị đốt nóng, cặp kim loại (1) dãn nở làm mở 
tiếp điểm (2), mạch điện đột ngột bị cắt dẫn tới sự phóng điện qua đèn. Khi đèn đã 
phóng điện, dòng điện qua đèn cũng đi qua dây gia nhiệt (3) nên rơ le nhiệt luôn 
mở tiếp điểm. 
3. Đèn thủy ngân cao áp 
Mục tiêu: 
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm của đèn thủy ngân 
cao áp 
3.1. Cấu tạo 
Gồm một đế đèn thuộc loại đui vặn (ren), bóng đèn thường là hình bầu dục 
hoặc hình trụ tròn ở đầu. Bên trong có đặt một ống thạch anh có chứa thủy ngân, 
hơi Agon (Ar) và các điện cực. Thành trong của bóng đèn được tráng một lớp bột 
huỳnh quang để phát xạ ánh sang. 
Lớp huỳnh quang 
thành trong bóng đèn 
Chấn lưu 
Tụ bù 
220V 
AC 
Điện trở phụ 
Điện cực phụ 
Điện cực chính 1 
Điện cực 2 
Ống thạch anh 
Hình 6-3. Cấu tạo đèn thủy ngân cao áp có 
chấn lưu 
106
 Do chất thủy ngân bên trong ống thạch anh biến đổi dần từ thể lỏng sang thể 
khí nên áp suất trong ống rất cao. 
3.2. Nguyên lý hoạt động 
 Khi đóng điện nguồn thì dòng điện qua chấn lưu và đặt một điện apsleen đèn 
tạo sự phóng điện giữa điện cực 1 và điện cực phụ qua hơi thủy ngân bên trong ống 
thạch anh. 
 Chất khí trong bầu dần dần bị ion hóa và bức xạ tai cực tím. Tia này đập vào 
thành bóng đèn và lớp huỳnh quang phát ra ánh sáng trắng đục. 
3.3. Ưu điểm và nhược điểm 
Ưu điểm : 
 - Hiệu suất phát quang cao hơn đèn huỳnh quang. 
Nhược điểm : 
 - Ánh sáng phát ra làm chói mắt nên thường được dùng để chiếu sáng nơi 
công cộng. 
4.Đèn phát quang điện cực lạnh 
Mục tiêu: 
- Trình bầy được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của Đèn phát quang điện cực lạnh 
- Thực hiện được các bước lắp đèn phát quang điện cực lạnh đúng kỹ thuật, an toàn 
4.1. Cấu tạo 
 Gồm một ống thủy tinh dài, hình dáng có thể uốn cong nhiều dạng, đường 
kính ống khoảng từ (10 - 45)mm. Ở hai đầu ống có các điện cực bằng đồng, sắt 
 Bên trong ốngđược hút chân không và thay vào đó là các chất khí tùy theo 
màu sắc phát ra của ánh sáng như : 
+ Khí Neon : màu đỏ cam 
+ Khí CO2 : màu xanh nhạt 
+ Khí Heli : màu hồng tươi 
+ Hơi Thủy ngân Hg : màu xanh tím 
+ Khí Kripton : màu xanh da trời 
+ Khí Hydro : màu xanh lá cây 
4.2. Nguyên lý hoạt động 
107
 Đèn phát quang này hoạt động dựa vào sự phóng điện giữa hai điện cực dưới 
điện thế cao nên cần phải có một biến thế tăng áp để nâng điện áp lên 10kV hoặc 
cao hơn nữa. 
 Khi đóng cầu dao, dưới tác dụng của điện cao áp làm ion hóa chất khí chứa 
trong đèn, tạo ra dòng phóng điện giữa hai điện cực, tác dụng lên chất khí tạo ra sự 
bức xạ mà phát ra ánh sáng. Dòng điện trong đèn được giữ ổn định nhờ cuộn 
kháng mắc nối tiếp trong mạch nên ánh nguồn sáng liên tục. Ánh sáng phát ra kèm 
ít nhiệt nên bản chất của ánh sáng là ánh sáng lạnh. 
4.3. Lắp đặt đèn 
 Bộ biến thế tăng áp phải được đặt trong hộp kim loại kín và được nối đất bảo 
vệ. 
 Các dây dẫn điện đến đèn phải được đặt trên bu - li sứ cách điện. 
 Đường dây nên đặt cao cách mặt đất khoảng 6m và cách hàng rào ban công 
ít nhất 1m. 
Bài thực hành 1: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa mạch điện đèn huỳnh quang 
a.Mục tiêu: 
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp 
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được mạch điện đèn huỳnh quang 
b.Dụng cụ và thiết bị 
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, mỏ hàn đồng hồ vạn năng 
- Thiết bị và vật tư: Đèn huỳnh quang, đế đui, dây điện đơn đường kính dây 1mm, 
thiếc hàn.. 
c.Nội dung thực hành 
Bước 1. Quan sát 
Bước 2. tháo, lắp 
 Bước 3. Sửa chữa các hư hỏng 
Máy biến thế 
Hình 6-4 . Cách mắc mạch đèn phát quang điện cực 
lạnh 
108
Bước 4. Kiểm tra nguội 
Bước 5. Cấp điện 
Bước 6. Viết báo cáo trình tự thực hiện 
Bài thực hành 2: Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa mạch điện đèn phát quang điện 
cực lạnh 
 a.Mục tiêu: 
- Sử dụng thành thạo dụng cụ , thiết bị tháo lắp 
- Sử dụng,tháo lắp và sửa chữa được mạch điện Đèn phát quang điện cực 
lạnh 
b.Dụng cụ và thiết bị 
- Dụng cụ: Các loại kìm điện, tuốc-nơ-vít, bút thử điện, mỏ hàn đồng hồ vạn năng 
- Thiết bị và vật tư: Đèn huỳnh quang, Biến áp nguồn, dây điện đơn đường kính 
dây 1mm, thiếc hàn.... 
c.Nội dung thực hành 
Bước 1. Quan sát 
Bước 2. tháo, lắp 
 Bước 3. Sửa chữa các hư hỏng 
Bước 4. Kiểm tra nguội 
Bước 5. Cấp điện 
Bước 6. Viết báo cáo trình tự thực hiện 
CÂU HỎI ÔNTẬP 
1.Vẽ sơ đồ lắp đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu hồ quang ? 
2. Vẽ sơ đồ lắp đèn huỳnh quang sử dụng bộ mồi kiểu rơ le nhiệt ? 
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Xuân Tiến - Tủ lạnh gia đình và máy điều hòa nhiệt độ, NXB Khoa 
học và Kỹ thuật - 1984. 
[2] Nguyễn Trọng Thắng - Công nghệ chế tạo và tính toán sửa chữa máy điện 
1,2,3, NXB Giáo Dục - 1995. 
[3] Trần Khánh Hà - Máy điện 1,2, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997. 
[4] Nguyễn Xuân Phú (chủ biên) - Quấn dây, sử dụng và sửa chữa động cơ điện 
xoay chiều và một chiều thông dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật - 1997. 
[5] Đặng Văn Đào - Kỹ Thuật Điện, NXB Giáo Dục - 1999. 
[6] Trần Thế San, Nguyễn Đức Phấn - Thực hành kỹ thuật cơ điện lạnh, NXB Đà 
Nẵng - 2001. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_29_thiet_bi_dien_gia_dung_dien_cong_nghiep.pdf