Giáo trình Mô đun 26: Kỹ thuật lạnh - Điện công nghiệp
e. Entanpy
Entanpy được kí hiệu là I(J) i(J/kg), hoặc h(J/kg). Trong nhiệt động học,
entapy được định nghĩa bằng biểu thức:
I = U + p.V; J hoặc i = u + pv; J/kg (1-5)
Entanpy là thông số trạng thái và có vi phân toàn phần:
di = du + d(pv) (1-6)
hay di = d(u + pv); J/kg (1-7)
Entanpy là hàm trạng thái nên di 0 , nghĩa là sự biến thiên của nó không
phụ thuộc vào quá trình, mà chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của
quá trình:
Δi12 = i2 – i1; J/kg và ΔI12 = I2 – I1; J (1-9)
Đối với khí lý tưởng (U = Uđ = f(T); pv = RT), entanpy chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ, sự biến thiên entanpy của nó chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ đầu và nhiệt độ
cuối của quá trình, không phụ thuộc vào quá trình.
Đối với mọi quá trình của khí lý tưởng đều có:
di = C
pdT; J/kg và dI = G.CpdT; J (1-10)
Δi12 = Cp(T2 – T1); J/kg và ΔI12 = GCp(T2 – T1); J (1-11)
Ở đây: Cp – nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp của chất môi giới;
J/kg.0K
T1, T2 – là nhiệt độ đầu và nhiệt độ cuối của quá trình; 0K
G – khối lượng của chất môi giới; kg
Trong thực tế kỹ thuật chỉ quan tâm đến sự biến thiên entanpy mà không
cần biết giá trị entanpy ở một trạng thái nào đó của chất môi giới. Vì vậy, ta có thể
chọn tùy ý điểm gốc và cho entanpy tại điểm đó bằng không. Ví dụ, thường chọn
điểm tương ứng với trạng thái điểm ba thể của nước làm điểm gốc có trị số i = 0.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mô đun 26: Kỹ thuật lạnh - Điện công nghiệp
g ống dẫn không khí Đường ống dẫn không khí làm nhiệm vụ đưa không khí từ quạt gió tới các miệng thổi gió (đường ống cấp gió), hoặc từ miệng hút gió tới quạt gió hồi hoặc 133 quạt gió thải: nghĩa là bao gồm: đường ống dẫn gió chính, các ống nhánh trên đường ống cấp gió: đường ống gió hồi, đường ống gió thải Hệ thống dẫn không khí có thể phân thành hai loại chính: hệ thống kênh ngầm và hệ thống kiểu treo. a. Hệ thống kiểu kênh ngầm Vật liệu để làm kênh dẫn gió ngầm có thể là gạch xây hoặc bê tông. Kênh dẫn gió được đặt phía dưới sàn (trong đường ống gió thường kết hợp bố trí cả các đường dây cáp điện, dây điện thoại, ống nước, ) khiến cho gian máy gọn gàng, vận hành thuận tiện, dễ thu gom lại. Kênh dẫn gió ngầm thường để dẫn gió hồi, rất ít khi làm ống dẫn gió cấp vì không khí đã qua xử lý đi trong kênh dễ bị ô nhiễm bởi ẩm, mốc; nhất là trong điều kiện khí hậu nước ta. Trường hợp cần thiết lắm phải sử dụng (do không gian bị hạn chế) thì phải xử lý chống thấm thật cẩn thận. Các kênh gió ngầm thường có tiết diện ngang hình chữ nhật hoặc hình vuông. Các kênh ngầm thường được xây dựng đồng bộ cùng với tòan nhà máy, ít khi sử dụng khi cải tạo, lắp đặt hệ thống ĐHKK, vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến mặt bằng máy. Hệ thống kênh ngầm được sử dụng phổ biến trong các nhà máy sợi dệt. Các kênh gió hồi cũng thực hiện thu gom bụi bông đưa về bộ khử bụi, khiến cho trong gian máy cũng giảm được nồng độ bụi bông bay. b. Hệ thống ống dẫn không khí kiểu treo Vật liệu làm ống yêu cầu mỏng, bền, chắc, không cháy, thông thường trong hệ thống ĐHKK người ta dùng tôn hoa, tôn tráng kẽm có bề dày từ 0,5÷1,5 mm (tùy tiết diện ngang ống mà chọn độ dầy thích hợp). Có thể dùng tôn đen có phủ sơn chống gỉ. Một số trường hợp thông gió công nghiệp có thể dùng thép không gỉ hoặc chất dẻo do môi trường có tính ăn mòn cao. Các ống dẫn khí lạnh thường được bọc một lớp vật liệu cách nhiệt (bông thủy tinh, stiropo, ), phía ngoài được bọc lớp màng nhôm mỏng chống ẩm; ngoài cùng bọc lưới thep mỏng để bảo vệ chống chuột, bọ gặm nhấm, Nếu ống dẫn khí lạnh đi ngoài trời thì thay lưới thép và màng nhôm bằng vỏ bọc bằng tôn kẽm để tránh mưa nắng (vỏ bọc phải bảo đảm độ kín để nước mưa không làm ẩm vật liệu cách nhiệt) Nếu ống dẫn đi dưới trần bên trong gian máy thì không cần bọc cách nhiệt. Để tiện cho việc chế tạo và lắp ráp, các ống dẫn gió thường được chế tạo thành từng đoạn ngắn và được ráp nối với nhau bằng các mặt bích có đệm cao su. Việc treo đỡ ống trên trần hoặc sát trên tường tùy thuộc cảnh quan kiến trúc và tình hình cụ thể của nhà máy, dầm đỡ, tường bao, 134 Hình dáng ống dẫn gió kiểu treo khá đa dạng. Có thể chế tạo các ống có tiết diện ngang là tròn hoặc vuông hoặc chữ nhật. Ống tiết diện hình chữ nhật hiện nay được dùng phổ biến hơn cả vì chế tạo, nhất là các đoạn cút, tê. Mặt khác ống tiết diện hình chữ nhật tiết kiệm được không gian treo đỡ ống, đặc biệt với các gian máy có trần không cao lắm có thể chế tạo các ống “dẹt” (tiết diện 300x800 mm hay thậm chí 300x1200 mm) có làm thêm các gân tăng độ cứng. Nếu dùng ống tròn tiết diện ngang tương đương sẽ rất xấu (ống tròn tương đương có 550 mm hay 680 mm) Hình 3.10. a) Ống có tiết diện thay đổi đều; b, c) Ống hạ bậc Các ống dẫn gió có lưu lượng thay đổi được chế tạo có tiết diện ngang cũng thay đổi. Sự thay đổi kích thước tiết diện ngang có thể đều đặn hoặc thực hiện hạ bậc (hình vẽ). Với các ống tiết diện vuông hình chữ nhật người ta thường cố định kích thước một chiều nào đó của tiết diện ngang. Kết cấu miệng thổi gió Các miệng thổi gió thường đặt trên đường ống dẫn gió, bên trong gian máy để phân phối không khí. a. Miệng thổi kiểu lưới Hình vẽ dưới đây trình bày một loại miệng thổi cấp gió thụ động kiểu lưới (có kí hiệu PB) 135 Hình 3.11. Miệng thổi kiêu lưới Dòng khí thổi ra có góc mở từ 00 đến 900, góc mở này tương ứng với góc quay của cánh lưới 1, góc này được điều chỉnh nhờ chi tiết 2. Miệng thổi loại này thường được đặt ở thành bên của ống gió và được sử dụng thích hợp với các phòng có độ cao không lớn lắm b. Miệng thổi kiểu khe có cánh hướng quay được Hình 3.12. Miệng thổi kiểu khe có cánh hướng quay được Đây cũng là loại miệng thổi cấp gió thụ động, thường đặt trên các ống cấp gió bố trí dọc theo lối đi giữa các máy. Dòng khí thổi ra khỏi khe có cánh hướng 2 sẽ tản ra khá đều ở không gian ở vùng làm việc. Các cánh hướng được quay nhờ chi tiết 1. c. Miệng thổi kiểu lỗ Trên hình vẽ trình bày hệ thống phân phối không khí kiểu đột lỗ trên ống tròn (gồm loại 6 dãy lỗ 1 và 12 dãy lỗ 3) Hình dáng và kích thước lỗ 3 cũng như kích thươc các tấm che chắn (các “lưỡi”) hướng dòng 4 cũng được thể hiện trên hình vẽ 136 Hình 3.13. Miệng thổi kiểu lỗ Tấm chắn 4 có tác dụng triệt tiêu thành phần tốc độ do áp suất động gây ra vđ trước cho véc tơ tốc độ dòng khí thổi ra v hướng gần như vuông góc với trục ống (trên hình vẽ, vt là thành phần véc tơ tốc độ do cột áp tĩnh gây ra) Véc tơ tốc độ dòng khí ra khỏi miệng thổi: tđ vvv d. Miệng thổi hình bằng đơn giản Hình 3.14. Miệng thổi hình bằng đơn giản Trên thành các ống chữ nhật hoặc vuông người ta cho đột các khe hẹp 1 rồi bẻ ra phía ngoài làm thành tấm chắn ngang để khử thành phần tốc độ vđ giống như trường hợp trên, chỉ khác chiều bẻ ra và chiều chính trong ống, loại này có trở kháng thủy nhỏ hơn loại bẻ tấm chắn vào trong, hơn nữa lại dễ chế tạo đặc biệt thích hợp cho các ống tiết diện chữ nhật hoặc vuông. Trên đây là các loại miệng thổi cấp gió thụ động e. Các miệng thổi cấp gió chủ động 137 Hình 3.15. Miệng thổi cấp gió chủ động Để thực hiện cấp gió chủ động từ trên cao có thể sử dụng nhiều loại miệng thổi khác nhau Hình vẽ trình bày loại miệng thổi kiểu đĩa đặt sát trần nhà hoặc đặt xuống phía dưới trần nhà. Hình 3.16. a) Miệng thổi sát trần; b) miệng thổi dưới trần Không khí từ ống dẫn 1 qua van điều chỉnh 9 và các cánh hướng 8 (được bố trí trên bộ điều chỉnh 2) đi vào đoạn ống nhánh 3 rồi tới miệng ra 6. Phía dưới miệng ra người ta đặt đĩa 7 (có thể nâng lên hoặc hạ xuống nhờ một số vít điều chỉnh). Không khí thổi vào đĩa và thoát ra khoảng trống thành một luồng hình cái nơm (hình vẽ). Lưu lượng không khí được điều chỉnh nhờ thanh 4 và tay vặn 5. Đôi khi trên đĩa 7 người ta đục các lỗ nhỏ để tạo thành hai luồng: một luồng rỗng (hình nơm) và luồng trung tâm: 138 Hình 3.17. Miệng thổi có loa khuếch tán Trên hình vẽ trình bày một miệng thổi có loa khuếch tán. Các cánh hướng khuếch tán 1 được chế tạo gần với dạng khí động học khiến cho dòng khí thổi qua các khe giữa chúng có trở lực bé và được khuếch tán khá đều xuống phía dưới. Lưu lượng không khí qua miệng thổi được điều chỉnh nhờ van 2 tựa trên gối đỡ 7 (trong hình vẽ van đang ở vị trí đóng). Việc đóng mở van được thực hiện nhờ tay vặn 4, ống trượt 5 và dây kéo 6. Miệng thổi có loa khuếch tán có thể chế tạo dạng tiết diện tròn như ở hình vẽ, cũng có thể chế tạo dạng tiết diện vuông. Thay cho van điều chỉnh chế tạo phức tạp (như hình vẽ) người ta có thể đặt trên chúng hệ thống các lá chắn - hướng gió có điều chỉnh (tương tự các cánh chớp) vì việc điều chỉnh chỉ được thực hiện ban đầu khi mới lắp đặt. Quạt gió a. Phân loại Quạt gió là thiết bị để vận chuyển chất khí nói chung và không khí nói riêng. Đó là thiết bị không thể thiếu được trong hệ thống điều hòa không khí và cũng là thiết bị khá quen thuộc trong kỹ thuật và đời sống. Hai thông số cơ bản của quạt gió là: - Lưu lượng Vq: lượng không khí qua quạt tỏng đơn vị thời gian, đơn vị là m3/s hoặc m3/h - Cột áp Hq: áp suất thừa của dòng khí mà quạt sinh ra, đơn vị là Pa hoặc mmH2O. Ở quạt dọc trục (quạt bàn, quạt trần) không khí vào và ra dọc theo hướng trục quay của quạt. Quạt dọc trục có cấu tạo đơn giản, gọn, nhẹ có thể cho lưu lượng lớn trong khi cột áp bé hoặc rất bé (chỉ vài chục Pa). Quạt dọc trục thường 139 hay dùng trong thông gió không có đường ống gió hoặc dùng trong mạng đường ống có trở lực bé. Ở quạt li tâm, không khí vào quạt theo hướng trục quay và được thổi ra theo hướng vuông góc trục quay, cột áp được tạo ra do lực li tâm (vì vậy quạt cần có vỏ mới có cột áp lớn). Quạt li tâm có thể tạo ra được cột áp rất lớn (tới 15000Pa). Theo cột áp mà quạt có thể tạo ra, người ta phân ra quạt hạ áp (có cột áp H 3000Pa). Theo công dụng của quạt, người ta còn phân ra: quạt thông gió, quạt khói, quạt hút bụi, quạt tải liệu, b. Cấu tạo Quạt ly tâm - Quạt ly tâm thổi thẳng - Quạt mái Quạt dọc trục - Quạt dọc trục kiểu chong chóng a. 140 - Quạt dọc trục dạng ống b. - Quạt dọc trục có cánh hướng c. c. Đặc tính của quạt gió và đặc tính của mạng đường ống Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa cột áp H và lưu lượng V ứng với số vòng quay n của guồng cánh của quạt được gọi là đồ thị đặc tính của quạt. Đôi khi trên đồ thị đặc tính người ta còn cho thêm các tham số khác như hiệu suất quạt q (hoặc cả công suất trên trục quạt Nq). Trên hình vẽ trình bày họ các đường đặc tính của một quạt gió ứng với các số vòng quay khác nhau của guồng cánh và đường hiệu suất q khác nhau. Hình 3.18. Đồ thị đặc tính của quạt Mỗi quạt gió bất kỳ ở số vòng quay n nào đó của guồng cánh đều có thể tạo ra những cột áp Hq khác nhau và lưu lượng Vq khác nhau tương ứng với tổn thất áp suất Δp khác nhau tương ứng với tổn thất áp Δp của dòng khí đi qua đường ống với lưu lượng V, quan hệ Δp-V được gọi là đường đặc tính mạng đường ống. Trên đồ thị đặc tính, điểm A được xác định bởi chế độ làm việc của quạt ở số vòng quay n nào đó tương ứng với đường đặc tính mạng đường ống được gọi là điểm làm việc của quạt. Rõ ràng là ở cùng một số vòng quay của guồng cánh, quạt gió có thể làm việc ở nhiều chế độ khác nhau tùy thuộc vào đặc tính mạng. Như trên hình vẽ, cùng số vòng quay n quạt gió có thể cho lưu lượng V1 và cột áp H1 ứng với tổn thất áp suất trên đường ống là Δp1 (điểm làm việc là A1), cũng có thể cho lưu lượng V2 và cột áp H2 ứng với tổn thất áp suất trên đường ống là Δp2,Cần nhớ rằng hiệu suất 141 của quạt ứng với các điểm làm việc A1, A2 đều nhỏ hơn chế độ làm việc điểm A (tại A có maxq ). Như vậy, điểm làm việc của quạt quyết định trị số hiệu suất của quạt, và do đó quyết định công suất của động cơ kéo quạt N. Trên vẽ có thể thấy: để đạt lưu lượng VA cần thiết có thể chọn điểm làm việc ở số vòng quay n1 > n nếu tổn thất áp suất trên mạng là Δp4 < Δp. Tất nhiên các điểm làm việc A3 và A4 đều cho trị số hiệu suất nhỏ hơn maxq và các công suất kéo quạt N3, N4 cũng khác N (hiển nhiên là N3 > N). 4. Các phần tử khác của hệ thống điều hòa không khí Mục tiêu: - Nêu được khâu tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng - Các phương pháp lọc bụi và tiêu âm trong điều hòa không khí - Trình bày được quá trình cung cấp nước cho điều hòa không khí Khâu tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng Bản thân các máy ĐHKK khi làm lạnh đã đồng thời làm khô không khí nên có thể đảm bảo duy trì độ ẩm trong phong khá nhỏ, nhưng độ ẩm trong phòng có thể tăng lên vượt quá trị số cho phép, nhất là khi cửa ra vào mở, có lọt không khí ngoài vào phòng. Khi độ ẩm không khí trong phòng giảm đi, nhưng nhiệt độ phòng cũng đồng thời tăng lên: bộ phận cảm biến nhiệt độ (cũng đặt trong phòng) truyền tín hiệu sang bộ điều khiển để tự động khởi động máy lạnh, làm giảm nhiệt độ phòng. Nếu nhiệt độ phòng bị giảm quá mức thì sẽ khởi động thêm bộ sấy không khí cấp II để tự động duy trì chính xác nhiệt độ trong phòng (đồng thời duy trì luôn độ ẩm dưới trị số cho phép). Lọc bụi và tiêu âm trong điều hòa không khí Chất lượng của không khí trong nhà không chỉ đánh giá qua các thông số nhiệt độ, độ ẩm của không khí mà còn qua mức độ trong sạch và mức độ tiếng ồn của không khí nữa. Mặt khác, trong phòng không khí tuần hoàn có bụi còn làm ảnh hưởng tới sự truyền nhiệt nếu không có bộ lọc bụi). Vì vậy lọc bụi và tiêu âm trong các hệ thống thông gió và điều hòa không khí cũng là một nhiệm vụ của khâu xử lí không khí. Lọc bụi Bụi là một trong những chất độc hại. Nồng độ bụi trong không khí zb (mg/m3) không được vượt quá giới hạn cho phép. Muốn vậy cần tiến hành lọc bụi. Việc lựa chọn phương pháp lọc bụi trong thông gió và ĐHKK phải căn cứ vào nguồn gốc, cỡ hạt và mức độ độc hại. Các thiết bị lọc bụi thường gặp là: bộ lọc thấm dầu, bộ lọc vải, bộ lọc bụi kiểu lưới kim loại, bộ lọc kiểu tĩnh điện, bộ lọc bụi kiểu xiclon, 142 Hình 3.19. Thiết bị lọc bụi thấm dầu tự làm sạch bụi Tiêu âm Tiếng ồn là một trong những chỉ tiêu chất lượng của hệ thống ĐHKK vì nó cũng là một trong những nhân tố đánh giá tiện ghi vi khí hậu. Vì vậy không thể coi thường tiếng ồn khi lắp đặt các hệ thống ĐHHK, đặc biệt là các công trình văn hóa. Để đạt được độ ồn cho phép trong phòng cần xác định được nguồn âm, đồng thời phải tiến hành phân tích các con đường truyền âm vào phòng, từ đó mới có được giải pháp hữu hiệu để làm suy giảm tiếng ồn (còn gọi là tiêu âm). Thiết bị tiêu âm được bố trí trên đường ống gió cấp và trên đường ống gió hồi, gần với quạt gió. Thường có 2 dạng chính sau: hầm tiêu âm, ống tiêu âm. Hình 3.20. a) Hầm tiêu âm; b) Ống tiêu âm Cung cấp nước cho điều hòa không khí 143 Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống có hai đường ống Trong các hệ thống ĐHKK trung tâm nước (Water Chiller) hay hệ thống VRV giải nhiệt nước hoặc các hệ thống ĐHKK cần phun ẩm bổ sung thì việc cung cấp nước là hết sức cần thiết. Hình 3.22. Sơ đồ có buồng phun ở gần trạm lạnh Hệ thống nước lạnh làm nhiệm vụ tải lạnh từ bình bay hơi tới các phòng vào mùa hè để làm lạnh phòng (và có thể có thêm nhiệm vụ tải nhiệt từ nồi hơi hoặc bình ngưng của bơm nhiệt để sưởi ấm phòng vào mùa đông). Hệ thống nước giải nhiệt (còn gọi là nước làm mát) có nhiệm vụ tải nhiệt từ bình ngưng lên tháp giải nhiệt để vào môi trường. Nước sau khi được làm mát ở tháp lại quay về bình ngưng nên gọi là nước tuần hoàn. Khi sử dụng nước thành phố hoặc nước giếng một lần rồi thải bỏ gọi là nước không tuần hoàn. Việc cung cấp nước thường theo sơ đồ đi ống của từng hệ thống cụ thể. Thường gặp các sơ đồ cung cấp nước sau: Sơ đồ cung cấp nước lạnh cho các buồng phun (sơ đồ khi buồng phun ở gần trạm lạnh, sơ đồ khi buồng phun ở xa trạm lạnh), sơ đồ cấp nước cho các FCU và AHU (sơ đồ 2 đường ống, sơ đồ 3 đường ống, sơ đồ 4 đường ống). 144 Hình 3.22. Sơ đồ có vòng cung cấp lạnh kín 145 146 147 148 149 150 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bùi Hải, Trần Thế Sơn, Kỹ thuật nhiệt, NXB Giáo dục. 2. Bùi Hải, Bài tập kỹ thuật nhiệt, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 3. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Thông gió và điều hòa không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 4. Nguyễn Đức Lợi, Máy và thiết bị lạnh, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 5. Hà Đăng Trung, Nguyễn Tuân, Cơ sở kỹ thuật điều hòa không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
File đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_26_ky_thuat_lanh_dien_cong_nghiep.pdf