Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số

 Ưu nhược điểm.

Ưu điểm:

- Ưu thế của loa trung tâm.

- Vị trí vùng nghe được mở rộng hơn.

- Hình ảnh âm thanh có thể trộn lẫn với nhau từ phái trước.

- Tín hiệu âm thanh được thực hiện trùng khớp với hình ảnh hơn.

- Những lợi thế này đặc biệt hữu ích và hiệu quả cho bộ phim truyền hình, tài

liệu, và tin tức, bởi vì một loa trung tâm có thể được sử dụng dành riêng cho

đối thoại hoặc bài bình luận.

- Ba kênh của khu vực phía trước cung cấp lợi ích khác cho sản xuất âm thanh

truyền hình. Trong sản xuất đa ngôn ngữ, các kênh trái và phải có thể được

sử dụng cho các hiệu ứng âm nhạc và âm thanh.

Nhược điểm:

- Tốn nhiều kinh phí.

- Cần có bộ thu thích hợp.

- Việc mã hóa và giải mã phức tạp hơn.

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 316 trang duykhanh 18501
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số

Giáo trình Máy thu hình công nghệ cao và kỹ thuật số
ếu điều chỉnh cân bằng trắng cho nhiệt độ màu “Warm” thì x = 0,2952 ; y = 
0,3047 và với “Neutral” thì x = 0,2848 ; y = 0,2932. 
Điều chỉnh R_BKG và B_BKG theo giá trị sau: 
- Sau đó lưu màu. 
Hình 20. 5. Lưu các giá trị cài đặt. 
3.5. Điều chỉnh độ tương phản, độ sáng. 
Cách điều chỉnh độ tương phản tự động cho TV Toshiba 32AV500. Khi chế 
độ tương phản tự động được bật, TV sẽ kiểm tra sự thay đổi trong chất lượng hình 
ảnh để tự động điều chỉnh video. 
Phần thực hành. 
- Bước 1: nhấn nút Menu và vào menu video. 
300 
- Bước 2: đưa vệt sáng đến “Advanced Picture” và nhấn mũi tên qua phải hoặc 
nhấn “Enter”. 
Hình 20. 6. Điều chỉnh độ tương phản trên TV Toshiba. 
- Bước 3: đưa vệt sáng đến “Dynamic Contrast” và nhấn mũi tên qua phải để 
chọn On hoặc Off. 
Hình 20. 7. Điều chỉnh độ tương phản trên TV Toshiba. 
Cách điều chỉnh độ sáng cho TV Toshiba 32AV500. 
- Bước 1 và bước 2 làm giống như chỉnh độ tương phản. 
- Bước 3: di chuyển vệt sáng đến Backlight và nhấn “Enter”, lúc này một 
thanh điều chỉnh sẽ xuất hiện. 
301 
Hình 20. 8. Điều chỉnh độ sáng trên TV Toshiba. 
- Bước 4: nhấn phím mũi tên qua trái và qua phải để điều chỉnh giá trị cho độ 
sáng theo ý muốn. 
- Bước 5: nhấn “Enter” để lưu và trở lại menu trước đó, hoặc nhấn “Exit” để 
lưu và thoát khỏi hệ thống menu. 
3.6. Điều chỉnh sắc màu. 
Cách điều chỉnh nhiệt độ màu cho TV Toshiba 32AV500. Chúng ta có thể 
thay đổi chất lượng hình ảnh bằng cách chọn một trong 3 chế độ đặt nhiệt độ màu 
(Cool, Medium và Warm) như sau: 
Phần thực hành. 
Để làm điều này chúng ta thực hiện như sau: 
- Nhấn phím “Menu” và mở menu video lên. 
- Đưa vệt sáng đến “Advanced Picture” và nhấn “Enter” để vào. 
302 
- Đưa vệt sáng đến “Color Temperature” và nhấn “Enter” rồi chọn chế độ mà 
chúng ta thích (Cool, Medium và Warm). 
Hình 20. 9. Điều chỉnh sắc màu. 
4. Đánh giá chất lượng hình ảnh. 
Mục tiêu: Tạp đánh giá chất lượng của hình ảnh khi đã điều chỉnh, để từ đó có 
kinh nghiệm trong việc điều chỉnh bằng bộ điều khiển từ xa. 
Phần thực hành. 
Mở TV lên, điều chỉnh giá trị của độ sáng, ghi lại nhận xét: 
 Điều chỉnh giá trị của màu sắc, ghi lại nhận xét: 
 Điều chỉnh độ tương phản và độ chói, nhận xét: 
303 
 Điều chỉnh các chức năng khác như: kích thước màn hình, các hệ số tỉ lệ, 
nhiệt độ màu , sau đó ghi lại những nhận xét về các hiệu chỉnh đó: 
Câu hỏi: 
Câu 1: Hãy nếu chức năng của một số phím trên bộ điều khiển từ xa ? 
Câu 2: Hãy nêu chức năng một số phím được sử dụng trong chế độ overlay ? 
Câu 3: Hãy trình bày cách cân chỉnh một số giá trị mặc định của TV ? 
Câu 4: Hãy trình bày cách điều chỉnh cân bằng trắng cho TV ? 
Câu 5: Hãy trình bày cách điều chỉnh độ tương phản, độ sáng cho TV ? 
Câu 6: Hãy trình bày cách điều chỉnh màu sắc cho TV ? 
304 
BÀI 21: MẠCH ĐIỆN BỘ XỬ LÝ ÂM THANH (APU). 
Mã bài: 21 
Giới thiệu: 
 Mạch xử lý âm thanh APU nhằm xử lý các tín hiệu âm thanh để xuất ra loa. 
Qua bài này giúp ta hiểu về nguyên lý hoạt động của mạch, từ đó có thể kiểm tra và 
sửa chữa những hư hỏng. 
Mục tiêu của bài: 
 Kiến thức: 
- Trình bày đúng kết cấu, chức năng, nhiệm vụ các khối của mạch điện bộ xử 
lý âm thanh. 
- Mô tả đúng các mối quan hệ giữa mạch xử lý tín hiệu âm thanh với các mạch 
xử lý số khác. 
- Kiểm tra, thay thế những sai lỗi mạch điện bộ xử lý âm thanh. 
Kỹ năng: 
- Xác định được những hư hỏng của bộ xử lý âm thanh. 
- Phân tích và dự đoán được những hư hỏng có thể xảy ra trong bộ xử lý âm 
thanh. 
- Phát triển được kỹ năng tư duy, phán đoán trong việc kiểm tra, sửa chữa. 
- Thay thế được những linh kiện, vi mạch bị hư hỏng. 
 Thái độ: 
- Rèn luyện được tính cần cù, tỉ mỉ trong công việc. 
- Phát huy được khả năng làm việc chính xác, hiệu quả trong công việc. 
- Có được khả năng làm việc tập thể theo nhóm. 
Nội dung chính. 
305 
1. Sơ đồ khối, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý làm việc của các khối. 
Mục tiêu: Nắm được sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối của bộ xử lý 
âm thanh. 
Hình 21. 1. Sơ đồ khối mạch xử lý âm thanh APU. 
1.1. Khối giao tiếp ADC bus. 
Hình 21. 2. Giao tiếp giữa APU với IC giải mã ADC2310. 
306 
APU2400 thông thường giao tiếp với IC ADC 2310 là bộ chuyển đổi tương 
tự sang tín hiệu số, mục đích là số hóa tín hiệu âm thanh tương tự trong các bộ thu 
TV số, với âm thanh stereo theo tiêu chuẩn của Châu Âu. 
Hình 21. 3. Sơ đồ khối của IC giãi mã ADC2310. 
1.2. Khối nhận dạng tín hiệu. 
Sóng mang điều khiển stereo được khử ghép từ kênh âm thanh và được cung 
cấp cho bộ chia tách tín hiệu tại chân số 8 để nhận ra chế độ hoạt động. 
Số hóa tín hiệu ngõ ra là cho phép tín hiệu điều chế độ rộng xung PDM I và 
PDM II tại chân 10 và 11. Xử lý tín hiệu số được điều khiển bởi APU thông qua IM 
bus. 
1.3. Khối giải ma trận mono, stereo hoặc chung. 
Việc phát hiện ra chế độ phát của mạch, chế độ mono, stereo hoặc chung, sẽ 
cho phép IC chuyển sang chế độ hoạt động tương thích với khối phát. Khi switch 
của ADC thông với IM bus thì khối giải ma trận sẽ cung cấp tín hiệu 2R và 2L ở 
dạng stereo tại các ngõ ra analog. 
307 
1.4. Khối điều chỉnh âm sắc. 
Khối điều chỉnh âm sắc có nhiệm vụ điều khiển âm thanh trầm bổng, bass – 
treble để âm thanh được trung thực hơn. 
1.5. Khối điều chỉnh âm lượng. 
Khối điều chỉnh âm lượng này nằm trước khối điều chỉnh âm sắc, nhằm mục 
đích điều chỉnh mức độ âm thanh cho phù hợp, để tránh tình trạng âm thanh quá 
lớn gây ra hiện trạng nhói, và âm thanh bị méo. 
1.6. Khối stereo gốc. 
Khối stereo gốc (stereo base) nằm ngay sau khối điều chỉnh âm sắc để tạo ra 
các tín hiệu âm thanh cơ bản. 
1.7. Khối balance. 
Khối balance (cân bằng) này đều có trong hai đường xử lý tín hiệu 1R – 1L 
và 2R – 2L, để tạo tín hiệu cân bằng cho âm thanh. 
1.8. Khối điều chế độ rộng xung để chuyển đổi thành tín hiệu âm thanh tương 
tự. 
Tại ngõ ra 22 và 23 của IC APU, tín hiệu xử lý được đưa ra bằng tín hiệu 
điều chế độ rộng xung, vì vậy tín hiệu này có thể được chuyển lại thành tín hiệu 
analog thông thường bằng phần tử RC thông thường. 
 Hai ngõ ra dạng analog tại chân 19 và 20 của APU được khuếch đại nhờ 
khối khuếch đại được tích hợp bên trong. 
2. Hoạt động của bộ xử lý âm thanh. 
Mục tiêu: Nắm được hoạt động của bộ xử lý âm thanh, giúp cho việc sửa chữa 
được nhanh chóng, chính xác. 
 Tín hiệu âm thanh kênh trái và kênh phải được đưa đến các chân 16 và chân 
17 của APU ở dạng điều chế xung, và được đưa đến các bộ lọc số. Sau đó tín hiệu 
này được đưa đến khối nén và khối tiền khuếch đại rồi đưa đến bộ chọn ngõ vào. 
Bộ chọn ngõ vào có nhiệm vụ lấy tín hiệu từ bộ chuyển đổi và chia chúng 
thành 2 kênh tín hiệu. 
Sau đó, mỗi kênh tín hiệu sẽ được đưa qua những bộ lọc nối tiếp nhau để 
điều khiển cân bằng stereo, điều chỉnh âm lượng, âm sắc và những chức năng cần 
308 
thiết khác. Và những khối bộ lọc này được điều khiển bởi khối xử lý tùy vào sự 
điều chỉnh của người dùng. 
3. Các mối quan hệ giữa mạch xử lý âm thanh với các mạch xử lý số khác. 
Mục tiêu: Nắm được các mối liên hệ giữa mạch xử lý âm thanh với các mạch xử lý 
số khác. 
Hình 21. 4. Giao tiếp giữa APU với các khối xử lý khác. 
3.1. Các lối vào của dữ liệu, xung Clock, xung đồng bộ, IM Bus. 
APU nhận dữ liệu trực tiếp từ IC chuyển đổi từ analog sang tín hiệu số 
ADC2310, sau đó tín hiệu số này được đưa đến cho IC xử lý tín hiệu âm thanh 
thông qua các chân 16 và 17.Các lối vào xung clock, xung đồng bộ được đưa đến 
APU thông qua chân 13, để cấp tín hiệu dao động giúp APU hoạt động. 
Ngoài ra APU được sự điều khiển từ khối xử lý trung tâm thông qua IM bus 
bằng các chân 3 (Data), chân 4 (Ident) và chân 5 (clock).Thông qua đường bus này, 
khối điều khiển trung tâm sẽ điều khiển các khối cần thiết tương ứng với cài đặt âm 
thanh theo cài đặt của người dùng. 
3.2. Các đường cấp nguồn. 
Các chân cấp nguồn cho APU là chân 18, chân 7 và chân 14, với điện áp cấp 
cho APU là +5V. 
Chân số 10 là chân GND. 
309 
3.3. Các lối ra. 
Các ngõ ra của APU được chia thành 2 dạng là 1R – 1L và 2R -2L, cụ thể ở 
các chân như sau: 
- Chân 22 là chân ngõ ra của tín hiệu 1L. 
- Chân 23 là chân ngõ ra của tín hiệu 1R. 
- Chân 19 là chân ngõ ra của tín hiệu 2L. 
- Chân 20 là chân ngõ ra của tín hiệu 2R. 
4. Một số sơ đồ mạch điện xử lý âm thanh thông dụng. 
Mục tiêu: Nắm được một số sơ đồ mạch điện xử lý âm thanh thông dụng. 
Hình 21. 5. Mạch xử lý âm thanh trong TV Sony Chassis KLW26A10. 
310 
Trong đó lối vào của khối khuếch đại tín hiệu như trong hình. 
Hình 21. 6. Các ngõ vào của tín hiệu. 
Các tín hiệu được đưa qua các tụ ghép C9402 và C9403, đồng thời cũng qua 
hai transistor Q4902 và Q4901 để khuếch đại tín hiệu đưa vào cho IC xử lý âm 
thanh. 
Hình 21. 7. Các chân kết nối với bộ tạo dao động. 
Chân 71 và chân 72 là chân nối kết với thạch anh 18,432 MHz để tạo dao 
động cho IC xử lý tín hiệu âm thanh. 
Các chân ngõ ra của tín hiệu âm thanh, các tín hiệu âm thanh khi được đưa ra 
ngoài theo dạng điều chế xung, để chuyển thành dạng tín hiệu tương tự thì cần qua 
các mạng RC và các transistor khuếch đại. 
311 
Hình 21. 8. Các ngõ ra của tín hiệu âm thanh. 
5. Hiện tượng sai lỗi của mạch điện xử lý âm thanh. 
Mục tiêu: Có khả năng kiểm tra và sửa chữa một số lỗi thông thường của mạch 
điện xử lý âm thanh. 
5.1. Kiểm tra các sai lỗi ở mạch điện bộ xử lý âm thanh. 
Phần thực hành. 
 Khảo sát và nhận dạng khối linh kiện. 
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, bao gồm: tua-vit, kìm, nhíp, khăn, hộp đựng ốc 
vít  
- Bước 2: Tháo gỡ phần vỏ phía sau, các module, giá đỡ. 
- Bước 3: Xác định khối mạch điện liên quan đến bộ xử lý tín hiệu hình. 
- Bước 4: Khảo sát tình trạng của các linh kiện trong khối, kiểm tra sơ bộ xem 
có hiện tượng gì khác thường như là: linh kiện bị rỉ sét, linh kiện bị cháy, nổ, 
linh kiện bị phù  
- Bước 5: Kiểm tra các dây nối giữa khối mạch đang xem xét với các khối lân 
cận. Cần chú ý đến các đầu dây cắm xem có còn nguyên vẹn, hay có bị lỏng 
hay không. 
312 
- Bước 6: Ghi lại hiện trạng của khối mạch, những gì khác thường, hoặc còn 
tốt vào bên dưới: 
- Bước 7: Xác định một số linh kiện chính của khối mạch đang xét trên board 
thực tế, chỉ rõ các IC, một số cuộn cảm, tụ điện, bộ dao động  
 Kiểm tra hoạt động của máy. 
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ: VOM, máy hiện sóng, kìm, nhíp  
- Bước 2: Ta cấp nguồn cho máy hoạt động. 
- Bước 3: Cho máy hoạt động một vài phút rồi ta tiến hành kiểm tra hình ảnh 
xem có những biểu hiện gì khác thường hay không. 
Nhận xét về hình ảnh đó: 
 Đo và kiểm tra các tín hiệu. 
Đo và kiểm tra xung đồng bộ, xung clock từ khối tạo xung chủ MCU đưa 
đến, vẽ và nhận xét xung này: 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................... 
 Đo và kiểm tra các tín hiệu trên đường IM bus, các đường dữ liệu ngõ vào, 
vẽ và ghi nhận xét vào bên dưới: 
313 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................... 
 Đo và kiểm tra các tín hiệu ngõ ra của âm thanh, ghi lại nhận xét vào bên 
dưới: 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
...................................................................................................................................... 
5.1. Thay thế mạch xử lý tín hiệu âm thanh. 
Phần thực hành. 
Hướng dẫn sửa chữa hư hỏng trên TV Samsung LA32A550: 
Hiện tượng: không có tín hiệu âm thanh, nhưng tín hiệu video vẫn bình 
thường. Ta cần kiểm tra như sau: 
- Kiểm tra kết nối của loa, xem có bị đứt hay bị hư hay không. 
- Kiểm tra khối xử lý âm thanh còn hoạt động hay không. 
- Kiểm tra loa còn tốt hay không. 
314 
Hình 21.9. Hình ảnh board thực tế. 
Một số tín hiệu đo được trên board. 
Hình 21.10. Tín hiệu âm thanh ngõ vào. 
315 
Hình 21.11. Tín hiệu 12S ngõ vào (Clk, Data). 
Hình 21.12. Tín hiệu âm thanh ngõ ra. 
Kiểm tra, đo đạc và thay thế những linh kiện hư hỏng trong mạch giao tiếp 
với ADC, ghi lại những linh kiện đã thay thế, và hiện tượng hư hỏng của linh kiện 
vào bên dưới: 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
................................................................................................................................... 
316 
Kiểm tra, đo đạc và thay thế những linh kiện hư hỏng trong mạch điện của 
bộ xử lý âm thanh, ghi lại những linh kiện đã thay thế, và hiện tượng hư hỏng của 
linh kiện vào bên dưới: 
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
................................................................................................................................... 
Câu hỏi: 
Câu 1: Hãy trình bày sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối của mạch 
điện xử lý tín hiệu âm thanh ? 
Câu 2: Trình bày hoạt động của bộ xử lý âm thanh ? 
Câu 3: Hãy nêu một số hiện tượng hư hỏng của mạch điện xử lý âm thanh ? 
Câu 4: Trình bày cách kiểm tra, sửa chữa của một số lỗi thông thường ? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_thu_hinh_cong_nghe_cao_va_ky_thuat_so.pdf