Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Nội dung chính:

1.1. Định nghĩa về máy điện

Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa vào hiên tượng cảm ứng điện từ. Về cấu tạo máy điện gồm mạch từ (lõi thép) và mạch điện (các dây quấn), dùng để biến đổi dạng năng lượng như cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc ngược lại biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện), hoặc dùng để biến đổi thông số điện như biến đổi điện áp, dòng điện,.

1.2. Phân loại máy điện

Máy điện có nhiều loại được phân loại theo nhiều cách khác nhau, ví dụ phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức nâng, theo loại dòng điện (xoay chiều, một chiều), theo nguyên lí làm việc vv Trong giáo trình này ta phân loại đựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng như sau:

a. Máy điện tĩnh

Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp. Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông giữa các cuộn dây không có chuyển động tương đối với nhau.

Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có tính thuận nghịch, ví đụ máy biến áp biến đổi điện năng có thông số: U1, Il, f, thành điện năng có thông sô' U2, I2, f, hoặc ngược lại biến đổi hệ thống điện U2, I2, f, thành hệ thống điện U1, Il, f.

b. Máy điện quay

Máy điện quay làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra.

Loại máy điện này thường dùng để biến đổi dạng năng lượng, ví dụ biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện) hoặc biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát điện).

 Quá trình biến đổi có tính thuận nghịch, nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện.

 

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 204 trang duykhanh 9900
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Máy điện - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
 mỗi nhóm 2 bối dây (hình15.3)
Hình 15.3. Bộ dây stato động cơ không đồng bộ 1 pha
 có z=36; 2p=4, qa=2qb, phân tán đều
 5.2.2.Phân tích sơ đồ dây quấn: 
-Lưu ý: 
+Nếu thực hiện quấn dây theo sơ đồ (hình 15.2) thì được bộ dây không có độ thẩm mỹ, nhưng việc thi công đơn giản hơn sơ đồ (hình 15.3).
+Nếu thực hiện quấn dây theo sơ đồ (hình 15.3) thì được bộ dây có độ thẩm mỹ cao, nhưng việc thi công phức tạp hơn sơ đồ (hình 15.2).
+Tổng số vòng dây các cuộn làm việc và khởi động của cả hai sơ đồ hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên đối với hình 15.3) số vòng dây của các bối trong cuộn khởi động không bằng nhau (số vòng bối dây lớn trong nhóm bằng ½ số vòng bối dây nhỏ trong nhóm). 
-Các số liệu ban đầu dược xác định ở mục 15.2.1.
-Vị trí các nhóm bối dây của cuộn dây làm việc và khởi động như sau:
	*Với sơ đồ (hình 15.2).
+Pha A (cuộn dây làm việc).
Nhóm 1: (6 - 10); (5 – 11); (4 – 12). 
Nhóm 2: (15 - 19); (14 – 20); (13– 21).
Nhóm 3: (24 - 28); (23 – 29); (22 – 30). 
Nhóm 2: (33 - 1); (32 – 2); (31– 3).	
+Pha B (cuộn dây khởi động).
Nhóm 1: (9 - 16); (10 – 17).
Nhóm 2: (18 - 25). 
Nhóm 3: (27 - 34); (26 – 35).
Nhóm 4: (36 - 7). 
*Với sơ đồ (hình 15.3).
+Pha A (cuộn dây làm việc) có vị trí các nhóm bối dây của cuộn dây làm việc như sơ đồ (hình 15.2).
+Pha B (cuộn dây khởi động).
Nhóm 1: (9 - 16); (10 – 17).
Nhóm 2: (18 - 25); (17 - 26); 
Nhóm 3: (27 - 34); (26 – 35).
Nhóm 4: (36 - 7); (35 – 9).
15.3. Lót cách điện rãnh: 
-Vệ sinh lõi thép và rãnh stato.
-Kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa lại các răng.
-Chọn giấy cách điện phù hợp.
-Đo ướm giấy theo kích thước của rãnh để lấy kích thước chuẩn.
-Cắt giấy theo kích thước đã đo và tiến hành gấp mép giấy. 
- Lót bìa cách điện vào rãnh đúng yêu cầu kỹ thuật sau: 
15.4.Đo khuôn:
	-Đo khuôn quấn dây được thực hiện như ở động cơ 1 pha đã thực hiện ở bài 14.
	-Lưu ý : tuỳ theo sơ đồ ta chọn thi công quấn dây để làm căn cứ đo khuôn phù hợp.
+ Động cơ một pha nên số bối dây trong nhóm của cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi động khác nhau. Do đó phải đo khuôn quấn dây cho cuộn làm việc và cuộn khởi động khác nhau.
+Kiểm tra sự phù hợp giữa các bối dây trong một nhóm của cuộn làm việc, khởi động cũng như sự phù hợp giữa hai cuộn dây đối với từng loại sơ đồ.. 
15.5. Quấn dây:
-Kỹ thuật quấn dây đồng tâm được tiến hành như đối với dây quấn đồng tâm ở động cơ 1 pha đã được thực hiện các bài 14. 
-Quấn cuộn dây làm việc có 4 nhóm bối dây, mỗi nhóm có 3 bối dây đồng tâm.
-Quấn cuộn dây khởi động: 
+Quấn 4 nhóm bối dây, trong đó có 2 nhóm bối dây mỗi nhóm một bối và có 2 nhóm bối dây mỗi nhóm hai bối bối với sơ đồ (hình 15.2).
+Quấn 4 nhóm bối dây, mỗi nhóm có 2 bối dây đồng tâm với sơ đồ (hình 15.3).
15.6.Lồng dây vào rãnh stato:
-Căn cứ vào vị trí các nhóm bối dây của các pha trên sơ đồ đã được xác định ở (15.2.2) để thực hiện lồng dây vào rãnh như sau:
	+Cuộn dây làm việc (bốn nhóm bối dây) được lồng vào rãnh stato trước theo thứ tự từ trái sang phải, tạo mặt phẳng trong.
	+Cuộn dây khởi động (bốn nhóm bối dây) được lồng vào rãnh stato sau khi đã lồng cuộn dây làm việc, tạo mặt phẳng ngoài.
15.7. Hoàn tất bộ dây:
Công việc hoàn tất bộ dây quấn đối với động cơ một pha hoàn toàn giống như đối với động cơ 3 pha (bài 18) đảm bảo theo các bước sau:
1. Kiểm tra và đánh dấu (xác định) đầu dây làm việc và khởi động.
2. Đấu hàn cuộn dây chạy (cuộn dây làm việc). 	 	
3. Đấu hàn cuộn dây đề (cuộn dây khởi động) tương tự cuộn dây chạy.
4. Tạo hình bộ dây.
5. Đai dây: 
15.8. Vận hành thử:
Trình tự thực hiện tương tự như đối với động cơ 3 pha.
Bước 1: Kiểm tra thông mạch.
Bước 2: Kiểm tra cách điện giữa dây quấn stato và lõi thép (kiểm tra cách điện từng cuộn dây một). 
Bước 3: Kiểm tra cách điện giữa các pha. 
Bước 4: Kiểm tra độ rò điện ra vỏ động cơ. 
Bước 5: Kiểm tra dòng điện không tải, dòng điện khởi động của động cơ ở chế độ có tải. 
Bước 6: Kiểm tra trị số dòng định mức của động cơ. 
Bước 7: Kiểm tra tốc độ động cơ. 
Bước 8: Kiểm tra phát nhiệt của động cơ ở chế độ tải định mức.
15.9.Tẩm sấy bộ dây: 
Trình tự thực hiện tương tự như đối với động cơ 3 pha.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 15
1/Phân tích sơ đồ trải bộ dây stato động cơ không đồng bộ 3 pha có động cơ không đồng bộ 1 pha có z=36 2p=4 .
2/ Trình bày qui trình quấn lại bộ dây stato động cơ không đồng bộ 1 pha 
có z=24; 2p=2 dây quấn đồng khuôn tập trung 1 lớp?
3/Phân tích ưu nhược điểm trong quá trình thi công quấn dây giữa sơ đồ hình 15.2 với sơ đồ hình 15.3? 
BÀI 16
SỬA CHỮA QUẠT BÀN
Giới thiệu:
Quạt bàn được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, cơ quan, xí nghiệp vì có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, làm việc tin cậy, điều chỉnh được tốc độ theo ý muốn, giá thành rẻ. Để nâng cao tuổi thọ của quạt bàn và khắc phục một số hư hỏng thường gặp có thể xẩy ra, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về cách bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng ở quạt bàn trong quá trinh sử dụng. 
Mục tiêu:
-Xác định được hư hỏng thông thường ở quạt bàn thông dụng.
-Sửa chữa, thay thế được các bộ phận hư hỏng quạt bàn.
	- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
16.1.Tháo, vệ sinh quạt.
Bước 1: Tháo các bộ phận của quạt
Hình 16.1. Tháo các bộ phận của quạt
-Tháo lồng quạt phía trước bằng cách tháo các khóa và vòng chụp giữ lồng quạt. Cần lưu ý rút hẳn nguồn điện ra trước khi thao tác, và sắp xếp các linh kiện theo thứ tự, cần ghi nhớ cách lắp ráp tránh trường hợp không biết thao tác lắp lại.
-Vặn nắp chặn cánh quạt theo chiều kim đồng hồ để tháo cánh quạt ra bằng cách rút cánh quạt ra khỏi trục quay. 
-Tháo lồng phía sau của quạt ra bằng cách xoay vòng chặn bằng nhựa ngược theo chiều kim đồng hồ.
Bước 2: Vệ sinh lồng quạt và cánh quạt
Trường hợp lồng quạt, và cánh có ít bụi bẩn, ta chỉ cần sử dụng một khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng. Nếu có quá nhiều bụi có thể mang lồng quạt và cánh đi rửa, có thể dùng bột giặt để đánh sạch các vết bẩn được hiệu quả nhất. Sau đó, dùng khăn lau khô rồi phơi nắng khoảng 60 phút.
Lưu ý tránh để nước tràn vào bên trong phần linh kiện điện tử hay động cơ bên trong quạt, khi vệ sinh quạt gây nguy cơ dễ gây chập cháy thiết bị khi sử dụng.
Bước 3: Bảo dưỡng trục quay
-Kiểm tra lại trục quay của quạt trước khi lắp lại để đảm bảo quạt được hoạt động tốt nhất. Để kiểm tra, dùng tay xoay trục quay và quan sát, nếu trường hợp trục quay bị cứng có thể do bị khô dầu, bạn cần tra một vài giọt dầu máy vào trục quay chỗ tiếp xúc với ổ bạc. Cách làm này sẽ cải thiện tốc độ quay của quạt, và giúp quạt bớt nóng hơn khi vận hành.
-Trước khi lắp các bộ phận của quạt vào lại như cũ, cần phải kiểm tra xem trục quay có bị cứng hay không bằng cách dùng tay xoay trục quay. Nếu trục quay bị cứng quạt sẽ chạy chậm và nóng, khắc phục bằng cách nhỏ vài giọt dầu máy may vào trục quay ngay chỗ tiếp xúc với ổ bạc, quay nhẹ cốt để dầu thấm vào (chú ý không để dầu rớt vào cuộn dây mô tơ).
Bước 4: Lắp lồng quạt và cánh quạt:
Hình 16.2. Lắp lồng quạt và cánh quạt
-Thực hiện lắp lần lượt theo thứ tự ngược lại khi tháo (trình tự từ lồng quạt sau, cánh quạt và lồng quạt phía trước). Sau đó cài khóa và vòng chụp giữ lồng quạt lại. Chú ý đến vị trí của tay cầm trên lồng quạt sau, và logo nhãn hiệu trên lồng trước, tránh trường hợp lắp ngược.
16.2.Kiểm tra xác định hư hỏng và sửa chữa.
Quạt điện khi sử dụng trong một thời gian dài có thể xảy ra một số sự cố hư hỏng bất ngờ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Sau đây xin giới thiệu một số sự cố thường gặp khi sử dụng quạt điện và cách khắc phục nhanh nhất.
16.2.1. Quạt không chạy khi đã bật nút nguồn.
-Khi ta nhấn nút nguồn bật nhưng không thấy quạt hoạt động. 
-Nguyên nhân của sự cố này có thể là do nguồn điện không đảm bảo, công tắc tiếp xúc không tốt, dây điện nguồn bị đứt hoặc trục quay và bạc thau bị mòn.
-Để khắc phục sự cố này, trước hết bạn nên kiểm tra lại nguồn điện, cầu chì, dùng tay quay cánh có nhẹ nhàng không, kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc, kiểm tra dây điện nguồn có bị đứt không. Ngoài ra có thể kiểm tra điện áp xem có phù hợp hay không. Sau khi xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp sửa chữa phù hợp. 
Nếu bạc thau bị mòn thì trục quay tiếp xúc với nó cũng sẽ bị mòn, nên khi thay bạc thau cũng nên thay luôn trục quay của máy quạt. 
16.2.2. Các nút bấm hoặc công tắc điều chỉnh tốc độ hỏng.
Hình 16.3. Các nút bấm hoặc công tắc điều chỉnh tốc độ
-Nút bấm không hoạt động có thể do tiếp điện kém hoặc công tắc dùng lâu bị chai và có thể bị hỏng nên không bấm hoặc xoay được. 
-Nguyên nhân là do ma sát nhiều trong quá trình sự dụng làm cho phần kim loại chỗ tiếp điện bị mòn, hoặc lâu ngày bị gỉ sét và bám bẩn nên khó tiếp điện.
-Để khắc phục, sửa chữa bằng cách dùng bình dầu bôi trơn WD40 để xịt vào các rãnh của các phím, nút bấm để làm sạch gỉ đồng và tẩy các chất bẩn, sau đó ấn nhả các nút nhiều lần cho đến khi được. Nếu là do kim loại chỗ tiếp điện bị bào mòn thì chỉ có thể thay nút mới.
16.2.3. Tuốc năng chuyển hướng bị gãy.
Hình 16.3. Tuốc năng chuyển hướng
-Các tuốc năng chủ yếu dùng bằng nhựa nên khi dùng lâu và dùng lực quá mạnh rất dễ bị tuột ra hoặc gãy.
-Đối với trường hợp này, cách duy nhất là tra dầu mỡ bôi trơn các bánh răng bên trong sau đó mua cái vỏ nhựa tuốc năng mới lắp vào. Nếu không có thể thay luôn bộ tuốc năng. 
16.2.4. Tiếng ồn quá lớn
-Nếu quạt có tiếng ồn quá lớn thì nguyên nhân có thể là do ma sát giữa trục quay với bạc thau của máy gây ra tiếng ồn. 
-Để khắc phục cần tháo quạt ra và tra dầu bôi trơn vào hai đầu bạc rồi thử lại nếu không được thì cần phải thay thế bạc và trục mới.
16.2.5. Quạt bị nóng
-Đây là trường hợp khá phổ biến, nguyên nhân có thể do sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong thời gian liên tục quá lâu hoặc do mô-tơ quạt bị khô làm cho sự ma sát khi quay quá lớn gây ra tác dụng nhiệt.
-Để làm cho quạt bớt nóng, cần lưu ý không nên sử dụng quạt ở tốc độ tối đa trong một khoảng thời gian dài. Tháo mô-tơ quạt và dùng dầu bôi trơn cho động cơ.
 16.2.6. Quạt bị rung lắc
Hình 16.4. Khớp nối cây quạt
-Các loại quạt đứng quá cao có thể bị rung lắc sau một thời gian sử dụng. 
-Nguyên nhân chủ yếu là do các ốc vít vặn, các khớp nối bị lỏng hoặc quạt được điều chỉnh ở độ cao không thích hợp.
-Khắc phục bằng cách kiểm tra và vít lại các ốc vặn hoặc khớp nối cho chặt, không nên điều chỉnh quạt quá cao hoặc chạy với tốc độ tối đa.
16.2.7.  Quạt quay chậm
-Quạt chạy chậm có thể do bụi bám, khô dầu, hư bạc đạn hoặc điện trở thay đổi làm cho tụ điện bị hỏng.
-Đầu tiên thử dùng tay quay cánh quạt xem có bị mắc kẹt ở đâu không, nếu bị mắc kẹt thì vệ sinh lại trục vít, kiểm tra vòng bi để tra thêm dầu hoặc thay bi mới nếu có hư hỏng. Nếu vẫn chậm thì thử dùng thiết bị đo điện trở kiểm tra điện trở tai dây cắm và mô tơ, nếu chênh lệch quá lớn thì thay tụ mới. Trên đây là một số trường hợp phổ biến và dễ xử lý. Nếu có sự cố phức tạp hơn và phát sinh trên mô-tơ quạt thì bạn nên đem đến cửa hàng chuyên nghiệp để kiểm tra và khắc phục.
16.2.8.Cuộn dây quạt bị cháy.
-Cuộn dây stato bị cháy là do hỏng cách giữa các vòng, các bối dây với nhau..
-Khi cuộn dây quạt bị cháy nên đổi một cuộn dây mới. Sau khi mua mới cuộn dây quạt, lắp vào quạt nhưng nhớ lưu ý dây dẫn là lắp mặt trước hay mặt sau để lắp cho đúng, nếu lắp sai quạt sẽ chạy ngược.
-Quấn lại bộ dây mới.
Tóm lại: để phát hiện những hư hỏng và cách sửa chữa quạt điện ta cần quan tâm một số vấn đề chính sau đây:
* Hư hỏng về cơ khí :
-Hỏng bạc, trục.
-Trục không cân, trục mòn hoặc cong
-Mòn hỏng bánh vít, trục vít thay đổi hướng gió
-Cánh quạt không cân.
-Thiếu dầu mỡ
Những hư hỏng này gây ra các hiện tượng: kẹt trục, xát cốt dẫn đến chạy yếu, phát ra tiếng ồn, quạt nóng, quạt bị rung, lắc.
* Hư hỏng về điện : 
-Đứt dây, lỏng mối nối, hỏng công tắc, dẫn đến không có điện vào quạt.
-Ngắn mạch một vài vòng dây hoặc nhiều vòng dây nên làm quạt nóng có thể làm cháy bối dây, chập mạch.
-Hỏng tụ điện làm quạt không khởi động được.
-Điện chạm vỏ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
* Cách phát hiện hư hỏng và cách sửa chữa
- Kiểm tra những phán đoán ban đầu mà không cần tháo quạt (không cắm quạt vào ổ điện).
+Quạt dùng có đúng điện áp định mức không.
+ Kiểm tra phần dây nối , phích cắm xem có bị đứt chập không.
+Lắc trục để kiểm tra vòng bi bạc có lỏng không.
+Lấy tay quay cánh xem có nhẹ không.
-Đưa điện đúng điện áp định mức của quạt.
+ Kiểm tra tiếng ồn
+ Kiểm tra dòng điện
+ Kiểm tra vùng nóng cục bộ
+ Ngửi thấy mùi khét cũng do dây bị chập mạch.
* Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục :
-Khi thấy hiện tượng kẹt trục, quạt chạy yếu, phát hiện ra tiếng ồn va đập thì kiểm tra những bộ phận sau: ổ bạc, ốc giữ nắp, trục cong, sửa chữa bằng cách thay mới, siết chặt.
-Khi thấy tiếng ồn, quạt lắc phải giảm đệm lót, hoặc thay mới.
- Quạt sát cốt, va đập mạnh do trục cong.
- Quạt bị rung lắc do cánh không cân, để lâu làm hỏng ổ bạc, trục.
- Bộ phận thay đổi hướng gió hỏng cần kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế.
- Thiếu dầu mỡ, máy làm việc không êm, cần phải tra dầu máy vào hai ổ bạc.
- Quạt bị cháy bộ dây stato, tiến hành mua thay thế hoặc quấn lại.
16.3.Phân tích sơ đồ dây quấn quạt bàn.
16.3.1. Sơ đồ trải (hình 16.5):
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Hình 16.5. Sơ đồ trải quạt trần 3 tốc độ
16.3.2. Sơ đồ đấu dây (hình 16.6):
Hình 16.6. Sơ đồ đấu dây quạt bàn 3 tốc độ
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
-Tổng số rãnh stato: Z=16, 2P=4, dây quấn đồng khuôn phân tán một lớp.
-Bộ dây quấn gồm có 4 cuộn:
+Cuộn dây làm việc có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn dây khởi động có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn dây số 1 có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn số 2 có 4 nhóm bối dây.
16.4.Xác định các đầu dây quạt bàn: 
16.4.1.Xác định theo màu sắc dây: Trong thực tế các đầu dây của quạt bàn đều được nối dây theo màu sắc riêng biệt như sau: 
+Đầu dây làm việc màu xám đen.
+Đầu dây khởi động màu đỏ.
+Đầu dây số 1 màu xanh.
+Đầu dây số 2 màu vàng.
+Đầu dây số 3 màu trắng.
16.4.2. Phương pháp xác định 5 đầu dây quạt bằng đồng hồ VOM ( khi 5 đầu dây bị mất dấu): 
-Dùng đồng hồ VOM kiểm tra dây quấn với vỏ máy và các đầu dây thông nhau. 
-Đánh dấu các đầu dây A, B, C, D, E. 
-Đo điện trở giá trị 10 cặp dây: 
 AB =? 
AC =? 
AD =? 
AE =? 
BC =? 
BD =? 
BE =? 
CD =? 
CE =? 
DE =? 
-Xác định: 
+Cặp có giá trị điện trở lớn nhất là một đầu chạy và một đầu đề. 
+Chụm ba đầu còn lại đo giá trị điện trở với hai đầu đã xác định: 
 Cặp có gía trị điện trở lớn là đầu chạy. 
 Cặp có giá trị điện trở nhỏ là đầu đề. 
+Lấy đầu dây chạy so giá trị điện trở với 3 đầu dây còn lại: cặp có giá trị điện trở nhỏ là số tốc độ nhanh nhất. 
16.5. Lắp ráp, vận hành.
- Kiểm tra bộ dây quạt thông mạch tốt, không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, đảm bảo cách điện cho phép trước và sau khi lắp máy chạy thử.
-Lắp quạt theo trình tự (ngược khi tháo máy) đảm bảo rô to quay nhẹ nhàng, không có tiếng cọ xát
-Đấu dây để vận hành quạt theo đúng sơ đồ nguyên lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 16
1/Trong quá trình sử dụng quạt bàn, để tăng tuổi thọ của quạt ta cần làm gì?
2/Hãy liệt kê những loại quạt trần đang sử dụng hiện nay?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_may_dien_ky_thuat_may_lanh_va_dieu_hoa_khong_khi.doc