Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp

Nội dung chính:

1.1 Định nghĩa và phân loại

1.1.1 Định nghĩa.

Máy điện là thiết bị điện từ, nguyên lý làm việc dựa vào hiên tượng cảm ứng điện từ. Về cấu tạo máy điện gồm mạch từ (lõi thép) và mạch điện (các dây quấn), dùng để biến đổi dạng năng lượng như cơ năng thành điện năng (máy phát điện) hoặc ngược lại biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện), hoặc dùng để biến đổi thông số điện như biến đổi điện áp, dòng điện,.

1.1.2 Phân loại.

Máy điện có nhiều loại được phân loại theo nhiều cách khác nhau, ví dụ phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức nâng, theo loại dòng điện (xoay chiều, một chiều), theo nguyên lí làm việc vv Trong giáo trình này ta phân loại đựa vào nguyên lý biến đổi năng lượng như sau:

a. Máy điện tĩnh

Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp. Máy điện tĩnh làm việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông giữa các cuộn dây không có chuyển động tương đối với nhau.

Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có tính thuận nghịch, ví đụ máy biến áp biến đổi điện năng có thông số: U1, Il, f, thành điện năng có thông sô' U2, I2, f, hoặc ngược lại biến đổi hệ thống điện U2, I2, f, thành hệ thống điện U1, Il, f.

b. Máy điện quay

Máy điện quay làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ, do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với nhau gây ra.

Loại máy điện này thường dùng để biến đổi dạng năng lượng, ví dụ biến đổi điện năng thành cơ năng (động cơ điện) hoặc biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát điện).

 Quá trình biến đổi có tính thuận nghịch, nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát điện hoặc động cơ điện.

 

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 302 trang duykhanh 6720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp

Giáo trình Máy điện 1 - Nghề điện công nghiệp
 trục.
-Trục không cân, trục mòn hoặc cong
-Mòn hỏng bánh vít, trục vít thay đổi hướng gió
-Cánh quạt không cân.
-Thiếu dầu mỡ
Những hư hỏng này gây ra các hiện tượng: kẹt trục, xát cốt dẫn đến chạy yếu, phát ra tiếng ồn, quạt nóng, quạt bị rung, lắc.
* Hư hỏng về điện : 
-Đứt dây, lỏng mối nối, hỏng công tắc, dẫn đến không có điện vào quạt.
-Ngắn mạch một vài vòng dây hoặc nhiều vòng dây nên làm quạt nóng có thể làm cháy bối dây, chập mạch.
-Hỏng tụ điện làm quạt không khởi động được.
-Điện chạm vỏ gây nguy hiểm cho người sử dụng.
* Cách phát hiện hư hỏng và cách sửa chữa
- Kiểm tra những phán đoán ban đầu mà không cần tháo quạt (không cắm quạt vào ổ điện).
+Quạt dùng có đúng điện áp định mức không.
+ Kiểm tra phần dây nối , phích cắm xem có bị đứt chập không.
+Lắc trục để kiểm tra vòng bi bạc có lỏng không.
+Lấy tay quay cánh xem có nhẹ không.
-Đưa điện đúng điện áp định mức của quạt.
+ Kiểm tra tiếng ồn
+ Kiểm tra dòng điện
+ Kiểm tra vùng nóng cục bộ
+ Ngửi thấy mùi khét cũng do dây bị chập mạch.
* Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục :
-Khi thấy hiện tượng kẹt trục, quạt chạy yếu, phát hiện ra tiếng ồn va đập thì kiểm tra những bộ phận sau: ổ bạc, ốc giữ nắp, trục cong, sửa chữa bằng cách thay mới, siết chặt.
-Khi thấy tiếng ồn, quạt lắc phải giảm đệm lót, hoặc thay mới.
- Quạt sát cốt, va đập mạnh do trục cong.
- Quạt bị rung lắc do cánh không cân, để lâu làm hỏng ổ bạc, trục.
- Bộ phận thay đổi hướng gió hỏng cần kiểm tra sửa chữa hoặc thay thế.
- Thiếu dầu mỡ, máy làm việc không êm, cần phải tra dầu máy vào hai ổ bạc.
- Quạt bị cháy bộ dây stato, tiến hành mua thay thế hoặc quấn lại.
24.3.Phân tích sơ đồ dây quấn quạt bàn.
24.3.1. Sơ đồ trải (hình 24.5):
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Hình 24.5. Sơ đồ trải quạt trần 3 tốc độ
24.3.2. Sơ đồ đấu dây (hình 24.6):
Hình 24.6. Sơ đồ đấu dây quạt bàn 3 tốc độ
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
Tổng số rãnh stato: Z=16, 2P=4, dây quấn đồng khuôn phân tán một lớp.
Bộ dây quấn gồm có 4 cuộn:
+Cuộn dây làm việc có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn dây khởi động có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn dây số 1 có 4 nhóm bối dây.
+Cuộn số 2 có 4 nhóm bối dây.
24.4.Xác định các đầu dây quạt bàn: 
24.4.1.Xác định theo màu sắc dây: Trong thực tế các đầu dây của quạt bàn đều được nối dây theo màu sắc riêng biệt như sau: 
+Đầu dây làm việc màu xám đen.
+Đầu dây khởi động màu đỏ.
+Đầu dây số 1 màu xanh.
+Đầu dây số 2 màu vàng.
+Đầu dây số 3 màu trắng.
24.4.2. Phương pháp xác định 5 đầu dây quạt bằng đồng hồ VOM ( khi 5 đầu dây bị mất dấu): 
-Dùng đồng hồ VOM kiểm tra dây quấn với vỏ máy và các đầu dây thông nhau. 
-Đánh dấu các đầu dây A, B, C, D, E. 
-Đo điện trở giá trị 10 cặp dây: 
 AB =? 
AC =? 
AD =? 
AE =? 
BC =? 
BD =? 
BE =? 
CD =? 
CE =? 
DE =? 
-Xác định: 
+Cặp có giá trị điện trở lớn nhất là một đầu chạy và một đầu đề. 
+Chụm ba đầu còn lại đo giá trị điện trở với hai đầu đã xác định: 
 Cặp có gía trị điện trở lớn là đầu chạy. 
 Cặp có giá trị điện trở nhỏ là đầu đề. 
+Lấy đầu dây chạy so giá trị điện trở với 3 đầu dây còn lại: cặp có giá trị điện trở nhỏ là số tốc độ nhanh nhất. 
24.5. Lắp ráp, vận hành.
- Kiểm tra bộ dây quạt thông mạch tốt, không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, đảm bảo cách điện cho phép trước và sau khi lắp máy chạy thử.
-Lắp quạt theo trình tự (ngược khi tháo máy) đảm bảo rô to quay nhẹ nhàng, không có tiếng cọ xát
-Đấu dây để vận hành quạt theo đúng sơ đồ nguyên lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 24
1/Trong quá trình sử dụng quạt bàn, để tăng tuổi thọ của quạt ta cần làm gì?
2/Hãy liệt kê những loại quạt trần đang sử dụng hiện nay?
BÀI 25
SỬA CHỮA QUẠT TRẦN
Giới thiệu:
Quạt trần được sử dụng rộng rãi trong các gia đình, cơ quan, xí nghiệp vì có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, làm việc tin cậy, điều chỉnh được tốc độ theo ý muốn, giá thành rẻ. Để nâng cao tuổi thọ cũng như khắc phục một số hư hỏng thường gặp có thể xẩy ra, bài học này chúng ta sẽ nghiên cứu về cách bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng ở quạt trần trong quá trinh sử dụng. 
Mục tiêu:
-Xác định được hư hỏng thông thường ở quạt trần thông dụng.
-Sửa chữa, thay thế được các bộ phận hư hỏng quạt trần.
	- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, sáng tạo và khoa học.
25.1.Tháo, vệ sinh quạt.
Quạt không vệ sinh định kỳ chỉ sau 2- 3 tháng đã bám bụi nhiều ảnh hưởng đến chất liệu động cơ của quạt và tạo bụi gió khi vận hành ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Hơn nữa việc vệ sinh quạt trần còn giúp quạt có độ bền cao hơn do không bị bụi bặm tích tụ lại gây cản trở hoạt động, có thể thấy vệ sinh quạt trần là điều rất cần thiết. Việc vệ sinh quạt trần thực sự không đòi hỏi kĩ thuật gì khó nhưng việc leo trèo lên cao để làm vệ sinh là trở ngại khá lớn.
-Vệ sinh cánh quạt
Với quạt trần có cánh quạt bằng gỗ tre nên dùng dung dịch nước hòa dấm để lau, quạt sẽ trở lại trạng thái bóng đẹp mà không bị ẩm mốc vì giấm có tính diệt khuẩn cao và bốc hơi nhanh.
Quạt trần bằng kim loại thì đơn giản hơn, bạn có thể lau bằng khăn ẩm là có thể dễ dàng lấy đi những bụi bám. Vì cánh quạt dài bạn nên dùng một bàn chải có đầu bằng vải nhúng vào dung dịch vệ sinh đã chuẩn bị sẵn hoặc dùng một que dài quấn khăn để lau dọc theo chiều dài của cánh quạt, lau cả mặt trên và mặt dưới của cánh quạt.
Tuyệt đối không tự bẻ cánh quạt để quạt mát hơn vì như vậy làm quạt mất cân bằng và làm các đinh vít bị lỏng.
Hình 25.1.Lau cánh quạt bằng khăn ướt nhúng nước xà phòng
Bạn nên chuẩn bị chiếc máy hút bụi có đầu chổi dạng tròn gắn trên đầu hút của máy hút bụi để vệ sinh quạt trần.
Sử dụng đầu chổi của máy hút bụi di chuyển thật chậm trên các cánh quạt để hết các bụi bẩn bám trên các mảng cứng đầu nhất. Bạn bắt đầu với vệ sinh phần động cơ của quạt. Sử dụng đầu chổi máy hút bụi sẽ giúp bạn vừa quét bụi bẩn bám dính trên quạt và phần động cơ, rất hữu ích, nó sẽ loại bỏ được bụi bẩn nằm sâu trong động cơ giúp cho động cơ bền hơn, tốt hơn.
-Vệ sinh ốp đèn trang trí (nếu có):
Tháo ốp đèn và dùng miếng vải mềm nhúng nước xà phòng ấm vắt hơi ráo và lau sạch rồi dùng nước sạch lau lại một lần nữa. Tuyệt đối không nhúng ốp đèn thẳng vào nước sẽ gây hỏng lớp phủ ốp đèn.
-Kiểm tra đinh vít:
Sau một thời gian chạy những ốc vít trên cánh quạt hoặc ở động cơ bị lỏng sẽ gây tiếng ồn và khiến quạt không an toàn, lúc này bạn cần tranh thủ chỉnh lại ốc vít này cẩn thận.
Kiểm tra lại xem quạt trần có gắn vững chắc trên trần nhà hay không, cánh quạt phải cùng khoảng cách với trần khi đo, bộ vít cần bắt chặt xuống cực hay cánh quạt. Bộ dụng cụ ánh sáng cần lắp chắc chắn, không được đặt lỏng lẻo hay làm các bộ phận xát vào nhau sẽ bị hỏng
Hình 25.2.Vặn chặt lại các đinh vít để đảm bảo an toàn 
-Tra dầu:
Lưu ý trong quá trình vệ sinh không để nước nhỏ vào phần linh kiện điện tử hay động cơ bên trong quạt, dễ gây chập cháy. Với mô tơ nên chấm 2 - 3 giọt dầu máy may vào bạc quạt, quay nhẹ cốt để dầu thấm vào (lưu ý không để dầu rớt vào cuộn dây mô tơ).
25.2.Kiểm tra xác định hư hỏng và sửa chữa.
Những hư hỏng thường gặp của động cơ một pha như sau:
25.2.1. Hư hỏng phần cơ (chủ yếu xảy ra ở phần ổ đỡ, ổ đỡ của quạt là ổ bạc hay vòng bi).
Khô dầu:
Khi ổ bạc bị khô dầu, quạt khởi động nặng nề hoặc khi quạt làm việc thấy có tiếng kêu không bình thường phát ra ở ổ đỡ.
Cách kiểm tra và cách khắc phục:
Ngắt điện, dùng tay quay thử thấy trục quạt quay không trơn, lấy vít dầu sạch tra vào ổ đỡ trước và sau thông qua lỗ tra dầu của ổ đỡ. Trong khi tra nên quay trục để dầu lan đều trong ổ đỡ, mỗi ổ đỡ chỉ nên tra từ 5 đến 10 giọt đủ thấm dầu cho toàn bộ ổ đỡ, tra dầu xong cần lau sạch phần dầu tràn ra ngoài nhằm tránh không cho dầu dính vào dây quấn.
Nếu tình trạng ổ đỡ do quá lâu chưa lau chùi, bảo dưỡng dầu, mỡ bị khô cùng với bụi bẩn làm trục quạt quay nặng nề cần phải tháo quạt ra để vệ sinh và tra dầu mỡ. Khi tháo cần xem xét kỹ các chi tiết có liên quan và cẩn thận tháo từng chi tiết một. Chi tiết nào có liên quan đến phần nối dây dẫn đưa điện vào cần tháo nhẹ nhàng và dùng dây cố định chi tiết đó để làm dây không bị đứt, gãy khi tiến hành các thao tác khác.
Khi ổ đỡ đã tháo ra, nhỏ ít dầu hoả vào ổ đở, để dầu, mỡ đã khô tan ra dùng giẻ sạch lau sạch dầu, mỡ bẩn trên ổ đỡ cũng trên trục. Sau khi làm sạch phần ổ đỡ và trục tiến hành tra dầu, mỡ mới cho chúng. Việc lắp ráp thực hiện theo trình tự ngược lại khi tháo: Chi tiết nào tháo trước thì lắp sau, chi tiết nào tháo đầu tiên thì lắp cuối cùng. Sau khi lắp lại hoàn chỉnh cần kiểm tra lại lần cuối xem các ốc vít đã được lắp chặt chưa, quay thử trục xem trục có trơn không, dây nối vào quạt cơ có bị đứt hoặc xây sát phần cách điện không. Quay thử trục quay xem có nhẹ nhàng không, nếu trục quay thấy nặng chứng tỏ việc lắp hai mặt bịt ổ đỡ chưa phù hợp nên có hiện tượng lệch tâm, nới các vít, điều chỉnh vị trí mặt bịt đầu và xiết lại. Việc kiểm tra hoàn tất mới đóng điện cho quạt làm việc.
Sát cốt:
Ta biết giữa Rôto và Stato có khe hở, khe hở này càng nhỏ càng tốt. Do vậy do ổ đỡ bị mòn hoặc trục đỡ cong vì một va chạm mạnh nào đó sẽ gây ra tình trạng: khi rôto quay có phần nào đó của rôto chạm vào stato phát ra tiếng kêu, nhìn vào trục quạt thấy trục quạt bị đảo - hiện tượng đó gọi là hiện tượng sát cốt. Hiện tượng sát cốt nếu không được khắc phục ngay sẽ làm quạt chóng bị hư hỏng nghiêm trọng.
Cách khắc phục
Kiểm tra bạc đỡ hoặc vòng bi: dùng tay cầm ổ đỡ và lắc ngang, nếu là bạc đỡ sẽ thấy độ “rơ” ngang của bạc trục, nếu là vòng bi sẽ thấy vòng ngoài của bi “rơ” ngang với các viên bi bên trong. Nếu kiểm tra thấy chúng bị “rơ” nhiều chứng tỏ hiện tường sát cốt do chúng gây lên" thay bạc đỡ hoặc vòng bi mới đúng chủng loại.
Nếu ổ đỡ không bị “dơ”, phải kiểm tra xem trục rôto có bị cong vênh không? Việc kiểm tra và nắn lại trục là việc khó khăn, phải nhờ dụng cụ chuyên dùng mới khắc phục.
25.2.2.Hư hỏng phần điện
Khi cấp điện cho động cơ, không thấy quạt quay, sờ vào quạt không thấy rung chứng tỏ phần điện của đông cơ quạt bị hỏng. Phần điện bị hỏng có thể do các nguyên nhân sau:
Hư hỏng phần điều chỉnh tốc độ
Cách kiểm tra 
Tháo một dây nối của bảng điều khiển tốc độ ra khỏi dây nối của động cơ quạt. Dùng hai dây có bọc cách điện, nối trực tiếp vào hai đầu dây ra của động cơ quạt, cắm hai đầu dây còn lại vào ổ điện, nếu động cơ quạt chạy bình thường chứng tỏ mạch điều khiển tốc độ bị hỏng. Kiểm tra sửa chữa mạch điều khiển tốc độ. Nếu cắm dây trực tiếp như vậy mà động cơ quạt không chạy chứng tỏ phần dây quấn và tụ của quạt bị hỏng.
Phần dây quấn và tụ khởi động của quạt có thể xảy ra các hư hỏng sau:
Đứt dây quấn
Các loại Quạt trần nói chung ít khi bị cháy hoàn toàn, mà phần nhiều bị đứt 1 vài bối dây do bị chập điện hoặc bị sét đánh.Bị cháy chỉ xảy ra khi vòng bi bị kẹt (do khô dầu,do bị nước mưa dột vào...), lúc này quạt sẽ bị quay chậm lâu ngày => dây quấn thường xuyên bị chạy ở nhiệt độ cao =>bị lão hóa, lót cách điện bị giòn, trường hợp này phải quấn lại hoàn toàn. Còn đa phần khi bị chập điện hay sét đánh, Quạt chỉ bị đứt 1 bối dây hoặc 2 bối dây (LV và KĐ), mà thường chúng đứt ngay gần sát chỗ mối hàn dây ra hộp nối.
Cách kiểm tra:
Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo điện trở x100 đặt que đo vào hai đầu dây ra, nếu kim đồng hồ không quay, chứng tỏ dây quấn bị đứt. Kiểm tra xem có tìm được chỗ đứt? Nếu tìm được cần nhẹ nhàng nâng hai đầu bị đứt tách khỏi “bin” dây, cạo sạch sơn cách điện, thấm thiếc cho chúng, dùng đoạn dây đồng có kích thước như dây quấn quạt, làm sạch cách điện thấm thiếc. Sau khi đã làm đầy đủ các động tác trên, chuẩn bị băng cách điện, tiến hành nối dây. Trước khi hàn cần cố định mối nối, dùng kẹp bẻ cong các đầu dây sau đó móc chúng vào với nhau, dùng kẹp bóp các đầu móc quấn chặt vào nhau trước khi hàn. Hàn xong dùng ghen cách điện bọc kín mối hàn sao cho ghen cách điện phủ ra ngoài phần dây cạo sạch cách điện khoảng 1 cm và lấy dây cố định chặt mối hàn vào “bin” dây. Nếu sơn đã đổ đầy cách điện phải hơ nóng cho sơn cách điện mềm ra mới có thể nâng được phần dây đứt lên.
Khi đo không thấy dây bị đứt, cắm điện vào quạt thấy quạt khởi động khó khăn hoặc không khởi động được nhưng để điện lâu một chút thấy quạt phát nóng không bình thường. Hiện tượng này do tụ khô hoặc đánh thủng.
Kiểm tra tụ bị khô
Tháo tụ ra, để đồng hồ đo điện trở ở thang đo x100 đưa hai đầu que đo vào hai đầu dây tụ diện. Nếu không thấy kim đồng hồ vọt lên rồi trở về vị trí ban đầu thì tụ bị khô.
Kiểm tra tụ bị rò hoặc đánh thủng
Để đồng hồ đo điện trở ở thang đo x100 sau đó đo tụ nếu kim đồng hồ vọt lên chỉ giá trị nào đó rồi đứng yên ở giá trị đó hoặc kim đồng hồ chỉ giá trị 0 thì tụ bị rò hoặc đánh thủng.
25.3.Phân tích sơ đồ dây quấn quạt trần:
Quạt trần ngày nay rất đa dạng về mẫu mã và kết cấu bên trong, tuy nhiên loại quạt trần thông dụng là loại lõi thép stato có hai hàng rãnh sẽ được khảo sát dưới đây: 
25.3.1. Sơ đồ trải (hình 25.3):
Hình 25.3. sơ đồ trải quạt trần có Z=32; 2p=16
25.3.2. Sơ đồ đấu dây (hình 25.3): 
Nhìn vào sơ đồ ta thấy:
-Tổng số rãnh stato Z=32, 2P=16 , dây quấn đồng khuôn xếp 2 lớp
-Bộ dây quấn gồm có 2 cuộn:
+Cuộn dây khởi động có 16 nhóm bối dây đơn, quấn bên trong.
+Cuộn dây làm việc có 16 nhóm bối dây đơn quấn bên ngoài.
+Điều chỉnh tốc độ quạt bằng một hộp số ngoài.
Số 3
Ñlv
Clv
Ñkñ
C
U
Hoäp soá
Ckñ
Số 1
Số 4
Số 2
Hình 25.4. Sơ đồ đấu dây quạt trần
25.4.Xác định các đầu dây quạt trần.
25.4.1.Xác định theo màu sắc dây: 
Ví dụ: Quạt trần Thống nhất loại 16 cực, 32 rãnh, 32 tổ bối đơn, có 2 hàng rãnh. 16 rãnh phía trong để quấn cuộn khởi động,16 rãnh bên ngoài để quấn cuộn làm việc.Vì rãnh phia ngoài rộng hơn phía trong nên khi quấn lại phải quấn từng vòng một.
 Cuộn KĐ gồm 16 tổ bối đơn, quấn bên trong, 338 vòng/1 bối, dây 0,21.
 Cuộn LV gồm 16 tổ bối đơn, quấn bên ngoài, 308 vòng/1 bối, dây 0,25.
 Stato=1,6cm, D lõi=16cm, tụ 2,2=>2,5mf.
 Tại hộp nối : Dây màu trắng là mối dây chung (Ch).
 Dây màu đỏ là cuối làm việc (LV).
 Dây màu vàng là cuối khởi động (KĐ).
25.4.2. Phương pháp xác định 3 đầu dây quạt bằng đồng hồ VOM ( khi 3 đầu dây bị mất dấu): 
Tường hợp ví dụ trên để xác định các đẩu dây quạt trần bằng cách dùng đồng hồ VOM đo các giá trị điện trở.
Xác định: 
-Cặp có giá trị điện trở lớn nhất sẽ là một đầu cuộn làm việc và một đầu cuộn khởi động, đầu dây còn lại (đầu dây thứ 3) sẽ là đầu dây chung. 
-Đầu dây còn lại sẽ là đầu dây chung (đầu cuộn làm việc và cuộn khởi động đấu với nhau).
-Đo giá trị điện trở giữa đầu dây chung với hai đầu (đầu chạy và một đầu đề) đã xác định: 
Cặp có gía trị điện trở lớn là đầu đề. 
Cặp có giá trị điện trở nhỏ là đầu chạy. 
25.5. Lắp ráp, vận hành.
Kiểm tra bộ dây quạt thông mạch tốt, không chập vòng, chạm pha, chạm vỏ, đảm bảo cách điện cho phép trước và sau khi lắp máy chạy thử.
Lắp quạt theo trình tự (ngược khi tháo máy) đảm bảo rô to quay nhẹ nhàng, không có tiếng cọ xát
Đấu dây để vận hành quạt theo đúng sơ đồ nguyên lý.
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 25
1/Trong quá trình sử dụng quạt trần, để tăng tuổi thọ của quạt ta cần làm gì?
2/Hãy liệt kê những loại quạt trần đang sử dụng hiện nay?

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_may_dien_1_nghe_dien_cong_nghiep.doc