Giáo trình Máy CD - DVD

Cấu trúc và các thông số kỹ thuật của CD-DA

CD-DA (Compact Disc-Digital Audio) được giới thiệu vào năm 1980 bởi

hai hãng điện tử Sony và Philips. Đây là định dạng CD chuẩn ra đời đầu tiên, áp

dụng cho máy phát CD dân dụng. CD-DA là loại đĩa chỉ chứa các dữ liệu âm

thanh, đơn thuần là chứa nội dung các bài hát, bản nhạc mà không chứa bất kỳ

một loại dữ liệu nào khác. Tiêu chuẩn định dạng (format) của loại đĩa này được

ấn định theo các tiêu chuẩn trong “Red Book” nên có thể được gọi là đĩa CD

“Red Book”. Các thông số kỹ thuật cơ bản của CD-DA tiêu chuẩn như:

- Tín hiệu audio: Điều biến dạng số.

- Số kênh audio: 2 kênh (strereo).

- Phương pháp số hoá: PCM phi tuyến.

- Tần số lấy mẫu tín hiệu: 44,1KHz. Số bit/mẫu: 16 bit.

- Phương pháp điều chế tín hiệu khi ghi: Dạng mã EFM (14bit/mẫu).

- Tốc độ bit: 1,411Kbit/s.

- Thời gian ghi phát dữ liệu: 60-74 phút.

- Phương pháp sửa lỗi: Reedsolomon (CIRC).

- Vận tốc quay đĩa: CLV (vận tốc dài không đổi).

Giáo trình Máy CD - DVD trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy CD - DVD trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy CD - DVD trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy CD - DVD trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy CD - DVD trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy CD - DVD trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy CD - DVD trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy CD - DVD trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy CD - DVD trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy CD - DVD trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 249 trang duykhanh 19640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy CD - DVD", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy CD - DVD

Giáo trình Máy CD - DVD
c hiện phân tích sơ đồ khối các mạch trên máy CD/VCD. 
- Cẩn thận, nghiêm túc và chú ý quan sát kỹ lưỡng khi thao tác với các 
phần tử trên máy CD/VCD. 
- Có tinh thần trách nhiệm và sắp xếp công việc một cách khoa học. 
Nội dung chính 
1. Qui trình kiểm tra, thử máy CD/VCD. 
2. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích hư hỏng trên máy CD/VCD. 
3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp trên máy 
CD/VCD. 
4. Chẩn đoán, kiểm tra xác định khối chức năng bị hư hỏng. 
 245
THUYẾT GIẢNG 
21.1. Qui trình kiểm tra thử máy CD/VCD 
Để kiểm tra xác định các lỗi hư hỏng trên máy. Trước hết người sửa chữa 
cần phải tuân theo một một số bước kiểm tra theo một quy trình gồm các bước 
như sau: 
- Quan sát, thu thập thông tin. 
- Vận hành máy và quan sát hiện tượng. 
- Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra ở khối nào trên máy. 
- Tiến hành kiểm tra mạch trên các khối theo nội dung đã học. 
- Đưa ra kết luận vị trí hư hỏng và tiến hành sửa chữa và thay thế. 
 Bước 1: Quan sát, xác nhận hiện tượng hư hỏng 
Công việc đầu tiên của sửa chữa là quan sát, xác nhận hiện tượng hư hỏng 
của máy. Phương pháp này người sửa chữa phải biết được triệu chứng hư hỏng 
của máy là gì qua những thông tin của người sử dụng. Từ đó người sửa chữa có 
thể nhận định ban đầu hiện tượng hư hỏng này xảy ra ở khối nào của máy. 
 Bước 2: Vận hành máy và quan sát hiện tượng 
Sau khi đã thu thập được thông tin về triệu chứng hư hỏng của máy, người 
sửa chữa phải kiểm tra lại thông tin này bằng cách mở máy và quan sát các phần 
tử trên máy, dùng mắt quan sát xem các phần tử trên máy có còn nguyên vẹn 
đầy đủ không, hệ cơ có bị gãy không, đèn hiển thị có hoạt động tốt không,Sau 
đó cấp nguồn và quan sát hiện tượng hư hỏng. Khi nghi ngờ hư hỏng ở khối nào 
có thể dùng tay sờ kiểm tra các IC và các phần tử trên khối đó có quá nóng 
không. Qua đó ta có thể suy đoán được phần tử hư hỏng. 
 Bước 3: Tiến hành đo đạt kiểm tra các phần tử khối nguồn. 
Công việc đầu tiên là ta phải đo kiểm tra khối nguồn. Khối nguồn là khối 
cung cấp năng lượng cho tất cả các phần tử khác trong máy hoạt động. Bất kỳ 
các hư hỏng nào trên khối nguồn cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các 
khối khác. Vì vậy, công việc kiểm tra, sửa chữa khối nguồn là rất quan trọng. 
Dùng VOM đo thử một vài mức nguồn ngõ ra xem có đầy đủ không. Khi có các 
mức nguồn ra đầy đủ thì tiến hành sửa chữa các khối khác. Còn nếu các mức 
nguồn ra không đầy đủ cần phải kiểm tra lại khối nguồn và các mạch có liên 
quan. 
 Bước 4: Tiến hành đo đạt kiểm tra các phần tử trên máy 
Sau khi đã kiểm tra đảm bảo khối nguồn hoạt động tốt thì ta tiến hành kiểm 
tra đến các phần tử trên các khối. Trước hết ta dùng máy đo sóng đo các tín hiệu 
tại các điểm thử trên máy (test point) xem có các tín hiệu ra hay không, từ đó 
 246
chẩn đoán các hư hỏng có thể xảy ra ở phần tử nào dựa theo kiến thức đã học ở 
các bài trước. 
Phương pháp xác định các hư hỏng có thể dựa theo phương pháp xây dựng 
lưu đồ phân tích hình cây hoặc phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích theo sơ 
đồ giải thuật. Mức độ chẩn đoán chính xác hay không còn tùy thuộc vào khả 
năng của mỗi người và đặc tính phức tạp của từng pan hư hỏng. 
 Bước 5: Sửa chữa các lỗi hư hỏng 
Khi đã kiểm tra xác định được các phần tử hư hỏng ta tiến hành sửa chữa 
các lỗi hư hỏng theo như các bước đã hướng dẫn ở các bài trước. 
21.2. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích hư hỏng trên các khối 
của máy CD/VCD 
21.2.1. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích hình cây 
Khi tìm các hư hỏng trên máy ta cần thực hiện theo pháp truy tìm ngược 
theo sơ đồ hình cây. Cây này gồm nhiều hay ít nhánh tùy thuộc vào vị trí của 
từng pan hư hỏng, thứ tự tìm xuất phát từ nhánh ngoài cùng của cây đi vào 
nhánh bên trong và trở vào thân cây. 
Ví dụ, để tìm vị trí các linh kiện hư hỏng ta phải dò ngược từ nguồn ngõ ra 
trở về dây cắm nguồn. Ví dụ: Để kiểm tra nguồn 5V ngõ ra ta phải đo ngược từ 
IC-7805 → về diode chỉnh lưu cuộn thứ cấp → biến thế → cuộn sơ cấp → tụ 
lọc nguồn → cầu diode. 
Hình 21.1. Biểu diễn sơ đồ hình cây tìm pan mất nguồn 5V 
21.2.2. Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích theo sơ đồ giải thuật 
Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích theo lưu đồ giải thuật là sơ đồ 
được xây dựng để chỉ ra cách tổng quát để dò tìm các pan hư hỏng xảy ra trên 
một khối mạch nào đó. Để xây dựng lưu đồ phân tích ta cần tiến hành các bước 
như sau: 
 Bước 1: Khối xác định hiện tượng hư hỏng 
Mất 
nguồn 5V 
Kiểm tra IC 
7805 
Kiểm tra cuộn 
thứ cấp 
Kiểm tra mạch 
 sơ cấp 
 247
- Khối đầu tiên của lưu đồ phân tích là khối hình cầu hay hình tròn, bên 
trong ghi các hiện tượng hư hỏng cần tìm. 
- Khối này là bước bắt đầu cho công tác dò tìm pan. 
 Bước 2: Xây dựng khối biểu diễn các vị trí hư hỏng 
- Đây là khối xác định các hiện tượng hư hỏng có xác xuất xảy ra cao 
nhất, khối này được biểu diễn bằng hình thoi. Trên khối này có hai 
đường tín hiệu ngõ ra. Một đường biểu thị cho khối hoạt động tốt (được 
ghi chữ tốt) đường còn lại biểu thị cho khối vừa kiểm tra bị hư hỏng 
(được ghi chữ không hoặc hỏng) . 
 Bước 3: Xây dựng khối biểu thị cách giải quyết tình huống hư hỏng 
- Đây là khối đưa ra phương pháp giải quyết tình huống hư hỏng bằng 
cách đưa phương pháp sửa chữa cụ thể. 
- Khối này được biểu diễn bằng hình vuông trên khối này cũng có hai 
đường tín hiệu ngõ ra. Một đường biểu thị cho hư hỏng đã được khắc 
phục và máy hoạt động trở lại bình thường, đường này đưa đến khối kết 
thúc để kết thúc quá trình sửa chữa. Tuy nhiên, sau khi đưa ra phương 
pháp sửa chữa khối này nhưng máy vẫn chưa hoạt động tốt, vì vậy cần 
có một đường thứ hai, đường này hồi tiếp trở về để tiếp tục cho công 
đoạn chẩn đoán vị trí hư hỏng tiếp theo. 
Vị trí hư hỏng 
cần kiểm tra 1 
Tốt 
Hỏng 
 Cách giải quyết 
hư hỏng 
Kết thúc 
Khối xác định 
vị trí hư hỏng 
tiếp theo 
Hỏng 
Hiện tượng 
hư hỏng 
 248
 Bước 4: Xây dụng khối biểu diễn các vị trí hư hỏng tiếp theo 
- Đây là khối xác định các hiện tượng hư hỏng có xác xuất xảy ra kế tiếp. 
Cấu trúc khối này cũng được xây dựng giống như bước 2, và quá trình 
xác định vị trí hư hỏng đến cấp thứ n. 
 Bước 5: Xây dựng khối biểu diễn các vị trí hư hỏng thứ n 
- Đây là khối xác định các hiện tượng hư hỏng có xác xuất xảy ra kế tiếp. 
Cấu trúc khối này cũng được xây dựng giống như bước 3, và quá trình 
xác định vị trí hư hỏng đến cấp thứ n. Lưu ý, ở khối này biểu diễn cho 
phương án kiểm tra sửa chữa cuối cùng, và đảm bảo rằng khi thực hiện 
đến khối này thì máy sẽ hoạt động tốt. 
 Bước 6: Khối khết thúc 
Khối này biểu diễn kết thúc quá trình dò tìm sửa chữa hư hỏng, đảm bảo 
rằng các hư hỏng đã được giải quyết để máy hoạt động tốt. Các đường tín hiệu 
đưa vào khối kết thúc là biểu diễn cho quá trình kiểm tra sửa chữa đã hoàn tất. 
Khối này biểu thị bằng hình cầu hay hình tròn có các mũi tên vào. 
 Kết thúc 
Tốt 
Tốt 
Thứ tự 
kiểm tra thứ n 
Tốt 
Tốt 
Kết thúc 
Cách giải 
quyết thứ n 
Hỏng Hỏng 
Máy đã hoạt động tốt 
Vị trí hư hỏng 
cần kiểm tra n 
Tốt 
Hỏng 
Kết thúc 
 Cách giải quyết 
hư hỏng thứ n 
 249
Tóm tắt lưu đồ phân tích tìm các pan hư hỏng trên máy CD/VCD 
Hình 21.2. Tóm tắt lưu đồ phân tích tìm các pan hư hỏng trên máy CD/VCD 
Ví dụ: Xây dựng lưu đồ giải thuật qui trình sửa chữa khối nguồn. 
Khối nguồn là khối cung cấp điện áp cho tất cả các khối khác trong máy 
hoạt động. Các hư hỏng trên khối nguồn đều làm cho các khối khác trên máy 
ngưng hoạt động. Trước khi sửa chữa những lỗi hư hỏng ở các khối ta phải kiểm 
tra khối nguồn. Khi khối nguồn đảm bảo hoạt động tốt thì lúc đó ta sẽ tiếp tục 
kiểm tra các khối khác. Vì vậy, để sửa chữa những hư hỏng ở khối nguồn ổn áp 
xung chúng ta cần tiến hành theo sơ đồ giải thuật như sau: 
Hiện tượng 
hư hỏng 
Thứ tự 
kiểm tra thứ 2 
Thứ tự 
kiểm tra thứ 3 
Thứ tự 
kiểm tra thứ n 
Hỏng 
Hỏng 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Thứ tự 
kiểm tra thứ 1 
Cách giải 
quyết 1 
Hỏng 
Kết thúc 
Cách giải 
quyết 2 
Cách giải 
quyết 3 
Cách giải 
quyết thứ n 
Hỏng Hỏng 
Máy hoạt động tốt 
 250
Hình 21.3. Lưu đồ giải thuật qui trình sửa chữa khối nguồn 
THỰC HÀNH 
21.3. Những hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thường gặp trên 
máy CD/VCD 
Để tiện lợi cho việc xác định các hư hỏng một các nhanh chóng và chính 
xác thông thường các pan hư hỏng trên máy được xếp vào thành 5 nhóm tín hiệu 
khác nhau gồm có: 
Kiểm tra 
các linh kiện có 
liên quan 
Thay các linh 
kiện 
Kết thúc 
Hỏng 
Mất nguồn 
cấp cho máy 
Kiểm tra 
cầu chì 
Thay cầu 
chì tổng 
Kiểm tra 
cầu diode chỉnh 
lưu 
Thay diode 
chỉnh lưu 
Kiểm tra 
phần tử dao 
động 
Kiểm tra 
phần tử đóng 
ngắt 
Thay phần 
tử dao động 
Thay phần 
tử đóng ngắt 
Hỏng 
Hỏng 
Hỏng 
Hỏng 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Tốt 
Hỏng 
Máy hoạt động tốt 
 251
- Nhóm lỗi hư hỏng thuộc khối nguồn gồm các hư hỏng xảy ra như mất 
nguồn cung cấp, điện áp cấp cho các mạch trong máy không ổn định, 
- Nhóm lỗi hư hỏng thuộc khối cơ gồm các hư hỏng xảy ra như đầu quang, 
hệ cơ các motor, 
- Nhóm lỗi hư hỏng thuộc khối servo gồm các hư hỏng như vận tốc quay các 
motor không đúng, đầu quang không đọc đúng CD, 
- Nhóm lỗi hư hỏng thuộc khối vi xử lý gồm các hư hỏng xảy ra như các 
phím lệnh hoạt động sai, mất xung clock truy xuất dữ liệu các mạch hoạt 
động, mất máy không hoạt động, 
- Nhóm lỗi hư hỏng thuộc khối xử lý tín hiệu audio-video gồm các hư hỏng 
xảy ra như mất tín hiệu audio-video, tín hiệu ngõ ra bị nhiễu không ổn định. 
21.3.1. Hiện tượng 1 
Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng khối nguồn như: Khi cắm điện 
(cấp nguồn), bấm lệnh Power, đèn báo hiển thị không có, máy không hoạt động. 
 Nguyên nhân 
Đây là hiện tượng hỏng hoàn toàn hay một phần bộ nguồn, làm mất nguồn 
cấp cho các phần tử trong máy. Hiện tượng hư hỏng này có thể xuất hiện trên 
các phần tử khối nguồn như: 
- Dây cắm nguồn bị hỏng. 
- Công tắc power bị hỏng. 
- Đứt cầu chì dẫn nguồn chính. 
- Hư hỏng các diode chỉnh lưu, tụ lọc nguồn. 
- Hư phần tử dao động đóng ngắt. 
- Hư biến thế nguồn. 
- Chạm chập các phần tử ngõ ra trên mạch thứ cấp. 
 Cách khiểm tra, khắc phục 
- Đo kiểm tra dây cắm nguồn Vac. 
- Đo kiểm tra công tắc power. 
- Đo kiểm tra cầu chì dẫn nguồn chính. 
- Đo kiểm tra các diode chỉnh lưu, tụ lọc nguồn. 
- Đo kiểm tra phần tử dao động đóng ngắt. 
- Đo kiểm tra biến thế nguồn. 
- Đo kiểm tra các phần tử ngõ ra trên mạch thứ cấp. 
21.3.2. Hiện tượng 2 
Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng khối cơ như: Khi nạp đĩa vào máy 
an toàn, bấm lệnh play nhưng đĩa không quay, máy vẫn không hoạt động 
 Nguyên nhân 
 252
Khi nạp đĩa vào máy an toàn, bấm lệnh play nhưng đĩa không quay, hiện 
tượng hư hỏng này có thể xuất hiện trên khối cơ và do nhiều nguyên nhân gây 
nên như: 
- Spindle motor bị hỏng. 
- Mất tín hiệu điều khiển Spindle motor. 
- Hệ cơ không nâng hạ được. 
- Kẹp đĩa và bàn xoay bị ép quá chặt. 
 Cách kiểm tra, khắc phục 
- Đo kiểm tra hoạt động của Spindle motor. 
- Kiểm tra lệnh điều khiển từ vi xử lý đến Spindle motor. 
- Kiểm tra hoạt động nâng hạ của dàn cơ. 
- Kiểm tra hoạt động của kẹp đĩa và bàn xoay. 
21.3.3. Hiện tượng 3 
Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng khối servo như: Máy chỉ đọc được 
một thời gian thì không đọc tiếp được, tự động nhảy track. 
 Nguyên nhân 
Máy chỉ đọc được một thời gian thì không đọc tiếp được, tự động nhảy 
track, hiện tượng này là do đầu quang xác định không chính xác các track trên 
đĩa, có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như: 
- Có thể do bị kẹt khối cơ của đầu quang, không di chuyển được. 
- Nguồn cấp cho Slide motor không đủ. 
- Slide servo hoạt động sai. 
- Nguồn cấp mạch Slide MDA bị sai. 
- Tín hiệu điều khiển từ mạch servo đến Slide motor bị sai. 
 Cách kiểm tra, khắc phục 
- Kiểm tra đầu đọc có lệch khe cơ hay bị kẹt không. 
- Kiểm tra cơ cấu truyền động đầu đọc. 
- Kiểm tra nguồn cấp Slide motor. 
- Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch servo. 
- Kiểm tra đường tín hiệu điều khiển từ mạch servo đến MDA có bị chạm 
chập, đứt không. 
21.3.4. Hiện tượng 4 
Các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng ở khối vi xử lý: Khi cấp nguồn cho 
máy, có đèn báo nguồn, bấm các phím lệnh nhưng máykhông hoạt động. 
 Nguyên nhân 
- Mất nguồn cấp cho vi xử lý. 
 253
- Mạch reset không hoạt động. 
- Mất tín hiệu dao động tạo xung clock cấp cho vi xử lý. 
 Cách kiểm tra khắc phục 
- Mất nguồn cấp cho vi xử lý: 
 + Kiểm tra các nguồn analog Vdd (A.Vdd): thường là 5Vdc, hoặc + 
9Vdc. 
 + Kiểm tra các nguồn digital Vdd (D.Vdd): thường là +5Vdc. 
 + Kiểm tra các nguồn mass của mạch analog và digital. 
- Mạch reset không hoạt động: sử dụng máy hiện sóng để quan sát dạng 
xung của nó khi mới cấp nguồn. Nếu không có cần kiểm tra mạch reset. 
- Mất tín hiệu dao động tạo xung clock cấp cho vi xử lý: Kiểm tra chân 
lệnh dao động từ thạch anh. 
21.4. Chẩn đoán, kiểm tra xác định khối chức năng bị hư hỏng 
Pan 1. Khi cấp nguồn vào máy, đèn báo nguồn không sáng máy không 
hoạt động 
Chẩn đoán: Đây là pan mất nguồn cấp cho máy, thường hay gặp trên các 
máy. Hư hỏng có thể do nhiều nguyên nhân như: 
- Dây cắm nguồn bị hỏng. 
- Công tắc power bị hỏng. 
- Hư hỏng các diode chỉnh lưu, tụ lọc nguồn. 
- Hư phần tử dao động đóng ngắt. 
- Hư biến thế nguồn. 
- Chạm chập các phần tử ngõ ra trên mạch thứ cấp. 
- Do tải bị chạm chập dòng đổ xuống mass quá lớn gây nên đứt cầu chì. 
- Các linh kiện bị rò rỉ, làm dòng điện đổ xuống mass lớn gây nên đứt cầu 
chì bảo vệ. 
Pan 2. Nạp đĩa vào máy, đĩa quay bình thường nhưng không có âm 
thanh và hình ảnh ngõ ra 
Chẩn đoán: Nạp đĩa vào máy, đĩa quay bình thường nhưng không có âm 
thanh và hình ảnh ngõ ra chứng tỏ khối nguồn, khối cơ, khối vi xử lý hoạt động 
bình thường. Vì vậy hư hỏng có thể xuất hiện ở khối xử lý tín hiệu âm thanh và 
hình ảnh, những nguyên nhân trên có thể liên quan tới các mạch như: 
- Hư hỏng mạch giải nén MPEG. 
- Hư hỏng khối RAM/ROM làm ảnh hưởng đến mạch MPEG. 
- Hư hỏng ở khối vi xử lý chủ làm mất tín hiệu điều khiển đến mạch 
MPEG. 
- Hư hỏng các linh kiện trên đường tín hiệu video-audio. 
- Nguồn cấp cho các IC xử lý tín hiệu không đủ. 
 254
Pan 3. Khi nạp đĩa vào, máy quay một lúc rồi báo ‘No disc’ máy không 
hoạt động 
Chẩn đoán: Hiện tượng hư hỏng này có thể liên quan đến nhiều khối làm 
cho máy hoạt động mất đồng bộ. 
- Do các phần tử hệ cơ hoạt động không chính xác làm cho máy không 
đọc được tín hiệu trên đĩa. 
- Do các motor quay không đúng vận tốc. 
- Do khối servo hoạt động không đồng bộ. 
- Các mạch khuếch đại thúc MDA bị hỏng. 
- Hư hỏng khối đầu quang làm không đọc được tín hiệu trên đĩa. 
Ngoài ra, trên máy CD-VCD có nhiều hiện tượng hư hỏng rất phức tạp. 
Trong phạm vi tài liệu này không thể trình bày hết được. Vì vậy, điều quan 
trọng là người sửa chữa máy cần phải nắm được nguyên lý hoạt động của từng 
khối trên máy, từ đó đưa ra những phương pháp kiểm tra chẩn đoán chính xác 
từng lỗi hư hỏng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_cd_dvd.pdf