Giáo trình Máy camera

Các đặc điểm hoạt động của máy Camera.

Máy camcorder gồm ba phần chính: ống kính, thu hình, ghi băng. Ống kính

nhận ánh sáng và hội tụ ánh sáng lên bộ phận thu hình. Bộ phận thu hình (ở những

máy mới thường là bộ cảm biến CCD hay CMOS, còn ở những máy đầu tiên thì là

đèn vidicon) đổi ánh sáng thành tín hiệu điện. Cuối cùng bộ ghi băng ghi tín hiệu

lại. Riêng phần quang học và phần thu hình thì gọi là phần camera.

Ống kính là phần đầu tiên trong đường đi của ánh sáng qua camera. Phần

quang học của camera có thể điều chỉnh được các thông số sau: khẩu độ (điều

khiển lượng ánh sáng), zoom (điều khiển khung cảnh được thu), tốc độ. Trong

những máy camcorder hạng bình dân thì những thông số này được điều chỉnh hoàn

toàn tự động bởi mạch điện tử để luôn luôn tạo ra một hình ảnh đủ sáng. Những

máy camcorder hạng chuyên nghiệp cho phép người dùng chỉnh các thông số

quang học (khẩu độ, tốc độ, hội tụ .).

Bộ phận thu hình là con mắt của máy camcorder, chứa một linh kiện điện tử

nhạy sáng. Nó đổi ánh sáng thành tín hiệu video bằng một quá trình phức tạp. Ống

kính hội tụ ánh sáng lên bề mặt bộ thu hình, các dãy tế bào nhạy sáng được rọi

sáng. Ánh sáng được các tế bào đổi thành điện tích. Cuối chu kỳ rọi sáng, bộ thu

hình đổi các điện tích thành một hiệu điện thế ở dạng analog. Sau khi các hiệu điện

thế được đọc xong, bộ nhạy sáng được đưa về tình trạng ban đầu để nhận tiếp ánh

sáng cho khung hình kế tiếp. Hiệu điện thế analog của bộ nhạy sáng được đổi thành17

những mức điện thế rời rạc (digital) bởi bộ biến đổi analog-digital (ADC) trong các

máy camcorder digital.

Bộ phận thứ ba là ghi băng, sẽ ghi tín hiệu video lên một vật lưu trữ (như là

băng từ). Trước kia, khi ghi băng, tín hiệu luôn có nhiễu và sai lệch làm cho hình

phát trở lại từ băng không được giống hoàn toàn như ban đầu.

Hầu hết các máy camcorder đều có các chức năng điều khiển phần ghi băng

cho phép quay ngược băng, phát lại.

Giáo trình Máy camera trang 1

Trang 1

Giáo trình Máy camera trang 2

Trang 2

Giáo trình Máy camera trang 3

Trang 3

Giáo trình Máy camera trang 4

Trang 4

Giáo trình Máy camera trang 5

Trang 5

Giáo trình Máy camera trang 6

Trang 6

Giáo trình Máy camera trang 7

Trang 7

Giáo trình Máy camera trang 8

Trang 8

Giáo trình Máy camera trang 9

Trang 9

Giáo trình Máy camera trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 212 trang duykhanh 17081
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy camera", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Máy camera

Giáo trình Máy camera
thống. Qua 
bài này sẽ cho ta biết về cách hoạt động của mạch, từ đó giúp cho việc kiểm tra và 
sửa chữa được nhanh chóng. 
Mục tiêu của bài: 
Kiến thức: 
- Phân tích được sơ đồ khối, nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển hệ 
thống. 
- Kiểm tra và thay thế được mạch điều khiển hệ thống. 
Kỹ năng: 
- Xác định được những hư hỏng của mạch điều khiển hệ thống. 
- Phân tích và dự đoán được những hư hỏng có thể xảy ra trong mạch điều 
khiển hệ thống. 
- Phát triển được kỹ năng tư duy, phán đoán trong việc kiểm tra, sửa chữa. 
- Thay thế được những linh kiện, vi mạch bị hư hỏng. 
 Thái độ: 
- Rèn luyện được tính cần cù, tỉ mỉ trong công việc. 
- Phát huy được khả năng làm việc chính xác, hiệu quả trong công việc. 
- Có được khả năng làm việc tập thể theo nhóm. 
- Tuân thủ nội quy và trình tự thực hiện. 
- Tiết kiệm và có ý thức tự giác. 
194 
Nội dung chính. 
1. Các đặc điểm của mạch điều khiển hệ thống. 
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm, chức năng và hoạt động của mạch điều khiển hệ 
thống trên máy Camera. 
1.1. Các chức năng chính. 
Trong các khối của camera ghi hình thì mạch điều khiển hệ thống là bộ phận 
quan trọng, nó điều khiển các khối khác như: 
- Điều khiển các motor. 
- Dò lỗi hệ thống. 
- Điều khiển khối nguồn để cấp cho các khối. 
- Điều khiển khối servo. 
- Điều khiển tín hiệu độ chói, độ màu. 
- Điều khiển mạch hiển thị. 
- Điều khiển mạch xử lý tín hiệu audio. 
Hình 14. 1. Board mạch điều khiển hệ thống. 
195 
Hình 14. 2. IC vi xử lý trên board mạch. 
1.2. Sơ đồ khối. 
Hình 14. 3. Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống trên máy PV-C850V. 
196 
Như trong sơ đồ trên ta thấy mặc dù IC901 là IC điều khiển hệ thống của 
mạch nhưng còn có thêm hai vi xử lý khác trong mạch đó là IC902 và IC903. 
Trong đó IC901 điều khiển những chức năng sau: 
- Điều khiển nguồn để bật tắt nguồn khi công tắc nguồn được nhấn. 
- Tính toán chiều dài của băng ghi hình và tạo ra các ký tự hiển thị cho bộ 
ngắm điện tử. 
- Chuyển phát dữ liệu thời gian cho IC906 và lưu trữ dữ liệu đó khi tắt nguồn. 
IC điều khiển phụ IC902 điều khiển các chức năng sau: 
- Nhận các lệnh từ ma trận phím sau đó đưa đến cho IC901. 
- Kiểm tra điện áp của pin và gửi tín hiệu đến cho IC901, IC901 sẽ tạo tín hiệu 
điều khiển nguồn và hiển thị tình trạng của pin lên màn hình. 
- Kiểm tra tốc độ cửa chập và gửi đến cho IC901 để hiển thị trên bộ ngắm điện 
tử. 
Chức năng slow/still (SS) của IC điều khiển IC903: 
- Nhận still, slow, khung và dữ liệu ghi để điều khiển khối servo. 
- Giao tiếp với IC thời gian IC906 để điều chỉnh và đọc ngày, để add vào 
video khi được yêu cầu. 
- Điều khiển motor loading và cơ khí trong máy. 
- Kiểm tra những hư hỏng trong mạch cơ khí để bảo vệ băng ghi và bộ phận 
cơ khí. 
- Điều khiển hệ thống xử lý tín hiệu. 
- Điều khiển những chế độ trong mạch servo. 
- Giao tiếp với IC điều khiển phụ IC902. 
- Kiểm tra các phím chức năng: Power, Eject, Camera VTR và Rec. 
197 
Hình 14. 4. Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống trên máy Hitachi. 
Trong sơ đồ hình 14.4 ta thấy có các khối như: khối tạo xung 32 kHz để tạo 
tín hiệu xung nhịp đồng hồ, khối dao động 13,5 MHz để tạo xung cấp cho mạch xử 
lý video, các khối điều khiển motor, khối quét ngang – dọc để đưa đến mạch hiển 
thị, khối EEPROM, khối nút nhấn và khối nguồn. 
Trong sơ đồ hình 14.5 ta thấy IC901 điều khiển các hoạt động của máy, 
IC901 xử lý các khối chức năng như: 
- Khối nguồn. 
- Khối nút nhấn. 
- Dò tốc độ của băng ghi. 
- Khối màu và độ chói. 
- Điều khiển phần cơ khí. 
- Khối tạo xung clock. 
- Khối hiển thị. 
198 
Hình 14. 5. Mạch điều khiển hệ thống trên máy CPR100. 
1.3. Nguyên tắc hoạt động. 
 Điều khiển tốc độ cửa chập. 
199 
Hình 14. 6. Điều khiển khối cửa chập. 
Ở một số máy, mạch điều chỉnh cửa chập có các phím điều khiển: cửa chập 
và tốc độ cửa chập. Hai công tắc điều khiển là S607 và S608 chỉ được sử dụng 
trong chế độ Record. Khi công tắc S607 đóng thì tốc độ của cửa chập hoạt động ở 
vận tốc bình thường, vận tốc này vào khoảng 1/60 giây. Khi công tắc S608 được 
nhấn thì vận tốc của cửa chập sẽ cao hơn, vận tốc này tăng theo từng nấc 1/120, 
1/250, 1/1000 ... mỗi lần tăng gấp đôi. Khi đó vận tốc của cửa chập được ghi vào 
bộ ngắm điện tử. Các phím điều khiển S607 và S608 được nối với IC701 tại chân 
14, 16, sau đó IC701 sẽ tạo tín hiệu để đưa về cho IC901 để điều khiển hệ thống. 
 Điều khiển các phím chức năng. 
Mạch giao tiếp với các khối phím có 2 IC điều khiển là IC901 và IC902, 
trong đó IC901 giao tiếp với các phím Camera/REC/BAT tại chân 34, phím 
/EJECT tại chân 41, phím /POWER tại chân 42 và phím /REC tại chân 24. Còn 
IC902 thì giao tiếp và ra tín hiệu điều khiển có 2 khối ma trận phím. 
IC901 cung cấp 2 pha tín hiệu đến khối ma trận phím, khi có một phím chức 
năng nào được nhấn thì IC901 sẽ kiểm tra nút nhấn bằng cách quét các dữ liệu trả 
về. Sau đó IC901 sẽ gửi tín hiệu điều khiển tương ứng với nút đó. 
200 
Hình 14. 7. Giao tiếp với khối phím. 
Để quét các phím ma trận, IC902 sẽ gửi một tín hiệu quét phím qua 4 chân từ 
chân số 9 đến chân 12, 4 tín hiệu này khác pha với nhau. Sau đó IC902 sẽ dò các 
tín hiệu trả về tại các chân 15, 16, 19, 20 và 21. 
Ngoài ra 8 phím trong ma trận INDI được lấy tín hiệu thông qua hai cổng 
logic D901 và D902, các tín hiệu tại pha 0 và pha 1 sẽ được đưa đến cho D901 và 
tín hiệu pha 2 và pha 3 được đưa đến D902 rồi đưa đến các phím. Dạng sóng của 
các pha này như trong hình. Các tín hiệu của các pha này sẽ được kiểm tra tại các 
chân từ chân 22 đến 25 để kiểm tra phím nào đã nhấn. 
 Điều khiển khối nguồn. 
201 
Hình 14. 8. Mạch điều khiển khối nguồn. 
Board nguồn sẽ tạo ra các điện áp cấp cho tất cả các khối trong mạch. Điện 
áp từ pin (12V) đẽ được đi qua một cầu chì bảo vệ F970, sau đó được đưa đến relay 
bảo vệ mạch RL901, relay này được điều khiển bởi IC901 để cấp nguồn cho những 
mạch khác. 
Khi cống tắc nguồn S809 được nhấn thì làm cho cực B của transistor Q904 
bị kéo xuống mass, thông qua ZD901 và D803. Làm cho Q904 dẫn và cấp điện áp 
12V cho IC905 (ổn áp 5,6V). Sau đó ngõ ra của IC ổn áp này sẽ được đi qua D914 
và cấp cho IC điều khiển hệ thống IC901 tại chân 26. Và điện áp này cũng được 
cấp cho khối mạch reset ZD902. 
Tín hiệu ngõ vào tại chân 14 (Power SW) thông qua D903 bị kéo xuống mức 
thấp, dựa vào tín hiệu này mà IC điều khiển IC901 cho phép bật nguồn. Tín hiệu 
bật nguồn này được đưa ra tại chân 54 của IC901, tín hiệu này được đi qua 
transistor Q901 để lái relay, làm relay RL901 đóng, nối chân 7 với chân 12 của 
RL901 lại với nhau, và cấp nguồn cho mạch. 
202 
 Điều khiển hiển thị. 
Hình 14. 9. Điều khiển khối hiển thị. 
Khi nút hiển thị được nhấn, thì IC điều khiển hệ thống sẽ tạo tín hiệu đến cho 
khối tạo ký tự hiển thị. IC điều khiển hệ thống sẽ đưa các dữ liệu hiển thị: trạng thái 
của pin, về tình trạng của băng ghi, tốc độ của cửa chập và chế độ hoạt động, để gửi 
đến cho bộ ngắm điện tử (EVF) để hiển thị lên màn hình. 
Tín hiệu từ bộ tạo ký tự sẽ được cấp cho khối IC khuếch đại tín hiệu video để 
hiển thị lên màn hình. 
Khi phím hiển thị được nhấn thì tại chân số 25 của IC điều khiển sẽ bị kéo 
xuống mức thấp. Tín hiệu này được cấp cho IC tạo ký tự hiển thị IC904. Sau đó IC 
điều khiển sẽ gửi dữ liệu đến, và các ký tự sẽ được cấp đến chân 13 của IC khuếch 
đại video từ chân 10 của IC904. Tín hiệu này được đồng bộ với tín hiệu đồng bộ 
ngang – dọc từ chân 14 và chân 15 của IC904. Khi đó tín hiệu ký tự tại chân 13 sẽ 
được trộn với tín hiệu video để đưa đến EVF tại chân 16 của IC204. 
2. Kiểm tra, điều chỉnh mạch điều khiển hệ thống. 
Mục tiêu: Có khả năng kiểm tra, điều chỉnh mạch điều khiển hệ thống trên máy 
Camera. 
2.1. Kiểm tra. 
Phần thực hành. 
203 
 Kiểm tra hoạt động của máy. 
Bước 1: Ta mở nguồn cho máy hoạt động. 
Bước 2: Quan sát các đèn báo, các thông báo trên màn hình. 
Bước 3: Cho máy hoạt động một vài phút rồi ta tiến hành kiểm tra hình ảnh xem 
có những biểu hiện gì khác thường hay không, có những điểm chết hay 
không. 
Bước 4: Thực hiện quay một đoạn video, và hiệu chỉnh một vài chức năng có 
liên quan đến khối diafram. Sau đó ghi nhận xét về hoạt động của máy vào 
bên dưới: 
 Khảo sát và nhận dạng khối linh kiện. 
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, bao gồm: tua-vit, kìm, nhíp, khăn, hộp đựng ốc vít 
Bước 2: Tháo gỡ máy Camera. 
Bước 3: Xác định khối mạch, các thành phần linh kiện liên quan đến mạch điều 
khiển hệ thống của máy Camera. 
Bước 4: Khảo sát tình trạng của các linh kiện trong khối, kiểm tra sơ bộ xem có 
hiện tượng gì khác thường như là: linh kiện bị rỉ sét, linh kiện bị cháy, nổ, 
linh kiện bị phù  
Bước 5: Kiểm tra các dây nối giữa khối mạch đang xem xét với các khối lân 
cận. Cần chú ý đến các đầu dây cắm xem có còn nguyên vẹn, hay có bị lỏng 
hay không. 
Bước 6: Ghi lại hiện trạng của khối mạch, những gì khác thường, hoặc còn tốt 
vào bên dưới: 
204 
Hình 14. 10. IC xử lý trong khối điều khiển. 
Kiểm tra dạng sóng của IC điều khiển, một số dạng sóng quan trọng và có 
ảnh hưởng đến những khối mạch khác. Các dạng sóng hầu hết là ở các khối servo, 
khối cơ khí. Đo và kiểm tra các dạng sóng tại các chân của IC điều khiển. 
Hình 14. 11. Dạng sóng tại điểm số 1 và số 2. 
Dạng sóng tại điểm số 1 được đo tại chân 82 (Main SO) và dạng sóng tại 
điểm số 2 được đo tại chân số 84 (Main SCK) của IC điều khiển, các dạng sóng 
này có biên độ đỉnh đỉnh là 4,8V. Đo và vẽ dạng sóng, sau đó nêu nhận xét vào bên 
dưới: 
205 
Hình 14. 12. Dạng sóng tại điểm số 3 và số 4. 
Dạng sóng tại điểm số 3 được đo tại chân 98 (S.Reel) và dạng sóng tại điểm 
số 4 được đo tại chân số 99 (T.Reel) của IC điều khiển, các dạng sóng này có biên 
độ đỉnh đỉnh là 4,7V, và dạng sóng này xuất hiện trong chế độ ghi hình. Đo và vẽ 
dạng sóng, sau đó nêu nhận xét vào bên dưới: 
206 
Hình 14. 13. Dạng sóng tại điểm số 5 và số 6. 
Dạng sóng tại điểm số 5 được đo tại chân 108 (AFT): là dạng sóng trong chế 
độ tự động hội tụ, với biên độ đỉnh đỉnh là 520 mV và dạng sóng tại điểm số 6 
được đo tại chân số 120 (Drum PG) của IC điều khiển, dạng sóng này có biên độ 
đỉnh đỉnh là 4,7V, là tín hiệu đưa đến khối điều khiển motor Drum. Các dạng sóng 
này xuất hiện trong chế độ ghi hình và playback. Đo và vẽ dạng sóng, sau đó nêu 
nhận xét vào bên dưới: 
Hình 14. 14. Dạng sóng tại điểm số điểm số 7, 8 và 9. 
207 
Dạng sóng tại điểm số 7 được đo tại chân 121 (Drum FG) của IC điều khiển, 
dạng sóng này có biên độ đỉnh đỉnh là 4,54V, là tín hiệu đưa đến khối điều khiển 
motor Drum. 
Dạng sóng tại điểm số 8 được đo tại chân 122 (Cap FG), dạng sóng này có 
biên độ đỉnh đỉnh là 4,8V, là tín hiệu đưa đến khối điều khiển motor Cap. 
Dạng sóng tại điểm số 9 được đo tại chân 2 (Cap PWM) của IC điều khiển, 
dạng sóng này có biên độ đỉnh đỉnh là 4,86V, là tín hiệu điều chế độ rộng xung đưa 
đến khối điều khiển motor Cap. Các dạng sóng này xuất hiện trong chế độ ghi hình 
và playback. 
Đo và vẽ dạng sóng, sau đó nêu nhận xét vào bên dưới: 
Hình 14. 15. Dạng sóng tại điểm số điểm số 10, 11. 
Dạng sóng tại điểm số 10 được đo tại chân 3 (Drum PWM) của IC điều 
khiển, dạng sóng này có biên độ đỉnh đỉnh là 4,8V, là tín hiệu điều chế độ rộng 
xung đưa đến khối điều khiển motor Drum. 
208 
Dạng sóng tại điểm số 11 được đo tại chân 14 (RF SW) của IC điều khiển, 
dạng sóng này có biên độ đỉnh đỉnh là 4,85V. Các dạng sóng này nằm trong chế độ 
ghi và playback. 
Đo và vẽ dạng sóng, sau đó nêu nhận xét vào bên dưới: 
Kiểm tra hoạt động, sự điều chỉnh khối cơ: 
- Cho máy hoạt động và điều chỉnh khối motor Drum, xem motor này có hoạt 
động tốt hay không. 
- Thực hiện ghi hình và phát lại để kiểm tra sự điều chỉnh cho khối motor 
capstan (motor bánh căng). 
Kiểm tra hoạt động của khối hiển thị. 
- Kiểm tra trên màn hình hiển thị những thông báo như: tình trạng của pin, 
trang thái của cửa chập  
Kiểm tra sự điều chỉnh của khối điều khiển trên khối tạo ký tự hiển thị, bộ 
ngắm điện tử  
2.2. Điều chỉnh. 
Phần thực hành. 
Để kiểm tra hoạt động của khối điều khiển hệ thống ta cần kiểm tra hoạt 
động của từng khối riêng lẻ, sau đó điều chỉnh các khối chức năng để máy hoạt 
động được chính xác. 
Trước tiên ta kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của khối nguồn: 
- Kiểm tra hoạt động của phím nguồn. 
- Đo và kiểm tra các điện áp của các ngõ ra của khối nguồn. 
209 
Điều chỉnh một số chức năng của máy: 
Điều chỉnh hoạt động của khối xử lý tín hiệu ánh sáng, ghi lại nhận xét về 
hoạt động của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của khối xử lý mức tín hiệu, ghi lại nhận xét về hoạt 
động của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của khối xử lý kỹ xảo, ghi lại nhận xét về hoạt động 
của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của khối xử lý tín hiệu độ chói, ghi lại nhận xét về hoạt 
động của máy vào bên dưới: 
210 
Điều chỉnh hoạt động của khối xử lý tín hiệu độ màu, ghi lại nhận xét về hoạt 
động của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của khối điều khiển diafram, ghi lại nhận xét về hoạt 
động của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của hệ thống điều khiển hội tụ tự động, ghi lại nhận xét 
về hoạt động của máy vào bên dưới: 
Điều chỉnh hoạt động của bộ ngắm điện tử, ghi lại nhận xét về hoạt động của 
máy vào bên dưới: 
Câu hỏi: 
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm, chức năng của mạch điều khiển hệ thống ? 
Câu 2: Trình bày cách hoạt động của mạch điều khiển hệ thống ? 
Câu 4: Trình bày cách kiểm tra mạch điều khiển hệ thống ? 
211 
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN 
ADC: Bộ chuyển đổi tương tự sang số NTSC: National Television System 
Committee 
Analog: Tín hiệu tương tự LCD: Màn hình tinh thể lỏng 
Audio: âm thanh PAL: Phase Alternating Line 
BBC: British Broadcasting Corporation Flicker: Sự nhấp nháy 
Balance: Cân bằng Filter: Bộ lọc 
Brightness: Độ sáng MPEG: Chuẩn nén Video-Audio 
Camcorder: Máy quay phim kết hợp QPSK: Quadrature Phase Shift Keying 
Chroma: Tín hiệu màu SAP: Second audio program 
Clock: Xung nhịp Stereo: Âm thanh nổi 
CCD: Charge Coupled Device – thiết bị 
tích điện kép 
Teletext: Truyền văn bản từ xa 
DAC: Bộ chuyển đổi số sang tương tự TV: Television 
Digital: Tín hiệu số VHS: Video Home System 
DTV: Máy thu hình số VCR: Video Cassette Recording 
DVD: Digital Video Disc VGA: Video Graphics Array 
GND: Ground VOM: Đồng hồ đo vạn năng. 
HDMI: High-Definition Multimedia 
Interface 
212 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Homer L. Davidson. Troubleshooting & Repairing Camcorders. 
McGraw-Hill Companies, Inc, 1996, ISBN 0-07-015759-6. 
[2] Steve Beeching. Video and Camcorder Servicing and Technology. 
Licensing Agency Ltd, 2001, ISBN 0-7506-5039-7. 
[3] Nguyễn Đức Ánh. Kỹ Thuật Sửa Chữa Camera Camcorders. Nhà xuất 
bản Văn hóa Thông tin, 2004. 
[4] Phan Văn Hồng. Nhập Môn Kỹ Thuật Truyền Hình (Phần 1: Camera & 
Các Dạng Thức Video). Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 2001. 
[5] Trung Minh. Xử Lý Sự Cố Và Sửa Chữa Máy Camera Ghi Hình. Nhà 
xuất bản Giao Thông Vận Tải, 2005. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_camera.pdf