Giáo trình Mạch điện - Điện dân dụng
Khái niệm dòng điện và mạch điện
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm dòng điện và mạch điện.
- Xác định được số nhánh, nút, mạch vòng của một mạch điện đã cho.
1.1.Dòng điện
1.1.1. Khái niệm về dòng điện
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích trong điện trường.
Tùy theo từng môi trường khác nhau mà bản chất dòng điện trong đó sẽ khác
nhau. Ví dụ: Nếu trong kim loại thì dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của
các electron tự do; trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các
ion dương và ion âm; trong không khí là dòng chuyển dời có hướng của các điện
tích dương và điện tích âm .
1.1.2. Tác dụng của dòng điện
Dòng điện có các tác dụng:
- Tác dụng nhiệt: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị
phát nóng. Người ta sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để chế tạo các thiết bị
như máy sấy, nồi cơm điện, lò nướng điện .
- Tác dụng quang: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị
phát sáng. Người ta sử dụng tác dụng quang của dòng điện để chế tạo bóng đèn
sợi nung.
- Tác dụng hóa học: Khi có dòng điện chạy qua các dung dịch hóa học sẽ làm
cho tính chất hóa học của chúng thay đổi. Người ta sử dụng tác dụng hóa học
của dòng điện để điện phân, nạp ắc quy .
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Mạch điện - Điện dân dụng
ợng dây và pha Ta biểu diễn dòng điện các pha bằng đồ thị véc tơ (hình 3.19). Hình 3.19: Đồ thị véc tơ mạng 3 pha 3 dây. Từ sơ đồ đấu nối mạch điện 3 pha 3 dây và đồ thị véc tơ của mạch điện 3 pha nguồn - tải đấu ta có: Ud = Up; Id = 3 Ip - Dòng điện dây cũng lần lượt lệch nhau một góc 1200 và chậm sau dòng điện pha tương ứng một góc 300. 2.3.4. Công suất trong mạng ba pha cân bằng Công suất của mạng ba pha bằng tổng công suất của các pha cộng lại. Trong mạng 3 pha cân bằng, vì tải và nguồn các pha giống như nhau nên có thể tính công suất toàn mạng 3 pha cân bằng là 3 lần công suất tương ứng của một pha. 1. Công suất tác dụng P - P = PA + PB + PC = 3PA = 3PB = 3PC = 3PP Với PP = UP.IP.cosj - Là công suất tiêu thụ của một pha. Do vậy, trong mạng 3 pha đối xứng: P = 3.UP.IP.cosj P = 3RP.IP 2 P = 3 Ud.Id. cosj cosj = 2 2 p p p R R X 2. Công suất phản kháng Q Q = QA + QB + QC = 3QA = 3QB = 3QC = 3QP Với QP = UP.IP.sinj - Là công suất phản kháng của một pha. Do vậy, trong mạng 3 pha đối xứng: Q = 3.UP.IP.sinj Q = 3XP.IP 2 Q = 3 Ud.Id. sinj 3. Công suất biểu kiến S S = SA+SB+SC = 3SA = 3SB = 3SC = 3SP Với SP = UP.IP - Là công suất biểu kiến của một pha. Do vậy, trong mạng 3 pha đối xứng: S = 3.UP.IP S = 3 Ud.Id 2 2S P Q 58 2.4. Giải mạch điện ba pha 2.4.1. Phương pháp giải mạng ba pha đối xứng 1. Khi tải nối sao 1. Khi tải nối tam giác 59 60 2.4.2. Bài tập 61 Bài 1: Một nguồn điện điện ba pha nối sao, Upn=120V cung cấp cho tải nối sao có dây trung tính, tải có điện trở pha Rp=180 . Tính Ud, Id, Ip, Io, P của mạch ba pha. Bài 2: Một nguồn điện ba pha đối xứng sao cung cấp cho tải ba pha đối xứng đấu hình tam giác. Biết dòng điện pha của nguồn Ipn=17,32A, điện trở mỗi pha của tải Rp=38 . Tính điện áp pha và công suất P của nguồn cung cấp cho tải ba pha. Bài 3: Một tải ba pha đối xứng đấu hình tam giác, biết Rp=15 , Xp=6 đấu vào mạng điện ba pha Ud=380V. Tính Id, Ip, P, Q của tải. Bài 4: Một động cơ điện ba pha đấu sao, đấu vào mạng ba pha Ud=380V. Biết dòng điện dây Id=26,81A, hệ số công suất 85,0cos j . Tính dòng điện pha của động cơ, công suất điện động cơ tiêu thụ. Bài 5: Một động cơ điện đấu hình sao, làm việc với mạng điện có Ud=380V, động cơ tiêu thụ công suất 20kW, 885,0cos j . Tính công suất phản kháng của động cơ tiêu thụ, dòng điện dây Id và dòng điện pha của động cơ. 3. Hệ số công suất Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa của hệ số công suất cosj. - Trình bày đúng được các biện pháp nâng cao hệ số công suất cosj. 3.1. Ý nghĩa hệ số công suất 3.1.1 Khả năng làm việc của thiết bị: Các thiết bị điện được đặc trưng bởi ba thông số định mức chính: Cường độ dòng điện định mức (Iđm), điện áp định mức (Uđm), công suất biểu kiến định mức (Sđm). Ta có: S đm = Iđm.Uđm Khi thiết bị làm việc, điều ta quan tâm là công suất tác dụng của thiết bị (Pđm). Pđm = Sđm.cosjđm. Vậy để công suất tác dụng của thiết bị tiến đến công suất biểu kiến của thiết bị, thì đại lượng cosj phải tiến đến 1. Hay nói cách khác, để tận dụng tối đa khả năng làm việc của thiết bị thì hệ số công suất cosj phải lớn nhất (cosj = 1). Hệ số công suất cosj biểu diễn mức độ tiêu hao vô ích năng lượng của nguồn cung cấp (cosj = P/S), vì vậy nếu duy trì được hệ số công suất cosj cao (cosj 1) sẽ tận dụng được tối đa công suất của nguồn cung cấp, giảm tổn hao trên đường truyền ... Nếu công suất toàn phần của nguồn cung cấp (S) là không đổi thì khi nâng cao được hệ số cosj sẽ tăng được công suất có ích (P) cung cấp cho phụ tải; còn khi công suất có ích của phụ tải (P) là không thay đổi thì khi nâng cao hệ số công suất cosj sẽ giảm được công suất toàn phần (S) của nguồn cung cấp.Máy phát điện làm việc với dòng điện và điện áp định mức, thì sẽ phát ra công suất tác dụng tỉ lệ với hệ số công suất cosj. 62 Vì vậy trên thực tế, khi sử dụng năng lượng điện, người ta luôn tìm biện pháp để nâng cao được hệ số công suất cosj . 3.1.2 Trong truyền tải: Khi sử dụng điện, do nhu cầu sử dụng cần phải truyền tải điện năng đi xa. Phụ tải dùng điện yêu cầu với một công suất tác dụng nhất định và điện áp U không đổi. Lúc này, nếu thay đổi hệ số công suất cosj, dòng điện sẽ thay đổi theo (P = U. I.cosj). Dòng điện thay đổi tỉ lệ nghịch với hệ số công suất cosj, hệ số công suất cosj càng nhỏ thì dòng điện tải tiêu thụ càng lớn. Dòng điện lớn thì tồn thất điện áp trên đường dây tăng. Tổn thất công suất trên đường dây tăng và tăng trọng lượng dây dẫn, thiệt hại về kinh tế. Vậy khi sử dụng thiết bị điện, khi truyền tải điện năng đi xa, thì hệ số công suất cosj có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn. Ta phải giữ cho hệ số công suất cosj có một giá trị nhất định mà không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật. 3.2. Biện pháp nâng cao hệ số công suất Với mạch điện xoay chiều, hệ số công suất cosj có giá trị phụ thuộc vào thông số mạch điện R, XL, XC (cosj = R/Z). Mà các phụ tải trong công nghiệp, trong đời sống thường có tính chất cảm kháng (cuộn dây động cơ điện, máy biến áp, cuộn chấn lưu, quạt điện....) nên thường hệ số công suất cosj thấp. Ta phải thực hiện việc nâng cao hệ số công suất cosj. Để nâng cao hệ số công suất cosj thường theo hai hướng sau: 3.2.1. Biện pháp chủ động: Là biện pháp giảm công suất phản kháng của tải. Trên thực tế công suất phản kháng thường được dùng từ các động cơ điện, các cuộn dây máy biến áp, các cuộn chấn lưu... Do đó, biện pháp chủ động để giảm nhỏ công suất phản kháng trong trường hợp này được đặt ra từ khi chế tạo thiết bị, lựa chọn công suất và thực hiện vận hành theo các chế độ thích hợp. 3.2.2. Biện pháp thụ động: Là biện pháp sản xuất công suất phản kháng tại nơi tiêu thụ hoặc gần nơi tiêu thụ để bù công suất phản kháng của tải. Phương pháp này cũng có hai cách thức thực hiện: Dùng tụ bù và dùng động cơ đồng bộ và máy bù dồng bộ. Phương pháp dùng tụ bù: Đây là phương pháp đơn giản, dùng tụ bù C mắc song song với tải tiêu thụ, gọi là bù tĩnh. Dùng động cơ đồng bộ và máy bù đồng bộ còn gọi là máy bù quay: Phương pháp này được thực hiện bằng cách bù trực tiếp lên lưới điện. 63 64 4. Bài tập tổng hợp: Bài 4.1: Mạch điện 3 pha hình 4.1 được cung cấp bởi nguồn 3 pha đối xứng thứ tự thuận, biết áp dây hiệu dụng UA=110∠0 0(V), Zd = Zn= j50(Ω); Z1 = 100Ω; Z2= 300Ω. a. Xác định giá trị IA, IA1, IA2. b. Xác định số chỉ của dụng cụ đo. c. Tìm công suất P tiêu thụ trên tải Z1 và P tổn hao trên đường dây (Zd). 65 IA1 IA2 a b c Z2 Z2 Z2 A Hình 4.1 Bài 4.2: Mạch điện 3 pha hình 4.2 được cung cấp bởi nguồn 3 pha đối xứng thứ tự thuận, biết áp dây hiệu dụng UA=100∠0 0(V), Zd= 25+j25Ω; Z2 = 50+j50Ω; Z1= 150+j150Ω. a. Xác định giá trị IA, IA1, IA2. b. Xác định số chỉ của dụng cụ đo. c. Tìm công suất P tiêu thụ trên tải Z1 và P tổn hao trên đường dây (Zd). Zd IA A1 IA2 Z1 b Zd Z2 Z2 Z2 Zn A2 Hình 4.2 IA Zd A Zd B Zd C N Z1 Z1 Z1 IA1 a Z1 c Zd B A Z1 C N 66 67 GỢI Ý TRẢ LỜI VÀ KẾT QUẢ CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP CHƯƠNG 1: PHẦN 2.3.3 Bài 1: Dùng phép biến đổi tương đương điện trở và áp dụng định luật Ôm để tính. Kết quả: I = 16 A. Bài 2: Xác định được: n =3; d = 2; c = 3. Chọn 2 mạch vòng: Mạch vòng qua E1 có chiều thuận chiều kim đồng hồ, qua E2 ngược chiều kim đồng hồ. Sau đó, viết các định luật Kiếc Khốp 1 cho nút trên và Kiếc Khốp 2 cho 2 mạch vòng đã chọn: I1 - I2 + I3 = 0 I1.R1 + I2.R2 = E1 I2.R2 + I3.R3 = E2 Thay số và giải hệ phương trình trên được: I1 = 10 A; I2 = 10 A; I3 = 10 A. Bài 3: Dùng các định luật Kiếc Khốp để giải: Chọn chiều dòng điện trong các nhánh, chiều của 2 mạch vòng sao cho đúng với biểu thức của định luật Kiếc Khốp 1 cho nút trên và 2 mạch vòng như sau: I1 - I2 + I3 = 0 I1.(R1 + R5) + I2.R2 = E1 + E2 I2.R2 + I3.(R3 + R4) = E2 + E3 Thay giá trị mà đầu bài đã cho, giải hệ phương trình trên được: I1 = 18/13 A; I 2 = 3 A; I3 = 21/13 A. Bài 4: Xác định được: n = 4, d = 2, c = 6. Chọn chiều dòng điện trong các nhánh, chiều của 2 mạch vòng (không đi qua nguồn dòng) sao cho đúng với biểu thức của định luật Kiếc Khốp 1 cho nút trên và 2 mạch vòng như sau: I1 - I2 + I3 - 0,03 = 0 10. I1 + 20. I2 = 0,4 20. I2 + 40. I3 = 1 Giải hệ phương trình trên được: I1 = 0,02 A; I2 = 0,01 A; I3 = 0,02 A. PHẦN 3.3.3 Thực tế khi đấu ghép nguồn thành bộ, để đảm bảo độ bền của nguồn người ta thường tính toán để đảm bảo Iđmn ≈ 1,4 Iđmt , trong đó Iđmn là dòng điện định mức của nguồn cung cấp, Iđmt là dòng điện tiêu thụ định mức của tải. Trên cơ sở đó kết quả các bài tập như sau: 68 Bài 1: Mắc nối tiếp 5 nguồn 12 V (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 2: Mắc nối tiếp 4 nguồn 12 V (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 3: Mắc nối tiếp 3 nguồn 20 V (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 4: Mắc song song 20 nguồn 20 V (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 5: Mắc song song 10 nguồn 12 V (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 6: Mắc hỗn hợp: Mắc nối tiếp 5 nguồn 12 V để đủ điện áp định mức, sau đó mắc song song 8 bộ nguồn trên (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 7: Mắc hỗn hợp: Mắc nối tiếp 4 nguồn 12 V để đủ điện áp định mức, sau đó mắc song song 10 bộ nguồn trên (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 8: Mắc hỗn hợp: Mắc nối tiếp 3 nguồn 1,2 V để đủ điện áp định mức, sau đó mắc song song 4 bộ nguồn trên (Vẽ sơ đồ đấu ghép). Bài 9: Mắc hỗn hợp: Mắc nối tiếp 8 nguồn 1,5 V để đủ điện áp định mức, sau đó mắc song song 10 bộ nguồn trên (Vẽ sơ đồ đấu ghép). PHẦN 4.1.2 Bài 4.1.1: Giải mạch điện được: I1 = 0,02 A; I2 = 0,01 A; I3 = 0,02 A. Bài 4.1.2: Gọi dòng điện qua R = 4 Ω là I2, qua R = 1 Ω là I3; qua R = 3 Ω là I4; qua nguồn s.đ.đ là I1; điện áp tương ứng trên chúng là U2, U3, U4. Viết các phương trình định luật KI cho 3 nút và KU cho mạch vòng chứa nguồn s.đ.đ và các điện trở. Giải hệ phương trình tìm được: I2 = 3 A; I3 = -8 A; I4 = -6 A; U2 = 12V; U3 = 8V; U4 = 18V. Bài 4.1.3: U1 = - 2V; công suất P = 2W. Bài 4.1.4: I = E/150 A; U1 = E/3 V. Bài 4.1.5: R = 0 Ω. PHẦN 4.2.2 Bài 4.2.1: Kết quả: I1 = 0,02 A; I2 = 0,01 A; I3 = 0,02 A. Bài 4.2.2: 69 Quy ước dòng điện qua R = 4 Ω là I2, qua R = 1 Ω là I3; qua R = 3 Ω là I4; qua nguồn s.đ.đ là I1; điện áp tương ứng trên chúng là U2, U3, U4. Giải mạch điện, kết quả: I2 = 3 A; I3 = -8 A; I4 = -6 A; U2 = 12V; U3 = 8V; U4 = 18V. Bài 4.2.3: U1 = - 2V; công suất P = 2W. Bài 4.2.4: I = E/150 A; U1 = E/3 V. Bài 4.2.5: Chọn mạch vòng theo chiều của I, gán cho dòng vòng Ic, viết phương trình và giải được R = 0 Ω. PHẦN 4.3.2 Bài 4.3.1: Giải mạch điện cho kết quả: I1 = 0,2A; I2 = 0,4A; I3 = 0,2A; I4 = 0,4A. Bài 4.3.2: Chọn nút phía dưới mạch điện đề ra làm nút gốc. Gọi dòng điện qua R = 4 Ω là I2, qua R = 1 Ω là I3; qua R = 3 Ω là I4; qua nguồn s.đ.đ là I1; điện áp tương ứng trên chúng là U2, U3, U4. Giải mạch điện có: I2 = 3 A; I3 = -8 A; I4 = -6 A; U2 = 12V; U3 = 8V; U4 = 18V. Bài 4.3.3: Chọn nút phía dưới mạch điện đề ra làm nút gốc. Giải mạch điện có: I = 0,527A. Bài 4.3.4: Chọn nút phía dưới mạch điện làm nút gốc (V = 0V) để giải. Kết quả: I = E/150 A; U1 = E/3 V. Bài 4.3.5: Chọn nút phía dưới mạch điện làm nút gốc (V = 0V) để giải. Kết quả: U0 = 6V; I = 1/3 A. PHẦN 4.4.3 Bài 4.4.1: Lần lượt triệt tiêu các nguồn theo nguyên lý xếp chồng; với từng nguồn độc lập, dùng biến đổi tương đương để giải. Kết quả: I1 = 0,2A; I2 = 0,4A; I3 = 0,2A; I4 = 0,4A. Bài 4.4.2: Quy ước dòng điện qua R = 4 Ω là I2, qua R = 1 Ω là I3; qua R = 3 Ω là I4; qua nguồn s.đ.đ là I1; điện áp tương ứng trên chúng là U2, U3, U4. Cho từng nguồn độc lập tác động theo nguyên lý xếp chồng. Kết quả: I2 = 3 A; I3 = -8 A; I4 = -6 A; U2 = 12V; U3 = 8V; U4 = 18V. Bài 4.4.3: Kết quả: I = 0,527A. Bài 4.4.4: 70 Quy ước chiều của các dòng I1; I2; I3 tương ứng trong các nhánh và cùng chiều với các nguồn s.đ.đ E1; E2; E3. Kết quả: I1 = 3,2 A; I2 = 6,4 A; I3 = 3,2 A Bài 4.4.5: Kết quả: U0 = 6V; I = 1/3 A. CHƯƠNG 2: Trả lời theo lý thuyết đã học theo thứ tự: Khái niệm (hoặc thí nghiệm), biểu thức tính toán, ý nghĩa các đại lượng, ví dụ ứng dụng. CHƯƠNG 3: PHẦN 1.8: Bài 3.1.1: Imax = 102 A; I = 10A; Umax = 2002 V; U = 200V ; YU = -25 0; YI = -15 0; j = -100; Nhánh mang tính dung. Bài 3.1.2: Biểu diễn như phần lý thuyết (khi biểu diễn bằng véc tơ nên chọn véc tơ gốc - 0O trùng với phương ngang). Bài 3.1.3: I ≈ 2 A; UR = 114 V; UL = 200 V; cosj ≈ 0,57; P = 228 W; Q = 400 VAr. Bài 3.1.4: Từ các giá trị đề ra, tính ra XL = 6283,2 Ω; Kết quả: U ≈ 2,4 V. Bài 3.1.5: Tính giá trị XC ≈ 3183 Ω. Kết quả: I ≈ 4,5 mA; P = 20,25 mW; Q ≈ 64,46 mVAr; UC ≈ 14 V; UR = 4.5 V. Bài 3.1.6: I = 4 A; UR = 60V; UC = 80 V; U = 100 V; cosj ≈ 0,75; Q = 320 VAr. Bài .3.1.7: Chú ý khi tính tổng trở: Dung kháng sẽ mang dấu âm, cảm kháng mang dấu dương. Kết quả: I = 52 A; IR = 5 A; Ix12 = 5 A; Ix3 = 10 A; P = 250W; Q = 250 VAr; U = 50 V. Bài 3.1.8: Khi tính toán, chú ý như bài 3.1.7. Kết quả: UAB = 250 V; I1 = 62,5 A; I2 = 75 A; I ≈ 97,6 A. Bài 3.1.10: Khi tính toán, chú ý như bài 3.1.7. Kết quả: I = 20 A; I1 = 20 A; I2 = 40 A; UAB = 240 V. PHẦN 2.4.2: 71 Bài 1: Mạch là mạch 3 pha đối xứng, nối sao có trung tính. Kết quả: Ud = 1203 V; Id = Ip ≈ 0,67 A; Io = 0 A; P = 240 W. Bài 2: Dựa trên mối quan hệ giữa các đại lượng dây và đại lượng pha trong mạch 3 pha. Chú ý tải là thuần trở nên cosj = 1 Kết quả: Up ≈ 220 V; P ≈ 11,431 KW. Bài 3: Id ≈ 41 A; Ip = 23,5 A; P = 24851,25 W; Q = 9940,5 VAr. Bài 4: Ip = Id = 26,81 A; P = 20,760 W. Bài 5: Tìm Q theo công thức: = √ − = ( ) − Kết quả: Q ≈ 10,5 KVAr; Id = Ip = 59,5 A PHẦN 4: Bài 4.1: IA = √ Ð − 45 A IA1 = IA2 = √ Ð − 45 A Mạch 3 pha đối xứng nên Ampe kế chỉ 0A. Công suất tiêu thụ trên tải Z1: P1 = 242 W; Trên trở kháng đường dây Zd Pd = 0 W. Bài 4.2: IA = √2 ; IA1 = IA2 = √ Ampe A1 = 2 (A); A2 = 0(A); PZ1 = 12,5 (W); PZd = 50 (W) Bài 4.3: Khi mở khóa K: Oát kế P chỉ 200 W; Ampe kế A chỉ 0 A. Khi đóng khóa K: Oát kế P chỉ 400 W; Ampe kế A chỉ 0 A. Bài 4.4: a. Z1 = 25 Ω b. W1 = W2 = 8640 W, Ampe kế chỉ 9,295 A Bải 4.5: a. IA = 0,707 A; IA1 =1 A; IA2 = 0,707 A; Ica = 0,408 A; b. W1 = 55 W; W2 = 150 W; ampe kế A = 0 A; c. PZ1 = 0 W; P Z2 = 50 W; P Zd = 5 W; 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đặng Văn Đào, Lê văn Doanh –Kỹ thuật điện – Nhà xuất bản Giáo dục – 1999 - Hoàng Hữu Thận – Kỹ thuật điện đại cương – Nhà xuất bản Đại học và GDCN – 1991 - Đặng Văn Đào, Lê văn Doanh – Giáo trình Kỹ thuật điện – Nhà XB Giáo dục – 2002. - Điện kỹ thuật (T1 và T2) - Nhà xuất bản Lao động Xã hội – 2004 - Ngô Cao Cường - Mạch điện 1 - Trường Đại học dân lập kỹ thuật và công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- giao_trinh_mach_dien_dien_dan_dung.pdf