Giáo trình Kỹ thuật xung - số (Mới)
Phần 1: Kỹ thuật Xung
BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Phần: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1.1. Định nghĩa xung điện, các tham số và dãy xung
1.1.1. Định nghĩa
Xung điện là tín hiệu sin có giá trị biến đổi gián đoạn trong một khoảng thời
gian rất ngắn có thể so sánh với quá trình quá độ của mạch điện.
Xung điện trong kỹ thuật được chia làm 2 loại: loại xung xuất hiện ngẫu nhiên
trong mạch điện, ngoài mong muốn, được gọi là xung nhiễu, xung nhiễu thường có
hình dạng bất kỳ (Hình 1.1).
Hình 1.1: Các dạng xung nhiễu
Các dạng xung tạo ra từ các mạch điện được thiết kế thường có một số dạng
cơ bản:
Hình 1.2: Các dạng xung cơ bản của các mạch điện được thiết kế
Dãy xung vuông xuất hiện trên màn hình của máy hiện sóng khi điều chỉnh tốc
độ quét chậm., chúng ta thấy chỉ có những đường vạch ngang. Khi điều chỉnh tốc
độ quét nhanh, trên màn hình của máy hiện sóng xuất hiện rõ đường vạch tạo nên
hình dạng xung với các đường dốc lên và dốc xuống.
- Cạnh xuất hiện trước xung được gọi là sườn trước của xung.
- Cạnh nằm trên đỉnh có giá trị cực đại gọi là đỉnh xung.
- Cạnh xuất hiện sau của xung để trở về trạng thái ban đầu được gọi là sườn
sau của xung.
- Cạnh nối khỏang cách từ sườn trước và sườn sau ở trục tọa độ của xung gọi
là đáy xung.
1.1.2. Các thông số của xung điện và dãy xung
1.1.2.1. Các tham số cơ bản của xung điện
Dạng xung vuông lý tưởng được trình bày
Hình 1.3: Các thông số cơ bản của xung
a. Độ rộng xung
Là thời gian xuất hiện của xung trên mạch điện, thời gian này thường
được gọi là thời gian mở ton. Thời gian không có sự xuất hiện của xung gọi là thời
gian nghỉ t off.
b. Chu kỳ xung
Là khỏang thời gian giữa 2 lần xuất hiện của 2 xung liên tiếp, được tính
theo công thức:
T= t on + t off (1.1)
Tần số xung được tính theo công thức:
f =
1T
(1.2)
c. Độ rỗng và hệ số đầy của xung
Độ rỗng của xung: Là tỷ số giữa chu kỳ và độ rộng xung, được tính theo
công thức:
Q =
Ton
T
(1.3)
Hệ số đầy của xung: là nghịch đảo của độ rỗng, được tính theo công
thức:
n =
TT
on (1.4)
Trong thực tế, người ta ít quan tâm đến tham số này, người ta chỉ quan tâm
trong khi thiết kế các bộ nguồn kiểu xung, để đảm bảo điện áp một chiều được tạo
ra sau mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch điều chỉnh sao cho mạch điện cấp đủ
dòng, đủ công suất, cung cấp cho tải.
on
U, off
t7
d. Độ rộng sườn trước, độ rộng sườn sau
Trong thực tế, các xung vuông, xung chữ nhật không có cấu trúc một cách lí
tưởng. Khi các đại lượng điện tăng hay giảm để tạo một xung, thường có thời gian
tăng trưởng (thời gian quá độ)nhất là các mạch có tổng trở vào ra nhỏ hoặc có
thành phần điện kháng nên 2 sườn trước và sau không thẳng đứng một cách lí
tưởng.
Do đó thời gian xung được tính theo công thức:
ton = tt + tđ + ts (1.5)
Trong đó:
ton: Độ rộng xung
tt : Độ rộng sườn trước
tđ : Độ rộng đỉnh xung
ts : Độ rộng sườn sau
Hình 1.4: Cách gọi tên các cạnh xung.
Độ rộng sườn trước t1 được tính từ thời điểm điện áp xung tăng lên từ 10%
đến 90% trị số biên độ xung và độ rộng sườn sau t2 được tính từ thời điểm điện áp
xung giảm từ 90% đến 10% trị số biên độ xung. Trong khi xét trạng tháI ngưng dẫn
hay bão hòa của các mạch điện điều khiển
Ví dụ, xung nhịp điều khiển mạch logic có mức cao H tương ứng với điện áp
+5V. Sườn trước xung nhịp được tính từ khi xung nhịp tăng từ +0,5V lên đến
+4,5V và sườn sau xung nhịp được tính từ khi xung nhịp giảm từ mức điện áp
+4,5V xuống đến +0,5V. 10% giá trị điện áp ở đáy và đỉnh xung được dùng cho
việc chuyển chế độ phân cực của mạch điện. Do đó đối với các mạch tạo xung
nguồn cung cấp cho mạch đòi hỏi độ chính xác và tính ổn định rất cao.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật xung - số (Mới)
trong thực tế. Hạn chế lớn nhất đó là khoảng cách chênh lệch đáng kể ở giá trị điện trở giữa LSB và MSB, nhất là trong các DAC có độ phân giải cao (nhiều bit). Ví dụ nếu điện trở MSB = 1k trong DAC 12 bit, thì điện trở LSB sẽ có giá trị trên 2M. Điều này rất khó cho việc chế tạo các IC có độ biến thiên rộng về điện trở để có thể duy trì tỷ lệ chính xác. - Để khắc phục được nhược điểm này, người ta đã tìm ra một mạch DAC đáp ứng được yêu cầu đó là mạch DAC mạng R/2R ladder. Các điện trở trong mạch này chỉ biến thiên trong khoảng từ 2 đến 1. - Mạch DAC R/2R ladder cơ bản. 130 Hình 6.6. Mạch DAC R/2R ladder cơ bản. - Từ mạch ta thấy được cách sắp xếp các điện trở chỉ có hai giá trị được sử dụng là R và 2R. Dòng IOUT phụ thuộc vào vị trí của 4 chuyển mạch, đầu vào nhị phân B0B1B2B3 chi phối trạng thái của các chuyển mạch này. Dòng ra IOUT được phép chạy qua bộ biến đổi dòng thành điện (Op-Amp) để biến dòng thành điện thế ra VOUT. Điện thế ngõ ra VOUT được tính theo công thức: Với B là giá trị đầu vào nhị phân, biến thiên từ 0000 (0) đến 1111(15) Ví dụ : Giả sử VREF = 5V của DAC ở hình 5.4. Tính độ phân giải và đầu ra cực đại của DAC này? Giải Độ phân giải bằng với trọng số của LSB, ta xác định trọng số LSB bằng cách gán B = 00012 = 1. Theo công thức (5), ta có: Đầu ra cực đại xác định được khi B = 11112 = 1510. Áp dụng công thức (5) ta có: Có rất nhiều loại mạch biến đổi DAC được áp dụng trong lĩnh vực kỹ thuật số và được chế tạo theo nhiều công nghệ khác nhau, chúng đều được sản xuất dưới dạng IC hóa. Mạch điện DAC là mạch điện có tốc độ xử lý cao 131 - Cấu trúc IC chuyển đổi Hình 6.7. Cấu trúc IC chuyển đổi - Mạch chuyển đổi số sang tương tự (DAC) Hình 6.8. Mạch chuyển đổi số sang tương tự 6.2. Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC) - Bộ chuyển đổi tương tự sang số – ADC (Analog to Digital Converter) lấy mức điện thế vào tương tự sau đó một thời gian sẽ sinh ra mã đầu ra dạng số biểu diễn đầu vào tương tự. Tiến trình biến đổi A/D thường phức tạp và mất nhiều thời gian hơn tiến trình chuyển đổi D/A. - Do đó có nhiều phương pháp khác nhau để chuyển đổi từ tương tự sang số. 6.2.1. Tổng quát về chuyển đổi ADC a. Sơ đồ tổng quát 132 Hình 6.9. Sơ đồ tổng quát chuyển đổi ADC b. Nguyên lý hoạt động - Xung lệnh START khởi đôïng sự hoạt động của hệ thống. - Xung Clock quyết định bộ điều khiển liên tục chỉnh sửa số nhị phân lưu trong thanh ghi. - Số nhị phân trong thanh ghi được DAC chuyển đổi thành mức điện thế tương tự VAX. - Bộ so sánh so sánh VAX với đầu vào trương tự VA. Nếu VAX < VA đầu ra của bộ so sánh lên mức cao. Nếu VAX > VA ít nhất bằng một khoảng VT (điện thế ngưỡng), đầu dra của bộ so sánh sẽ xuống mức thấp và ngừng tiến trình biến đổi số nhị phân ở thanh ghi. Tại thời điểm này VAX xấp xỉ VA. giá dtrị nhị phân ở thanh ghi là đại lượng số tương đương VAX và cũng là đại lượng số tương đương VAX , trong giới hạn độ phân giải và độ chính xác của hệ thống. - Logic điều khiển kích hoạt tín hiệu ECO khi chu kỳ chuyển đổi kết thúc. Tiến trình này có thể có nhiều thay dổi đối với một số loại ADC khác, chủ yếu là sự khác nhau ở cách thức bộ điều khiển sửa đổi số nhị phân trong thanh ghi. c. Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của ADC - Độ phân giải: Độ phân gải của một ADC biểu thị bằng số bit của tín hiệu số đầu ra. Số lượng bit nhiều sai số lượng tử càng nhỏ, độ chính xác càng cao. - Dải động, điện trở đầu vào: Mức logic của tín hiệu số đầu ra và khả năng chịu tải (nối vào đầu vào). - Độ chính xác tương đối: Nếu lý tưởng hóa thì tất cả các điểm chuyển đổiphải nằm trên một đường thẳng. Độ chính xác tương đối là sai dsố của các điểm chuyển đổi thực tế so với đặc tuyến chuyển đổi lý tưởng. Ngoài ra còn yêu cầu ADC không bị mất bit trong toàn bộ phạm vi công tác. - Tốc độ chuyển đổi: Tốc độ chuyển đổi được xác định thời gian bởi thời gian cần thiết hoàn thành một lần chuyển đổi A/D. Thời gian này tính từ khi xuất hiện tín hiệu điều khiển chuyển đổi đến khi tín hiệu số đầu ra đã ổn định. 133 - Hệ số nhiệt độ: Hệ số nhiệt độ là biến thiên tương đối tín hiệu số đầu ra khi nhiệt độ biến đổi 10C trong phạm vi nhiệt độ công tác cho ph ép với điều kiện mức tương tự đầu vào không đổi. - Tỉ số phụ thuộc công suất: Giả sử điện áp tương tự đầu vào không đổi, nếu nguồn cung cấp cho ADC biến thiên mà ảnh hưởng đến tín hiệu số đầu ra càng lớn thì tỉ số phụ thuộc nguồn càng lớn. 6.2.2. Vấn đề lấy mẫu và giữ - Để biến đổi một tín hiệu tương tự sang tín hiệu số, người ta không thể biến đổi mọi giá trị của tín hiệu tương tự mà chỉ có thể biến đổi một số gía trị cụ thể bằng cách lấy mẫu tín hiệu đó theo một chu kỳ xác định nhờ một tín hiệu có dạng xung. Ngoài ra, mạch biến đổi cần một khoảng thời gian cụ thể (khoảng 1µs - 1ms) do đó cần giữ mức tín hiệu biến đổi trong khoảng thời gian này để mạch có thể thực hiện việc biến đổi chính xác. Đó là nhiệm vụ của mạch lấy mẫu và giữ. Điện thế tương tự cần biến đổi được lấy mẫu trong thời gian rất ngắn do tụ nạp điện nhanh qua tổng trở ra thấp của OP-AMP khi các transistor dẫn và giữ giá trị này trong khoảng thời gian transistor ngưng (tụ phóng rất chậm qua tổng trở vào rất lớn của OP-AMP) 6.2.3. Mạch ADC dùng điện áp tham chiếu nấc thang - Quá trình chuyển đổi A/D nhìn chung được thực hiện qua 4 bước cơ bản, đó là: lấy mẫu; nhớ mẫu; lượng tử hóa và mã hóa. Các bước đó luôn luôn kết hợp với nhau trong một quá trình thống nhất. - Định lý lấy mẫu: Đối với tín hiệu tương tự VI thì tín hiệu lấy mẫu VS sau quá trình lấy mẫu có thể khôi phục trở lại VI một cách trung thực nếu điều kiện sau đây thỏa mản: fS ³ 2fImax Trong đó fS : tần số lấy mẫu fImax : là giới hạn trên của giải tần số tương tự - Hình biểu diển cách lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào. Nếu biểu thức (10) được thỏa mản thì ta có thể dùng bộ tụ lọc thông thấp để khôi phục VI từ VS. Hình 6.10. Lấy mẫu tín hiệu tương tự đầu vào - Vì mỗi lần chuyển đổi điện áp lấy mẫu thành tín hiệu số tương ứng đều cần có một thời gian nhất định nên phải nhớ mẫu trong một khoảng thời gian cần thiết sau mỗi 134 lần lấy mẫu. Điện áp tương tự đầu vào được thực hiện chuyển đổi A/D trên thực tế là giá trị VI đại diện, giá trị này là kết quả của mỗi lần lấy mẫu. - Lượng tử hóa và mã hóa: Tín hiệu số không những rời rạc trong thời gian mà còn không liên tục trong biến đổi giá trị. Một giá trị bất kỳ của tín hiệu số đều phải biểu thị bằng bội số nguyên lần giá trị đơn vị nào đó, giá trị này là nhỏ nhất được chọn. Nghĩa là nếu dùng tín hiệu số biểu thị điện áp lấy mẫu thì phải bắt điện áp lấy mẫu hóa thành bội số nguyên lần giá trị đơn vị. Quá trình này gọi là lượng tử hóa. Đơn vị được chọn theo qui định này gọi là đơn vị lượng tử, kí hiệu D. Như vậy giá trị bit 1 của LSB tín hiệu số bằng D. Việc dùng mã nhị phân biểu thị giá trị tín hiệu số là mã hóa. Mã nhị phân có được sau quá trình trên chính là tín hiệu đầu ra của chuyên đổi A/D. - Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu: Khi nối trực tiếp điện thế tương tự với đầu vào của ADC, tiến trình biến đổi có thể bị tác động ngược nếu điện thế tương tự thay đổi trong tiến trình biến đổi. Ta có thể cải thiện tính ổn định của tiến trình chuyển đổi bằng cách sử dụng mạch lấy mẫu và nhớ mẫu để ghi nhớ điện thế tương tự không đổi trong khi chu kỳ chuyển đổi diễn ra. Hình 6.11. Mạch lấy mẫu và nhớ mẫu - Khi đầu vào điều khiển = 1 lúc này chuyển mạch đóng mạch ở chế độ lấy mẫu - Khi đầu vào điều khiển = 0 lúc này chuyển mạch hở mạch chế độ giữ mẫu - Chuyển mạch được đóng một thời gian đủ dài để tụ Ch nạp đến giá trị dòng điện của tín hiệu tương tự. Ví dụ nếu chuyển mạch được đóng tại thời điểm t0 thì đầu ra A1 sẽ nạp nhanh tụ Ch lên đến điện thế tương tự V0. khi chuyển mạch mở thì tụ Ch sẽ duy trì điện thế này để đầu ra của A2 cung cấp mức điện thế này cho ADC. Bộ khuếch đại đệm A2 đặt trở kháng cao tại đầu vào nhằm không xả điện thế tụ một cách đáng kể trong thời gian chuyển đổi của ADC do đó ADC chủ yếu sẽ nhận đựơc điện thế DC vào, tức là V0. - Trong thực tế người ta sử dụng vi mạch LF198 là mạch S/H tích hợp có thời gian thu nhận dữ liệu tiêu biểu là 4ms ứng với Ch = 1000pF, và 20ms ứng với Ch = 135 0.01mF. Tín hiệu máy tính sau đó sẽ mở chuyển mạch để cho phép Ch duy trì giá trị của nó và cung cấp mức điện thế tương tự tương đối ổn định tại đầu ra A2. Hình 6.12. Vi mạch LF198 - Cấu trúc IC chuyển đổi tương tự - số Hình 6.13. Cấu trúc IC chuyển đổi tương tự - số - Mạch chuyển đổi tương tự - số (ADC) 136 +5V D8 L1 DIP SW1 IN1 VR1 D7 L2 1 D6 L3 SW1 A0 D5 L4 0 1 SW2 A1 ADC0809 D4 L5 0 D3 L6 1 SW3 A2 D2 L7 0 1 SW4 STR/ALE D1 L8 0 +5V EOC L10 Vref RV1 Hình 6.14. Mạch chuyển đổi tương tự - số 6.2.4. Mạch ADC gần đúng lấy liên tiếp Do công nghiệp chế tạo cho ra ADC nhanh và rẻ, nên chỉ tiêu tần số số hóa của chip thường cao hơn nhu cầu của mạch ứng dụng. Mặt khác, mạch ứng dụng thường thiết kế với nhiều nhịp số hóa chọn được. Nhằm khai thác tối đa năng lực ADC và tránh phải bố trí mạch lọc anti-alias cho mỗi mức nhịp số hóa, kỹ thuật Oversampling được vận dụng. Nội dung của kỹ thuật Oversampling là, tín hiệu được số hóa ở tần cao hơn K lần tần yêu cầu làm việc, sau đó kết quả được xử lý bằng "kỹ thuật lọc số", rồi cộng chúng lại theo bước số hóa yêu cầu.[7] Giải thich về ngưỡng và độ phân giải Oversampling Kết quả cộng cho ra độ phân giải cao hơn độ phân giải danh định ∆V của chip, ví dụ đạt được mức 20 bit bằng ADC 16 bit, tức là tăng 4 bit. Nếu cộng K số lại (cộng không có phủ chồng) thì gia tăng bit cao nhất là cỡ log2(K)/2, tuy nhiên 137 độ phân giải thực tế bị chặn bởi độ rộng của dải bất định của comparator khi chuyển mức giữa hai mức kề nhau, và tùy thuộc chất lượng của chip sử dụng.[8] Trường hợp ADC lý tưởng thì ngưỡng phân biệt ra mức tín hiệu L và L+1 ∆V nằm ở giữa. Trong thực tế comparator có dải bất định là δV, giá trị tín hiệu rơi vào dải δV sẽ cho ra hoặc là L hoặc là L+1. Oversampling dùng chip có độ phân giải ∆V thì đạt độ phân giải cao nhất là cỡ δV. Song nếu quan sát tín hiệu DC hoặc biến đổi quá chậm, thì ví dụ tín hiệu DC vào ở mức L + 0,7 ∆V, kết quả số hóa sẽ luôn là L+1, Oversampling không tăng được cái gì cả. Để khắc phục thì người ta đưa vào một lượng nhiễu răng cưa nhỏ biết trước, và loại đi trong kết quả cộng. 6.2.5. Mạch ADC chuyển đổi song song Mạch đổi song song 3 bit, và mỗi bậc của tiến trình là 1v. Cầu chia điện thế lập ra các mức điện thế tham khảo cho mỗi mạch so sánh. Ta thấy có 7 mức mà các trị giá là 1, 2, 3, 4, 5,6,7v. Điện thế tương tự vào VA được đưa vào mỗi ngõ vào của các mạch so sánh. 138 Hình 6.15. Sơ đồ mach ADC song song 3bit và bảng chân lý Nếu VA<1v, tất cả ngõ ra các mạch so sánh C1-C7 cao. Nếu VA>1v, có ít nhất một ngõ ra các mạch so sánh xuống thấp. Các ngõ ra được đưa vào mạch mã hoá ưu tiên tác động thấp, tạo một số nhị phân tương ứng với chân ra mạch so sánh có hiệu lực. Chân ra mạch so sánh có hịêu lực là chân có chỉ số cao nhất (nếu đồng thời có nhiều chân ra cùng xuống thấp). Thí dụ, khi VA nằm giữa 3 và 4v. Các chân ra C1, C2 và C3 đều thấp. Tất cả các chân khác cao. Mạch mã hoá ưu tiên chỉ thực hiện với trị giá thấp của C3, và cho ra ngõ CBA=011 (biễu diễn cho số nhị phân tương đương của VA với độ phân giải 1v). Khi VA cao hơn 7v, C1-C7 đều thấp. Ngõ ra mạch mã hoá CBA=111. Mạch ADC song song không cần xung đồng hồ, vì nó không có mạch đếm đồng bộ hoặc những thao tác tiến trình tuần tự. Tiến trình đổi gần như tức thời, ngay khi đặt VA vào. Thời gian chuyển đổi tuỳ thuộc duy nhất sự trễ của các mạch so sánh và mạch mã hoá. Mã hoá PCM thực tế : Khối mã hoá PCM ( Pulse Code Modulation.- Biến điệu mã xung ) trong thực tế được xây dựng theo sơ đồ khối ở các phần trước. Hầu hết đều được đặt trong một IC. 139 CÂU HỎI ÔN TẬP Câu hỏi 1. Trình bày sơ đồ tổng quát, thông số kỹ thuật của bộ chuyển đổi DAC ? Câu hỏi 2. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch DAC dùng điện trở có trị số khác nhau ? Câu hỏi 3. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch ADC dùng điện trở R và 2R ? Câu hỏi 4. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch DAC sử dụng nguồn dòng ? Câu hỏi 5. Trình bày sơ đồ tổng quát, nguyên lý hoạt động, các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của ADC ? Câu hỏi 6. Trình bày vấn đề lấy mẫu và giữ trong mạch ADC ? Câu hỏi 7. Trình bày kiến thức cơ bản về mạch ADC dùng điện áp tham chiếu nấc thang ? 140 Phần: KIẾN THỨC THỰC HÀNH 1. Mạch chuyển đổi số sang tương tự (DAC) dùng IC DAC 0808 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VTÊC: Lắp ráp, khảo sát mạch chuyển đổi số sang tương tự 1/B4/MĐ19 (DAC) dùng IC DAC 0808 Bước Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết Ghi chú công việc bị Bước 1 - Lựa chọn dụng cụ, - Lựa chọn đúng đủ - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư dụng cụ, thiết bị, - Đồng hồ vạn năng, vật tư - Nguồn điện DC - Điện trở, IC Bước 2 - Kiểm tra dụng cụ, - Lựa chọn phù hợp - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư - Thao tác đúng, - Đồng hồ vạn năng, chuẩn xác - Nguồn điện DC - Điện trở, IC thanh Bước 3 - Lắp IC - Các linh kiện, dây - Điện trở, IC - Lắp R kết nối bố trí hợp - Lắp Led 7 thanh lý, chắc chắn, vuông góc, gọn - Dây nối gàng Bước 4 - Cấp nguồn - Lựa chọn phù hợp - Nguồn điện DC - Khảo sát các trường - Thao tác đúng, hợp, kiểm nghiệm lại chuẩn xác theo bảng chân lý 141 2. Mạch chuyển đổi tương tự sang số (ADC) dùng IC ADC 0809 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÔNG VTÊC: Lắp ráp, khảo sát mạch chuyển đổi tương tự sang số 2/B4/MĐ19 (ADC) dùng IC ADC 0809 Bước Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết Ghi chú công việc bị Bước 1 - Lựa chọn dụng cụ, - Lựa chọn đúng đủ - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư dụng cụ, thiết bị, - Đồng hồ vạn năng, vật tư - Nguồn điện DC - Điện trở, IC Bước 2 - Kiểm tra dụng cụ, - Lựa chọn phù hợp - Dao, kìm cắt, bo cắm thiết bị, vật tư - Thao tác đúng, - Đồng hồ vạn năng, chuẩn xác - Nguồn điện DC - Điện trở, IC thanh Bước 3 - Lắp IC - Các linh kiện, dây - Điện trở, IC - Lắp R kết nối bố trí hợp - Lắp Led 7 thanh lý, chắc chắn, vuông góc, gọn - Dây nối gàng Bước 4 - Cấp nguồn - Lựa chọn phù hợp - Nguồn điện DC - Khảo sát các trường - Thao tác đúng, hợp, kiểm nghiệm lại chuẩn xác theo bảng chân lý 142 XÁC NHẬN KHOA Bài giảng môn học/mô đun “Kỹ thuật xung số” đã bám sát các nội dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun Kỹ thuật xung sô thay thế cho giáo trình. Người biên soạn Lãnh đạo Khoa ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) Đinh Phương Thùy Đỗ Xuân Sinh 143
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_xung_so_moi.pdf