Giáo trình Kỹ thuật truyền giống

1. Khái niệm về truyền giống nhân tạo

Trong tự nhiên, chúng ta thường bắt gặp hiện tượng những con đực và con cái gặp

gỡ nhau, giao phối với nhau để đẻ ra động vật non. Về hình thức đó, là biểu hiện sinh lý

bình thường của động vật để duy trì nòi giống. Hoạt động sinh dục để tạo ra đời sau

được thực hiện dựa trên các phản xạ sinh dục mang tính chất tự nhiên và được di truyền

từ thế hệ này qua thế hệ khác. Bản chất của hoạt động duy trì nòi giống đó là sự gặp gỡ

và đồng hóa lẫn nhau giữa các giao tử đực và cái để tạo thành hợp tử, hợp tử sẽ phát

triển thành phôi, thai và trở thành động vậtnon.

Truyền giống nhân tạo là quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng ở vị trí và thời gian

thích hợp bằng các dụng cụ đặc biệt, do con người thực hiện để xảy ra quá trình thụ tinh,

hoặc là đưa trứng đã được thụ tinh từ cơ thể động vật cái này chuyển sang cơ thể động

vật cái khác mà làm cho trứng đó vẫn phát triển bình thường, cuối cùng sinh ra động vật

non. Quá trình này được thực hiện dựa trên các học thuyết khoa học về sinh lý sinh

trướng, phát triển, sinh lý sinh sản, các học thuyết về gen, di truyền. của cơ thể con đực

và concái.

Như vậy, truyền giống nhân tạo là quá trình nhân giống động vật có sự can thiệp

của con người vào một số công đoạn trong hoạt động sinh lý sinh sản của động vật.

Truyền giống nhân tạo hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: Thụ tinh nhân tạo, cấy truyền

phôi, cắt phôi, thụ tinh trong ống nghiệm, nhân bản gen. Các kỹ thuật này cho phép

khai thác tối đa khả năng sản xuất của những con đực và con cái ưu tú phục vụ lợi ích

của con người

2. Cơ sở khoa học của truyền giống nhântạo

Truyền giống nhân tạo là một phương pháp nhân giống hữu tính động vật, nóđược

dựa trên các lý thuyết khoa học khoa học sau:

2.1. Lý thuyết về thụtinh

Bản chất của thụ tinh ở động vật là sự gặp gỡ, đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng

và trứng ở vị trí và thời điểm thích hợp để tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi,

thai và sau một khoảng thời gian nhất định thai được hoàn thiện để trở thành cơ thể động

vật non.

Dựa vào bản chất của sự thụ tinh, người ta hoàn toàn có thể tạo ra động vật non

khi cho tinh trùng và trứng gặp gỡ nhau ở điều kiện thích hợp mà không cần sự tham gia

của con đực vào quá trình đưa tinh trùng đến gặp trứng. Điều đó có nghĩa là con người

có thể làm thay một phần của con đực trong phản xạ giao phối.

2.2. Lý thuyết về sự phát triển củaphôiTrứng sau khi được thụ tinh trở thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi và di

chuyển đến tử cung làm tổ. Từ đây, quan hệ giữa cơ thể mẹ và phôi, thai được thiết lập

cơ thể mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và đào thải những chất cặn bã là sản phẩm trao đổi

chất của phôi, thai ra ngoài. Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ không có ảnh hưởng gì đến đặc

điểm di truyền củaphôi.

Dựa trên hiểu biết về sự phát triển của phôi, người ta hoàn toàn có thể lấy phôi ra từ

một cơ thể mẹ này, có thể nuôi dưỡng phôi trong môi trường có điều kiện tương tự như

môi trường tử cung con mẹ đó và cấy truyền vào con cái khác có chu kỳ động dục đồng

pha với con cái cho phôi hoặc tuổi của phôi để sản sinh ra đời con mang toàn bộ đặc tính

di truyền của con bố và con mẹ sinh ra phôi

2.3. Học thuyết về thần kinh củaPavlop

Pavlop cho rằng: Toàn bộ hoạt động của cơ động vật đều được thực hiện thông qua

các phản xạ dưới sự điều tiết của thần kinh và thể dịch. Hoạt động sinh sản của động vật

cũng được thực hiện thông qua hàng loạt các phản xạ sinh dục

Khi nghiên cứu các phản xạ sinh dục của động vật, con người đã dựa vào các

phản xạ sinh dục tự nhiên để thiết lập nên các phản xạ sinh dục có điều kiện, làm cho

hoạt động sinh dục của động vật xảy ra theo ý muốn. Tất cả các quá trình từ khai thác

tinh dịch, dẫn tinh vào đường sinh dục cái, gây động dục đồng pha, siêu bài noãn. đều

phải dựa trên các phản xạ tự nhiên của con đực và con cái. Tuy nhiên, để có các phản xạ

đó, động vật cần phải được luyện tập trong một thời gian và trong một điều kiện nhất

định do con người đặt ra .

Do dựa trên các phản xạ tự nhiên của động vật nên tinh dịch hoặc phôi khai thác

được là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên. Việc đưa tinh dịch hoặc phôi vào đường sinh dục

của con cái cũng được thực hiện một cách sinh vật nhất, nghĩa là đưa tinh dịch vào

đường sinh dục cái đúng lúc con cái động dục và có phản xạ chịu đực hoặc đưa phôi vào

tử cung con cái trong điều kiện phù hợp chu kỳ động dục giữa cơ thể cho và nhận phôi

hoặc phù hợp với tuổi của phôi (có sự đồng pha chu kỳ động dục). Tất cả những việc

làm trên không được mang tính chất cơ giới, giản đơn mà phải tuân thủ một quy trình

sinh học nghiêm ngặt, phù hợp với sinh lý sinh sản của độngvật.

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 125 trang xuanhieu 10960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật truyền giống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật truyền giống

Giáo trình Kỹ thuật truyền giống
ời gian rụng trứng 1-2 ngày trước khi
kết Thúc chịu đực.
2.4.2. Biểu hiện độngdục
Biểu hiện động dục ở ngựa cái thường khó nhận thấy. Hiện tượng tăng sinh ở bộ
phận sinh dục bên ngoài (âm hộ) thường không rõ rệt, niêm dịch chảy ra từ âm hộ không
nhiều. Khi sờ vào âm hộ hoặc cho đến gần ngựa đực, âm hộ ngựa cái mấp máy, đồng
thời đuôi nâng lên, âm vật nhô ra một chút, nước tiểu và niêm dịch chảy ra. Để nhận rõ
biểu hiện động dục của ngựa cái người ta thường dùng đực thí tình. Nếu ngựa cái động
dục thì nó đứng yên hoặc đi xung quanh ngựa đực. Trong trường hợp ngược lại, ngựa cái
quay đi, đá chân và hí.
Vào thời gian đầu động dục, buồng trứng ngựa cái có một số nang trứng phát
triển ở một hoặc cả hai buồng trứng, có đường kính 1- 3 chỉ nằm ở hai đầu hoặc trên bề
mặt của buồng trứng. Tuy nhiên, chỉ có 1-2 trứng phát triển đầy đủ và chín. Khi chín,
đường kính của trứng từ 4-7 cái. Gần tới lúc thải trứng, thành noãn bao căng lên, sờ thấy
buồng trứng mịnmàng.
* Phương pháp xác định thời điểm phối giống thíchhợp
Để xác định thời điểm phối giống thích hợp cho ngựa cái, nên kết hợp cả 3
phương pháp: lâm sàng, dùng đực thí tình và kiểm tra buồng trứng qua trực tràng. Thời
điểm phối giống thích hợp cho ngựa cái nằm trong khoảng thời gian chịu đực (4-8 ngày)
hoặc không muộn hơn 12 giờ sau khi thải trứng.
Chú ý: ngựa cái thường động dục tập trung vào mùa xuân và hè (từ tháng 2, 3 đến
tháng 7, 8 hàng năm). Tuy nhiên, có một số ngựa các động dục gần như quanh năm.
2.4.3.Kỹ thuật dẫntinh
Dụng cụ dẫn tinh: gồm xi lanh (bơm tiêm) dung tích 100 ml, dẫn tinh quản bằng
nhựa và 1 vòi cao su để nối xi lanh với dẫn tinh quản khi bơm tinh.
-Liều phối: 40 - 80 ml tinh dịch pha loãng với tổng số tinh trùng tiến thẳng từ 1 5-
3 tỷ/1ầnphối.
Thao tác: + Cố định ngựa cái ở giá, buộc đuôi và 2 chân sau (hoặc cài then phía
sau gióng).
+ Đưa một tay và dẫn tinh quản vào đường sinh dục ngựa cái, dùng ngón tay trỏ
lái đầu dẫn tinh quản vào cổ tử cung, tiếp tục đẩy nhẹ dẫn tinh quản qua hết cổ tử cung
(có cảm giác nhẹ và hẫng) thì dừng lại. Nối bơm tiêm và dẫn tinh quản bằng ống cao su
và từ từ bơm tinh vào.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Trình bày thời điểm phối giống thích hợp cho vật nuôi.
Câu 2: Kỹ thuật dẫn tinh cho một số loại gia súc (lợn, trâu bò, ngựa).
III. Thực hành
Bài số 4: Kỹ thuật dẫn tinh cho lợn nái
1. Địa điểm thực hiện: Phòng học chuyên môn, hộ gia đình, trang trại.
 2. Thời gian thực hiện: 16 giờ
 3. Điều kiện thực hiện
Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ lao động (Khay inox, panh kẹp, bơm kim tiêm,..), 
quần áo bảo hộ lao động (Khẩu trang, găng tay, áo blu), vật tư (Nước sôi, nước cất, 
liều tinh, lợn nái động dục, Oxytoxin).
4. Trình tự thực hiện:
QUY TRÌNH KỸ THUẬT DẪN TINH CHO LỢN NÁI
Bước
công
việc
Nội dung
Phương pháp thao
tác Yêu cầu kỹ thuật Ghichú
Bước
1
Chuẩn bị dụng
cụ, vật tư,
BHLĐ
- Khử trùng dụng cụ
dẫn tinh, bơm kim
tiêm, panh kẹp.
- Chuẩn bị bảo hộ lao
động
- Tinh dịch, nước ấm.
Khử trùng dụng cụ bằng nước
sôi sau đó để nguội, không dùng
các chất sát trùng.
Bước
2
Xác định thời
điểm phối giống
- Thông qua thời gian
chửa đẻ và sau cai sữa
lợn con 
- Quan sát bằng mắt
thường các biểu hiện
bên ngoài của vật
nuôi.
- Thử phản xạ mê ì
của lợn nái
- Lợn nái động dục sau cai sữa
2-3 ngày thì phối giống vào lúc
36-48h kể từ lúc bắt đầu chịu
đực.
- Lợn nái động dục sau cai sữa
4-6 ngày thì phối giống vào lúc
24-36h kể từ lúc bắt đầu chịu
đực.
- Lợn nái động dục sau cai sữa
≥7 ngày thì phối giống vào lúc
12-18h kể từ lúc bắt đầu chịu
đực.
- Âm hộ đã giảm độ sưng, ít
căng bóng, màu hơi thâm tái, có
các nếp nhăn mờ xuất hiện.
Trong âm đạo có màu hồng nhạt
và ít trơn bóng như ngày đầu.
Nước nhờn đã bắt đầu keo dính,
có thể kẻo thành sợi dài 2-3 cm,
có mầu vấn đục. 
- Nếu có lợn đực đến gần, lợn
cái sẽ quay phần mông về phía
lợn đực, sẵn sàng cho giao phối.
Khi lợn đực (hoặc lợn khác)
nhảy lên lưng thì đứng yên, lợn
cái chụm 2 chân sau, né đuôi về
một bên để lộ âm hộ. Hai mép
âm hộ có những co rút nhẹ, hé
mở, thỉnh thoảng đáidắt.
Người ta có thể dùng tay ấn
hoặc cưỡi lên lợn nái, nó vẫn
đứng yên. Dùng que kích thích
ngoài vùng âm hộ, lợn nái cong
đuôi lên và xoay mông về phía
que kích thích.
Bước Vệ sinh cơ thể Dùng nước rửa sạch Vệ sinh lợn nái sạch sẽ, đảm 
3 lợn nái 
xung quanh âm hộ, 
sau đó dùng khăn hoặc
giấy sạch lau khô.
bảo vệ sinh thú y
Bước
4 
Chuẩn bị liều
tinh 
- Cho vào mỗi liều 
tinh 4UI Oxytoxin.
- Liều lượng : Xác 
định giống lợn để lấy 
lượng tinh.
- Nắm liều tinh trong 
lòng bàn tay để nâng 
nhiệt độ liều tinh lên .
- Đối với lợn nái nội: 30ml tinh
pha, trong đó đảm bảo 0,5 - 1,0
tỷ tinh trùng tiến thẳng.
- Đối với lợn nái lai (ngoại x
nội) : 60ml tinh pha, trong đó
đảm bảo 1,0- 1,5ml tỷ tinh trùng
tiếnthẳng.
 - Lợn nái ngoại: 90ml tinh pha 
trong đó đảm bảo 1,5-2,0 tỷ tinh
trùng tiến thẳng.
- Nâng nhiệt độ liều tinh dảm 
bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Bước
5
Kỹ thuật dẫn
tinh 
- Bôi trơn dẫn tinh
quản.
- Đưa dẫn tinh quản
vào đường sinh dục
cái.
- Nâng ống dẫn tinh
quản lên đảm bảo cho
tinh dịch chảy vào hết.
- Sau khi tinh vào hết
cần giữ nguyên tinh
quản 5-10 phút, dùng
tay xoa nhẹ 2 bên
mông lợn nái.
- Rút tinh quản ra khỏi
đường sinh dục cái.
+ Tiệt trùng và bôi trơn dẫn tinh
quản, từ từ đưa dẫn tinh quản
vào đường sinh dục của con cái
theo hướng từ dưới lên với góc
30- 45° làm sao cho đầu của
dẫn tinh quản được chặn ở cổ tử
cung.
+ Để lợn cái tự hút tinh dịch,
bởi vậy cần dùi một lỗ ở đáy lọ
tinh khi đã đưa dẫn tinh quản
vào đúng vị trí để tinh dịch dễ
dàng chảy vào đường sinh dục
của con cái.
+ Sau khi tinh đã vào hết, cần
để nguyên dẫn tinh quản trong
đường sinh dục của con cái từ
5-10 phút, đồng thời dùng tay
xoa nhẹ hai mông hoặc dưới
bung của con cái để kích thích
sự co rút của cổ tử cung, nhằm
hạn chế sự chảy ngược của tinh
dịch ra ngoài.
- Rút ống dẫn tinh quản ra từ từ,
nhẹ nhàng, tránh làm vật nuôi
hoảng sợ và xây xát niêm mạc
đường sinh dục.
Bước
6
Theo dõi, chăm
sóc lợn nái sau
khi phối giống.
- Quan sát lợn sau khi
phối giống, tránh ồn
ào xua đuổi lợn.
- Ghi chép sổ sách.
- Quan sát xem lợn có biểu hiện
bất thường nào không? có động
dục trở lại không?
- Căn cứ vào chu kì động dục để
kiểm tra lợn có thai hay chưa?
5. Tổ chức thực hiện: Chia nhóm thực hành tại hiện trường. Thực hành thành thạo
các bước và dẫn tinh đúng kỹ thuật cho lợn nái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Anh. Sinh lý sinh sản gia súc. Tài liệu giảng dạy cho cao học. 1997
2. Lê Xuân Cương. Năng suất sinh sản của lợn nái. NXB Nông nghiệp.1980
3. Hoàng Kim Giao; Nguyễn Thanh Đương. Công nghệ sinh sản trong chăn nuôi trâu,
bò. NXB Nông nghiệp.1997
4. Nguyễn Xuân Hoạt; Phạm Đức Lộ. Tổ chức phôi thai học. NXB Đại học và
THCN.1980
5. Nguyên Thiện; Nguyễn Tấn Anh. Thụ tinh nhân tạo cho lộn Việt Nam. NXB Nông
nghiệp.1985
6. Nguyễn Thiện; Đào Đức Thà. Cẩm nang thụ tinh nhân tạo gia súc. NXB Nông
nghiệp.1998
7. Hội chăn nuôi Việt Nam. Cẩm nang chăn nuôi gia súc, gia cầm. NXB Nông
nghiệp.2000
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................2
VAI TRÒ VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦAMÔNHỌC.........................................3
TRUYỀN GIỐNG NHÂN TẠOVẬTNUÔI...................................................................3
1. Khái niệm về truyền giốngnhântạo..................................................................................3
2. Cơ sở khoa học của truyền giốngnhântạo........................................................................3
3. Lợi ích và ý nghĩa của truyền giốngnhântạo....................................................................5
4. Sơ lược lịch sử phát triển của truyền giốngnhântạo.........................................................5
ChươngI........................................................................................................................10
SINH LÝSINHDỤC.....................................................................................................10
A. SINH LÝ SINHDỤCĐỰC............................................................................................10
1. Sơ lược giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ quan sinhdụcđực..................................10
2. Tinh dịch và các đặc điểm sinh hóa học củatinhdịch.....................................................17
3. Ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tới sức sống củatinhtrùng........................................33
4. Điều hòa hoạt động sinhdụcđực....................................................................................36
B. SINH Lý SINHDỤCCÁI...............................................................................................40
1. Sơ lược cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý của cơ quan sinhdụccái.......................40
2. Sự hình thành trứng và rụng trứng ở giasúccái..............................................................48
3. Chu kỳ động dục của giasúccái.....................................................................................51
ChươngII.......................................................................................................................56
KHAI THÁCTINHDỊCH..............................................................................................56
1. Các phương pháp khai tháctinhdịch..............................................................................56
2. Huấn luyện gia súc đựcnhảygiá.....................................................................................59
3. Một số chú ý khi huấn luyện gia súc đựcnhảygiá..........................................................62
4. Khai thác tinh dịch bằng âmđạogiả...............................................................................65
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phẩm chấttinhdịch................................................................72
6. Tham khảo một số dụng cụ khai thác và dẫn tinhgiasúc................................................75
ChươngIII......................................................................................................................76
KIỂM TRA PHẨM CHẤTTINHDỊCH........................................................................76
1. Các chỉ tiêu kiểm tra phẩm chấttinhdịch.......................................................................76
2. Tiêu chuẩn tinh dịch của một số loàiđộngvật................................................................96
ChươngIV......................................................................................................................97
PHA LOÃNG, BẢO TỒN, VẬN CHUYỂNTINHDỊCH.............................................97
1. Các nguyên tắc của môi trường pha chế, bảo tồntinhdịch.............................................97
2. Các chất chủ yếu cấu tạo môi trường pha loãng, bảo tồntinhdịch..................................99
3. Giới thiệu một số môi trường pha loãng, bảo tồntinhdịch...........................................104
4. Pha loãngtinhdịch........................................................................................................109
5. Bảo tồntinhdịch...........................................................................................................112
6. Vận chuyểntinhdịch.....................................................................................................124
ChươngV.....................................................................................................................125
KỸ THUẬTDẪNTINIH.............................................................................................125
1. Xác định thời điểm phối giống ở giasúccái.................................................................125
2. Dẫn tinh cho một số loàigiasúc....................................................................................131
(Nhầm ở giáo trình nào?) ChươngVI................................................................................148
CẤYTRUYỀNPHÔI...................................................................................................148
A. GÂY SIÊU BÀI NOÃN VÀ ĐỘNG DỤCĐỒNGPHA..............................................148
1. Khái niệm về gây siêu bài noãn và động dụcđồngpha.................................................148
2. Mụcđích......................................................................................................................148
3. Kỹ thuật gây siêu bài noãn ở độngvậtcái.....................................................................148
4. Kỹ thuật gây động dụcđồngpha...................................................................................156
B. KHAITHÁCPHÔI.......................................................................................................164
1. Mụcđích......................................................................................................................164
2. Các phương pháp khai thác phôi ở một số loàivậtnuôi................................................165
C. KIỂM TRA CHẤTLƯỢNGPHÔI...............................................................................174
1. Sự phát triển của trứng sau khithụtinh.........................................................................174
2. Đánh giá chấtlượngphôi..............................................................................................175
3. Ghi chép,theodõi.........................................................................................................177
D. BẢOTỒNPHÔI...........................................................................................................177
1. Mụcđích......................................................................................................................177
2. Môi trường khai thác và nuôicấyphôi..........................................................................177
3. Kỹ thuật hảo tồn phôi bằng phương phápđônglạnh.....................................................178
3. Kỹ thuật cơ bản làm đônglạnhphôi..............................................................................179
4. Kỹ thuật giải đônglạnhphôi.........................................................................................180
E. CẤYTRUYỀN PHÔI..................................................................................................181
1. Kháiniệm.....................................................................................................................181
2. Kỹ thuật cấy truyền phôi ở một số loàivậtnuôi............................................................181
Phụlục.........................................................................................................................188
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN GIỐNG NHÂNTẠOBÒ.................................188
TÀI LIỆUTHAMKHẢO.............................................................................................192

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_truyen_giong.pdf