Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống

Cố định các lưỡi cắt răng:

- Chọn lưỡi cắt thích hợp với đường kính ống, mỗi bộ gồm 4 lưỡi cắt.

- Đặt các lưới cắt theo thứ tự.

- Nới lỏng ốc hãm A.

- Vặn tay điều chỉnh độ lệch tâm về phía phải.

- Gá các lưỡi cắt vào các rãnh, các lưỡi cắt phải có vị trí giống nhau, rãnh hãm của chúng đều hướng xuống phía dưới.

- Gạt tay điều chỉnh độ lệch tâm theo chiều kim đồng hồ và chỉnh vạch đường kính ống trên thang chia chuẩn.

- Ghi lại vạch chuẩn và tay điều khiển lệch tâm.

- Xiết chặt ốc khoá.

- Cố định đầu ren vào máy cắt ren ống tự động.

 

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 30 trang duykhanh 16920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống

Giáo trình Kỹ thuật gia công đường ống
hylen trở nen mất ổn định và dễ nổ.
- Dùng kìm cặp các chi tiết sau khi hàn.
- Khi mồi ngọn lửa acethylen có muội khói, hãy tăng thêm acethylen. Sau đó bổ sung ôxy ngay.
3.2. Kỹ thuật hàn thép (Hàn đâu mí): 
3.2.1. Chuẩn bị: 
- Khu vực hàn được sắp xếp hợp lý và gọn gàng. Tuyệt đối không có các chất dễ cháy.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, giày, kính hàn, găng tay mềm.
- Chuẩn bị mảnh thép 100mm x 200mm x 15mm.
- Lắp đầu mỏ hàn #4 vào cán mỏ đốt.
3.2.2. Mở van chai khí:
- Mở van chai acethylen từ 3/4 - 1vòng.
- Mở từ từ van chai ôxy khoảng vài vòng.
3.2.3. Mồi và tắt ngọn lửa ôxy - acethylen an toàn:
- Mồi ngọn lửa: 
+ Điều chỉnh bộ điều áp acethylen ở 3psi với van mỏ đốt acethylen mở 1/2 vòng, sau đó đóng van này.
+ Điều chỉnh bộ điều áp ôxy ở 3psi với van mỏ đốt ôxy mở 1/2 vòng, sau đó đóng van này.
+ Mở van acethylen 1/8 vòng, mồi lửa cho mỏ đốt bằng bật lửa hàn. Khói đen xuất hiện, tăng acethylen bằng cách mở mỏ đốt cho đến khi ngọn lửa lớn hơn và không còn khói đen.
+ Mở van mỏ đốt ôxy khoảng 1/4 - 1/8 vòng và điều chỉnh để có ngọn lửa trung tính.
Điều chỉnh bộ điều áp trên chai ôxy và chai acethylen đến giá trị 3psi áp kế áp suất thấp.
1. Đầu mỏ hàn. 2. Thân mỏ hàn. 3, 6. Các khoá. 4. 5. ống dẫn khí.
Mở valve acethylene trên mỏ đốt khoảng ½ - ¼ vòng.
Ngọn lửa acethylene, cung cấp oxy để khử khói đen
Sau khi bổ sung oxy, ngọn lửa có ba vùng phân biệt, tiếp tục bổ sung oxy để có ngọn lửa trung tính
- Tắt mỏ đốt: 
+ Tắt van ôxy trước (ôxy quyết định sự cháy và có thể gây nổ nên cần tắt ôxy trước).
+ Tắt van acethylen.
+ Nếu muốn mồi lại ngọn lửa không nên xả hết khí trong các ống dẫn.
+ Sau khi hàn liên tục trong vài giờ hãy đóng các van chai ôxy và acethylen, xả áp suất từ các bộ điều áp, ống dẫn và mỏ đốt bằng cách mở từng van riêng rẽ.
+ Sau khi xả áp suất, đóng các van mỏ đốt và vặn chặt đai ốc điều chỉnh bộ điều áp.
3.2.4. Tạo vũng chảy: 
- Hướng ngọn lửa trung tính lên tấm thép, xê dịch đầu mỏ hàn theo đường bán nguyệt hoặc đường tròn lặp đi lặp lại nhiều lần, giữ đầu mỏ hàn cách bề mặt tấm thép khoảng 25mm thép ngả sang màu đỏ sau khoảng 5-10s.
- Dùng chuyển động xoay tròn để cấp nhiệt sơ bộ cho kim loại trước khi hàn. Chuyển động xoay tròn trải rộng nhiệt một cách đồng đều. Khi thép chuyển sang màu đỏ sậm, bạn chuyển sang tạo vũng chảy.
3.2.5. Kéo đường hàn: 
- Dùng tay trái chấm nhẹ que hàn vào vũng chảy (không cấp nhiệt đồng thời cho cả vũng chảy và que hàn). Nếu que hàn bị dính vào vũng chảy thì hướng ngọn lửa vào đó để que hàn nóng chảy và thao tác lại. Thực hành cho đến khi đạt được đường hàn mỏng có chiều rộng đều như vảy cá xếp liên tiếp với nhau.
3.2.6. Hàn đâu mí:
- Hàn đâu mí là đường hàn giữa hai tấm kim loại đặt sát nhau, các mí ghép liền nhau. 
- Đặt hai tấm kim loại sát nhau, hàn chấm hai miếng tôn ở hai đầu, sau đó là các mối hàn chấm cách nhau 80mm (Tạo vũng chảy, sau đó chấm que hàn 2-3 lần để có mối hàn chấm).
- Dùng kìm kẹp hai mảnh kim loại kiểm tra sự cong vênh dọc theo đường ghép hàn, có thể gò phẳng tấm kim loại bằng búa gò.
- Kéo đường hàn liên tục bắt đầu từ đầu mút bên phải của đường ghép hàn, tạo vũng chảy, chấm que hàn và kéo đường hàn liên tục cho đến đầu mút bên trái. Khi đến mối hàn chấm, làm nóng chảy mối hàn đó vào vũng chảy, sao cho không còn thấy mối hàn chấm sau khi hoàn tất đường hàn.
3.2.7. Kiểm tra mối hàn:
- Kẹp tấm kim loại đã hàn vào ê - tô ngay sát đường hàn, dùng búa gõ mạnh để uốn cong tấm này, nếu mối hàn bị gãy là do độ ngấu không đủ. Hãy thực hành hàn lại.
Hàn chấm dọc theo mối ghép để giảm cong vênh, sau đó kéo đường hàn
đâu mí
4. HÀN ĐỒNG BẰNG MÁY HÀN ÔXY – AXETYLEN: 
4.1. Khái niệm về hàn đồng: 
- Hàn đồng là phương pháp tạo mối ghép kim loại không làm nóng chảy kim loại nền. Mối ghép này phụ thuộc vào sự liên kết bề mặt của kim loại que hàn sau khi kết tinh với kim loại nền. Nhờ lực mao dẫn bề mặt của kim loại hàn nóng chảy hút các nguyên tử ở gần. Khi kim loại hàn nguội dần và kết tinh sẽ liên kết với bề mặt kim loại nền.
- Hàn đồng luôn luôn ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của kim loại nền (khoảng 8200C) nên hạn chế được sự cong vênh, ứng suất nhiệt trong kim loại nền.
- Các kim loại có thể hàn đồng: thép không rỉ, gang, thép với đồng, đồng với đồng thau..
- Hợp kim hàn đồng chủ yếu gồm đồng và kẽm. Đôi khi bổ sung thêm niken, thiếc và antimon. Hợp kim này có mầu đẹp và có khả năng chịu axít cao. 
- Các kiểu mối hàn đồng: 
Các kiểu mối hàn thau, hàn bạc, hàn chì. Về nguyên tắc, không hàn thau các mối hàn đâu mí
4.2. Các chú ý cơ bản:
- Không hít thở khí thoát ra khi hàn, nơi làm việc phải có độ thông gió tốt.
- Nếu hàn thép có mạ, tráng kẽm cần hàn ở ngoài trời.
- Đeo mặt nạ thở chất lượng cao trong khi hàn.
- Dùng mỏ đốt cỡ trung bình, áp suất khí (ôxy và acethylen) 2 – 3psi.
4.3. Qui trình hàn đồng (hàn chồng mí):
- Làm sạch hai tấm thép có kích thước như trên, bề mặt không có rỉ sét và phẳng để chồng khít lên nhau.
- Mối lửa mỏ hàn, hơ đầu que hàn vào ngọn lửa để qua hàn nóng.
- Chấm nhanh que hàn vào bột trợ dung sao cho khi kéo que hàn ra, chất trợ dung phải bám đều xung quanh đầu que hàn nóng khoảng 50mm.
- Hướng mỏ hàn vào một đầu mối ghép,để mỏ đốt cách bề mặt mối ghép khoảng 50 - 60mm cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm.
- Chấm que hàn vào đầu ghép, quan sát kim loại hàn nóng chảy và chảy vào mối ghép hàn do tác động của lực mao dẫn.
- Tiếp tục quá trình nung nóng và chấm que hàn đến khi que hàn cần thêm chất trợ dung.
- Nhúng que hàn vào chất trợ dung và tiếp tục chạy đường hàn cho đến khi hoàn tất.
- Tắt mỏ hàn và để thép nguội trong 3 - 4 phút, dùng kìm kẹp tấm thép còn nóng và nhúng vào xô nước để nguội hẳn.
- Chải chất trợ dung trên mặt đường hàn. Mối hàn phải đồng đều, diện tích bề mặt liên kết càng lớn càng tốt. 
Mối hàn thau chồng mí khoảng 25 mm. Hãy nung nóng đều cho đến khi hai miếng thép có màu đỏ sẫm, đưa que hàn thau vào và để nóng chảy
5. HÀN BẠC BẰNG MÁY HÀN ÔXY – GA BUTAN HOẶC ĐÈN HÀN GA BUTAN: 
5.1. Định nghĩa:
- Hàn bạc tương tự như hàn đồng. Bạc thấm ướt kim loại tốt hơn so với hàn đồng. Có thể hàn các vật liệu khác nhau: Nhôm, thép, đồng, thép không rỉ.
- Hợp kim hàn bạc là hợp kim với thành phần chủ yếu là bạc, đồng, kẽm có mầu trắng vàng. Hợp kim đó nóng chảy ở nhiệt độ từ 6000C đến 8000C.
* Kích thước ống lồng và đặc điểm mỏ hàn: 
Đường kính Ф
dC
d1
ℓ
(Cu với Cu)
ℓ
(Al với Al)
Mỏ hàn
(Cu với Cu)
Mỏ hàn
(Al với Al)
6,4
6,350
6,45+0.1
7
6
#50 đến #250
#140 đến #200
7,9
7,938
8,05+0.1
7
9,5
9,525
9,65+0.1
7
7
#200 đến #225
12,7
12,7
12,85+0.15
9
8
#250 đến
#500
#225 đến #250
15,9
15,875
16,05+0.15
10,5
10
#225 đến #300
19,1
19,05
19,2+0.15
10,5
22,2
22,225
22,4+0.15
11
11
#250 đến #450
25,4
25,4
25,6+0.2
12
13,5
#400 đến #500
31,8
31,75
31,95+0.2
13
38,1
38,1
38,3+0.2
14
5.2. Qui trình thao tác mối hàn thuận: 
5.2.1. Làm sạch ống nối và kiểm tra các chi tiết hàn:
+ Lau sạch dầu mỡ và dính bẩn khỏi các chi tiết hàn.
+ Các chi tiết hàn không được có ba via và biến dạng.
5.2.2. Điều chỉnh ngọn lửa hàn: 
+ Chiều dài ngọn lửa trắng khoảng 50mm với ngọn lửa bao (hình dưới).
5.2.3. Nung sơ bộ:
+ Nung xung quanh ống A và C một cách đồng đều (không nung ống B).
+ Càng tránh ngọn lửa trực tiếp càng tốt.
+ Hướng thẳng ngọn lửa hàn vào tâm ống chính.
5.2.4. Hàn: 
+ Cầm que hàn giống như cầm bút chì và đưa vào khe hàn, góc nghiêng 45 đến 500
+ Bắt đầu cho nóng chảy que hàn sau giai đoạn đốt nóng sơ bộ.
+ Cho nóng chảy thật nhanh que hàn thành nước hàn chảy thấm vào khe hàn.
+ Khoảng cách từ đầu ngọn lửa trắng tới mép mối hàn 2mm.
5.2.5. Kiểm tra mối hàn:
+ Nước hàn chảy đều trên mối hàn.
+ Không có lỗ rò hoặc giọt đọng kim loại trên mối hàn.
5.3. Qui trình thao tác mối hàn ngược:
5.3.1. Làm sạch ống nối và kiểm tra các chi tiết hàn:
+ Lau sạch dầu mỡ và dính bẩn khỏi các chi tiết hàn.
+ Các chi tiết hàn không được có ba via và biến dạng.
5.3.2. Điều chỉnh ngọn lửa hàn:
+ Chiều dài ngọn lửa trắng khoảng 50mm với ngọn lửa bao (Hình dưới).
5.3.3. Nung sơ bộ: 
+ Nung xung quanh ống A và C một cách đồng đều (không nung ống B).
+ Càng tránh ngọn lửa trực tiếp càng tốt.
+ Hướng thẳng ngọn lửa hàn vào tâm ống hàn.
Thao tác mối hàn ngược
5.3.4. Hàn:
+ Cầm que hàn giống như cầm bút chì và đưa vào khe hàn, góc nghiêng 45 đến 500.
+ Sau khi nung nóng sơ bộ xong. Cho nước hàn chảy vào khe hàn từng ít một, tránh nước hàn rơi ra ngoài.
+ Khoảng cách từ đầu ngọn lửa trắng tới mép mối hàn 2mm.
5.3.5. Kiểm tra mối hàn:
+ Nước hàn chảy đều trên mối hàn.
+ Không có lỗ rò hoặc giọt đọng kim loại trên mối hàn.
5.4. Qui trình thao tác mối hàn ngang:
5.4.1. Làm sạch ống nối và kiểm tra các chi tiết hàn:
+ Lau sạch dầu mỡ và dính bẩn khỏi các chi tiết hàn.
+ Các chi tiết hàn không được có ba via và biến dạng.
5.4.2. Điều chỉnh ngọn lửa hàn: 
+ Chiều dài ngọn lửa trắng khoảng 50mm với ngọn lửa bao (Hình dưới).
5.4.3. Nung sơ bộ:
+ Nung xung quanh ống A và C một cách đồng đều (không nung ống B).
+ Càng tránh ngọn lửa trực tiếp càng tốt.
+ Hướng thẳng ngọn lửa hàn vào tâm ống hàn.
5.4.4. Hàn: 
+ Cầm que hàn giống như cầm bút chì và đưa vào khe hàn, góc nghiêng 45 đến 500
+ Cho que hàn chảy từ từ từng ít một vào khe hở phía dưới trước, phía trên sau để nước hàn chảy vào khe nhờ lực thẩm thấu, mao dẫn.
+ Nung nóng phần trên của mối hàn một chút để nước hàn có thể chảy theo chiều ngang, cẩn thận tránh rơi nước hàn. 
+ Khoảng cách từ đầu ngọn lửa trắng tới mép mối hàn 2mm.
5.4.5. Kiểm tra mối hàn:
+ Nước hàn chảy đều trên mối hàn.
+ Không có lỗ rò hoặc giọt đọng kim loại trên mối hàn.
* Các bước và cách thức thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ: 
(Tính cho một ca thực hành gồm 20HSSV)
TT
Loại trang thiết bị
Số lượng
1
Máy ren ống tự động; bộ ê tô; máy hàn khí (O2 – C2H2; O2 – Butan); đèn hàn ga Butan, Bàn hàn, ghế hàn..
5 bộ
2
Vịt dầu, mỏ lết cá sấu... Bộ cơ khí, cưa sắt, búa, đục, thước đo, mỏ lết, Clê choòng; Bộ dụng cụ cắt ống đồng, loe ống, uốn ống; Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa ...
5 bộ
3
Ống thép 15A, Cút nối 900, cút nối chữ T, rắc co và đệm, Băng làm kín, dầu bôi trơn khi cắt, giẻ lau sạch; Ống đồng, thép tấm nhỏ 100 x 200 x 15 mm, que hàn thép, que hàn đồng, que hàn bạc, hàn the, nước ... 
5 bộ
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
2.1. Qui trình tổng quát:
STT
Tên các bước công việc
Thiết bị, dụng cụ, vật tư
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Lỗi thường gặp, cách khắc phục
1
Cắt, ren, nối ống thép 
- Máy ren ống tự động 
- Vịt dầu, mỏ lết cá sấu... Bộ cơ khí, cưa sắt, búa, đục, thước đo, mỏ lết, Clê choòng; 
- Dây nguồn 220V – 50Hz, 
- Ống thép 20, Cút nối 900, cút nối chữ T, rắc co và đệm, Băng làm kín, dầu bôi trơn khi cắt, giẻ lau sạch, Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ.
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
- Vận hành máy ren ống không đúng trình tự;
- Không ghi chép qui trình cẩn thận.
- Ren ống, nối ống chưa đạt yêu cầu.
2
Cắt, loe, núc, uốn ống đồng
Bộ ê tô, Bộ dụng cụ cắt ống đồng, loe ống, uốn ống, dầu lạnh, giẻ lau sạch, Ống đồng các loại, thước đo, mỏ lết, Clê, Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ.
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết;
- Các sản phẩm cắt, loe, núc, uốn ống đồng chưa đúng kỹ thuật; 
3
Hàn thép bằng máy hàn O2 – C2H2
- Máy hàn khí (O2 – C2H2)
- Bàn hàn, ghế hàn
- Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ.
- Thép tấm nhỏ 100 x 200 x 15 mm, que hàn thép, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa ..
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết 
- Các sản phẩm hàn thép bằng máy hàn O2 – C2H2 chưa đúng kỹ thuật
4
Hàn đồng bằng máy hàn O2 – C2H2
- Máy hàn khí (O2 – C2H2)
- Bàn hàn, ghế hàn
- Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ.
- Thép tấm nhỏ 100 x 200 x 15 mm, que hàn đồng, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa ..
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết 
- Các sản phẩm hàn đồng bằng máy hàn O2 – C2H2 chưa đúng kỹ thuật
5
Hàn bạc bằng máy hàn O2 – ga Butan hoặc đèn hàn ga Butan
- Máy hàn khí (O2 – ga Butan)
- Bàn hàn, ghế hàn
- Bảo hộ lao động dài tay, găng tay mềm, giày bảo hộ.
- Ống đồng các loại, kính hàn, bật lửa hàn có đá lửa 
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết 
- Các sản phẩm hàn bạc bằng máy hàn O2 – C2H2 hoặc đèn hàn ga Butan chưa đúng kỹ thuật 
6
Nộp sản phẩm thực hành được cho giáo viên hướng dẫn
Các sản phẩm thực hành: 
+ Bộ nối ống thép
+ Bộ loe, núc, uốn ống
+ Bộ hàn thép
+ Bộ hàn đồng
+ Bộ hàn bạc
Tất cả các HSSV đều phải có các sản phẩm nộp
- Các nhóm sinh viên không ghi chép tài liệu, hoặc không hoàn thành công việc đầy đủ
7
Đóng máy, thực hiện vệ sinh công nghiệp
Máy ren ống tự động; bộ ê tô; máy hàn khí (O2 – C2H2; O2 – Butan); đèn hàn ga Butan, Bàn hàn, ghế hàn..
- Thực hiện đúng qui trình cụ thể 
- Không lắp đầy đủ các chi tiết
- Không chạy thử lại máy
- Không lau máy sạch.
2.2. Qui trình cụ thể: 
2.2.1. Cắt, ren, nối ống thép: 
+ Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
+ Mỗi nhóm sinh viên hoàn thành tối thiểu một bộ sản phẩm tốt nhất; được rèn luyện trên hai hoặc ba bộ sản phẩm.
2.2.2. Cắt, loe, núc, uốn ống đồng: 
+ Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
+ Mỗi sinh viên hoàn thành tối thiểu một bộ sản phẩm tốt nhất; được rèn luyện trên hai hoặc ba bộ sản phẩm.
2.2.3. Hàn thép bằng máy hàn O2 – C2H2:
+ Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
+ Mỗi sinh viên hoàn thành tối thiểu một bộ sản phẩm tốt nhất; được rèn luyện trên hai hoặc ba bộ sản phẩm.
2.2.4. Hàn bạc bằng máy hàn O2 – ga Butan hoặc đèn hàn ga Butan
+ Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
+ Mỗi sinh viên hoàn thành tối thiểu một bộ sản phẩm tốt nhất; được rèn luyện trên hai hoặc ba bộ sản phẩm.
2.2.5. Hàn bạc bằng máy hàn O2 – ga Butan hoặc đèn hàn ga Butan
+ Thực hiện đúng qui trình cụ thể có ở trên phần lý thuyết
+ Mỗi sinh viên hoàn thành tối thiểu một bộ sản phẩm tốt nhất; được rèn luyện trên hai hoặc ba bộ sản phẩm.
2.2.6. Nộp sản phẩm thực hành được cho giáo viên hướng dẫn 
2.2.7. Đóng máy, thực hiện vệ sinh công nghiệp.
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm: 
	Mỗi nhóm từ 3 – 4 HSSV thực hành trên máy ren ống tự động; trên các bộ cắt, loe, núc, uốn ống đồng; Hàn thép bằng máy hàn O2 – C2H2; Hàn đồng bằng máy hàn O2 – C2H2; Hàn bạc bằng máy hàn O2 – ga Butan hoặc đèn hàn ga Butan.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
Mục tiêu
Nội dung
Điểm
Kiến thức
Trình bày quy trình hàn bạc bằng máy hàn O2 – ga Butan ống đồng mối hàn thuận
2
Kỹ năng
Hàn ống đạt yêu cầu kỹ thuật
6
Thái độ
Cẩn thận, lắng nghe, ghi chép, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp
2
Tổng
10
* Ghi nhớ:
1. Có các phương pháp nối ống nào trong kỹ thuật lạnh? 
2. Phạm vi ứng dụng của các phương pháp đó.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_ky_thuat_gia_cong_duong_ong.docx