Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản

Giới thiệu:

Bài Các quá trình biến đổi gây hư hỏng nông sản giảng dạy trong 5 giờ lý thuyết.

Bài giảng giúp cho người học có những kiến thức cơ bản về các yếu tố gây hư hỏng nông

sản và những biến đổi của nông sản trong quá trình bảo quản.

Mục tiêu:

- Trình bày được những vấn đề chung về nông sản; Các yếu tố gây hư hỏng nông

sản; Những biến đổi của nông sản trong quá trình bảo quản.

- Vận dụng kiến thức được học để hiểu biết về nông sản, nguyên nhân gây hư

hỏng nông sản để có biện pháp phòng trị kịp thời, có hiệu quả.

- Có ý thức trong việc tận dụng nguyên liệu, tiết kiệm vật tư và tăng năng suất lao

động.

Nội dung chính:

1. Những vấn đề chung về nông sản

1.1. Phân loại nông sản

Nông sản là dạng sản phẩm trong nông nghiệp rất đa dạng và phức tạp. Nông sản

bao gồm sản phẩm của hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệp: sản phẩm của ngành

trồng trọt và sản phẩm của ngành chăn nuôi. Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật chính của bảo

quản (hoặc chế biến) và đặc điểm chính của sản phẩm, ta có thể phân loại các sản phẩm

nông nghiệp như sau:

- Hạt nông sản là loại sản phẩm quan trọng nhất của nông nghiệp, gồm: hạt lương

thực (thóc, ngô, .) thành phần chính là tinh bột; hạt có dầu (vừng, lạc, .) thành phần

chính là lipít; hạt có giá trị sử dụng đặc biệt (cà phê, hạt một số loại quả). Hạt nông sản

dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp để sản xuất gạo, dầu thực vật, .

- Củ gồm khoai, sắn, . dùng làm lương thực, hoặc trong công nghiệp sản xuất tinh

bột, rượu và thức ăn gia súc.

- Rau quả bao gồm các loại rau ăn lá (rau muống, bắp cải, rau gia vị, .); rau ăn củ

và rễ củ ( su hào, cà rốt, củ cải, .); quả dùng làm rau (cà chua, bầu bí, xu xu, đậu cô ve,

.); các loại quả (cam, chuối, dứa, .).

- Loại thân lá như mía, chè, thuốc lá dùng trong công nghiệp sản xuất đường, chè,

thuốc lá.

Trong chế biến cần phải tìm mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và tận

dụng phụ phẩm, nâng cao giá trị sử dụng và giá trị thương phẩm của nông sản.

1.2. Cấu tạo nông sản

1.2.1. Hạt nông sản:9

Các loại hạt nông sản ở nước ta đều thuộc hai họ: họ hoà thảo (gramineae) và họ

đậu (leuguminosae). Nếu căn cứ vào thành phần hoá học của chúng, ta có thể chia làm ba

nhóm:

- Nhóm giàu tinh bột: thóc, ngô, .

- Nhóm giàu protein: hạt đậu, đỗ.

- Nhóm giàu chất béo: lạc, vừng, .

Tuy có khác nhau về tính chất, nhưng cấu tạo thực vật của hạt nông sản tương đối

giống nhau, bao gồm một số bộ phận chính như sau:

+) Vỏ hạt.

Vỏ hạt bao quanh toàn bộ hạt, bảo vệ hạt khỏi tác dộng của ngoại cảnh (tác động

cơ học, thời tiết, vi sinh vật).

Thành phần chủ yếu của vỏ hạt là các chất xơ (xenlluloza và hemixelluloza) vỏ hạt

có thể có hai loại:

- Loại vỏ trần: ngô, lúa mì, đậu, .

- Loại có vỏ trấu: thóc, kê, đại mạch, .

Mặt ngoài vỏ trấu (thóc) có nhiều lông ráp xù xì, chiếm từ 18 ÷ 24% khối lượng

toàn hạt. Sắc tố ở vỏ hạt cũng khác nhau (vàng rơm, vàng thẫm, nâu, .).

Lớp vỏ hạt là bộ phận quan trọng để bảo vệ phôi hạt, do đó trong quá trình bảo

quản tránh gây xây xát. Lớp vỏ hạt ngô dầy chừng 0,3÷0,5mm, chiếm từ 5÷8% khối

lượng toàn hạt.

+) Lớp Alơrông.

Lớp alơrông bao quanh nội nhũ. Chiều dày lớp alơrông phụ thuộc vào giống, điều

kiện canh tác. Lớp alơrông tập trung nhiều chất dinh dưỡng quý như protein, lipit, muối

khoáng và vitamin (ở hạt có bột như hạt thóc). Vì vậy trong việc chế biến ra gạo ăn,

người ta thường giữ lại một phần lớp alơrông để tăng thêm chất dinh dưỡng cho gạo. Do

đặc điểm trên lớp alơrông rất dễ bị ôxi hoá và biến chất trong điều kiện bảo quản không

tốt. Khi bảo quản lâu trong kho chờ xuất khẩu, gạo cần được loại bỏ hết lớp alơrông (xát

trắng), cho dù phải chịu mất một phần dinh dưỡng (chủ yếu là vitamin B1). Lớp alơrông

chiếm khoảng 6,1% khối lượng hạt gạo lật. Đối với hạt ngô là 8%.

 

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 1

Trang 1

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 2

Trang 2

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 3

Trang 3

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 4

Trang 4

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 5

Trang 5

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 6

Trang 6

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 7

Trang 7

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 8

Trang 8

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 9

Trang 9

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 63 trang xuanhieu 5140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản

Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản
 độ nẩy mầm của hạt, không 
làm hỏng giấy, vải ăn mòn kim loại. Ngược lại cloropicrin lại có ảnh hưởng. 
* Chất xông hơi thể lỏng 
Cloropicrin 
Khi sử dụng Cloropicrin phải theo trình tự sau: 
- Trước khi xông hơi phải kiểm tra cách sắp xếp hàng hoá, đo thể tích kho, xác 
định khối lượng hàng hoá để định lượng thuốc. Đối với hàng cồng kềnh có thể xếp cao 
quá 3m. Đối với hàng đổi rời, độ hổng thấp phải có ống thông hơi đặt cách nhau 5-10m 
và thông suốt từ mặt tới đáy khối hạt. 
Cần dán kín kho, tối thiểu 3 lần giấy có độ bền cao (chú ý dán bên ngoài kho để 
tiêu diệt cả sâu hại ẩn nấp trong các khe). 
 56 
Trường hợp dùng bạt PVC hoặc cao su, các mép bạt phải kẹp chặt không để lọt 
khí hoặc dùng cát hay đất khô tơi đổ lên mép bạt với chiều cao tối thiểu 50cm, rộng 50cm 
và tưới nước. 
Đưa thuốc vào kho có thể dùng một trong ba phương pháp sau: 
- Phương pháp tưới trên bao : lấy một số bao tải cũ (1kg thuốc cần 4-5 chiếc) rải 3 
lớp bao thành hàng dọc trên đống lương thực (cách nhau 0,5÷1m), tưới thuốc lên bao tải 
và đóng kín cửa. 
- Phương pháp dùng ống thông: thích hợp cho kho đổ rời cao quá 1m. Dùng ống 
thông cắm vào khối hạt (ống thông có lỗ xung quanh). Ruột ống nhét bao tải đã cắt nhỏ 
đổ thuốc vào và bịt kín miệng. Ống thông không quá mặt đống hàng 20cm. Mỗi ống đổ 
0,5÷1kg thuốc. 
- Phương pháp dùng ống máng: thích hợp cho các kho hàng đóng bao hoặc đổ rời 
cao dưới 1 m. Thuốc đổ từ ngoài vào máng phân phối đều trong kho 
Sau khi xông hơi xong phải đóng kín cửa kho tối thiểu 72 giờ để thuốc thẩm thấu 
khắp đống lương thực. Dùng giấy bọc tẩm dung dịch Dimetyl anilin 5 ÷ 10% trong 
benzen. Nếu có hơi cloropicrin thoát ra, giấy sẽ có màu vàng. 
Sau 72 giờ cho mở cửa kho, phải chọn ngày có nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp 
và có gió để thoát hơi độc. 
Cần lưu ý, lương thực sau khi xông phải kiểm nghiệm, khi nhận hết hơi độc mới 
được sử dụng. 
Metyl bromua (CH3Br) 
Chất lỏng không màu, dạng hơi nặng hơn không khí 3 lần, có tính thẩm thấu 
mạnh. Loại này có độc tính cao. Có thể sử dụng cho các loại nông sản và khử trùng kho 
không. Đối với mọt ít tác dụng. 
Metyl bromua không có mùi vị nên sử dụng cần cẩn thận. Liều lượng dùng: 40 ÷ 
50g/m3 sản phẩm. Thời gian xông 72 giờ. Nhiệt độ trong kho không được thấp hơn 140C. 
Ở thể khí metybromua không ảnh hưởng tới chất lượng của vải, giấy, gỗ, chất dẻo. 
Không làm giảm khả năng nẩy mầm của hạt giống, không ăn mòn kim loại, khả năng hấp 
phụ vào lương thực yếu, nên được sử dụng rộng rãi. 
Cần lưu ý khi sử dụng ở những vùng kho có điện, cần cắt điện đề phòng hoả hoạn. 
Khi vào kho xả thuốc ít nhất phải có hai người, phải có đầy đủ trang bị phòng hộ lao 
động. Sau khi xả thuốc phải cảnh giới quanh kho, không cho người và gia súc qua lại và 
cách kho ít nhất 50m. Thường xuyên kiểm tra 
Axit xyanhydric (HCN) 
Là chất lỏng không màu, linh động axit xyanhydric chỉ bền vững ở trạng thái 
nguyên chất. Dưới tác dụng của ánh sáng nó hình thành aminiac, axit foocmic, axit oxalic 
và các chất không tan khác. Khi bị phân giải hay trùng hợp sinh khí NH3 và CO có thể 
gây nổ. 
 57 
Axit xyanhydric là chất độc mạnh với côn trùng và người ở nồng độ 0,2 – 0,3g/l 
đã gây chết người tạm thời. Đối với sâu hại, chất độc tác động nguyên sinh chất của tế 
bào hấp thụ, hoà tan trong đó và xâm nhập vào huyết dịch. Phá hoại hoạt động của men, 
kích động thần kinh và làm tê liệt hô hấp. Xử lý HCN ở < 10oC hiệu quả thấp. Ở ẩm độ 
không khí cao, tỷ lệ sâu hại bị chết lại giảm vì HCN dễ bị phân huỷ trong môi trường ẩm. 
Axit xyanhydric có thể diệt được các thế hệ sâu hại, nhưng trứng và nhộng lại có khả 
năng đề kháng. 
Liều lượng dùng trong kho: Cứ 1m3 kho cho khoảng 10-12g NaCN hoặc KCN 
(muối của HCN) và 10-15g hoặc 18g H2SO4 cùng với 30-35g nước. Thời gian đóng kín 
cửa kho 72 giờ, không làm giảm độ nẩy mầm của hạt. 
* Các chất trừ mối 
Hiện nay trong nước đã sử dụng nhiều loại thuốc trừ mối khác nhau. Thuốc trừ 
mối phải đáp ứng 1 số yếu cầu sau: 
+ Rất độc đối với mối, ít độc với người và gia súc 
+ Thuốc phải có tính ổn định cao, ít bay hơi có khả năng bám dính, thẩm thấu 
mạnh vào gỗ và các vật liệu xây dựng khác. Bền dưới ánh nắng, độ ẩm và nhiệt độ. 
Thuốc không ảnh hưởng tới độ bền của vật liệu: gỗ, sắt thép. 
Thuốc không có mùi hôi thối ảnh hưởng tới mùi vị của lương thực 
Để sử dụng, cần căn cứ vào mục đích và tác dụng của thuốc mà lựa chọn thuốc. 
+ Thuốc BQG1 
Là thuốc phòng trừ mối sản xuất trong nước (tên là thuốc bảo quản gỗ) thành phần 
chính là DDT nguyên chất và Lindan (99,9%, 666) hoà tan trong dung môi là mazut, 
xăng. 
Thuốc có tác dụng phòng trừ mối, mọt trekhông ăn mòn kim loại, ít ảnh hưởng 
tới tính chất gỗ. 
Liều lượng dùng: 480 – 500ml/m2 , gỗ có độ dày >15cm phải phun, quét từ 2 – 4 
lần. Nếu dùng để ngâm gỗ thì liều lượng là 30kg/1m2 trong 30 phút. 
+ Crêozôt: 
Là sản phẩm thu được trong quá trình chưng cất than đá. Thuốc có hiệu lực với 
hầu hết các sinh vật phá hoạt gỗ như mối, mọt, nấmBền trong mọi điều kiện thời tiết. 
Liều lượng dùng 5l thuốc/1 mét chiều dài hào phía ngoài kho nhằm ngăn cản mối vào 
kho. 
+ Napthamon (xylamon) 
Có nhiều loại khác nhau. Hai loại thường dùng ở nước ta là: 
Napthamon màu nâu đen và Napthamon màu sáng. 
Chất hữu hiệu trong cả hai loại là Napthalen clo hoá. Thuốc có thể trừ được mối, 
mọt và nấm phá hoại gỗ. ít độc với người và gia súc. 
 58 
Napthamon dùng để phun quét vào gỗ với liều lượng 200-250ml/m3 hoặc ngâm 
với liều lượng 40-50kg/m3. 
+ MNC1 
Thuốc MNC1 là hợp chất clo hữu cơ, có độ bền cao, tinh thể màu trắng, mùi hôi, 
không tan trong nước, tan trong xăng, dầu hỏaThuốc độc mạnh qua đường tiêu hoá và 
đường tiếp xúc. Tác dụng xông hơi rất yếu. 
Thuốc hoà vào dầu mazut theo nồng độ 5-7%. Muốn cho tan hết, lấy 50-70g thuốc cho 
vào 100ml xăng, khuấy mạnh sau đó cho dung dịch này vào 900ml mazut. 
Nếu dùng để rắc vào mình mối thì trộn với bột phấn mịn theo nồng độ 2% (20g 
MNC1 với 980g bột phấn mịn). Dùng chổi quét lên gỗ 3-4 lần với liều lượng 250ml/m2. 
Quét ở chân cột, xà với liều lượng như trên. Đối với chân tường chỉ cần quét 2 lần là đủ. 
+ MNC2 
MNC2 bền vững hơn MNC1, nhưng khó hoà tan trong mazut hơn. Vì vậy cần tăng 
lượng xăng lên gấp đôi và khuấy mạnh (cho 50-70g MNC2 vào 200ml xăng khuấy cho 
tan, sau đó thêm 800ml mazut). 
Thuốc MNC2 chỉ nên dùng để phun, quét phòng trừ mối, không nên phun vào 
mình mối diệt theo phương pháp lây truyền. 
2.4. Biện pháp xử lý khử trùng kho trước khi nhập nông sản và trong thời 
gian bảo quản 
2.4.1. Mục đích và yêu cầu kỹ thuật 
Xử lý khử trùng kho trước khi nhập nông sản và trong thời gian bảo quản là công 
tác vệ sinh quan trọng nhằm tiêu diệt và loại bỏ các sâu mọt lẫn khuất trong các khe nứt, 
các thiết bị, các nguồn lây bệnh và hạn chế sự lây lan từ nơi này sang nơi khác và từ sản 
phẩm này sang sản phẩm khác. Phải làm vệ sinh xung quanh kho: cắt cỏ, dọn dẹp rác 
bẩn, những vật có thể là nơi ẩn náu của sâu, mọt, chuột... 
Để khử trùng tốt và có hiệu quả, cần phải làm tốt một số việc sau: giữ cho nồng độ 
thuốc không thay đổi trong thời gian cần thiết đủ để tiêu diệt côn trùng. Phụ thuộc vào 
đặc điểm đối tượng cần tiêu diệt, loại thuốc mà thời gian có thể từ 72 giờ cho tới 5-7 
ngày. 
Phải đảm bảo an toàn cho người và cho nhân viên trực tiếp làm công tác khử 
trùng. Phải có đầy đủ trang thiết bị an toàn lao động cần thiết: mặt nạ phòng độc, găng 
tay, quần áo...Nhân viên trực tiếp làm phải nắm vững nguyên tắc trong phòng độc và hiểu 
biết về các loại thuốc sử dụng. 
2.4.2. Biện pháp kỹ thuật 
+ Đối với kho chính sản phẩm 
+ Phải dán kín các khe hở: cửa thông hơi, cửa ra vàobằng giấy có độ bền cao, 
nhằm tránh lọt khí độc ra ngoài làm giảm nồng độ thuốc và nguy hiểm cho người ở bên 
 59 
ngoài kho. Sau khi xử lý phải kiểm tra xem kho có đảm bảo kín hay không 
nhờ phương pháp kiểm tra đã trình bày ở phần trên. 
Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện pha chế thuốc theo đúng liều lượng quy định, 
tuỳ theo loại thuốc, đồng thời chuẩn bị các phương tiện để phun, rắc hoặc xông hơi, 
các phương tiện chống cháy nổ. Đối với các loại thuốc ở dạng nước, thường phun, quét 
chủ yếu diệt côn trùng bằng cách tiếp xúc. 
Đối với thuốc xông hơi cần căn cứ vào tỷ trọng của nó so với không khí (nặng, 
nhẹ) để bố trí trên hoặc phía dưới sản phẩm có một số loại thuốc thường dùng ống thông 
hơi hoặc máng như đã nói ở phần trên. 
Ống thông hơi làm bằng gỗ ghép, đầu nhọn có lỗ nhỏ. Trong ống có giữ hay bông 
tẩm hoá chất. Khí độc của hoá chất bốc hơi qua các lỗ nhỏ thấm sâu vào trong đống hạt. 
Cuối ống thường để bông cho thấm hoá chất tránh r ơi vào khối hạt. 
- Đối với kho không chứa sản phẩm 
Phương pháp tiến hành tương tự như trên kho cần phải quét dọn sạch bụi rác, các 
hạt còn sót lại phải được thu dọn mang đi. 
- Đối với kho bạt 
Chuẩn bị ống xả thuốc và bố trí sao cho thuốc khuếch tán đều trong khối hạt, sử dụng 
một ống cho 8m2 bề mặt hàng nông sản. Ống thông cắm sâu vào lòng khối hạt. 
Bạt cần chặn mép cẩn thận để hạn chế dò dỉ hơi thuốc. Liều lượng thuốc cần dùng 
nên tính nhiều hơn so với khử trùng trong kho kín. 
Đối với nền kho và trần kho dùng NaOH để quét: NaOH 10% quét trần kho và 
NaOH 15% quét nền kho. 
Người ta cũng có thể dùng hỗn hợp vôi với dầu hỏa để quét tường kho (10 lít nước 
+ 1 lít dầu hỏa + 2kg vôi). Để phòng mối phá hại, dưới nền kho nên phủ lớp hóa chất độc 
diệt mối, các dụng cụ trong kho để quét loại thuốc hỗn hợp diệt mối. 
Trong quá trình xử lý khử trùng kho khi phát hiện tổ mối phải phá ngay và dùng 
thuốc để diệt mối. 
Thường xuyên theo dõi thời tiết, mỗi loại hóa chất chỉ thích hợp với nhiệt độ và độ 
ẩm không khí ở phạm vi nhất định. 
2.4.3. Phòng chống ngộ độc khi khử trùng kho 
Trong quá trình sử dụng chát hóa học chất độc để xử lý kho, cần rất cẩn thận tránh 
gây nguy hiểm cho người. Biểu hiện chung của ngộ độc là chóng mặt, buồn nôn, khó thở, 
có cảm giác bị lạnh...Trường hợp ngộ độc nặng có thể dẫn tới co giật, tức thở. Khi gặp 
các trường hợp trên cần cấp cứu sơ bộ, đặt bệnh nhân nằm nơi thoáng, chân kê cao, làm 
hô hấp nhân tạo (trừ trường hợp ngộ độc bởi CCl3NO2), cho bệnh nhân uống đường, cà 
phê hoặc nước chè đặc, có thể chườm nước nóng. Nếu ngộ độc bởi Metylbromua, cho 
bệnh nhân ngửi bông có tẩm 3-5 giọt NH3 hoặc HNO3 và đưa ngay tới bệnh viện gần 
nhất. 
 60 
2.5. Phòng trừ chuột hại kho 
2.5.1. Phương pháp diệt chuột 
Các chất diệt chuột có cả ở thể rắn, lỏng và khí. Tùy theo loại thuốc có thể xâm 
nhập qua đường ruột, đường hô hấp hoặc tiếp xúc. Yêu cầu cơ bản đối với thuốc diệt 
chuột dùng làm bả không có mùi lạ. Màu sắc của thuốc không nên khác thường mà phải 
có màu gần giống những thức ăn hàng ngày nó ăn hoặc phá hại. 
Phương pháp làm bả độc khô dùng với thuốc dạng bột, bao gồm: 
Thức ăn chuột ưa thích là các loại hạt ngũ cốc, có thể dùng những loại thức ăn 
trong kho không có mà chuột ưa thích như: tôm, cua, nhộng...Chất độc được chộn trực 
tiếp với thức ăn (với loại không mùi vị) hoặc giấu trong thức ăn (loại có màu hoặc mùi vị 
khác thường). Tùy theo yêu cầu có thể chế biến dưới dạng hạt, miếng hoặc bột. 
Đối với bả độc nước, chuột sau khi ăn thường ra ngoài kho uống nước do đó làm 
bả độc nước sẽ có hiệu quả. Khi kín và chuột không có điều kiện chui ra ngoài uống nước 
phải bố trí bả độc sẵn trong kho...chất làm bả nước phải không tan trong nước, mà nổi 
trên mặt nước một lớp váng mỏng hoặc tan trong nước nhưng không bị phân hủy và mất 
tính độc. Thường để kích thích chuột có thể cho vào bả nước 3-5% (30-50g đường hòa 
tan vào 1 lít nước). 
2.5.2. Thuốc diệt chuột 
* Kẽm photphua 
Là một thứ bột màu vàng xám tối. Khi khô không mùi, ẩm có mùi thối. Trong điều 
kiện khô và môi trường trung tính, kẽm photphua tương đối bền vững. Khi gặp ẩm bị 
thủy phân và phân hủy thành khí photphin là một khí độc. 
Kẽm photphua rất độc với người và động vật máu nóng, là thuốc diệt chuột rất 
mạnh. Khi ăn dưới tác dụng của dịch vị, kẽm photphua phân hủy thành PH3 là khí rất độc 
đối với hệ thần kinh và máu. Chuột sau khi ăn thường chảy máu mũi, khó thở và chết sau 
3 – 10 giờ, lâu nhất là 24 giờ. 
Thức ăn thích hợp nhất trong kho là cua, tôm, nhộng, cá. Tốt nhất là nhét thuốc 
vào bụng các con mồi. 
Liều lượng thuốc đối với chuột như sau: 
+ Chuột nhỏ: Trộn 1 -2% kẽm photphua vào thức ăn. 
+ Chột lớn: Trộng 3 – 5% 
Trên 1m2 đặt 1 – 2g bả độc và mỗi điểm đặt 30 – 40g bả độc. Lưu ý để tránh lừa 
chuột, trong 1 – 2 ngày đầu chưa cho bả vào thức ăn, sau đó mới cho. Thời gian thích hợp 
là 17 – 18 giờ hàng ngày là lúc chuột sắp hoạt động, không nên đặt vào ban ngày, không 
nên đặt bả liên tục mà cách nhau 10 – 15 ngày. Cần tìm kỹ chuột chết và tiêu hủy. 
* Krưxit 
 Krưxit là chất bột kết tinh, màu xám, không mùi vị, dễ tan trong dung môi, tan 
nhiều trong dịch ruột non động vật. 
 61 
 Krưxit bền trong môi trường khô và trung tính. Gặp ẩm và nóng dễ bị phân hủy. 
Krưxit ít độc với người và động vật máu nóng, có tác động mạnh đối với chuột cống. 
 Krưxit có thể dùng làm bả độc khô, nước và phun bột. Đối với nơi nhiều chuột có 
thể đặt bả trong thời gian dài, liên tục. Mỗi tuần nên thay bả chuột một lần. 
 Krưxit có thể dùng để xử lý bề mặt rãnh nước hoặc những vũng nước tù, chuột có 
thể tới uống nước. Liều dùng 30g thuốc/1m2 bề mặt nước. 
3. Nội dung thực hành: 
Bài 5: Nhận dạng các sinh vật gây hại nông sản 
1. Chuẩn bị: 
- Địa điểm: Tại ruộng đồng, nhà kho 
- Thời gian thực hiện: 4 giờ 
- Điều kiện thực hiện 
+ Sau khi đã học xong bài Những sinh vật gây hại nông sản và biện pháp phòng 
trừ. 
+ Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư các loại. 
2. Các bước thực hiện công việc 
- Nhận dạng lớp côn trùng 
- Nhận dạng bộ cánh cứng 
- Nhận dạng các loại côn trùng hại kho 
- Chuột phá hoại 
- Chim 
Bài 6: Phòng trừ một số sinh vật gây hại nông sản 
1. Chuẩn bị: 
- Địa điểm: Tại ruộng đồng, nhà kho 
- Thời gian thực hiện: 14 giờ 
- Điều kiện thực hiện 
+ Sau khi đã học xong bài Những sinh vật gây hại nông sản và biện pháp phòng 
trừ. 
+ Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ, bảo hộ lao động, vật tư các loại. 
2. Các bước thực hiện công việc 
- Xử lý khử trùng kho. 
- Phòng trừ mối 
- Phòng trừ chuột 
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 62 
Kiểm tra kỹ năng thực hành 1 bài về quy trình kỹ thuật phòng trừ một số sinh vật 
gây hại nông sản. Thời gian làm bài thực hành trong 60 phút, làm bài theo cá nhân. 
Ghi nhớ: 
 - Các sinh vật gây hại trong bảo quản 
 - Các biện pháp phòng trừ 
 63 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
+ Giáo trình Kỹ thuật bảo quản nông sản - Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà 
Nội - 2006. 
+ Giáo trình Bảo quản và chế biến rau, măng, hoa quả - Trường Trung học Kỹ 
thuật Công nghiệp thực phẩm. 
+ Giáo trình Kỹ thuật trồng cây lương thực cây thực phẩm - Trường Đại học Nông 
nghiệp I - Hà Nội - 2000. 
+ Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch - Trần Minh Tân - NXB Nông 
nghiệp - Hà Nội - 2000. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_bao_quan_nong_san.pdf