Giáo trình Kỹ thuật an toàn - Nghề: Vận hành nhà máy thủy điện
1.1. NHỮNG BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI VẬN HÀNH THIẾT BỊ ĐIỆN.
1.1.1. Biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp.
- Phải có phiếu công tác và phải có ít nhất hai người thực hiện.
- Phải cắt hết phụ tải phía hạ áp (cắt các máy ngắt, cầu dao, áp tô mát nhánh và
tổng). Phải cắt máy cắt hoặc cầu dao phân đoạn đầu nguồn, khoá tay thao tác cầu dao
cách ly.
- Dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng, kiểm tra đã hết điện, làm tiếp địa tại
đầu nhánh rẽ vào trạm hoặc tại cột kề với trạm; nếu cần thì tách lèo để đóng lại điện cho
các phụ tải khác, hạn chế thời gian cắt điện toàn tuyến.
- Dùng bút thử điện có cấp điện áp tương ứng, kiểm tra đã hết điện và làm một bộ
tiếp địa tại 3 đầu cực cao thế của MBA. Đồng thời kiểm tra thiết bị đóng cắt hạ áp ( Đã
cắt hết các máy ngắt, áp-tô-mát và cầu dao của phụ tải phía hạ áp); khoá cửa tủ phân phối
hạ áp lại (Nếu phía hạ áp có các lộ ra được đóng cắt bằng cầu dao, nhìn rõ khoảng cách
cắt; tủ hạ thế đã khóa và treo biển “cấm đóng điện có người đang làm việc” thì không
phải làm bộ tiếp địa tại cực cao áp của MBA).
- Chỉ sau khi cắt điện và kiểm tra đã hết điện, mới được trèo lên để bảo dưỡng; sửa
chữa hoặc thay thế thiết bị.
- Tuân thủ các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao.
- Sau khi sửa chữa xong, lần lượt tháo bỏ bộ tiếp địa đầu cực MBA, rồi đến bộ
phía đường dây đến trạm. Làm thủ tục khoá phiếu công tác và đóng điện trở lại.
1.1.2. Biện pháp an toàn khi tiếp xúc với thiết bị điện.
- Trong chế độ bình thường, các thao tác ở thiết bị điện cao áp đều phải lập và thực
hiện theo phiếu thao tác quy định trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia.
Cho phép thực hiện các thao tác trên sơ đồ nối điện chính bằng các “Phiếu thao tác
mẫu”. Phiếu thao tác mẫu phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi
hành.
- Trong chế độ sự cố, thao tác các thiết bị điện thực hiện theo Quy trình Xử lý sự
cố hệ thống điện quốc gia.
- Thao tác đóng, cắt điện ở thiết bị điện cao áp, ít nhất phải do hai người thực hiện
(trừ trường hợp thiết bị được trang bị đặc biệt và có quy trình thao tác riêng). Những
người này phải hiểu rõ sơ đồ và vị trí của thiết bị tại hiện trường, một người thao tác và
một người giám sát thao tác. Người thao tác phải có bậc 3 an toàn điện trở lên, người
giám sát thao tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.
- Cấm đóng, cắt điện bằng sào thao tác và dao cách ly thao tác trực tiếp tại chỗ
hoặc thay dây chì đối với thiết bị ở ngoài trời trong lúc mưa to nước chảy thành dòng trên
thiết bị, dụng cụ an toàn hoặc đang có giông sét.
- Dao cách ly được phép thao tác không điện hoặc thao tác có điện khi dòng điện
thao tác nhỏ hơn dòng điện cho phép theo quy trình vận hành của dao cách ly đó do đơn8
vị quản lý vận hành ban hành. Các trường hợp dùng dao cách ly để tiến hành các thao tác
có điện được quy định cụ thể trong Quy trình Thao tác hệ thống điện quốc gia.
- Trường hợp đặc biệt được phép đóng, cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở
những đường dây không có điện và thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp vào
lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến
áp, máy biến điện áp.
- Nếu xảy ra tai nạn, sự cố hoặc có thể gây ra mất an toàn cho người và hư hỏng
thiết bị thì nhân viên vận hành được phép cắt các máy cắt, dao cách ly mà không phải có
lệnh hoặc phiếu, nhưng sau đó phải báo cáo cho nhân viên vận hành cấp trên và người
phụ trách trực tiếp của mình biết nội dung những việc đã làm, đồng thời phải ghi đầy đủ
vào sổ nhật ký vận hành.
- Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu ít nhất 03 tháng. Trường hợp thao
tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong
hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ thuật an toàn - Nghề: Vận hành nhà máy thủy điện
........................................................................................... .......................................................................................................................... 1.6. Thời gian theo kế hoạch: - Bắt đầu công việc:......giờ ......phút, ngày....../...../......... - Kết thúc công việc:......giờ ......phút, ngày....../....../........ 1.7. Điều kiện về an toàn điện để tiến hành công việc (ghi rõ cắt điện một phần hay hoàn toàn thiết bị, đường dây, đoạn đường dây): .. .......................................................................................................................... 1.8. Các đơn vị QLVH khác có liên quan đến công việc (Đơn vị cấp Giấy phối hợp cho phép): .......................................................................................................................... 1.9. Người giám sát an toàn điện (nếu có): ........................ ....................................... Bậc ATĐ ./5 1.10. Người cho phép: ............................................................................................... Bậc ATĐ ./5 Phiếu công tác cấp ngày ...../...../...... . Người cấp phiếu (ký và ghi họ, tên): .................................... 2. Cho phép làm việc và Tiếp nhận nơi làm việc: 2.1. Những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện .. ..; Đã tiếp đất tại ; Đã làm rào chắn và treo biển báo tại ............................................................................... 2.2. Phạm vi được phép làm việc: .. .......................... 46 2.3. Cảnh báo, chỉ dẫn các yếu tố nguy hiểm thiết yếu để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác: .......................................................................................................................... 2.4. Người chỉ huy trực tiếp đã kiểm tra và làm biện pháp an toàn tại hiện trường ...................................................................................................................................... Làm tiếp đất tại: ..; Và nhận đủ “Giấy phối hợp cho phép” của các đơn vị QLVH có liên quan (nếu có): 2.4.1. .. 2.4.3. .. 2.4.2. .. 2.4.4. Cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc lúc ...giờ ... phút, ngày ..../...../....... Người chỉ huy trực tiếp Người giám sát an toàn Người cho phép (ký và ghi họ, tên) điện (ký và ghi họ, tên) (ký và ghi họ, tên-nếu có) 3. Danh sách nhân viên đơn vị công tác và thay đổi người (nếu có): Đến làm việc Rút khỏi Bậc TT Họ, tên Thời gian ATĐ Thời gian Ký tên (giờ, ngày, Ký tên (giờ, ngày, tháng) tháng) 1 /5 /5 /5 4. Cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày, di chuyển nơi làm việc: Thời gian (giờ, ngày, Người chỉ huy Người cho Địa điểm TT tháng) trực tiếp (ký phép (ký hoặc công tác hoặc ghi tên) ghi tên) Bắt đầu Kết thúc 1 47 5. Kết thúc công tác: 5.1. Toàn bộ công tác đã kết thúc, dụng cụ đã thu dọn, người đã tập kết tại vị trí an toàn; tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm (nếu có) đã rút hết đảm bảo an toàn. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác (đã trả hết thiết bị và Giấy phối hợp cho phép của các đơn vị liên quan-nếu có) trả lại nơi làm việc cho ông (bà) chức danh đại diện đơn vị quản lý vận hành lúc .......giờ ..... ngày......./....../....... Người chỉ huy trực tiếp (ký và ghi họ, tên): ............................................................. 5.2. Đã tiếp nhận và kiểm tra nơi làm việc đảm bảo an toàn, khoá phiếu công tác Lúc . ..giờ ...phút, ngày../../ .. Người cho phép (ký và ghi họ, tên): ..... Đã kiểm tra hoàn thành Phiếu công tác ngày....../....../...... Người cấp phiếu (ký và ghi họ, tên): ............................. 48 MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC TÊN ĐƠN VỊ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm GIẤY ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC Kính gửi: (tên đơn vị quản lý vận hành) ..................... Căn cứ Biên bản khảo sát hiện trường ................................................., Công ty (Chi nhánh........................................................................................ ................................................... đăng ký tiến hành công việc, cụ thể như sau: 1. Nội dung công việc: ....................................................................................... ............................................................................................................................. 2. Địa điểm (hoặc thiết bị) tiến hành công việc: ................................................ ............................................................................................................................. 3. Điều kiện về an toàn điện để thực hiện công việc: ......................................... ............................................................................................................................. 4. Thời gian tiến hành công việc: ................................................................... 5. Số lượng đơn vị công tác (nếu có): ................................................... ........ 6. Số lượng nhân viên 01 đơn vị công tác: 6.1) ... /ng; 6.2) ... /ng; 6.3) .../ng 7. Người lãnh đạo công việc (nếu có): ........................................ Bậc ATĐ .../5 8. Người giám sát ATĐ (nếu có): 8.1) ..................................... Bậc ATĐ .../5 8.2) ............................. Bậc ATĐ .../5 8.3) ............................. Bậc ATĐ .../5 9. Người chỉ huy trực tiếp: 9.1)............................................ Bậc ATĐ .../5; 9.2) .............................. Bậc ATĐ .../5 9.3) .............................. Bậc ATĐ .../5 10. Danh sách những người được cử để thực hiện công việc: TT Họ và tên Bậc AT Chức danh TT Họ và tên Bậc AT Chức danh 1 ......./5 ... ......./5 ... ... 11. Các đơn vị quản lý vận hành có liên quan đến công việc phải cấp Giấy phối hợp cho phép, bao gồm: ............................................................................ 11.1. ................................... 11.3. ................................... 11.2. ................................... 11.4. ................................... 12. Những yêu cầu khác: ................................................................................... 13. Người liên hệ: ................................ chức vụ: ..................... ĐT: ................. Nơi nhận: ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ CÔNG TÁC - Như trên; (Ký tên, đóng dấu) - Lưu. 49 *Ghi chú: Danh sách những người tham gia thực hiện công việc có thể được lập thành 01 bản riêng nhưng vẫn phải có đủ chữ ký, dấu của người có thẩm quyền đơn vị làm công việc. 50 6.2. CÁC LOẠI MẪU PHIẾU THAO TÁC - Phiếu thao tác : mẫu phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mới có hiệu lực thi hành. - Người ra lệnh thao tác phải hiểu rõ trình tự tiến hành tất cả các bước thao tác đã dự kiến, điều kiện cho phép thực hiện theo tình trạng sơ đồ thực tế và chế độ vận hành thiết bị. Khi truyền đạt lệnh, người ra lệnh phải nói rõ họ tên mình và xác định rõ họ tên, chức danh của người nhận lệnh. Lệnh thao tác phải được ghi âm và ghi chép đầy đủ. - Người nhận lệnh thao tác (người giám sát thao tác) phải nhắc lại toàn bộ lệnh, ghi chép đầy đủ trình tự thao tác, tên người ra lệnh và thời điểm yêu cầu thao tác. Khi chưa hiểu rõ lệnh thao tác thì có quyền đề nghị người ra lệnh giải thích. Chỉ khi người ra lệnh xác định hoàn toàn đúng và cho phép thao tác thì người giám sát thao tác và người thao tác mới được tiến hành thao tác. Thao tác xong phải ghi lại thời điểm kết thúc và báo cáo lại cho người ra lệnh. Trường hợp người nhận lệnh thao tác không phải là người giám sát thao tác thì người nhận chuyển lệnh thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó vào sổ nhật ký vận hành, ghi âm (nếu có) và có trách nhiệm chuyển ngay lệnh thao tác đến đúng người giám sát thao tác. - Trong điều kiện vận hành bình thường người giám sát thao tác và người thao tác phải thực hiện những quy định sau: + Khi nhận phiếu thao tác phải đọc kỹ và kiểm tra lại nội dung thao tác theo sơ đồ, nếu chưa rõ thì phải hỏi lại người ra lệnh. Nếu nhận lệnh bằng điện thoại thì người giám sát thao tác phải ghi đầy đủ lệnh đó và nhắc lại từng động tác trong điện thoại, ghi âm lại (nếu có), ghi tên người ra lệnh, nhận lệnh, ngày, giờ truyền lệnh vào phiếu thao tác, sổ nhật ký vận hành; + Người giám sát thao tác và người thao tác, sau khi xem xét không còn thắc mắc cùng ký vào phiếu, mang phiếu đến địa điểm thao tác; + Tới nơi (vị trí) thao tác phải kiểm tra lại một lần nữa theo sơ đồ (nếu có) và đối chiếu vị trí thiết bị trên thực tế đúng với nội dung ghi trong phiếu, đồng thời kiểm tra xung quanh hay trên thiết bị còn gì trở ngại không, sau đó mới được phép thao tác; + Người giám sát thao tác đọc to từng động tác theo thứ tự đã ghi trong phiếu. Người thao tác phải nhắc lại, người giám sát thao tác ra lệnh “đóng” hoặc “cắt” người thao tác mới được làm động tác. Mỗi động tác đã thực hiện xong, người giám sát đều phải đánh dấu (x) vào mục tương ứng trong phiếu; + Trong khi thao tác, nếu nghi ngờ động tác vừa thực hiện thì phải ngừng ngay công việc để kiểm tra lại toàn bộ, nếu không có bất thường thì mới tiếp tục tiến hành; + Nếu thao tác sai hoặc gây sự cố thì phải ngừng ngay việc thực hiện theo phiếu thao tác và báo cáo cho người ra lệnh biết. Việc thực hiện tiếp thao tác phải tiến hành theo một phiếu mới; + Sau khi thao tác cắt điện để làm việc, ở bộ phận truyền động của dao cách ly phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” và phải có thêm biện pháp tăng 51 cường (khoá tay truyền động, đặt tấm lót, cử người canh gác v.v) để không thể đóng dao đưa điện vào thiết bị có người đang làm việc. + Đóng, cắt dao cách ly tại chỗ trực tiếp bằng tay phải mang găng tay cách điện và đi ủng cách điện (hoặc mang găng tay cách điện và đứng trên ghế cách điện). Chỉ được đóng, cắt dao cách ly (hoặc cầu chì tự rơi) trên cột với cấp điện áp ≤ 35 kV bằng sào cách điện khi điều kiện khoảng cách từ phần dẫn điện thấp nhất của các thiết bị này đến người thao tác không nhỏ hơn 3,0 m, trong trường hợp này người thao tác phải mang găng tay cách điện. - Trong mọi trường hợp, người ra lệnh thao tác, người giám sát thao tác, người thao tác, người nhận chuyển lệnh thao tác (nếu có) phải chịu trách nhiệm về việc thao tác các thiết bị điện. Chỉ được cho là hoàn thành nhiệm vụ khi người giám sát thao tác báo cáo cho người ra lệnh thao tác đã thao tác xong. - Phiếu thao tác thực hiện xong phải được lưu ít nhất 03 tháng. Trường hợp thao tác có liên quan đến sự cố, tai nạn thì các phiếu thao tác có liên quan phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị. MẪU PHIẾU THAO TÁC (Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2014/TT-BCT ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương) ...(Tên đơn vị cấp trên) Số phiếu: / / (Tên đơn vị cấp PHIẾU THAO TÁC Trang số: / phiếu) Tên phiếu thao tác: .............................................................................................................................................. Người viết phiếu: ....................................... Chức vụ: ............................................... Người duyệt phiếu: ..................................... Chức vụ: .............................................. Người giám sát: ........................................ Chức vụ: ................................................ Người thao tác : .................................. .Chức vụ: ....................................................... Mục đích thao tác:......................................................................................................................................... ....................... Thời gian dự kiến: Bắt đầu: ............. h ................. Ngày...........tháng.......... năm..................... Kết thúc: ......h ..................... Ngày ..........tháng ..............năm ....................... Đơn vị đề nghị thao tác:.................................................................................................... Điều kiện cần có để thực hiện: (nếu có) 1............................................................................................................................................. 52 2............................................................................................................................................. 3............................................................................................................................................. Lưu ý: (nếu có) 1............................................................................................................................................. 2............................................................................................................................................. 3............................................................................................................................................. Giao nhận, nghiệm thu đường dây, thiết bị điện trước khi thao tác: (nếu có) Thời gian Đơn vị Họ tên Nội dung Số phiếu: / / Trang số: / Trình tự hạng mục thao tác: Trình tự thao tác Thời gian Người Địa Đã Mục Bắt Kết Ra Nhận điểm Bước Nội dung thực đầu thúc lệnh lệnh hiện I A 1 2 II B 3 4 5 6 III C 7 8 9 10 Giao nhận, nghiệm thu đường dây, thiết bị điện sau thao tác: (nếu có) Thời gian Đơn vị Họ tên Nội dung 53 Ngày.........tháng........năm....... Ngày........tháng.......năm...... Người viết phiếu Người duyệt phiếu (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Các sự kiện bất thường trong thao tác: Người thực hiện thao tác Ngày.........tháng........năm....... Người giám sát Người thao tác (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Sơ đồ: (kèm theo nếu cần) Số phiếu: / / Trang số: / 6.3. CÁC LOẠI BIỂN BÁO THƯỜNG DÙNG TRONG NHÀ MÁY. - Biển cấm: - Biển cảnh báo: 54 - Biển chỉ dẫn: 55 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 Câu 1: Anh (chị) cho biết khái niệm phiếu công tác? Yêu cầu phiếu công tác? Các loại mẫu phiếu công tác? Câu 2: Anh (chị) cho biết khái niệm phiếu thao tác? Yêu cầu phiếu thao tác? Mẫu phiếu thao tác? Câu 3: Anh (chị) cho biết các loại biển báo thường dùng trong nhà máy? 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình an toàn lao động – PGS -TS Nguyễn Thế Đạt – Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục 2006. - Giáo trình An toàn điện - TS Nguyễn Đình Thắng, Vụ Trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề - NXB Giáo Dục 2003. - Quy trình An toàn điện số QĐ/1157 ngày 19.12.2014 Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. - Quy phạm kỹ thuật an toàn điện - Hà Nội 2005. 57
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_thuat_an_toan_nghe_van_hanh_nha_may_thuy_dien.pdf