Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm - Công nghệ thông tin
ĐỊNH NGHĨA.
Làm việc theo nhóm là một phương pháp học tập, làm việc trong đó các
thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ
thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí
tuệ tập thể.
Vậy nhóm là gì?
Nhóm là tập hợp nhiều người cùng có chung mục tiêu, thường xuyên tương
tác với nhau, mỗi thành viên có vai trò nhiệm vụ rõ ràng và có các quy tắc chung
khi phối lẫn nhau.
Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa 4 yếu tố sau:
- Có từ 2 thành viên trở lên;
- Có thời gian làm việc chung nhau nhất định;
- Cùng chia sẻ hay thực hiện chung 1 nhiệm vụ hay 1 kế hoạch chung để đạt
đến các mục tiêu chung cả nhóm kỳ vọng;
- Hoạt động theo những quy định chung của nhóm.
Có thể chia ra thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Nhóm
chính thức là nhóm được hình thành xuất phát từ nhu cầu của một tổ chức, trên
cơ sở quyết định của tổ chức đó. Nhóm không chính thức là nhóm hình thành tự
nhiên từ nhu cầu của mỗi thành viên trong nhóm.
Thí dụ như nhóm bạn bè có cùng sở thích, nhóm người có cùng mối quan
tâm Trong một tổ chức thường tồn tại cả nhóm chính thức và nhóm không chính
thức. Thời gian tồn tại của nhóm cũng là một yếu tố quan trọng. Có nhóm tồn tại
suốt thời gian tồn tại của tổ chức. Có nhóm tồn tại theo từng dự án. Có nhóm lại
chỉ hoạt động trong thời gian ngắn tính bằng phút như các nhóm thực hiện các bài
tập, trò chơi trong các buổi tập huấn Các nhóm dự án là các nhóm làm việc, nó
là tập hợp những thành viên có năng lực làm việc bổ trợ cho nhau, cùng cam kết
thực hiện mục tiêu chung, gắn với mục đích của tổ chức.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của nhóm là phải có mục tiêu nhóm.
Mục tiêu chung (hay mục đích) của nhóm phải cụ thể, rõ ràng. Mục tiêu này phải
được các thành viên nhóm hiểu rõ và cùng cam kết thực hiện. Mục tiêu xuyên
suốt quá trình hoạt động của nhóm , nhưng cũng có thể điều chỉnh thay đổi để phùhợp môi trường mà nhóm tồn tại. Tuy nhiên mục tiêu từng thành viên, mục tiêu
của nhóm phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Yếu tố thứ hai của một nhóm là các thành viên phải tương tác, liên hệ, giao
tiếp với nhau thường xuyên. Tiếp xúc và tương tác sẽ làm ảnh hưởng lẫn nhau
giữa các thành viên và tác động ảnh hưởng này làm nên động lực phát triển nhóm:
có thể tích cực hoặc tiêu cực. Yếu tố thứ ba là các quy tắc nhóm. Nhóm phải xây
dựng được quy tắc, quy định, nội quy của nhóm để sao cho nhóm hoạt động hiệu
quả. Đây là những quy tắc chính thức. Trong nhóm còn có những quy tắc ngầm
không công bố nhưng cũng có hiệu lực không kém phần quan trọng. Quy tắc ngầm
có mặt tích cực và mặt tiêu cực.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng làm việc nhóm - Công nghệ thông tin
sao nghe nhiều khi không chú ý thậm chí còn cảm giác buồn ngủ. Có phải do ta mệt mỏi, vì nghe quá nhiều kiến thức không. xin thưa rằng không phải. Đa số trường hợp mệt mỏi là do mắt mỏi chứ không phải do cái đầu làm việc quá nhiều. Hãy thử tập trung nhìn vào một điểm trong vòng 5 phút, ta sẽ thấy mỏi mắt. Nhiều khi thính giả mệt mỏi thậm chí buồn ngủ không phải vì bài nói kém hấp dẫn mà một phần thính giả cả buổi chỉ nhìn có một điểm khiến mắt mỏi. Vậy thì người thuyết trình trước hội trường không nên đứng một chỗ. Trong thuyết trình, kị nhất là đơn điệu, nhàm chán. Hãy liên tục di chuyển tạo những góc nhìn, góc nghe mới cho thính giả. Nếu ta đứng im một chỗ (nhất là đằng sau cái bục), cơ thể tất sẽ cứng nhắc, giọng nói đều đều. - Cách di chuyển: Đơn giản nhất là ta nên di chuyển theo hình tam giác: đảo sang hai cánh của hội trường, quan tâm tới góc phải, góc trái, lùi lại nói với cả hội trường, hút cả hội trường về phía mình, tiến lên tạo khoảng cách gần gũi với thính giả. Khi di chuyển, tốc độ bước của ta cũng giống như giọng nói. Nếu bước chân mạnh mẽ thì giọng nói nhanh và mạnh mẽ, ngược lại, bước chân nhẹ nhàng, giọng nói cũng nhẹ nhàng, khoan thai.Vậy khi thuyết trình, tốc độ di chuyển không chỉ phụ thuộc vào nội dung câu từ hay tính chất của đoạn văn đó mà nhanh hay chậm phụ thuộc vào thính giả. Nếu giao tiếp trong hội trường dành cho thanh niên, diễn giả cần di chuyển nhanh, mạnh, dứt khoát tạo sự mạnh mẽ, năng động. Nếu giao tiếp trong bài nói nhưng đối với hội trường có số thính giả cao tuổi sẽ khiến thính giả không bắt nhịp kịp với bài nói. Di chuyển trong hội trường không chỉ được tính từ khi ta bắt đầu nói trên hội trường mà bắt đầu từ khi ta được giới thiệu, khi đó hội trường đã bắt đầu chuyển sự chú ý tới diễn giả. Người thuyết trình có thể tính trong khoảng 7 bước trước khi ta lên đến hội trường. Đây là khoảng cách thính giả bắt đầu tập trung chú ý đến diễn giả, do đó đã phải chuẩn bị phong thái, bề ngoài để tạo ấn tượng rồi. Người thuyết trình cũng giống diễn viên trên sân khấu: ló cái mũi giày ra khỏi cánh gà là bắt đầu phải diễn, còn một cái gót giày sau cánh gà vẫn tiếp tục phải diễn. Thính giả còn chú ý nghĩa là ta còn phải chinh phục. 5.6.3.4.8. Mùi. - Mùi hương có thể tác động tới hiệu quả làm việc của não. Ở Nhật có một công ty thử nghiệm vào những giờ nhất định cho nhân viên của họ ngửi những mùi nhất định, kết quả cho thấy hiệu quả công việc đã tăng đáng kể. Mùi hương yêu thích có thể làm cho não chúng ta hưng phấn, làm việc tốt hơn. Ngược lại, một mùi khó chịu nếu toả ra từ một người sẽ khiến những những đối tượng giao tiếp đánh giá không tốt, thậm chí là xa lánh ta. Mùi khó chịu trong hội trường có thể gây mất tập trung, tạo nên tâm lý không thoải mái cho thính giả và gây sự mất tự tin cho chính diễn giả khi xuất hiện trước công chúng. - Với thời tiết nóng nực như mùa hè ở nước ta, mồ hôi dễ làm phát sinh những mùi khó chịu trên cơ thể. Thông thường ta không thể nhận biết mùi của chính mình; hãy ngăn ngừa trường hợp đó. Với nữ giới thường dùng nước hoa cũng phải lưu ý chọn mùi hương phù hợp. Khi giao tiếp hay thuyết trình, được ngửi một mùi hương yêu thích sẽ làm ta rất phấn khích. 5.6.3.4.9. Khoảng cách. Trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, khoảng cách giữa ta và thính giả thể hiện mối quan tâm, quan hệ. Với mỗi mối quan hệ khác nhau, người ta có xu hướng chọn khoảng cách khác nhau. Trên lý thuyết, khoảng cách được quy định như sau: - Thân thiện < 1m - Riêng tư < 1,5m - Xã giao < 4m - Công cộng > 4m Nhưng trên thực tế, khoảng cách được định lượng chủ yếu dựa trên cái bắt tay. Trong quan hệ xã giao, hai người đứng cách xa nhau vừa đủ một tầm tay bắt. Khoảng cách đó mang lại một không gian vừa đủ cho mỗi người đứng thoải mái, khi vung tay không chạm phải nhau, và một người thứ ba có thể đi qua giữa hai người. Còn khi ta đứng nói ở nơi công cộng, tuỳ thuộc vào đám đông mà ta chọn cho mình khoảng cách phù hợp. Đám đông càng lớn, ta càng phải đứng cách xa để có thể bao quát hết cả hội trường. Một nguyên tắc chung nhất là ta phải đứng ở trung tâm của hội trường, nơi mà tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy bạn, đồng thời là nơi gần gũi nhất với thính giả mà ta có thể. Hãy luôn cố gắng rút ngắn khoảng cách giữa ta và thính giả. Trong những trường hợp với những hội trường rất dài, nếu có thể, trong quá trình thuyết trình nên di chuyển sâu vào trong hội trường, quan tâm tới những người ở đằng sau. Càng đứng gần thính giả, ta càng có khả năng ảnh hưởng tới họ nhiều hơn. Tuy nhiên khoảng cách gần nhất mà ta có thể tạo nên trong trường hợp thính giả đang ngồi và ta đang đứng là khoảng từ 1,2 mét cho tới 1,5 mét. Khoảng cách này cho phép tầm mắt của ta và người đối diện ngang nhau; họ sẽ không phải ngước lên nhìn bạn. Nếu ta thấp, có thể di chuyển lại gần hơn và ngược lại. Tóm lại, cơ thể chúng ta giống như một nhạc cụ. Để chiếc nhạc cụ phát ra những âm thanh hay, từng bộ phận trên cây đàn đó phải rung lên, phải ngân nga hoà cùng một nhịp. Muốn nói hay thì phải nói bằng cả người, nói bằng tổng lực: nét mặt nói, dáng đi nói, trang phục nói, tay nói, từng đường gân thớ thịt đều nói. Trong triết tự tiếng Trung Hoa, chữ “Trí” được cấu thành từ chữ “Tâm” ở dưới, và chữ “Sỹ” ở trên. Có nghĩa là, khi thuyết trình, muốn thay đổi ý chí người nghe thì cái “Tâm” là nền tảng, trên cơ sở đó mới thay Chữ Trí đổi đến cái “Trí” người nghe. Nói bằng cả người, lúc nào cũng nhiệt tình, lúc nào cũng tổng lực, đam mê, đó là bí quyết thành công của thuyết trình. 5.6.4. Bí quyết thành công trong giao tiếp. Dưới đây là 20 lời khuyên rút ra từ cuộc khảo sát trên Wall Street Jounal của hơn 2000 nhà tuyển dụng. 5.6.4.1. Đừng phàn nàn. 80% những người phải nghe bạn phàn nàn sẽ không quan tâm bạn nói gì. Như vậy, phàn nàn chẳng đem lại lợi lộc gì. Đừng phản ứng tiêu cực trước mỗi khó khăn, tốt nhất hãy tìm cách giải quyết vấn đề. 5.6.4.2. Cười thật nhiều. Luôn tươi cười trong giao tiếp sẽ tạo được niềm tin với đối tác và bạn cũng sẽ nhận được thái độ tươi cười đáp lại của đối tác. 5.6.4.3. Hãy lắng nghe thật sự và chân tình. Trong giao tiếp, nếu đối tác phát hiện bạn đang giả vờ lắng nghe họ, mọi nỗ lực của bạn trong trao đổi với người đó sẽ thất bại. 5.6.4.4. Hãy khiến họ nghĩ họ quan trọng. Nếu bạn tỏ ra quý họ, cho họ thấy họ đáng quý biết chừng nào thì họ sẽ rất thích hợp tác với bạn. 5.6.4.5. Thể hiện lòng biết ơn của bạn. Có một cách rất dễ để làm cho đối tác, sếp và đồng nghiệp vui vẻ, đó là thể hiện lòng biết ơn của bạn đối với họ. Hãy cho họ thấy rằng, nếu không có họ, bạn khó có được thành công này. Hãy biết cảm ơn cả những người làm công tác phục vụ văn phòng, cảm ơn cả những người làm dọn dẹp vệ sinh trong công sở của bạn. 5.6.4.6. Hãy nói về sở thích của họ. Cái TÔI khiến mọi người thích nói về bản thân mình. Vì vậy, để tạo sự thân thiện với đối tác trong giao tiếp, hãy hiểu và nói đến sở thích của họ. Tuy nhiên, ngay cả khi nói về sở thích của họ, phải quan sát thái độ của đối tác để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu thấy họ hưởng ứng nghĩa là bạn đã tạo được sự thân thiện. Nếu họ không phản ứng thì có thể họ đang dè chừng hoặc họ khó tính, chỉ muốn nói đến công việc, đó là lúc bạn nên dừng việc nói về sở thích của họ. 5.6.4.7. Hãy ghi nhớ từng cái tên. Cái tên của đối tác là từ ngữ ngọt ngào nhất mà người ta muốn nghe khi bạn nói chuyện với họ. Nếu bạn trót quên nó, hãy thay bằng những từ ngọt ngào khác: “Chào anh, may mà có anh đã giúp tôi hoàn thành công việc đó,”. 5.6.4.8. Hy sinh vì người khác. Hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích của người khác là cách để họ nhớ đến bạn và sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Hãy tốt bụng và nhiệt tình với người khác trước, đừng chờ đợi người khác làm điều tốt với mình trước. 5.6.4.9. Dùng những câu bông đùa làm giảm giá trị bản thân. Đừng ngại tự chọc quê mình. Trong một thế giới mọi người luôn nghĩ mình quan trọng thì những câu bông đùa tự làm giảm giá trị của bạn ngay tức khắc có thể khiến bạn trở nên thu hút. Chế nhạo những khuyết điểm của mình là cách thừa nhận nó nhẹ nhàng nhất, nhưng lại không làm người khác bị sốc. Sếp cũng chẳng mấy quan tâm tới những lời tự trào đó của nhân viên. 5.6.4.10. Tạo sự tương đồng. Nếu bạn và đối tác có những điểm tương đồng như cùng quê, cùng có con nhỏ, cùng sở thích, cùng quan tâm tới chính trị, Trong giao tiếp nếu bạn biết sử dụng sự tương đồng đó, tự khắc mối quan hệ giữa hai người trở nên khăng khít hơn, cuộc giao tiếp cũng nhờ thế sẽ trở lên tốt đẹp hơn. 5.6.4.11. Tạo “sự thư giãn thân mật”. Khi cuộc nói chuyện có vẻ căng thẳng, có thể mời họ một ly trà nóng, hoặc khéo léo gợi những câu chuyện vui vẻ, đó là cách để “hạ hỏa” đối tác, giúp họ nhìn nhận bạn gần gũi hơn. 5.6.4.12. Hãy nói về lỗi của chính mình trước khi đề cập đến lỗi của người khác. Nhận lỗi về mình trước là hành vi văn minh, dễ làm cho người khác tha thứ nhất. 5.6.4.13. Đừng bảo thủ. Hầu hết mọi người hay mọi đối tác trong giao tiếp đều ghét làm việc/ trao đổi với người luôn cho rằng ý kiến của mình là “tối cao”. 5.6.4.14. Xin lỗi. “Tôi sai rồi; Tôi xin lỗi” hoặc “Hãy bỏ qua cho tôi nhé” là những câu không quá khó nói. Không nên nợ ai một lời xin lỗi, người ta sẽ đánh giá bạn là không biết cách cư xử và không muốn hợp tác với bạn. 5.6.4.15. Không nói chuyện phiếm khi bàn công việc. Đó là cách để bạn ngầm khẳng định rằng: Tôi là một người chuyên nghiệp, làm ra làm, chơi ra chơi. 5.6.4.16. Đừng ngắt lời người khác và cũng không bao giờ cắt đứt suy nghĩ của họ. Ngắt lời hoặc cắt đứt suy nghĩ của người khác trong giao tiếp sẽ làm họ tức giận. Nếu bạn đã từng có hành vi đó, hãy đọc lại lời khuyên thứ 3 ở trên nhé. 5.6.4.17. Không bao giờ nói “Bạn sai rồi”. Có nhiều cách để nói về lỗi của một người, nhưng một câu phủ nhận thẳng thừng như vậy có thể sẽ làm hỏng cả cuộc giao tiếp. 5.6.4.18. Đừng trò chuyện/ trao đổi khi đang giận. Lúc giận, hầu hết chúng ta khó làm chủ được lời nói và khó trình bày được quan điểm của mình. Tương tự như vậy, đừng đến gặp gỡ và làm phiền người khác khi họ đang không vui. 5.6.4.19. Hãy tự kiểm tra thói quen. Cũng như bất cứ quá trình tự trau dồi nào khác, bạn cần thường xuyên tự kiểm tra về cách bạn đối xử với người khác và tìm cách cải thiện những điểm yếu của bạn. Đó là một cách để bạn ngày càng nâng cao hiệu quả giao tiếp của mình. 5.6.4.20. Tập luyện làm tốt những lời khuyên trên đây. Sẽ không có con đường tắt, không có cách nào để những mẹo trên có thể tự nhiên đến với bạn. Chỉ có tập luyện để làm tốt những lời khuyên trên thì bạn mới trở nên hoàn hảo trong giao tiếp./. 10 CÂU NÓI BẤT HỦ CỦA BILL GATES Trước khi về hưu, Bill Gates - ông chủ của tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới Microsoft - đã đưa ra 10 lời khuyên dành cho các bạn thanh niên trên con đường lập nghiệp. Chúng tôi xin giới thiệu và mời các bạn tham khảo những lời khuyên bổ ích của người đàn ông giàu nhất thế giới này, có thể một ngày nào đó bạn cũng sẽ trở thành một Bill Gates thứ hai? 1. Thế giới vốn không công bằng. Bạn biết điều này chứ? Dù bạn có nhận thấy sự bất công trong xã hội hay không thì cũng đừng hy vọng làm thay đổi được nó. Việc cần làm là hãy thích nghi với nó. (Sở dĩ như vậy là một mình bạn sẽ không thể nào làm thay đổi được sự bất công trong xã hội) 2. Mọi người sẽ không bao giờ ngó ngàng đến lòng tự trọng của bạn, điều mà họ quan tâm chính là thành tựu mà bạn đạt được. Do đó, trước khi có được những thành tựu thì bạn đừng nên quá chú trọng hay cường điệu lòng tự trọng của bản thân mình lên. (Lòng tự trọng quá cao sẽ tỷ lệ thuận với sự bất lợi trong công việc của bạn) 3. Thường thì bạn sẽ không thể trở thành CEO (CEO - Chief Executive Officer, có nghĩa là giám đốc điều hành) nếu chỉ mới tốt nghiệp trung học. Nhưng khi bạn đã trở thành một CEO thì không còn ai để ý là bạn mới chỉ có tốt nghiệp trung học nữa. (Lúc này người ta sẽ đánh giá và quan tâm nhiều đến năng lực hơn là bằng cấp của bạn) 4. Khi bạn gặp khó khăn hay bế tắc trong công việc thì đừng có oán trách số phận. Điều bạn học được khi gặp trắc trở chính là kinh nghiệm và bài học để lần sau không bao giờ mắc phải nữa. (Điều cần làm lúc này là trấn tĩnh và bắt tay làm lại từ đầu) 5. Nên hiểu một điều rằng: Trước khi có bạn, bố mẹ bạn không phải là những người “chán ngắt, vô vị” như bạn của ngày hôm nay đã nghĩ. Đây chính là cái giá rất lớn mà bố mẹ đã phải trả cho sự trưởng thành của bạn. (Bạn phải có nghĩa vụ đền đáp công ơn với những người đã dành cả cuộc đời mình cho sự sống và trưởng thành của bạn) 6. Khi đi học, bạn đứng thứ mấy trong lớp cũng không phải là vấn đề quan trọng. Nhưng khi đã bước chân ra xã hội thì mọi việc lại không đơn giản như vậy. Dù đi đâu hay làm công việc gì bạn cũng nên tạo đẳng cấp cho mình. (Luôn tự nhủ rằng bạn sẽ luôn là người đứng đầu, như vậy bạn sẽ có động lực và tinh thần nhiều hơn cho sự nghiệp của bản thân) 7. Khi đi học, bạn luôn mong chờ đến ngày nghỉ lễ, Tết. Khi đi làm thì hoàn toàn không giống vậy, dường như là bạn sẽ không được nghỉ ngơi. Công việc sẽ cuốn bạn đi bất cứ lúc nào kể cả ngày nghỉ. (Nếu là một nhân viên luôn mong chờ ngày nghỉ lễ thì bạn sẽ bị lạc hậu hơn so với những nhân viên khác. Sự lạc hậu này còn luôn đồng hành với sự đào thải và thất nghiệp). 8. Khi ngồi trên ghế nhà trường, lúc gặp khó khăn trong học tập thì có giáo viên giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, nếu lúc đó bạn lại cảm thấy mọi khó khăn đều do những yêu cầu quá nghiêm khắc từ phía giáo viên thì bạn đừng nên đi làm sau khi tốt nghiệp. Đơn giản nếu như không có những yêu cầu nghiêm khắc từ phía công ty thì chắc chắn bạn sẽ không làm được gì và sẽ nhanh chóng thất nghiệp, hơn nữa lúc này sẽ không có ai giúp đỡ bạn cả. (Nên nhận thức được rằng: Công ty sẽ luôn yêu cầu cao hơn rất nhiều so với trường học. Vì ở trường học, dù bạn có học được hay không thì chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bạn. Còn ở công ty bạn có làm được việc hay không thì lại ảnh hưởng đến rất nhiều người) 9. Mọi người đều thích xem phim truyền hình, nhưng bạn không nên xem nhiều vì đó không phải là cuộc sống của bạn. Vì công việc ở công ty mới phản ánh cuộc sống thực của bạn. (Bạn không nên xem nhiều vì tư tưởng của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi những bộ phim truyền hình đó. Cuộc sống của bạn nên do bạn quyết định) 10. Không bao giờ phê bình người khác sau lưng của họ, đặc biệt đừng bao giờ phê phán sếp là người không có năng lực, điều này là không đúng. (Nếu bạn có thắc mắc gì trong công việc thì nên nói ý kiến của mình trước mặt mọi người. Còn nếu như bạn luôn giữ thái độ và hành động phản kháng sau lưng người khác thì chỉ có bất lợi cho bạn mà thôi). Theo Hải Hiền
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_lam_viec_nhom_cong_nghe_thong_tin.pdf