Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp

Nhà máy thủy hải sản:

 - Kho lạnh công suất 250 tấn (nhiệt độ từ -25 đến -30 0C) với diện tích 192 m2.

 - Buồng cấp đông công suất 10 tấn/ ngày (nhiệt độ từ - 23 0C) với diện tích 96 m2.

 - Buồng bảo quản công suất 10 tấn (nhiệt độ từ 0 0C) có diện tích 32 m2.

 - Gian chế biến rộng 128 m2. Gian máy rộng 96 m2.

 - Mặt bằng kho lạnh:

* Hệ thống gồm các thiết bị chính sau đây:

- Máy nén: Hệ thống sử dụng máy nén 2 cấp. Các loại máy nén lạnh thường hay được sử dụng là MYCOM, York - Frick, Bitzer, Copeland vv

- Bình trung gian: Đối với hệ thống lạnh 2 cấp sử dụng frêôn người ta thường sử dụng bình trung gian kiểu nằm ngang. Bình trung gian kiểu này rất gọn, thuận lợi lắp đặt, vận hành và các thiết bị phụ đi kèm ít hơn.

Đối với hệ thống nhỏ có thể sử dụng bình trung gian kiểu tấm bản của Alfalaval chi phí thấp nhưng rất hiệu quả.

Đối với hệ thống NH3, người ta sử dụng bình trung gian kiểu đứng với đầy đủ các thiết bị bảo vệ, an toàn.

- Bình tách lỏng hồi nhiệt: Trong các hệ thống lạnh thường các thiết bị kết hợp một hay nhiều công dụng. Trong hệ thống frêôn người ta sử dụng bình tách lỏng kiêm chức năng hồi nhiệt. Sự kết hợp này thường làm tăng hiệu quả của cả 2 chức năng.

 

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 171 trang duykhanh 10980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp

Giáo trình Hệ thống máy lạnh công nghiệp
 mòn. Bộ đệm kín hỏng.
- Nắp máy hoặc bộ đệm kín nóng.
- Mở máy nén kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng.
3.7. Xử lý sự cố dầu tiêu thụ quá nhiều:
Bảng 6.9. Xử lý sự cố dầu tiêu thụ quá nhiều
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách xử lý
1. Ngập dịch, dầu sôi lên nên hút đi nhiều.
- Sương bám ở carte.
- Xử lý ngập dịch và hồi dầu về máy nén.
2. Dầu cháy do nhiệt độ cao.
- Máy, đầu đẩy và thiết bị ngưng tụ nóng.
- Kiểm tra lại hệ thống làm mát máy nén.
3. Hệ thống tách dầu và thu hồi dầu kém.
- Thay thế hệ thống tách và thu hồi dầu.
3.8. Xử lý sự cố nhiệt độ buồng lạnh không đạt yêu cầu:
Bảng 6.10. Xử lý sự cố nhiệt độ buồng lạnh không đạt yêu cầu
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách xử lý
1. Công suất lạnh thiếu: máy nén, dàn ngưng, bay hơi nhỏ.
- Áp suất thấp áp không xuống.
- Thay thế các thiết bị.
2. Cách nhiệt buồng lạnh không tốt.
- Áp suất thấp áp không xuống.
- Thay lại cách nhiệt.
3. Ga xì.
- Áp suất thấp áp không xuống.
- Xử lý vị trí xì và nạp thêm gas bổ sung.
4. Giải nhiệt cao áp kém
- Áp suất thấp áp không xuống.
- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống giải nhiệt.
5. Phụ tải quá lớn
- Áp suất thấp áp không xuống.
- Giảm phụ tải.
6. Vận hành phía dàn lạnh không tốt: 
- Thiếu gas, độ quá nhiệt lớn.
- Dàn lạnh nhỏ 
- Tuyết dàn lạnh nhiều, dầu đọng ở dàn lạnh, ống hút nhỏ.
- Áp suất hút thấp 
-Ống hút không đọng sương 
-Dễ xảy ra ngập dịch
- Hồi dầu về máy nén.
- Xả băng dàn lạnh.
- Điều chỉnh lại nhiệt độ kho.
- Thay dàn lạnh.
- Nạp bổ sung gas.
7. Vận hành dàn ngưng không tốt: Thiếu nước, dàn ngưng nhỏ, dàn bị bám bẩn, châm nhiều môi chất, đường xả nghẽn, bám dầu dàn ngưng..
- Áp suất ngưng tụ cao.
- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống giải nhiệt.
8. Các cơ cấu cơ khí bên trong hỏng.
- Có tiếng kêu bất thường, nhiệt độ máy cao, tiêu thụ dầu lớn.
- Mở máy nén kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng.
3.9. Xử lý các trục trặc thường gặp ở máy nén:
Bảng 6.11. Xử lý các trục trặc thường gặp ở máy nén
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách xử lý
1. Máy nén vì trục trặc về điện.
- Mô tơ trục trặc, đứt dây, cháy máy, không cách điện. Các thiết bị điều khiển hay an toàn hỏng, điều chỉnh sai.
Kiểm tra và thay thế các thiết bị hư hỏng;
2. Các sự cố về các cơ cấu cơ khí.
- Cơ cấu chuyển động hỏng, gãy, lắp sai, dùng vật tư kém, van hở, dầu bôi trơn kém máy không chạy được, bị các bon hoá do dùng lẫn lộn các loại dầu khác nhau.
- Mở máy nén kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng.
- Thay lại dầu mới.
3. Khâu chuyển động trục trặc.
-Dây curoa đứt, giãn nhiều, Puli mất cân bằng, Rảnh hoặc góc của puli không đúng, Trục mô tơ và máy nén không song song.
- Cân chỉnh lại các chi tiết.
4. Máy làm việc quá nóng.
- Áp suất cao áp cao, thiếu nước giải nhiệt, áo nước bị nghẽn, đường ống giải nhiệt máy nhỏ, bị nghẽn, cháy bộ phận chuyển động, thiếu dầu bôi trơn.
- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống giải nhiệt.
5. Âm thanh kêu to quá.
- Tỉ số nén cao, các vòng lót bị mòn hay lỏng, áp suất dầu nhỏ hay thiếu 
dầu bôi trơn, ngập dịch, hỏng bên trong cơ cấu chuyển động.
- Kiểm tra và sửa chữa hệ thống giải nhiệt.
- Kiểm tra hệ thống bôi trơn.
- Mở máy nén kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng.
6. Chấn động máy nén lớn.
- Dây curoa đứt, giãn nhiều, Puli mất cân bằng, Rảnh hoặc góc của puli không đúng, Trục mô tơ và máy nén không song song.
- Cân chỉnh lại các chi tiết.
7. Dầu tiêu hao nhiều.
- Hoà trộn với dịch khi ngập dịch. Vòng găng bị mài mòn, píttông và sơ mi bị xước.
- Xử lý ngập dịch.
- Mở máy nén kiểm tra và thay thế các chi tiết bị hỏng.
8. Dầu bôi trơn bị bẫn.
- Nước vào carte, do mài mòn và do cặn bẩn trên hệ thống, do dầu bị ôxi hoá, do nhiệt độ cao dầu cháy.
- Thay lại dầu mới
9. Dầu rỉ ra bộ đệm kín.
- Lắp không đúng, mài mòn.
 - Lắp lại bộ đệm kín, thay vòng đệm.
3.10. Xử lý sự cố áp suất dầu thấp:
Bảng 6.12. Xử lý sự cố áp suất dầu thấp
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách xử lý
1. Ngập dịch, dầu sôi lên nên hút đi nhiều.
- Sương bám ở carte.
- Xử lý ngập dịch và hồi dầu về máy nén.
2. Dầu cháy do nhiệt độ cao.
- Máy , đầu đẩy và thiết bị ngưng tụ nóng.
- Kiểm tra lại hệ thống làm mát máy nén.
3. Bơm dầu bị hỏng.
- Máy nén không hoạt động.
- Thay thế bơm dầu.
4. Lọc dầu bị tắc.
- Vệ sinh bộ lọc dầu.
5. Hệ thống hồi dầu kém.
- Thay thế hệ thống thu hồi dầu.
3.11. Xử lý sự cố ngập dịch:
 * Nguyên nhân của ngập lỏng là do: 
- Phụ tải nhiệt quá lớn quá trình sôi ở dàn lạnh mãnh liệt và hơi cuốn lỏng về máy nén 
- Van tiết lưu mở quá lớn hoặc không phù hợp. 
- Khi mới khởi động, do có lỏng nằm sẵn trên ống hút hoặc trong dàn lạnh. 
- Van phao khống chế mức dịch dàn lạnh hỏng nên dịch tràn về máy nén.
- Môi chất không bay hơi ở dàn lạnh được: do bám tuyết nhiều ở dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp, quạt dàn lạnh hỏng...
* Ngập lỏng nhẹ:
- Đóng van tiết lưu hoặc tắt cấp dịch dàn lạnh và kiểm tra tình trạng ngập lỏng, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây ngập lỏng. Khi biết được nguyên nhân phải khắc phục ngay. 
Trong trường hợp nhẹ có thể mở van xả khí tạp cho môi chất bốc hơi ra sau khi đã làm nóng cácte lên 30oC, sau đó có thể vận hành trở lại. 
Trường hợp nặng hơn, sương bắt đầu bám ở thân các te, nhiệt độ đầu hút thấp nhưng nhiệt độ bơm dầu trên 30oC thì áp dụng cách sau : 
+ Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch. Cho máy chạy tiếp tục. 
+ Khi áp suất hút đã xuống thấp mở từ từ van chặn hút rồi quan sát tình trạng. Qua 30 phút dù đã mở hết van hút nhưng áp suất không tăng chứng tỏ dịch ở trong dàn lạnh đã bốc hơi hết. 
+ Mở van điện từ hoặc van tiết lưu cấp dịch cho dàn lạnh để hệ thống hoạt động lại và quan sát. 
* Ngập lỏng nặng: 
Khi quan sát qua kính xem gas thấy dịch trong cácte nổi thành tầng thì đó là lúc ngập nặng. Lập tức cho máy ngập lỏng dừng và thực hiện các biện pháp sau :
+ Trường hợp hệ thống có nhiều máy đấu chung:
- Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch. 
- Đóng van xả máy ngập lỏng.
- Sử dụng van by - pass giữa các máy nén dùng máy nén không ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng. 
- Khi áp suất xuống thấp làm nóng các te máy ngập lỏng cho bốc hết môi chất bên trong. 
- Quan sát qua kính xem dầu môi chất lạnh bên trong cácte. 
- Rút bỏ dầu trong cácte. 
- Nạp dầu mới đã được làm nóng lên 35 ÷ 40oC. 
- Khi đã hoàn tất mở van xả và cho máy hoạt động lại, theo dõi và kiểm tra.
+ Trường hợp không có máy đấu chung: 
- Tắt cấp dịch, dừng máy. 
- Đóng van xả và van hút. 
- Qua lỗ xả dầu xả bỏ dầu và môi chất lạnh. 
- Nạp lại dầu cho máy lạnh. 
- Mở van xả. 
- Cho máy hoạt động trở lại và từ từ mở van hút. 
- Sau khi đã mở hoàn toàn mà không có hiện tượng gì thì coi như đã xử lý xong. 
Trong trường hợp này cũng có thể hút dịch trong cacte máy nén ngập lỏng bằng máy nén nhỏ khác bên ngoài. 
3.12. Xử lý sự cố phần điện:
Bảng 6.13. Xử lý sự cố phần điện
Nguyên nhân
Triệu chứng
Cách sửa chữa
1. Không có nguồn điện cấp vào.
Hệ thống không có tín hiệu.
Kiểm tra điện nguồn.
2. Đứt cầu chì, đứt dây điện.
Hệ thống không hoạt động.
Thay thế cầu chì
3. Tiếp điểm không tiếp xúc tốt.
Điện qua khi ấn nút nhưng nhả ra thì bị ngắt.
Làm sạch và đấu nối lại các tiếp điểm.
4. Cháy khởi động từ, rơle nhiệt, rơle trung gian, timer, đồng hồ phá băng. 
Hệ thống không hoạt động.
Thay thế các thiết bị bị cháy
5. Nối đất không tốt
Điện rò ra các thiết bị
Nối đất lại cho hệ thống.
6. Hệ thống bị quá tải
Rơle nhiệt tác động
Khắc phục sự cố quá tải
7. Điện áp thấp hoặc bị mất pha.
Hệ thống không hoạt động.
Kiểm tra điện áp nguồn.
8. Đấu ngược pha
Hệ thống không hoạt động.
Đảo lại pha
9. Cháy điện trở xả đá, cháy hoặc tiếp điểm đồng hồ phá băng tiếp xúc không tốt.
Hệ thống không xả đá được.
Kiểm tra và thay thế các thiết bị.
* Các bước và cách thực hiện công việc:
3.1. Quy trình và các tiêu chuẩn thực hiện công việc:
TT
Tên công việc
Thiết bị - dụng cụ
Tiêu chuẩn thực hiện
01
 Xử lý sự cố mô tơ máy nén không quay	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
02
Xử lý sự cố áp suất đẩy quá cao
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
03
Xử lý sự cố áp suất đẩy quá thấp
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đúng trình tự
Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
04
Xử lý sự cố áp suất hút quá cao
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
05
Xử lý sự cố áp suất hút quá thấp
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
06
Xử lý sự cố có tiếng lạ phát ra từ máy nén	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
07
Xử lý sự cố carte bị quá nhiệt	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
08
Xử lý sự cố dầu tiêu thụ quá nhiều
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
09
Xử lý sự cố nhiệt độ buồng lạnh không đạt yêu cầu
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
10
 Xử lý các trục trặc thường gặp ở máy nén	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
11
Xử lý sự cố áp suất dầu thấp	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
12
Xử lý sự cố ngập dịch	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
13
Xử lý sự cố phần điện	
Hệ thống lạnh, Quy trình vận hành, Nhật ký 
Thiết bị đo kiểm 
Đo, kiểm tra chính xác, Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
3.2. Hướng dẫn cách thức thực hiện công việc:
Tên công việc
Hướng dẫn
Xử lý sự cố mô tơ máy nén không quay	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố áp suất đẩy quá cao
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố áp suất đẩy quá thấp
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống
Xử lý sự cố áp suất hút quá cao
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố áp suất hút quá thấp
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố có tiếng lạ phát ra từ máy nén	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố carte bị quá nhiệt	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố dầu tiêu thụ quá nhiều
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố nhiệt độ buồng lạnh không đạt yêu cầu
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
 Xử lý các trục trặc thường gặp ở máy nén	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố áp suất dầu thấp	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố ngập dịch	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
Xử lý sự cố phần điện	
Đo, kiểm tra hệ thống lạnh
Xác định nguyên nhân sự cố
Sửa chữa khắc phục sự cố
Vận hành lại, kiểm tra thiết bị và hệ thống 
3.3. Những lỗi thường gặp và cách khắc phục:
TT
Hiện tượng
Nguyên nhân
Cách phòng ngừa
1
Hệ thống sau khi sửa vẫn không vận hành được 
Nghiên cứu nhật ký, quy trình chưa kỹ, Chưa tìm đúng nguyên nhân 
Nghiên cứu kỹ nhật ký, và quy trình vận hành, Xác định lại nguyên nhân hỏng 
2
Thiết bị hoạt động không đạt yêu cầu
Cài đặt các chế độ vận hành chưa đúng 
Đọc kỹ các tài liệu đi kèm thiết bị
* Bài tập thực hành của học viên:
- Các bài tập áp dụng, ứng dụng kiến thức: Thực hành theo chương trình
- Bài thực hành giao cho nhóm, mỗi nhóm tối đa 5 sinh viên
- Nguồn lực và thời gian cần thiết để thực hiện công việc: Theo chương trình
- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đáp ứng tiêu chuẩn
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:
- Thực hành: Vận hành, xử lý sự cố trong một số hệ thống lạnh
- Lý thuyết: Trình bầy nguyên lý làm việc 
- Sau khi trình bầy nguyên lý làm việc, trả lời thêm 1 hoặc 2 câu hỏi của giáo viên
BÀI 7: KIỂM TRA KẾT THÚC 
 Mã bài MĐ28 - 07
1. Hình thức:
Thực hành: Lắp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp
Lý thuyết: Thuyết minh nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh và hệ thống điện
Trả lời câu hỏi của giáo viên
2. Thời gian: 6 giờ
3. Nội dung:
Thực hành: Lắp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lạnh đúng theo sơ đồ nguyên lý, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và thời gian.
Lý thuyết: Trình bầy được nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh và hệ thống điện.
Sau khi trình bầy nguyên lý làm việc của hệ thống, trả lời thêm 1 hoặc 2 câu hỏi của giáo viên
4. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Kiến thức: 
+ Thiết bị hoạt động đúng 
- Kỹ năng:
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề đo kiểm tra và các thiết bị an toàn
+ Nắm vững nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các hệ thống máy lạnh công nghiệp
+ Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống máy lạnh công nghiệp đúng yêu cầu kỹ thuật.
+ Đo kiểm tra, đánh giá được các hệ thống máy lạnh công nghiệp
- Thái độ:
+ Đảm bảo an toàn lao động
+ Nơi thực tập phải gọn gàng, ngăn nắp
+ Cẩn thận, tỉ mỉ
5. Phương pháp đánh giá: Chấm theo thang điểm 10
- Thiết bị hoạt động đúng: 5 điểm
- Thuyết minh đúng nguyên lý làm việc: 2 điểm
- Đảm bảo mỹ thuật: 1 điểm
- Đảm bảo thời gian: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi của giáo viên: 1 điểm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy.2005. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Lợi.2002. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy, Đinh Văn Thuận.2002. Kỹ thuật lạnh ứng dụng. Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội.
[4] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy.2005. Kỹ thuật lạnh cơ sở. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[5] Trần Thanh Kỳ.1996. Máy lạnh. Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.
[6] Nguyễn Đức Lợi.2004. Tự động hóa hệ thống lạnh. Nhà xuất bản giáo dục.
[7] Nguyễn Đức Lợi, Vũ Diễm Hương, Nguyễn Khắc Xương.1998. Vật liệu kỹ thuật lạnh và kỹ thuật nhiệt. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_he_thong_may_lanh_cong_nghiep.docx