Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Trình bầy chức năng, nhiệm vụ từng thiết bị

a. Cụm máy lạnh Chiller

 Cụm máy lạnh chiller là thiết bị quan trọng nhất của hệ thống điều hoà kiểu làm lạnh bằng nước. Nó được sử dụng để làm lạnh chất lỏng, trong điều hoà không khí sử dụng để làm lạnh nước tới khoảng 70C .Ở đây nước đóng vai trò là chất tải lạnh.

 b. Các dàn lạnh FCU và AHU

FCU ( Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió.

AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh Air Handling Unit. Tương tự FCU, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí.

c. Các hệ thống thiết bị khác:

- Bình giản nỡ và cấp nước bổ sung: Có công dụng bù giản nở khi nhiệt độ nước thay đổi và bổ sung thêm nước khi cần. Nước bổ sung phải được qua xử lý cơ khí cẩn thận.

- Hệ thống đường ống nước lạnh sử dụng để tải nước lạnh từ bình bay hơi tới các FCU và AHU. Đường ống nước lạnh là ống thép có bọc cách nhiệt. Vật liệu cách nhiệt là mút, styrofor hoặc polyurethan.

- Hệ thống đường ống giải nhiệt là thép tráng kẽm.

- Hệ thống xử lý nước

 

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 219 trang duykhanh 4520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
rỉ
- Kết cấu dễ vệ sinh lau chùi khi cần thiết
4.2 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, phân loại về miệng thổi, miệng hút không khí ?
Câu 2: Hãy nêu yêu cầu kỹ thuật đối với miệng thổi, miệng hút không khí?
Câu 3 : trình bày cấu tạo chi tiết của từng loại miệng hút ?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 25
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l‎ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
BÀI 26.
LẮP ĐẶT CÁC LOẠI MIỆNG THỔI THÔNG DỤNG
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Chọn được đúng miệng thổi, hút trong đường ống gió
+ Biết vị trí lăp đặt 
+ Lắp đặt các miệng thổi, hút lên hệ thống gió 
+ Lắp đúng vị trí, kỹ thuật, thẩm mỹ 
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận khi lắp đặt 
Nội dung:
1. Xác định vị trí lắp đặt miệng thổi, hút	
1.1 Đọc bản vẽ thiết kế sơ đồ hệ thống dẫn gió
Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách
1.2 Đo đạc để xác định vị trí chính xác lăp đặt
Dựa vào bảng vẽ để thi công 
2. Tính chọn miệng thổi, miệng hút 
2.1 . Đưa ra các thông số kỹ thuật của miệng thổi, hút
- Căn cứ vào đặc điểm công trình, mặt bằng trần, bố trí sơ bộ để chọn số lượng miệng thổi 
- Tính lưu lượng trung bình cho một miệng thổi 
- Căn cứu vào lưu lượng và quãng đường đi từ miệng thổi đến vùng làm việc tiến hành tính toán kích thước miệng thổi hoặc chọn miệng thổi thích hợp sao cho đảm bảo tốc độ trong vùng làm việc đạt yêu cầu.
2.2 Tra bảng chọn miệng thổi, hút theo đúng yêu cầu phù hợp với catalog nhà sản xuất.
Tra bảng miệng thổi, miệng hút của thiết bị.
3. Lập qui trình lắp đặt miệng thổi, hút
3.1 Lập qui trình lắp đặt các miệng thổi, hút cho đường dẫn gió 
Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn) 
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
 Tùy theo từng mặt bằng địa điểm có các yêu tố ảnh hưởng khác nhau.
4. Tổ chức lắp đặt miệng thổi, hút theo qui trình 	
4.1 Xác định vị trí lắp đặt
Xác định các vị trí lắp các thiết bị phụ, Kết nối với hệ thống, Làm kín
Hoàn thiện
4.2 Lắp đặt đúng các yêu cầu kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế
Đảm bảo yêu cầu an toàn cao
5. Kiểm tra	
5.1 Kiểm tra tình trạng miệng thổi, hút sau khi lắp đặt
Kiểm tra xem các miệng thổi có hoạt động tốt không
5.2 Vận hành thử, kiểm tra các thông số kỹ thuật
Vận hành bằng cách cấp nguồn cho các thiết bị hoạt động để kiểm tra
5.3 Đo các thông số sau khi ra - vào khỏi miệng thổi, hút trên kênh dẫn gió 
Đo lưu lượng bằng đồng hồ đo
5.4 Tìm nguyên nhân, đưa ra phương án khắc phục nếu chưa đạt thiết kế 
Quang sát tìm các lỗi thường gặp, khắc phục chúng để cho hệ thống hoạt động tốt. 
5.5 Điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ thống đường dẫn gió
  	Đối với hệ thống ống dẫn không khí lạnh, Nhà thầu phải cung cấp và lắp đặt bảo ôn cho các đường ống bằng vật liệu cách nhiệt phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã được đề ra. Tất cả chất cách nhiệt phải theo đúng yêu cầu của NFPA và Cơ quan phòng cháy chữa cháy. Cách nhiệt phải thuộc loại sợi thủy tinh nửa cứng 32kg/m3 có độ dẫn nhiệt không lớn hơn 0.034W/mK ở 20oC và được sản xuất theo tiêu chuẩn.
Chất cách nhiệt phải là loại màng nhôm ngăn ẩm ở phía ngoài có gia cường bằng sợi. Lưới sợi gia cường không lớn hơn 10mm x 10mm.
Hệ thống ống phải được cách nhiệt từ các giá treo và thanh đỡ.
Sợi thủy tinh phải được dán dính với ống bằng keo dán chống cháy. Keo dán phải được dán sao cho chất cách nhiệt áp vào một ống một cách đồng nhất và chắc chắn.
 Đối với các ống rộng đến 450mm, chất cách nhiệt phải được phủ quanh ống. Đối với các ống nằm ngang trên 450mm, phải gắn đinh kim loại trên bề mặt đáy với khoảng cách 400mm. Sau đó chất liệu cách nhiệt phải được phủ quanh ống thẳng đứng > 450mm, các chốt phải được cắt bỏ sau khi đã dùng kẹp. Miếng ngăn ẩm phải được đệm kín hoàn toàn bằng mastic hoặc bằng keo nhôm ở nơi các chốt xuyên qua.
Tất cả các khớp nối phải được đệm kín bằng băng keo nhôm rộng ít nhất 75mm để tạo ra màng ngăn ẩm liên tục bên ngoài. Trước khi dán loại này, tất cả bề mặt tiếp xúc màng ngăn ẩm phải được chùi sạch bụi và dầu nhờn bằng cách dùng vải và dung môi thích hợp theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Tất cả chất cách nhiệt đường ống phải phủ kín mặt bích, phải được áp dụng để tạo thành một màng ngăn ẩm và nhiệt liên tục không có khoảng hở, lỗ hổng và các khe hở. Phải quan tâm thực hiện để đảm bảo độ dày tối thiểu quy định được duy trì tại các góc, chỗ nhô ra .
Không gắn lớp cách nhiệt cho đến khi ống gió đã được thử xì như quy định.
Phải gắn cách nhiệt tất cả để tạo ra một mặt phẳng đồng nhất và phẳng. Tất cả các đoạn  cong phải đồng tâm, và phù hợp chính xác với độ dày. Độ nhảy bậc và gợn sóng trong bề mặt không thể chấp nhận được. Phải bỏ đi bất cứ phần nào hoặc tấm ốp nào có cạnh hoặc mép bị hỏng.
Tất cả lớp cách nhiệt phải gắn sát với các bề mặt được bao phủ, tất cả tấm ốp và các đoạn cắt phải được xây kín. Các gờ nối đầu được liên kết mộng, vạt cạnh hoặc tạo hình theo yêu cầu. Các kẽ hở nhỏ sót lại trong lớp cách nhiệt phải được lấp đầy và chèn kín.
Lớp cách nhiệt phải được ốp trên mặt phẳng sạch và khô, không có tạp chất như dầu, nhớt, rỉ sắt, lớp gỉ hoặc bùn. Phải sử dụng dụng cách nhiệt sạch và khô. Nói chung lớp cách nhiệt phải ốp theo đúng đề xuất của nhà sản xuất.
Phải bố trí cách nhiệt liên tục tất cả khủy nối, các mối nối cách nhiệt phải được bố trí xen kẽ đối với các mối nối trên hệ thống đường ống được gắn. Màng ngăn ẩm  được bịt kín quanh tất cả giá treo hoặc những chỗ nhô ra trong quá trình cách nhiệt.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu các bước lắp đặt các loại miệng thổi thông dụng ?
Câu 2 : Trình bày các bước kiểm tra hệ thống gió ?
Câu 3 : Chỉ ra các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt ?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 26
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l‎ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
BÀI 27
KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI , TÍNH CHỌN QUẠT GIÓ
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Biết được chức năng, nhiệm vụ của quạt gió 
+ Phân loại được các loại quạt gió 
+ Mô tả cấu tạo quạt gió 
+ Phân loại được các loại quạt gió, dựa vào công suất, hướng đi của gió 
+ Vẽ được sơ đồ nguyên lý cấu tạo quạt gió 
+ Nghiêm chỉnh, cẩn thận phân tích 
Nội dung:
1. Khái niệm về quạt gió trong hệ thống điều hoà không khí 	
1.1 Khái quát mục đích ứng dụng của quạt gió trong hệ thống ống dẫn gió
	Cũng giống như máy nén, quạt gió trong hệ thống dẫn gió là trái tím của hệ thống.
	Chức năng : Cung cấp không khí cho hệ thống.
1.2 Đọc bản vẽ hệ thống dẫn gió trong điều hoà không khí
Căn cứ vào bản vẽ của hệ thống ống gió. 
2. Chức năng, nhiệm vụ của quạt gió
2.1 . Chức năng của quạt gió
Chức năng của quạt dùng để hút và xả không khí 
2.2 Nhiệm vụ của quạt gió 
Nhiệm vụ của quạt là điều hòa lượng không khí ổn định.
3. Phân loại quạt gió 
3.1 Phân loại quạt gió dựa trên cấu tạo hoặc nguyên lý làm việc 
a. Quạt ly tâm:
ĐẶC TÍNH
Lưu lượng gió lớn
Áp suất tương đối cao.
Độ ồn quạt hoạt động khá lớn
Hiệu suất làm việc cao vào khoảng 30% đến 80% lưu lượng định mức
Cánh quạt được lắp trực tiếp vào trục động cơ         
Quạt được thiết kế chắc chắn với nhiều chi tiết được liên kết bằng bu long nên dễ dàng cho việc tháo lắp, thay thế và bảo dưỡng.
CÔNG DỤNG
Làm quạt hút trong các hệ thống đường ống dài phức tạp như khí thải, nơi phát sinh bụi nhỏ và mịn như mùn cưa, bụi mạt sắt do đánh bóng kim loại
Thông gió tầng hầm, tăng áp buồng thang
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Model
Công suất
Số cực
Điện áp
Ampe
Tốc độ
Lưu lượng
Áp suất tĩnh
Độ ồn
Khối lượng
HP
Pole
V
A
rpm
Q(m3/h)
Ps (Pa)
dB
kg
DTR - 2.0#
3
2
380
5.1
~ 1400
4.000 ~ 5.500
500 ~ 300
< 63
~ 69
DTR - 2.5#
5.5
2
380
8.8
~ 1400
5.000 ~ 7.000
600 ~ 400
< 65
~ 99
DTR - 3.0#
7.5
2
380
11.7
~ 1400
7.000 ~ 11.000
700 ~ 500
< 70
~ 137
DTR - 3.5#
10
2
380
15.6
~ 1400
10.000 ~ 13.000
600 ~ 500
< 68
~ 181
DTR - 4.0#
15
2
380
24.5
~ 960
7.000 ~ 11.000
600 ~ 500
< 69
~ 225
DTR - 4.5#
20
2
380
31.6
~ 960
10.000 ~ 14.000
700 ~ 600
< 73
~ 305
DTR - 5.0#
30
2
380
44.7
~ 960
13.000 ~ 19.000
800 ~ 600
< 76
~ 453
DTR - 5.5#
40
2
380
59.3
~ 960
18.000 ~ 24.000
800 ~ 600
< 78
~ 740
DTR - 6.0#
50
2
380
67.9
~ 1250
46.000 ~ 54.000
1.300 ~ 1.000
< 87
~ 600
3.2 Phân loại các loại quạt gió trên hệ thống điều hoà không khí
Có hai loại chính : quạt hướng trục và quạt ly tâm.
3.3 Nguyên lý làm việc của quạt gió
Nguyên lý làm việc của quạt gió là hút và xả không khí, giống như máy bơm nước dân dụng.
4. Tính chọn quạt gió theo catalog nhà máy sản xuất 
4.1 Các thông số kỹ thuật của quạt gió 
        Việc lựa chọn quạt căn cứ vào rất nhiều yếu tố, sau khi tính toán thiết kế nêu được yêu cầu về sử dụng quạt  khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi những thông tin như sau:
- Lưu lượng cần thiết của quạt: m3/h
- Cột áp cần thiết của quạt:   mmH2O
- Điều kiện làm việc của quạt 
Trong đó : 
- Lưu lượng của quạt nhằm  đảm bảo tạo ra một tốc độ khí đi trong đường ống, tại chụp hút,  lượng khí cần trao đổi nhiệt hoặc cung cấp cho một quá trình cháy v.v 
- Cột áp là áp suất cần thiết do quạt tạo ra nhằm khắc phục trở lực của toàn bộ hệ thống ( tham khảo mô hình khắc phục trở lực)
- Điều kiện làm việc và đặc tính công nghệ của quạt như: Môi trường làm việc chịu ăn mòn, nhiệt độ cao, nhiều hơi nước hoặc nhiều bụi v,v 
* Căn cứ vào những yêu cầu khách hàng đặt ra TOMECO sẽ đáp ứng:
- Tính toán lựa chọn quạt phù hợp nhất
- Tính toán công suất lắp đặt hợp lý nhất 
- cung cấp các giải pháp hoàn thành các nhiệm vụ công nghệ,
- Cung cấp sản phẩm với thời gian nhanh chóng, thuận lợi nhất 
- Hoàn thành dịch vụ với giá cả hợp lý nhất.
h. Tính toán lựa chọn áp suất cần thiết của quạt:
Lựa chọn áp suất của quạt rất cần thiết vì khi áp suất của quạt không đủ để khắc phục trở lực lúc đó lưu lượng làm việc của quạt sẽ bị giảm. Áp suất tổng của quạt được lựa chọn phải  đảm bảo điều kiện sau:
P ≥ P1+ T1+ T2 + P2
        Trong đó:
P: Áp suất tổng của Quạt 
P1: Áp suất công nghệ cần thiết cho dòng khí đầu vào
T1: Tổng trở lực đầu vào
T2: Tổng trở lực đầu ra
P2 : Áp suất công nghệ cần thiết của dòng khí ở đầu ra 
* Sơ đồ khắc phục trở lực của quạt:
Hình 27.1 - Sơ đồ khắc phục trở lực của quạt
*  Phương án đáp ứng của TOMECO đối với các nhu cầu dùng 
4.2 Chọn quạt gió phù hợp có trong cataloge nhà sản xuất .
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, phân loại quạt gió?
Câu 2 : Nêu công thức tính quạt gió ?
Câu 3 : Trình bày nguyên lý làm việc của quạt gió ?
Câu 4 : Hãy phân loại quạt gió trong hệ thống lạnh ?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 27
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l‎ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
BÀI 28
LẮP ĐẶT QUẠT
Mục tiêu : Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
+ Tính được lưu lượng quạt gió 
+ Tính được công suất quạt gió 
+ Chọn được loại quạt gió phù hợp trong catalog nhà sản xuất . 
+ Phân loại được các loại quạt gió 
+ Cẩn thận, tỉ mỉ, tránh nhầm số khi tra bảng
Nội dung:
1. Khảo sát, chọn vị trí lắp đặt quạt gió 	
1.1 Đọc bản vẽ lắp đặt 
Khảo sát các bản vẽ tổng thể
Khảo sát các bản vẽ lắp đặt
Khảo sát các bản vẽ chi tiết
Bảng danh mục, quy cách
1.2 Khảo sát hiện trường, chọn vị trí lắp đặt thích hợp 
2. Lập qui trình lắp đặt
2.1 . Lập qui trình lắp đặt cho hệ thống
Xác định các vị trí lắp đặt giá treo và chống rung
Xác định kích cỡ, số lượng giá treo và chống rung
Lập danh mục các công việc cần thực hiện theo thứ tự
Định mức thời gian cho từng công việc
Phân bố các công việc xen kẽ hoặc tuần tự trên bảng tiến độ
Dự trù số nhân công tham gia
Dự trù các điều kiện khác (xe, cẩu, máy hàn)
2.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến qui trình
Tùy theo từng mặt bằng thi công, phân tích chính xác. 
3. Tổ chức thực hiện lắp đặt bơm 
3.1 Xác định vị trí lắp đặt
Xác định các vị trí lắp 
Lắp giá đỡ hoặc bệ quạt
Lắp quạt
Kết nối với hệ thống
Làm kín
Hoàn thiện
3.2 Lắp đặt đúng theo quy trình và các yêu cầu kỹ thuật trong Cataloge máy
Đọc kỹ hướng dẫn trong cataloge của máy để lắp đặt đảm bảo kỹ thuật và an toàn.
4. Kiểm tra, chạy thử
4.1 Kiểm tra tình trạng bơm sau khi lắp đặt
Dùng đồng hồ ampe kiểm tra dòng của động cơ quạt.
4.2 Vận hành thử , kiểm tra các thông số của quạt gió
4.3 Chỉ ra điều kiện, nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình làm việc của quạt gió quạt gió
Các nguyên nhân như : Môi trường, nhiệt độ, áp suất.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu các bước lắp đạt quạt?
Câu 2 : Hãy liệt kê các vật liệu lắp đặt quạt ?
Câu 3 : Chỉ ra các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình lắp đặt quạt ?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 28
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được sơ đồ nguyên l‎ý của hệ thống lạnh.
. Hiểu đước các thể pha của vật chất.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ, Đinh Văn Thuật 
“ Kỹ Thuật Lạnh Ưùng Dụng”, NXB Giáo Dục,2002
[2]. Trần Đức Ba, Phạm Văn Bôn
“Công Nghệ Lạnh Thực Phẩm Nhiệt Đới”
Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM, 1993
[3]. Nguyễn Đức Lợi
“Hướng Dẫn Thiết Kế Hệ Thống Lạnh”
NXB Khoa Hoc Kỹ Thuật, Hà Nội, 2002
[4].Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy
“Kỹ thuật lạnh cơ sở”, NXB Giáo Dục, 2002
[5].Viện sĩ Trần Đức Ba ( chủ biên)
“Kỹ Thuật Lạnh Đại Cương”, Trường Đại Học Bách Khoa TpHCM

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_he_thong_dieu_hoa_khong_khi_trung_tam_ky_thuat_ma.doc