Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Đặc điểm máy điều hoà cửa sổ

 Máy điều hoà không khí cửa sổ là loại máy điều hoà độc lập thường lắp ngay vào tường phía dưới cửa sổ, nên gọi là máy điều hoà nhiệt độ cửa sổ.

 Máy điều hoà cửa sổ có một số đặc điểm sau:

- Kết cấu gọn nhẹ;

- Năng suất lạnh của máy thường không vượt quá 30000 BTU/h (~ 7500 kcal/h);

- Dàn ngưng tụ chỉ làm mát bằng không khí cưỡng bức, quạt hướng trục;

- Dàn bay hơi làm lạnh bằng quạt li tâm;

- Thiết bị tiết lưu là ống mao;

 Máy nén là loại kín, có vòng quay lớn 2950 vg/ph với điện 50 Hz và 3550 vg/ph với điện 60 Hz; môi chất làm lạnh là R22 (frêôn 22 – CHClF2, sôi ở -40,80C);

 Phần lớn điều hoà cửa sổ không bố trí bộ phận sưởi nóng không khí trong mùa đông. Loại này gọi là máy điều hoà mùa hè hoặc máy một chiều. Các máy có bố trí bộ phận sưởi ấm không khí cho mùa đông gọi là máy điều hoà cửa sổ 4 mùa.

Bộ phận sưởi có thể chỉ đơn giản là các thanh điện trở lắp ngay phía dàn bay hơi. Mùa đông, khi bật nút sưởi thì chỉ có quạt gió hoạt động thổi không khí qua thanh điện trở nung nóng.

 Bộ phận sưởi cũng có thể là chính máy lạnh nhưng nhờ có các van đổi chiều mà dòng môi chất chuyển động ngược lại: dàn bay hơi trở thành dàn ngưng tụ phía trong nhà, dàn ngưng trở thành dàn bay hơi phía ngoài. Máy làm việc theo kiểu bơm nhiệt từ môi trường bên ngoài vào trong nhà, vì vậy các máy này thường được gọi là bơm nhiệt hoặc gọi là máy hai chiều.

 Có một số máy bơm nhiệt có khả năng hút ẩm, khi bật nút “hút ẩm” thì độ ẩm trong phòng giảm xuống nhưng nhiệt độ không thay đổi.

1.2 Nguyên lý làm việc máy điều hoà một cục một chiều

 Môi chất thực hiện quá trình sôi trong dàn bay hơi (dàn lạnh) và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi được máy nén hút về và đẩy lên dàn ngưng tụ (dàn nóng). Tại dàn ngưng tụ môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất cao được quạt gió làm mát, thực hiện quá trình ngương tụ (chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng) và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài.

 Môi chất lỏng từ dàn ngương tụ dưới tác của sự chệnh lệch áp suất chuyển động tới thiết bị tiết lưu (ống mao, cáp, van tiết lưu ). Khi đi qua thiết bị tiết lưu, nhiệt độ và áp suất môi chất giảm đến giá trị thích hợp và chuyển tới dàn bay hơi để tiếp tục thực hiện quá trình bay hơi. Tại đây môi chất thay đổi trạng thái từ lỏng sang hơi và thu nhiệt của môi trường xung quanh dàn bay hơi. Quá trình cứ như thế liên tục xay ra trong máy điều hòa nhiệt độ.

1.3 Nguyên lý làm việc của máy điều hoà hai chiều

 Môi chất thực hiện quá trình sôi trong dàn bay hơi (dàn lạnh) và chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi. Hơi được máy nén hút về và đẩy lên dàn ngưng tụ (dàn nóng). Tại dàn ngưng tụ môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất cao được quạt gió làm mát, thực hiện quá trình ngưng tụ (chuyển từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng) và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài.

Môi chất lỏng từ dàn ngương tụ dưới tác của sự chệnh lệch áp suất chuyển động tới thiết bị tiết lưu (ống mao, cáp, van tiết lưu ). Khi đi qua thiết bị tiết lưu, nhiệt độ và áp suất môi chất giảm đến giá trị thích hợp và chuyển tới dàn bay hơi để tiếp tục thực hiện quá trình bay hơi. Tại đây môi chất thay đổi trạng thái từ lỏng sang hơi và thu nhiệt của môi trường xung quanh dàn bay hơi. Quá trình cứ như thế liên tục xay ra trong máy điều hòa nhiệt độ.

 Trong trường hợp nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ định mức để điều hoà không khí, máy tự động chuyển chế độ làm ấm môi trường cần điều hoà bằng 2 phương pháp:

Máy nén ngừng hoạt động đồng thời nguồn được cấp cho điện trở được bố trí trong dàn lạnh, hệ thống quạt hoạt động bình thường.

Máy nén hoạt động bình thường đồng thời van đảo chiều môi chất được cấp nguồn làm cho thiết bị bay hơi trở thành thiết bị ngưng tụ và ngược lại.

 

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 147 trang duykhanh 5240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí dân dụng - Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí
KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 14
Nội dung:
+ Về kiến thức: Kiểm tra đánh giá đúng tình trạng làm việc của các thiết bị
+ Về kỹ năng: Bảo dưỡng các thiết bị trong máy lạnh đúng quy trình kỹ thuật và của nhà sản xuất
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm
BÀI 15
SỬA CHỮA MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP
Mục tiêu : 
+ Xây dựng được quy trình lắp đặt máy 
+ Sửa chữa các hư hỏng của máy lạnh
+ Xác định đúng nguyên nhân hư hỏng 
+ Sửa chữa được các hư hỏng của máy 
+ Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
+ Chú ý an toàn 
Nội dung của bài:
1. Sử dụng thiết bị an toàn	
1.1 Sử dụng dây an toàn
 -khi cầm trên tay dây an toàn người thợ cần phải chú ý đến bẹ dây và móc khóa của dây xem coi có điểm nào nghi vấn không an toàn thì phải khắc phục trước khi sử dụng .đeo móc khóa ở bụng lại không dược xiết chặt ,phần móc và dây còn lại sẻ dược móc vào khi leo lên dàn giáo nhưng nhớ móc làm sao dễ thao tác khi sửa chữa và đảm bảo tuyệt đối an toàn . 
1.2 Sử dụng bộ hàn hơi
 Do tính nguy hiểm của bộ hàn hơi rất cao nên khi sử dụng nó cần phải nắm vững các quy định và nguyên tắt bắt buột ,không được đùa dởn khi đang điều chỉnh hoạt điều chỉnh sai quy định. 
 -Mở nhích van chai oxy ra rồi tiến hành điều chỉnh van giảm áp để đồng hồ ở mức 5-7 at,đồng thời mở nhích van điều chỉnh oxy khi hàn ra để kiểm tra thử lượng oxy ra như thế nào ?
 -Tiếp theo ta mở van chai axetylen ra ,rồi tiến hành mở van diều áp ra và chỉnh áp khi hàn khoảng 0.5-0.7at.sau đó ,mở van gas tại mỏ hàn ra để kiểm tra lương gas khi hàn .
 -sau khi đã mở hết các van và điều chỉnh xong ta tiến mở nhích van oxy và van gas ra rồi bật lữa ,khi ngọn lữa đỏ ta bắt đầu điều chỉnh ngọn lữa phù hợp với loai ống dày hay mỏng rồi tiến hành hàn. 
1.3 Sử dụng các đồng hồ đo kiểm
1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) 
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
Hình 15.1 - Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý 
Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
Hình 15.2 -Thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều
Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ 
Hình 15.3 -Thang đo điện trở khi đo vào điện áp xoay chiều
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
Hình 15.4 -Thang đo áp DC áp DC mà đo vào nguồn AC 
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng
3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng. 
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
Hình 15.5- Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
* Trường hợp để sai thang đo :
Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
Hình 15.6 - Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
* Trường hợp để nhầm thang đo
Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
Hình 15.7 - Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
Hình 15.8 - Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
2. Xác định nguyên nhân hư hỏng
2.1. Quan sát xem xét toàn bộ hệ thống
 Quan sát tổng thể xem hệ thống đang bị sự cố gì ,để xác định dược các nguyên nhân hư hỏng và tìm cách khắc phục sự cố đó.
2.2. Kiểm tra xem xét các thiết bị liên quan đến hệ thống
 Dùng các đồng hồ kiểm tra mức gas của hệ thống như thế nào ?dòng diện của máy đang hoat động bao nhiêu có đạt dươc yêu cầu hay không ?tốc độ quạt chạy như thế nào có ổn định hay không ? bộ phận điều chỉnh nhiệt độ ra sao.có bảo đảm đóng ngắt tốt không ?. 
2.3 Khẳng định nguyên nhân hư hỏng
 .-sau khi đo kiểm xong ta tiến hành xác định các nguyên nhân hư hỏng .nếu thấy gas trong hệ thống bị thiếu thì ta tiến hành thử xì tìm ra vị trí bị rò rỉ tiến hành khắc phắc phục lại.
 -Nếu thấy dòng điện cao hơn mức quy định thì ta kiểm tra lai máy hoặc dàn ngưng có bị bẩn không,quạt dàn ngưng chạy như thế nào.
 - Nếu thấy dòng điện thấp hơn mức quy định thì ta kiểm tra lai máy hoạt dàn lạnh có bị bẩn không,quạt dàn lạnh chạy như thế nào.
 Gas trong máy có bị nghẹt không.
 - nhiệt không đúng tì thermostra bị hỏng.
 - Nếu thấy dòng điện cao hơn mức quy định thì ta kiểm tra lai máy hoạt dàn ngưng có bị bẩn không,quạt dàn ngưng chạy như thế nào.
3. Sửa chữa hệ thống lạnh
3.1. Kiểm tra thay thế Blốc máy
 Dùng ĐH ampe kẹp kiểm tra nếu thấy block máy có dòng quá cao hoặc chạy đươc một tí rồi dừng thì ta dùng VOM đo các cuộn dây của nó có còn không và tiến hành đo chạm vỏ nếu thấy các cuộn dây chạm với cỏ thì ta quyết định thay block mới cho hệ thống. Tháo các bu lông ở chân block ra đồng thời xã các mối hàn đang dính với block ra rồi lấy block ra khỏi hệ thống đưa block mới vào như nhớ phải cùng công suất rồi tiến hành hàn các đương ống lai như cũ.
3.2. Sửa chữa thay thế dàn trao đổi nhiệt
 Khi thấy dàn trao đổi kém chất lượng lưu lượng gió ra vào yếu đi thì ta tiến hành thay các dan trao đổi nhiệt .dùng bộ hàn gió đá xã các ống đang dính trong dàn ra rồi thay dàn mới vào và hàn lại như cũ .
3.3 Sửa chữa, thay thế van tiết lưu
Đối với các máy ĐHKK van tiết lưu dược thay thế bằng các ống mao ( cáp) khi nó hoạt động mà bị nghẹt không cho môi chất đi qua thì ta phải thay thế nó ,bằng cách xã mối hàn một đầu ở phin lọc một đầu ở van nén ra sau đó thay ống cáp mới vào nhưng nhớ phải thực hiện các bước can cáp lại thường thì cân ở mức 75-80 psi . .
3.4 Sửa chữa, thay thế van lọc
 Thường máy bị nghẹt ta thay ống mao xong thì thay luôn phin lọc rồi hàn chúng vào hệ thống
3.5 Sửa chữa, thay thế van đảo chiều
3.6 Sửa chữa, thay thế quạt
 -khi quạt vẫn quay bình thường mà phát ra tiếng kêu chứng tỏ bạc đở 2 đầu trục bị hỏng .ta tháo ra và thay bạc mới.
 -Nếu quạt quay nhưng tốc độ chậm mà ta đã chỉnh với tốc đô tối đa thì cuộn đây bị hỏng ta thay thế cuộn dây mới .
 -Trường hợp khởi động máy mà quạt không chạy nhưng máy lại hoạt động thì quat bị cháy ta thay thế quạt mới vào. 
4. Sửa chữa hệ thống điện	
4.1 Xác định hư hỏng hệ thống điện
 -Trường hợp đóng CB cấp điện cho máy mà máy không hoạt động được .ta tiến hành kiểm tra điện nguồn có vào hay không ,nếu khong vào thì phải kiểm ta lại đường dây nếu bị đứt thì nối lại .
 -Trường hợp có điện vào mà máy không hoạt thì ta phải kiểm tra lại bộ rơle khở động có hư không nếu hư thay mới .
 - Trường hợp có điện vào mà dàn lạnh không hoạt động thì kiểm tra lại bo mạch bị hư hỏng phần nào rồi tiến hành khắc phục sự cố đó.
 -Trường hợp máy hoạt động một lúc rồi dừng ta kiểm tra lại đầu dò nhiệt độ bị lỗi hay đã hỏng .thay mới. 
 -Trường hợp quạt hoạt động không bình thường thì ta kiểm tra lại đầu dò tốc độ quạt xem bị hỏng không, nếu hỏng thay mới .
4.2 Sửa chữa thay thế thiết bị hư hỏng
 Sau khi tiến hành kiểm tra xác định được nguyên nhân hỏng thì ta tiến hành thay thế các thiết bị vào rồi cân chỉnh lại hợp lý mới cho máy hoạt động trở lại .
4.3 Lắp đặt đường điện nguồn cho máy
 Sau khi lắp đặt xong hệ thống ta mới tiến hành lắp điiện nguồn vào máy. Đo và kiểm điện áp ổn định thì mới đóng CB cấp điện cho máy hoạt động .
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu cách sử dụng thiết bị an toàn?
Câu 2: Nêu cách xác định nguyên nhân hư hỏng?
Câu 3: Nêu cách sửa chữa hệ thống lạnh?
Câu 4: Nêu cách sửa chữa hệ thống điện? 
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 15
Nội dung:
+ Về kiến thức: Kiểm tra đánh giá đúng tình trạng làm việc của các thiết bị
+ Về kỹ năng: Bảo dưỡng các thiết bị trong máy lạnh đúng quy trình kỹ thuật và của nhà sản xuất
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm
BÀI 16
BẢO DƯỠNG MÁY ĐIỀU HOÀ GHÉP
Mục tiêu : 
+ Kiểm tra đánh giá tình trạng làm việc của các thiết bị
+ Bảo dưỡng các thiết bị trong máy lạnh
+ Kiểm tra đánh giá được tình trạng làm việc của các thiết bị
+ Bảo dưỡng các thiết bị trong máy lạnh đúng quy trình kỹ thuật và của nhà sản xuất
+ Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
+ Chú ý an toàn 
Nội dung :
1. Sử dụng thiết bị an toàn	
1.1 Sử dụng dây an toàn
Cầm dây đeo tại vị trí D-ring
Giữ cho các quoai khôn bị xoắn
Tiến hành tiền kiểm tra
Luồn cánh tay qua dây, cố định quai trên vai. Các quoai phải được giữ thẳng, không được kéo vào giữa cơ thể
Điều chỉnh các quoai vai để quoai phụ xương chậu nằm giữa mông
Điều chỉnh quai chân vào khóa
Điều chỉnh các quai chân cho vừa khít. Thông thường khoảng trống giữa đùi và quai chân vừa khít một lòng bàn tay
Gắn các quai ngực vào khóa
Quai ngực nên nằm cách vai khoảng 20-25 cm
Điều chỉnh quai ngực để quai vai thẳng đứng từ trên xuống
Cuộn đầu dây còn thừa cho gom lại
Cách điều chỉnh:
Muốn quai vai chặt thì phải kéo phần thừa của quai như hình vẽ. Khi nới lỏng nhấn khung điều chỉnh xuống. Các quai phải điều chỉnh cùng chiều dài
Quai ngực: muốn chặt kéo phần thừa của quai.
D-ring: điều chỉnh D-ring nằm giữa xương dẹt
1.2 Sử dụng các đồng hồ đo kiểm
1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM) 
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
Hình 16.1 - Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý 
Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
Hình 16.2 -Thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều
Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ 
Hình 16.3 -Thang đo điện trở khi đo vào điện áp xoay chiều
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
Hình 16.4 -Thang đo áp DC áp DC mà đo vào nguồn AC 
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng
3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng. 
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
Hình 16.5- Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
* Trường hợp để sai thang đo :
Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
Hình 16.6 - Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
* Trường hợp để nhầm thang đo
Chú ý - chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
Hình 16.7 - Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
Hình 16.8 - Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
2. Kiểm tra hệ thống lạnh	
2.1. Kiểm tra hệ thống lạnh
Kiểm tra hệ thống trao đổi nhiệt của hệ thống tốt không và tiến hành vệ sinh thật kỹ để quá trình trao đổi nhiệt với chất làm mát tối hơn.
2.2. Kiểm tra hệ thống điện
Kiểm tra các đầu dây, vệ sinh hộp điện
3. Làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt 
3.1. Tháo vỏ máy
Dùng tua vít tháo vỏ máy và làm sạch bằng khí nén.
3.2. Vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệ
Dùng bơm nước để vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt
3.3 Lắp vỏ máy
3.4 Làm sạch hệ thống nước ngưng
4. Quan sát kiểm tra	
4.1 Vệ sinh toàn bộ hệ thống
5. Làm sạch hệ thống lưới lọc
5.1 Tháo lưới lọc
5.2 Vệ sinh lưới lọc
5.3 Xịt khô
6. Bảo dưỡng quạt	
6.1 Chạy thử nhận định tình trạng
6.2 Tra dầu mỡ
7. Kiểm tra lượng gas trong máy	
7.1 Kiểm tra lượng gas 
Kiểm tra lượng gas bằng đồng hồ ampe hoặc đồng hồ đo áp suất
7.2 Xử lý, nạp gas 
8. Bảo dưỡng hệ thống điện
8.1 Tắt nguồn tổng cấp vào máy
8.2 Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
8.3 Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu cách sử dụng thiết bị an toàn?
Câu 2: Nêu cách kiểm tra hệ thống lạnh?
Câu 3: Nêu cách làm sạch thiết bị trao đổi nhiệt,hệ thống lưới lọc ?
Câu 4: Nêu cách kiểm tra lượng gas trong máy? 
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 16
Nội dung:
+ Về kiến thức: Kiểm tra đánh giá đúng tình trạng làm việc của các thiết bị
+ Về kỹ năng: Bảo dưỡng các thiết bị trong máy lạnh đúng quy trình kỹ thuật và của nhà sản xuất
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Võ Chí Chính, NXB Giáo Dục
2. Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió - Võ Chí Chính, NXB Giáo Dục

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_he_thong_dieu_hoa_khong_khi_dan_dung_ky_thuat_may.doc