Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ

CẤU TẠO CỦA MÁY ĐIỀU HÒA CỬA SỔ:

Mục tiêu:

- Phân tích được cấu tạo từng thiết bị trong hệ thống máy điều hoà cửa sổ

- Phân tích được nguyên lý làm việc của các thiết bị

- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình

- Tuân thủ theo các quy định về an toàn.

2.1. Cấu tạo, hoạt động của máy nén:

* Máy nén:

- Máy nén kín sử dụng trong điều hòa dân dụng thường có 3 loại: máy nén piston, máy nén roto, máy nén xoắn ốc.

- Máy nén máy điều hòa không khi cửa sổ thường là dạng máy nén piston kiểu kín.

Nguyên lý hoạt động:

Khi cấp nguồn cho máy nén, roto quay biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xylanh thông qua thanh truyền. Khi piston dịch chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, van hút mở, van đẩy đóng hơi được hút vào trong khoang xylanh, khi piston dịch chuyển đến điểm chết dưới đến cả hai van đều đóng, piston dịch chuyển đến điểm chết trên hơi bị nén và van đẩy mở để đẩy hơi ra ngoài.

 

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 1

Trang 1

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 2

Trang 2

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 3

Trang 3

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 4

Trang 4

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 5

Trang 5

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 6

Trang 6

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 7

Trang 7

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 8

Trang 8

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 9

Trang 9

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 300 trang duykhanh 6480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí cục bộ
TT
Loại trang thiết bị
Số lượng
1
Máy điều hòa ghép
10 bộ
2
Đồng hồ đo
10 cái
3
Dụng cụ cơ khí
10 bộ
4
Phụ kiện khác
10 bộ
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
2.1. Qui trình tổng quát:
STT
Tên các bước công việc
Thiết bị, dụng cụ, vật tư
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Lỗi thường gặp, cách khắc phục
1
Tắt nguồn tổng cấp vào máy
Máy điều hòa ghép
 Dụng cụ cơ khí
Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.1.
Nối không kín nên hút không đạt được chân không
2
Kiểm tra tiếp xúc, thông mạch
Máy điều hòa ghép
Đồng hồ đo
Dụng cụ cơ khí
Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.2
Chưa đạt được độ chân không đã dừng máy
3
Vệ sinh lắp ráp hoàn trả hệ thống
Máy điều hòa ghép
Dụng cụ cơ khí
4
Vệ sinh công nghiệp
- Yêu cầu sạch sẽ, cẩn thận.
	2.2. Qui trình cụ thể
	2.2.1. Tắt nguồn tổng cấp vào máy:
- Ngắt nguồn điện cho hệ thống
	2.2.2. Kiểm tra, tiếp xúc, thông mạch:
Kiểm tra tại vị trí kết nối
Kiểm tra các dây đã tiếp đất an toàn
Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch cho hệ thống
	2.2.3. Vệ sinh lắp ráp hoàn hệ thống:
Lắp ráp hệ thống
Cho hệ thống hoạt động
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm: 
	Mỗi nhóm từ 2- 4 SV thực hành
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Mục tiêu
Nội dung
Điểm
Kiến thức
Trình bày được qui trình kiểm tra hệ thống
 Trình bày được qui trình lắp ráp máy 
4
Kỹ năng
 Kiểm tra tiếp xúc thông mạch
Lắp ráp hệ thống 
4
Thái độ
Cẩn thận, lắng nghe, từ tốn, thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp
2
Tổng
10
BÀI 17: KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN
Mã bài: MĐ29 - 17
Giới thiệu:
	Qua bài này sẽ giúp sinh viên có cái nhìn hệ thống và giáo viên kiểm tra khả năng nắm bắt kiến thức, hình thành kỹ năng về Hệ thống điều hòa không khí cục bộ như thế nào?
Mục tiêu:
- Cách đọc bản vẽ, sử dụng dụng cụ, đồ nghề và các kỹ thuật lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các Hệ thống điều hòa không khí cục bộ.
- Phân tích nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các Hệ thống điều hòa không khí cục bộ.
- Thực hành lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và đo kiểm tra, đánh giá các hệ thống điều hòa không khí.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề đo kiểm tra và các thiết bị an toàn.
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các Hệ thống điều hòa không khí cục bộ đúng yêu cầu kỹ thuật.
Đo kiểm tra, đánh giá được các Hệ thống điều hòa không khí cục bộ.
Cẩn thận, kiên trì
Yêu nghề, ham học hỏi
Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, biết làm việc theo nhóm.
Nội dung chính:
1. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA TREO TƯỜNG:
Mục tiêu:
- Xác định được quy trình lắp đặt máy
- Lắp đặt theo bản vẽ thi công
- Lắp được máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời gian
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng kỹ thuật
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
- Đảm bảo an toàn.
- Vận hành 
2. LẮP ĐẶT MÁY ĐIỀU HÒA DẤU TRẦN:
* Mục tiêu:
- Xác định được quy trình lắp đặt máy
- Lắp đặt theo bản vẽ thi công
- Lắp được máy đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời gian
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đúng kỹ thuật 
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
- Đảm bảo an toàn.
- Vận hành. 
* Các bước và cách thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ: 
TT
Loại trang thiết bị
Số lượng
1
Máy điều hòa ghép
10 bộ
2
Máy điều hoà dấu trần
5 bộ
3
Bơm cao áp
5 bộ
4
Máy khoan bê tông
5 bộ
5
Máy khoan sắt
 5 bộ
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
2.1. Qui trình tổng quát:
STT
Tên các bước công việc
Thiết bị, dụng cụ, vật tư
Tiêu chuẩn thực hiện công việc
Lỗi thường gặp, cách khắc phục
1
Đọc bản vẽ thi công
- Bản vẽ thi công các hệ thống điều hòa không khí cục bộ.
- Sổ tay ghi chú hoặc máy tính
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.1.
- Đọc không đúng bản vẽ hoặc không dự trù hết sự chênh lệch về khối lượng thiết bị cần thiết giữa bản vẽ và thực tế lắp đặt.
2
Lắp đặt dàn ngoài nhà
- Mặt bằng, vị trí lắp đặt
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm
- Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, ...
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.2.
- Lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
3
Lắp đặt dàn trong nhà
- Chọn vị trí lắp đặt
- Mặt bằng lắp đặt
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm
- Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, ...
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.3.
- Lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
4
Lắp đặt đường ống dẫn gas và nước
- Các loại ống gas, ống nước, co cút 
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, 
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.4.
- Lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.
5
Lắp đặt hệ thống điện
- Các thiết bị điện cần thiết theo bản vẽ 
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm
- Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, 
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.5.
- Không kiểm tra thiết bị trước khi lắp mạch.
- Lắp đặt các thiết bị trong mạch không đúng.
6
Vệ sinh công nghiệp hệ thống
- Chai Ni tơ
- Dụng cụ làm vệ sinh
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.6.
- Làm vệ sinh không kỹ
7
Hút chân không và thử kín hệ thống
- Bơm chân không 
- Chai Ni tơ
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm
- Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, ...
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.7.
- Hệ thống vẫn không kín hoàn toàn hoặc hút chân không chưa hết.
8
Nạp gas cho hệ thống
- Chai gas
- Bộ dụng cụ cơ khí, bộ dụng cụ điện lạnh chuyên dụng, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm
- Dây nguồn 220V – 50Hz, dây điện, băng cách điện, ...
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.8.
- Không dự trù được lượng gas nạp vào hệ thống dẫn đến nạp thiếu hoặc dư gas.
9
Chạy thử và vận hành hệ thống
- Hệ thống điều hòa không khí cục bộ đã được lắp đặt hoàn chỉnh.
- Bộ dụng cụ cơ khí, dụng cụ điện, đồng hồ đo điện, Am pe kìm.
- Phải thực hiện đúng qui trình cụ thể ở mục 2.2.9.
- Không thực hiện đúng qui trình, qui định;
- Không chuẩn bị chu đáo các dụng cụ, vật tư
10
Vệ sinh công nghiệp
- Yêu cầu sạch sẽ, cẩn thận.
2.2. Qui trình cụ thể: 
2.2.1. Đọc bản vẽ thi công: 
- Đọc bản vẽ bố trí máy và hệ thống điện.
- Xác định các vị trí lắp đặt. 
- Xác định các kích thước, khối lượng đường ống, van, co,.....
- Xác định các thiết bị bọc cách nhiệt và chiều dày bọc cách nhiệt.
- Xác định kích thước, khối lượng đường ống thoát nước.
- Xác định khối lượng các thiết bị điện có trong hệ thống.
- Xác định kích thước, khối lượng dây điện,....
2.2.2. Lắp đặt dàn ngoài nhà:
- Xác định và chọn vị trí lắp đặt thông thoáng đảm bảo quá trình giải nhiệt là tốt nhất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, vị trí lắp đặt phải chắc chắn và chịu dao động của máy, tiện lợi cho việc bảo trì, sửa chữa.
- Kiểm tra cụm máy nén: thông số kỹ thuật, model máy, phạm vi sử dụng và loại gas sử dụng.
- Lấy dấu vị trí lắp đặt cụm máy nén ngưng tụ, cố định giá đỡ lắp cụm máy nén ngưng tụ bằng ốc nở và bu lông đảm bảo độ cân bằng của cụm máy nén ngưng tụ.
2.2.3. Lắp đặt dàn trong nhà:
	- Xác định và chọn vị trí lắp đặt của dàn trong nhà đảm bảo thông thoáng không bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, vị trí lắp đặt phải cân bằng, chắc chắn chịu được trọng lượng và sự dao động của máy, tiện lợi cho việc bảo trì, sửa chữa sau này.
- Kiểm tra chất lượng, thông số kỹ thuật, vi sử dụng.
- Lấy dấu vị trí lắp khối trong nhà sau đó đưa các khối này vào đúng vị trí và chức năng sử dụng của khối trong nhà. Cố định các quầy lạnh tránh sự dịch chuyển gây rạn nứt đường ống gas và ống nước khi ta tiến hành kết nối với cụm máy nén dàn bên ngoài.
2.2.4. Lắp đặt đường ống dẫn gas và nước:
- Xác định và dự trù chiều dài các loại đường ống gas, ống nước, ống cách nhiệt...
- Chuẩn bị giá đỡ ống, kết nối đường ống gas, chú ý phải thổi nitơ đường ống trước và trong khi hàn ống với áp suất duy trì 2kg/cm2 trong khi hàn.
- Lắp đặt hệ thống đường thoát nước ngưng:
	+ Ống thoát nước ngưng cần đặt nghiêng dần từ trong ra ngoài để thuận loại quá trình thoát nước ngưng.
	+ Đường ống thoát nước ngưng đi dưới nền ta cần đào các con lươn và được xây hộp bằng gạch trát chất chống ẩm gây hỏng cách nhiệt.
	+ Rải ống nước từ vị trí đặt khối trong nhà tới hố gas.
	+ Kết nối các đoạn ống bằng keo sao cho trở lực trên đường ống là nhỏ nhất và đặc biệt phải có độ dốc để đảm bảo nước được thoát hết ra ngoài và không bám các cáu cặn gây tắc nghẽn đường ống thoát nước ngưng.
	+ Để đảm bảo an toàn tranh gây rò rỉ đường nước ngưng ta tiến hành thử kín để phát hiện rò rỉ và khắc phục kịp thời. 
	+ Bọc cách nhiệt kín các đầu nối sau khi đường ống được thử và kín hoàn toàn.
2.2.5. Lắp đặt hệ thống điện:
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ các thiết bị điện có trong mạch điện.
- Lắp đặt mạch điện theo yêu cầu bản vẽ.
- Kiểm tra điện áp nguồn.
- Kiểm tra thông mạch, ngắn mạch trước khi vận hành.
- Kiểm tra các mối nối dây điện và các rắc cắm vào thiết bị.
- Kẹp ampe kiềm vào nguồn.
- Đo dòng làm việc bằng Ampe kìm, so sánh với các thông số định mức của tủ, nghe tiếng động của máy có gì bất thường.
- Dừng máy khẩn cấp khi tiếng máy hoạt động không bình thường hoặc giá trị dòng điện thực tế cao hơn giá trị dòng điện định mức.
2.2.6. Vệ sinh công nghiệp hệ thống:
- Làm sạch bên trong hệ thống gas: Dùng khí N2 thổi mạnh vào đường ống sau khi kết nối xong để làm sạch hệ thống ống lần cuối cùng trước khi thử kín.
- Làm sạch bên ngoài hệ thống: dùng dẻ mềm để lau chùi bề mặt trong và ngoài các quầy lạnh và các thiết bị của hệ thống, thu gom các đồ nghề đã sử dụng xong trong quá trình lắp đặt vào thùng và tiến hành quét dọn xung quanh cho gọn để tiến hành công việc tiếp theo.
- Làm sạch mặt bằng thi công: lau chùi mặt bằng, thu gom các đồ nghề đã sử dụng và quét dọn xung quanh cho gọn để tiến hành công việc tiếp theo.
2.2.7. Hút chân không và thử kín hệ thống:
- Kết nối bơm chân không, đồng hồ sạc gas và chai gas vào hệ thống.
- Cấp nguồn cho bơm chân không hoạt động và quan sát giá trị áp suất trên đồng hồ. Khi áp suất trên đồng hồ chỉ -30inHg thì khoá tất cả các van dừng bơm chân không.
- Kiểm xem tra áp suất trong hệ thống có tăng lên không bằng cách quan sát kim đồng hồ có thay đổi không. Nếu đồng hồ chỉ kim đứng yên thì hệ thống kín, nếu kim đồng hồ dịch chuyển đi lên hệ thống vẫn còn chỗ xì.
- Thử kín hệ thống, khắc phục chỗ rò rỉ
	Nếu kim đồng hồ dịch chuyển đi lên hệ thống vẫn còn chỗ xì cần tiến hành thử kín như sau:
	+ Lần thứ nhất: nạp nitơ với áp lực 5 kg/cm2 ~ 70 psi trong vòng 5 phút để kiểm tra các vị trí xì lớn. Nếu hệ thống không xì (áp suất không thay đổi) thì nạp tiếp lần 2.
	+ Lần thứ hai: nạp thêm nitơ tăng áp lực lên 15 kg/cm2 ~ 215 psi. Trong vòng 5 phút để kiểm tra tiếp các vị trí xì lớn. Nếu không phát hiện chỗ xì (áp suất không thay đổi) thì nạp tiếp lần 3.
	+ Lần thứ ba: nạp tiếp nitơ nâng áp lực lên: 28 kg/cm2 ~ 400 psi.
	Duy trì trong 24 giờ để kiểm tra các vị trí xì nhỏ.
2.2.8. Nạp gas cho hệ thống:
- Bình ga được nối vào hệ thống trong quá trình hút chân không. (Nếu trường hợp không hút chân không chai gas thì sau quá trình hút chân không tháo bơm chân không thay bằng chai gas, tiến hành đuổi khí)
- Nạp gas
	+ Trường hợp máy là một tổ hợp lạnh hoàn chỉnh thì do lượng gas đã được nặp sẵn trong máy nên không cần nạp gas mà chỉ nạp gas bổ sung trong quá trình chạy thử.
	+ Nếu máy chưa có gas thì tiến hành mở van đầu hút trên đồng hồ sạc gas và van trên chai gas đưa vào hệ thống 1 lượng gas theo quy định nhà sản xuất.
2.2.9. Chạy thử và vận hành hệ thống:
- Kiểm tra hệ thống
	+ Kiểm tra toàn bộ hệ thống điện bao gồm các dây dẫn, tủ điện phải ở trạng thái an toàn. Tất cả các Automat, Chống giật, các công tắc khởi động thiết bị phải ở trạng thái ngắt.
	+ Kiểm tra an toàn điện trước khi cấp điện cho toàn hệ thống.
	+ Đo độ ồn độ rung của các thiết bị. 
	+ Đo nhiệt độ và độ ẩm của từng khối bên trong và ngoài nhà.
	+ Đo các thông số về an toàn điện của hệ thống.
- Chạy thử hệ thống: Mở CB nguồn cho hệ thống hoạt động, khi hoạt động hệ thống cần đạt các thông số sau đây: 
	+ Đo dòng điện của tất cả các máy nén khi làm việc Ilv ≤ Iđm.
	+ Các thiết bị điều khiển ở trạng thái hoạt động tốt.
	+ Các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, độ rung đạt yêu cầu kỹ thuật.
	+ Đạt các thông số về an toàn điện.
	+ Thiết bị làm việc ổn định trong thời gian 12h.
- Điều chỉnh hệ thống lạnh: 
 	+ Khi hệ thống hoạt động ta cần hiệu chỉnh các thiết bị như: thermostat, các rơ le bảo vệ áp suất, rơ le nhiệt trên khởi động từ cho chính xác để hệ thống hoạt động đạt yêu cầu và chuẩn xác.
- Ghi chép các thông số kỹ thuật của tủ, quầy vào sổ tay, vở, hoặc nhật ký vận hành.
- Dừng máy khẩn cấp khi tiếng máy hoạt động không bình thường hoặc giá trị dòng điện thực tế cao hơn giá trị dòng điện định mức.
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư.
2. Chia nhóm: 
	Mỗi nhóm từ 2 – 4 SV thực hành trên 1 loại máy, sau đó luân chuyển sang các loại máy khác, cố gắng sắp xếp để có sự đa dạng đảm bảo tối thiểu: 01máy mỗi kiểu cho mỗi nhóm sinh viên.
3. Thực hiện qui trình tổng quát và cụ thể.
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: 
 Mục tiêu
Nội dung
Điểm
Kiến thức
- Cách đọc bản vẽ, sử dụng dụng cụ, đồ nghề và các kỹ thuật lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống Điều hòa không khí cục bộ.
- Phân tích nguyên lý cấu tạo, hoạt động của các hệ thống Điều hòa không khí cục bộ.
4
Kỹ năng
- Thực hành lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và đo kiểm tra, đánh giá các hệ thống Điều hòa không khí cục bộ.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề đo kiểm tra và các thiết bị an toàn.
- Lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các hệ thống Điều hòa không khí cục bộ đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Đo kiểm tra, đánh giá được các hệ thống Điều hòa không khí cục bộ.
4
Thái độ
- Cẩn thận, kiên trì
- Yêu nghề, ham học hỏi
- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị
- Tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, biết làm việc theo nhóm.
2
Tổng
10
* Ghi nhớ:
- Quy trình thực hiện và những vấn đề cần lưu ý trong tất cả các khâu như đọc bản vẽ thi công, lắp đặt khối bên ngoài, lắp đặt khối bên trong, lắp đặt đường ống dẫn gas và nước, lắp đặt hệ thống điện, vệ sinh công nghiệp hệ thống, hút chân không và thử kín hệ thống, nạp gas cho hệ thống, chạy thử và vận hành hệ thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Máy và thiết bị lạnh. NXB Giáo dục 
- Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Kỹ thuật lạnh cơ sở. NXB Giáo dục 
- Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tuỳ. Tủ lạnh, máy kem, máy đá, máy ĐHNĐ. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 
- Cơ sở kỹ thuật điều tiết không khí. NXB Khoa học và Kỹ thuật.
- Cataloge máy điều hoà của Trane, LG, Panasonic, Daikin.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_he_thong_dieu_hoa_khong_khi_cuc_bo.docx