Giáo trình Hành vi con người và môi trường

Giới thiệu:

 Chương này cung cấp những kiến thức và nền tảng cơ bản về: con người như tính sinh học – xã hội của con người, môi trường. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của con người cũng như mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Từ đó giúp cho sinh viên có những kiến thức để thực hành nghề nghiệp sau khi ra trường.

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Trình bày được các đặc tính sinh học và xã hội của con người;

+ Mô tả được mối quan hệ giữa con người và môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội;

+ Phân tích được những yếu tố tác động đến sự phát triển cá nhân và vai trò của cán bộ xã hội, sự thích nghi của con người với môi trường.

- Kỹ năng: Xây dựng kế hoạch phát triển môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp với con người.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 + Rèn luyện tính tích cực trong việc bảo vệ môi tự nhiên vì cuộc sống mọi người;

 + Tham gia cùng cộng đồng xây dựng môi trường xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho con người sống và phát triển.

Nội dung chính:

1. Con người

1.1. Tính sinh học – xã hội của cá thể người

1.1.1. Tính sinh học của cá thể người

Để hiểu biết cặn kẽ về hành vi con người, cần nắm vững kiến thức về cấu tạo não và tế bào thần kinh:

+ Não bộ

Não bộ của con người nặng khoảng 1.3kg. Nó là các mô hình thần kinh xốp, mềm, màu hồng, xám, trong đó chứa hàng tỷ nơron thần kinh. Cấu trúc của não có não sau, não giữa và não trước.

Não được chia làm hai phần: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Chúng được nối với nhau bằng một bó lớn các dây thần kinh, gọi là Callosum.

Chức năng của bán cầu não phải: xúc giác trái – tư duy sáng tạo, óc tưởng tượng, cảm nhận hội họa, cảm nhận âm nhạc, xây dựng các hình tượng không gian.

Chức năng của bán cầu não trái: Xúc giác phải – lời nói, khả năng viết, tư duy logic, tư duy toán học, khoa học và ngôn ngữ.

Ba đường rãnh sâu phân chia đại não thành các thùy. Các rãnh có tên là rãnh dọc chia đôi hai bán cầu đại não; rãnh bên; rãnh trung tâm. Những rãnh này chia mỗi bán cầu não thành 4 thùy. Phần vỏ não nằm phía trước rãnh Ralando và phía trên rãnh Silvius tạo thành thùy trán, nó tiếp nhận xung động cảm giác sau khi đã nhận được các thùy khác xử lý và nó gửi các mệnh lệnh tới các cơ để thực hiện các cử động. Thùy chẩm là thùy nằm ở phía sau cùng. Nó tiếp nhận các xung động thị giác đến từ mắt. Thùy đỉnh nằm giữa rãnh trung tâm và thùy chẩm. Nó có phản xạ với sự tiếp xúc, đau đớn và nhiệt độ. Cuối cùng là thùy thái dương nằm phía dưới rãnh Silvius và trước thùy chẩm. Nó tiếp nhận các xung động về âm thanh và mùi vị, đồng thời nó còn cả trung tâm kiểm soát lời nói.

Cấu trúc nối não bộ với các phần còn lại của cơ thể là tủy sống, nó còn là một bó dây thần kinh dài chạy từ cuống não xuống dọc theo xương sống tới xương cùng cụt. Các nowrron thần kinh hay còn gọi là các mô thần kinh của não bộ và tủy sống, cấu tạo nên hệ thần kinh trung ương. Tất cả các mô thần kinh khác gọi là hệ thần kinh ngoại vi. Hai hệ thần kinh này phối hợp hài hòa thì các chức năng trong cơ thể hoạt động cân bằng, thuận lợi.

Nhà sinh lý học người Nga – Xetrenop đã chỉ ra tình cảm và suy nghĩ đều có cơ sở là phản xạ. Có phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Phản xạ không điều kiện: nằm trong trung khu thần kinh ở các phần dưới vỏ não và có đại diện trên vỏ não. Phản xạ không điều kiện là cơ sở sinh lý bản năng của con người và động vật.

 

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 1

Trang 1

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 2

Trang 2

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 3

Trang 3

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 4

Trang 4

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 5

Trang 5

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 6

Trang 6

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 7

Trang 7

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 8

Trang 8

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 9

Trang 9

Giáo trình Hành vi con người và môi trường trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 41 trang xuanhieu 2800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hành vi con người và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hành vi con người và môi trường

Giáo trình Hành vi con người và môi trường
 mà các nhân tố di truyền, môi trường không thể có được. Cho nên giáo dục không những thích ứng với các yếu tố BSDT, môi trường mà còn có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy các yếu tố đó theo một gia tốc phù hợp.
- Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật. Nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người, phục hồi những chức năng đã mất, giúp họ hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng (ví dụ như nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký...)
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
- Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Đồng thời, sự phát triển tâm lý của trẻ chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
	Như vậy, giáo dục vạch ra đường hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của con người và thúc đẩy quá trình này theo đường hướng đó. Nhưng giáo dục không chỉ tác động một chiều mà bao gồm cả hoạt động tích cực, đa dạng của người được giáo dục. Do đó, để giáo dục giữ vai trò chủ đạo thì cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục.
2.2.4. Vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động cá nhân
a) Khái niệm hoạt động
	Hoạt động là quá trình con người thực hiện mối quan hệ tác động qua lại với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với bản thân. Từ đó tạo ra sản phẩm cả về tự nhiên, xã hội và về phí con người.
b) Vai trò của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
	Thông qua hoạt động, con người chuyển hoá năng lực, phẩm chất tâm lý của bản thân thành sản phẩm thực tế, tiếp thu nền văn hoá biến nền văn hoá của loài người thành vốn riêng của mình 
Thông qua hoạt động con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến nền văn hoá của loài người thành vốn riêng của mình, vận dụng chúng vào cuốc sống, làm cho nhân cách ngày càng phát triển. Hoạt động giúp cho cá nhân hiện thực hoá những khả năng về tố chất thành hiện thực, đồng thời là nguồn quan trọng cung cấp cho cá nhân những kinh nghiệm xã hội.
	Thông qua hoạt động con ngưòi có thể cải tạo những nét tâm lý và những nhân cách đang bị suy thoái, hoàn thiện chúng theo chuẩn mực đạo đức của xã hội.
	Quá trình giáo dục phải đi đến tự giáo dục tức là cá nhân phải có ý thức nỗ lực, có ý chí quyết tâm khắc phục, vượt qua những khó khăn chủ quan và khách quan để thực hiện việc rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách theo một chương trình, kế hoạch.
 Hoạt động của cá nhân quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Muốn phát huy được vai trò của hoạt động cá nhân thì phải:
	+ Đưa học sinh vào những hoạt động đa dạng, coi hoạt động là phưong tiện giáo dục cơ bản.
	+ Tổ chức các hoạt động tích cực, sáng tạo của con người, thay đổi tính chất của hoạt động làm phong phú nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động để lôi cuốn con người vào hoạt động.
	+ Nhà giáo dục phải nắm được hoạt động chủ đạo ở từng thời kỳ nhất định để tổ chức các hoạt động cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
3. Ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi của con người
3.1. Tác động của môi trường xã hội đến con người
	Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con người với con người, định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho con người khác với các sinh vật khác.
Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo, thể thao, lịch sử,... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Con người tồn tại trong môi trường xã hội và chịu sự tác động qua lại của cộng đồng và luật pháp. Trong một xã hội văn minh, có luật pháp ổn định con người sẽ có điều kiện phát triển bền vững và năng động hơn. Trong cộng đồng truyền thống, bên cạnh hệ thống pháp luật của Nhà nước, nhiều làng xã có hương ước riêng do dân làng đặt ra và thực hiện nghiêm ngặt trong phạm vi luật lệ của làng. Có thể xem môi trường xã hội là điều kiện vật chất và tinh thần của xã hội được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người. Với ý nghĩa ở tầm vĩ mô, môi trường xã hội là cả một hệ thống kinh tế - xã hội trong tính tổng thể của nó. Đó là các lực lượng sản xuất, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, ý thức xã hội và văn hóa. Với ý nghĩa ở tầm vi mô môi trường xã hội bao gồm: gia đình, các nhóm, các tập thể học tập, lao động, các tập đoàn... tồn tại xung quanh con người với các quá trình hoạt động giao tiếp của con người.
Môi trường xã hội tác động mạnh mẽ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người. Trong đó, phát triển kinh tế - xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người thông qua việc sản xuất ra của cải, vật chất, cải thiện quan hệ xã hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hóa. Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, loài người đã nhận ra giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Môi trường xã hội trong bối cảnh hiện nay ở nước ta đang phát triển theo chiều hướng cực kì sôi động và cũng hết sức phức tạp. Lĩnh vực đáng quan tâm trước hết là những diễn biến của quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa và hội. Trong đó, giao lưu văn hóa đang trở thành chiếc cầu nối tiềm ẩn những sắc thái văn hóa mới, nhưng cũng đã xuất hiện những mặt tái đáng báo động trong môi trường xã hội. Sự pha trộn các sắc thái văn hóa khác nhau trong một không gian đối tượng hưởng thụ có trình độ dân trí chưa cao và chưa đồng đều làm nảy sinh những khuynh hướng không có lợi trong quá trình hình thành nhân cách con người. Các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, văn hóa của con người Việt nam đang đối mặt một cách gay gắt với những tác động tiêu cực của lối sống, văn hóa ngoại lai. Đó là lối sống thực dụng, thác loạn, tự do cá nhân, tôn thờ đồng tiền, bất chấp đạo lý coi thường các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc, chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, tình đồng chí, đồng nghiệp. Lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ, lạnh nhạt với cộng đồng và những người xung quanh. Điều đó làm cho mối liên kết giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa con người với con người trở nên lỏng lẻo, đi ngược lại truyền thống “ tương thân, tương ái” của dân tộc. Đây là một trong những thách thức đối với trường sống của con người Việt nam trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, vấn đề đặt ra trong hiện tại và tương lai cho các thế hệ Việt nam là cần đặc biệt quan tâm giữ gìn, nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức về cội nguồn và lòng tự hào dân tộc, có khả năng đề kháng chống lại những căn bệnh do sự “ ô nhiễm” của môi trường xã hội gây ra.
Bên cạnh sự “ xuống cấp” cuả môi trường văn hóa Việt nam trong tiến trình giao lưu và hội nhập, đó là sự phá vỡ của mỗi trường xã hội bởi các loại tệ nạn xã hội về mại dâm, ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan.... cùng với các loại tội phạm giết người, cướp của, xâm hại tình dục,... Hậu quả là cấu trúc gia đình, làng xã bị phá vỡ, xã hội rơi vào tâm trạng bất ăn. Tệ nạn xã hội và tội phạm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe va đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, làm rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nò, dân tộc.
Hiện nay, tệ nạn xã hội và tội phạm ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng trên quy mô lớn, có tổ chức tinh vi. Đáng lưu ý là tội phạm ở nhóm người có chức quyền, tội tham nhũng trong bộ máy của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở khi thực hiện chức năng, chức quyền được giao đã tìm cách lợi dụng chức năng, chức quyền đó để tự cho phép làm trái luật, chính sách, chế độ của Nhà nước và bằng cách đó thu lợi bất chính cho bản thân hoặc cho tổ chức mà họ là thành viên.Ngoài ram còn có nhóm tội phạm bôn bán gian lận, buôn lậu, chốn thuế, biển thủ, làm hàng giả, nạn thất nghiệp, nghèo đói, lười lao động, thích ăn chơi đua đòi, bị sa đà, bị lôi kéo,... Nếu để các nhóm này tiếp tục tồn tại và phát triển thì đó sẽ là một tai họa, một nguy cơ của sự suy thoái đạo đức, lối sống con người Việt nam hiện nay.
Do đời sống kinh tế nước ta còn khó khăn, cùng với sự tác động cuả kinh tế thị trường, trong xã hội còn xuát hiện khuynh hướng “ thương mại hóa” trên nhiều lĩnh vực giáo dục, y tế, gvăn hóa, nghệ thuật... nhằm mục đích thu lợi, không bảo đảm chất lượng và không mang lại những giá trị đích thực. Điều này góp phần làm tổn hại nặng nề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, làm hoen ố các quan hệ con người, làm tha hóa đạo đức và nhân cách, làm suy giảm và lệch hướng và mức độ và khả năng hấp thụ các giá trị tinh thần cuả con người.
3.2.Vai trò của hành vi đối với môi trường
Con người và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ. Con người sống trong môi trường nào thì chịu sự tác động qua lại của môi trường đó. Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên theo hướng tích cực và tiêu cực. Trong mối quan hệ tương tác, môi trường tự nhiên làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ môi trường tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó. Trong mối quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm tham gia và chi phối môi trường xã hội. Ngược lại, môi trường xã hội là nền tảng căn bản trong sự phát triển nhân cách con người. Môi trường xã hội tốt, con người sống sẽ được hòa nhập vào môi trường, được hưởng đầy đủ các giá trị do môi trường xã hội mang lại. Mặt trái của môi trường xã hội đó là các tệ nạn xã hội, tội phạm và các biểu hiện lệch lạc khác. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ thân thiện giữa con người và môi trường, ngăn chặn những tác động tiêu cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội.	
3.3. Những tác động làm thay đổi hành vi của con người
 Hành vi con người rất phức tạp, không có một yếu tố nào duy nhất giải thích về hành vi con người. Tuy nhiên, trong môi trường xã hội, điều nổi bật là mỗi cá nhân cố gắng thích nghi để sống còn. Về mặt này, hành vi con người là cử chỉ, động tác đáp lại của con người khi có một kích thích từ bên ngoài hoặc một động lực thúc đẩy từ bên trong của cá nhân để giải tỏa một sự mất thăng bằng để đạt mục đích là thỏa mãn nhu cầu, tức là tái lập sự thăng bằng. Con người hành động để thích nghi với hoàn cảnh, để tồn tại và phát triển.
+ Yếu tố di truyền:
 Các gen là nét đặc trưng về thể chất (vóc dáng, nước da, giới tính), sự phát triển của cơ thể, năng lực trí tuệ (sự phát triển của trí tuệ ảnh hưởng đến và chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển cảm xúc, xã hội, và tinh thần của con người, tất nhiên ảnh hưởng mạnh đến mối quan hệ giao tiếp).
+ Các yếu tố thuộc môi trường xã hội:
- Cơ hội học hỏi:
 Con người học ở cha mẹ trong gia đình và nếu lớn lên trong một gia đình ít tạo cơ hội cho đứa trẻ thì nó sẽ phải tìm kiếm các cơ hội khác ngoài gia đình mình và như vậy cách ứng xử của nó sẽ khác đi với những người khác trong gia đình.
- Những người chung quanh:
 Những người này là những kiểu mẫu cho đứa trẻ bắt chước hoặc đồng nhất hóa, cảm nhận được vai trò hiện tại và tương lai của mình. Đứa trẻ học giao tiếp, học cách ứng xử, học biết cách cho và nhận. Đứa trẻ học được cách đối xử với người khác như mình đã được đối xử, quan hệ với người khác như đã được quan hệ và ứng xử thường phù hợp với ứng xử được thấy cha mẹ bộc lộ trong cuộc sống thường ngày.Từ đó trẻ cảm nhận được thế giới chung quanh mình.
- Các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau:
 Đứa trẻ học được ở những người thân của mình cách giao tiếp như thế nào đối với người khác. Qua mối quan hệ này, trẻ cố gắng thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình cũng của người khác, từ đó tạo cơ sở cho mối quan hệ tích cực của con người. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình mà các bữa ăn trở thành một kinh nghiệm thích thú và đem lại thỏa mãn thì khi lớn lên nó có chiều hướng cảm thấy thích thú khi ăn.
- Thỏa mãn các nhu cầu cơ bản:
 Các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn như thế nào đều ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân (khái niệm bản thân) và người khác và cái thế giới mà chúng ta đang sống. Chúng ta cảm thấy lạc quan, yêu bản thân và yêu thương những người chung quanh mình nếu được thỏa mãn các nhu cầu và ngược lại chúng ta cảm thấy ghét và hạ thấp chính bản thân mình và có cái nhìn tiêu cực về thế giới chung quanh.
- Vai trò đảm nhận:
 Mỗi người chúng ta đều có nhiều vai trò mà chúng ta đảm nhận trong cuộc sống. Đến lớp học, chúng ta đóng vai trò bạn, nhưng đến khi về nhà thì chúng ta đóng vai trò khác. Mỗi vai trò quy định những khuôn mẫu hành vi, nếu làm sai thì chúng ta sẽ chịu sự phê phán, trừng phạt của cộng đồng, xã hội. Đó là xã hội qui ước về vai trò và con người thể hiện vai trò của mình như thế nào (đánh giá vai trò). Sự thể hiện vai trò này tùy thuộc rất nhiều về ý thức, tức là suy nghĩ của con người về những gì người khác mong đợi ở mình. Nếu con người lạc quan, yêu đời thì dễ dàng cởi mở để thay đổi vai trò của mình, đó sự linh hoạt về vai trò. Còn sự mơ hồ về vai trò là khi con người gặp trục trặc, có vấn đề vì họ mơ hồ về những điều mà họ đảm nhận.
1
3
2
4
5
Chưa quan tâm đến sự thay đổi hành vi
Quan tâm đến sự thay đổi hành vi
Chuẩn bị thay đổi hành vi
Thực hiện hành vi mới
Duy trì hành vi mới
Truyền thông đại chúng
Truyền thông trực tiếp
	Quy trình thay đổi hành vi của con người
- Nhân viên công tác xã hội cần chú ý những điều sau:
	Giai đoạn 1 và 2:
	Tìm hiểu đối tượng cần quan tâm
	Giải thích lợi ích của vấn đề cho đối tượng
Cung cấp thông tin cơ bản cho đối tượng
	Giai đoạn 3
	Bổ sung những kiến thức mới
	Khuyến khích động viên
	Nêu gương người tốt, việc tốt
	Giai đoạn 4
	Thảo luận cách thực hiện và đánh giá
	Giúp giải quyết những khó khăn
	Cung cấp nguồn lực
	Giai đoạn 5
	Thảo luận các kinh nghiệm
	Thảo luận các quyết định
	Hỗ trợ cách duy trì
- Những điều nhân viên xã hội cần làm để thay đổi hành vi của con người
Hỏi xem đối tượng đã biết gì rồi 
Nói thật rõ ràng, cụ thể 
Nói với đối tượng về những ích lợi. 
Hỏi xem đối tượng có những khó khăn. 
Hãy động viên khuyến khích đối tượng. 
Gần lại với đối tượng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hành vi con người và môi trường xã hội, ĐH Mở bán công TPHCM, năm 2005.
2. Nguyễn Thị Hồng Nga, Bài giảng hành vi con người và môi trường, ĐHLĐXH, năm 2009.
3. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, NXB Đại học Sư phạm, năm 2003.
4. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm Lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia, năm 1997.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_hanh_vi_con_nguoi_va_moi_truong.docx