Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi

Mục tiêu của chương:

* Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, thành phần hóa học và đặc tính sinh lý của

tế bào động vật; khái niệm về các loại mô trong cơ thể động vật; hiểu rõ khái niệm về

niêm mạc và tương dịch mạc; khái quát được vị trí, chức năng của các bộ phận, các hệ

thống trong cơ thể động vật.

* Về kỹ năng: Vẽ được cấu tạo của tế bào động vật và lấy ví dụ trong thực tế

sản xuất, minh họa được đặc tính sinh lý của tế bào động vật; chỉ ra được các niêm

mạc và tương dịch mạc trong cơ thể động vật.

* Về thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong khi học tập.

I. TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

1. Đại cương về tế bào

Khái niệm: Tế bào là đơn vị

cấu tạo nên cơ thể người và động

vật. Nó có những đặc điểm cơ bản

của một cơ thể sống như: trao đổi

chất, tiếp nhận kích thích, lớn lên,

sinh sản và chết. Trong sinh vật

học, người ta phân biệt động vật

đơn bào và đa bào.

- Động vật đơn bào là cơ thể

chỉ cấu tạo bởi một tế bào.

- Động vật đa bào là cơ thể được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Các tế bào hợp thành

mô (tổ chức), cơ quan (bộ phận), hệ cơ quan (bộ máy), từ đó tạo nên một thể hữu cơ

hoàn chỉnh là cơ thể.

Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mỗi loại tế bào có hình thái, chức năng

chuyển hóa riêng để thực hiện nhiệm vụ sinh lý riêng của từng tổ chức, cơ quan trong

cơ thể.

Ví dụ:

- Tế bào cơ vân (cơ bám vào xương) làm chức năng vận động, vì thế có hình sợi

dài, khi co giãn có thể dài ra hoặc ngắn lại tạo nên sự vận động.

- Tế bào hồng cầu (trong máu người và động vật) làm chức năng tiếp nhận, vận

chuyển O2 hoặc CO2, vì thế có hình elip để có diện tích bề mặt lớn.

Hình 1.1. Cấu trúc tế bào động vật

11- Tế bào thần kinh: thân hình đa giác có sợi trục rất dài để dẫn truyền các xung

đột thần kinh, các kích thích từ ngoại biên (da, cơ) vào thần kinh trung ương (tủy sống,

não).

- Có loại tế bào sinh trưởng rất nhanh như tế bào sinh dục, có loại không sinh

sản như tế bào thần kinh.

Kích thước của tế bào: Tế bào có kích thước rất khác nhau, có loại rất nhỏ, kích

thước từ 2 – 30 micromet phải nhìn dưới kính hiển vi mới thấy được từ. Có loại kích

thước và hình dạng luôn thay đổi như bạch cầu đa nhân trung tính (trong máu). Nó có

thể thu nhỏ lại, xuyên qua mạch máu đến các mô bị bệnh để tiêu diệt vi khuẩn; có loại

kích thước lớn 0,2mm như tế bào trứng (noãn) chín hoặc rất lớn, đường kính từ 1 – 1,5

mm như trong lòng đỏ trứng gà, vịt .

2. Cấu tạo tế bào

Tuy có sự khác nhau về hình

dạng, kích thước và chức năng, song cấu

tạo chung của tế bào gồm 3 phần chính

là: màng tế bào, chất nguyên sinh và

nhân.

2.1. Màng tế bào

Là lớp màng cực mỏng (70 –

100A) bao bọc mặt ngoài tế bào, cấu tạo

bởi lipit và protein. Nó không chứa

celulocen như tế bào thực vật. Trên bề

mặt màng tế bào tùy theo vị trí hình thành những khía dọc hay các sợi cực nhỏ gọi là

nhung, làm tăng diện tích bề mặt tế bào để thực hiện các chức năng sinh lý riêng biệt

như hấp thụ ở ruột, lọc ở thận.

Màng tế bào ngăn cách tế bào, bảo vệ nguyên sinh chất với môi trường nơi thực

hiện sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài.

2.2. Chất nguyên sinh (bào tương)

Là chất lỏng không có hình dạng nhất định chứa bên trong màng tế bào. Chất

nguyên sinh chứa khoảng 85% nước và 15% protein đặc biệt là các RNA (ribo –

nucleic –axit), các enzyme (men), axit-amin, các sản phẩm trung gian của sự trao đổi

chất, muối khoáng .

Trong nguyên sinh chất còn chứa các bào quan là các cấu trúc nhất định để đảm

nhiệm những chức năng cần thiết duy trì mọi mặt hoạt động sống của các tế bào.

Các bào quan gồm: lưới nội bào, Ribosom, bộ máy Golgi, hệ tiểu vật, Lizosom,

bào tâm và vi ống.

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 1

Trang 1

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 2

Trang 2

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 3

Trang 3

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 4

Trang 4

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 5

Trang 5

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 6

Trang 6

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 7

Trang 7

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 8

Trang 8

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 9

Trang 9

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 144 trang xuanhieu 10420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi
ánh phân vào cơ quan trong xoang chậu, trực tràng, tử cung, âm đạo,
niệu đạo 
2.2. Hệ thần kinh giao cảm
Hệ phó giao cảm có chức năng bảo vệ là chủ yếu (giãn mạch, co hẹp lỗ con
ngươi, giảm co bóp cơ trơn, cơ tim )
Cấu tạo: Gồm trung khu, các hạch và các dây thần kinh.
2.2.1. Trung khu
Là các nhân xám nằm trong cuống não, hành não và sừng bên chất xám tủy
sống từ đốt khum 1-3.
2.2.2. Các hạch phó giao cảm
Gồm 2 loại: 
Hạch gần tạng: Hạch nằm xa trung khu gần cơ quan.
Hạch nội thành: Nằm ngay trên thành (vách) cơ quan.
2.2.3. Dây thần kinh phó giao cảm
Gồm sợi trước hạch rất dài, sợi sau hạch rất ngắn. Sợi không có vỏ Myelin bao
bọc. Phân bố như sau:
- Vùng đầu: 
+ Từ nhân xám của cuống não xuất phát sợi phó giao cảm đến hạch mi từ đó
phân ra các nhánh đến thể mị ở cầu mắt, cơ thắt con ngươi, màng đồng tử.
+ Từ nhân nước bọt trong hành tủy sợi phó giao cảm đi ra, đến tuyến lệ, các
tuyến nước bọt.
- Vùng cổ, ngực, bụng: 
Từ nhân xám trong hành não phát dây X (thần kinh phế vị). Ở vùng đầu nó
phân chia vài nhánh cho các mạch máu. Sau đó dây X đi xuống vùng ngực phân nhánh
cho đến tim, phổi bao tim phế mạc.
+ Một nhánh thần kinh lùi đi ngược lên vùng cổ phân cho khí quản, thanh quản.
+ Một nhánh thần kinh lùi đi ngược lên vùng cổ phân cho khí quản, thanh quản.
136
+ Một nhánh xuống đám rối mặt trời từ đó phân nhánh đến cơ quan trong xoang bụng.
- Vùng chậu: Từ tủy sống khum các dây phó giao cảm đến đám rối (hạ vị) rồi
phân vào các cơ quan trong xoang chậu.
III. SINH LÝ HỆ THẦN KINH
1. Sinh lý hệ não tủy
1.1. Sinh lý tủy sống
Tủy sống có 2 chức năng sinh lý đó là chức năng phản xạ và chức năng dẫn truyền.
- Chức năng phản xạ (trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ).
+ Tủy sống là trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ vận động của các cơ
vân toàn thân trừ cơ mặt.
Khi bị một kích thích cơ thể phản ứng tức thì bằng cách co cơ để thoát khỏi
trạng thái kích thích đó, ví dụ: khi dẫm phải vật nhọn lập tức chân nhấc lên, chạm tay
vào điện lập tức tay co rụt lại Phản xạ được thực hiện theo trình tự nhất định gọi là
cung phản xạ.
Cung phản xạ gồm có:
Cơ quan nhận cảm như da, mắt, mũi, tai
Đường truyền vào là dây thần kinh cảm giác từ cơ quan vào tủy sống.
Trung khu: Là c hất xám tủy sống tiếp nhận kích thích, phân tích hoặc truyền
lên não, truyền lệnh đáp ứng kích thích.
Đường truyền ra: Sợi thần kinh vận động từ rễn bụng tủy sống đi đến cơ quan
hoặc cơ vân tương ứng.
Cơ quan đáp ứng: Cơ hoặc tuyến.
+ Chất xám tủy sống ở sừng lưng và sừng bụng suốt chiều dài tủy sốn chính là
các trung khu điều khiển phản xạ vận động cấp thấp.
+ Chất xám ở sừng bên là trung khu của thần kinh thực vật. Trung khu giao cảm
ở sừng bên chất xám tủy sống lưng hông điều tiết hoạt động của tim, mạch tuyến mồ
hôi. Trung khu phó giao cảm ở tủy sống khum điều khiển phản xạ tiết niệu sinh dục
như thải phân, nước tiểu, cương cứng dương vật, phóng tinh
- Chức năng dẫn truyền.
+ Dọc hai bên tủy sống phát ra 31 đôi dây thần kinh gồm 1 loại sợi truyền vào
và truyền ra. Ở bên ngoài cốt sống từ ngoài lõ giáp chúng nhập làm một dây màu
trắng. Bên trong cột sống thì dây đi vào tạo thành rễ lưng vào sừng chất xám, còn dây
đi ra tạo thành rễ bụng từ sườn bụng đi ra.
+ Các cột chất trắng nằm ở bên ngoài chất xám là các đường dẫn truyền do
nhiều bó sợi trục tạo thành. Chúng có chức năng truyền các xung thần kinh từ tủy sống
lên não và ngược lại. Các đường truyền từ tủy sống – não – tủy sống gồm có: 
137
Đường truyền lên hoặc đường cảm giác: Là các bó sợi chất trắng ở phía lưng
truyền các xung thần kinh cảm giác lên não.
Đường truyền xuống hoặc đường vận động: Là các bó sợi chất trắng ở phía
dưới bụng truyền xung thần kinh từ não xuống tủy sống rồi từ đó theo dây vận động
của tủy sống đến cơ quan đáp ứng.
Đường liên hệ, trung gian: Là các đường truyền đảm bảo nối liên hệ giữa các
đốt tủy sống với nhau.
1.2. Sinh lý hành tủy
- Chức năng phản xạ (trung khu thần kinh): 
Hành tủy là trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động phản xạ sau.
+ Trung khu hô hấp: Hưng phấn tự động thông qua đường máu CO2 trong máu
cao kích thích dây X) thực hiện phản xạ nhở các sợi hướng tâm trong dây thần kinh
phế vị (X) và dây giao cảm cổ.
+ Trung khu vận mạch điều khiển sự co giãn mạch máu phản xạ thần kinh dịch thể.
+ Trung khu của các hoạt động tiêu hóa (nhai, nuốt, tiết nước bọt).
+ Trung khu tiết mồ hôi.
+ Trung khu điều tiết trương lực cơ.
+ Trung khu của các phản xạ phòng vệ như nôn, hắt hơi, ho, chảy nước mắt.
Hành não là trung khu sinh mệnh của động vật vì thế nếu bị tổn thương dễ dẫn
tới tử vong.
- Chức năng dẫn truyền (do chất trắng đảm nhiệm).
+ Hành não là nơi trung gian dẫn truyền các xung (luồng) thần kinh từ tủy sống
lễn não và từ não xuống tủy sống.
+ Đường dẫn truyền riêng của hành não gồm:
Đường tiền đình – tủy.
Đường trẩm – tủy
Các đường nối liền hành não với tủy não (qua cuống tiểu não).
1.3. Sinh lý tiểu não
- Tiểu não là bộ phận cao cấp của thần kinh trung ương cáo vai trò quan trọng
trong việc điều hòa các cử động phối hợp (gồm vận động không theo ý muốn và vận
động theo ý muốn) thí dụ: Khi rơi từ trên cao xuống con mèo tự động xoay người uốn
cong làm cho 4 chân rơi xuống trước, cột sống cong lên để không bị gãy xương.
+ Tiểu não liên hệ với các phần khác của hệ thần kinh qua 3 đoi cuống tiểu não.
Cuống tiểu não sau với hành não.
Cuống tiểu não giữa với cuống não và đại não.
138
Nhờ vậy nó đảm bảo mối liên hệ thần kinh rất phức tạp với tủy sống não giữa
và chịu ảnh hưởng của vỏ đại não.
- Tiểu não điều khiển các hoạt động thăng bằng cơ thể. Ví dụ ở loại chim tiểu
não phát triển nên giữ thăng bằng tốt khi bay. Phá bỏ tiểu não chim không thể bay
được và lảo chảo như người say rượu. (phần ví dụ xuống dòng hoặc để trong ngoặc)
Với động vật khác phá tiểu não gây rối loạn sự chuyển động và trương lực cơ, vật run
rẩy lắc lư liên tục.
1.4. Sinh lý não giữa
- Cuống não là nơi trung gian của các đường thần kinh từ tủy sống lên não và từ
não xuống tủy sống.
- Củ não sinh tư: 
+ Củ não sinh tư trước tham gia vào các phản xạ, co, giãn đồng tử (lỗ con
ngươi), liếc mắt, nháy mắt, nhận ánh sáng, quay mặt khi chói sáng (nhưng không
truyền xung thần kinh thị giác).
+ Củ não sinh tư sau tham gia các phản xạ thính giác như vẫy tai, cử động tai,
quay đầu về phía có tiếng động (nhưng không truyền xung thần kinh thính giác).
1.5. Sinh lý não trung gian
Não trung gian gồm đồi thị và vùng dưới đồi thị là quan trọng nhất. Tuyến yên,
tuyến tùng là tuyến nội tiết (xem chương 6).
- Sinh lý đồi thị (tầng thị giác, khâu não).
- Đồi thị là cửa ngõ của vỏ não.
Đồi thị là trạm trung gian tiếp nhận tất cả các xung thần kinh từ các cơ quan
cảm giác khác nhau (xúc giác, nhiệt giác, cảm giác đau đớn, vị giác) vào tủy sống hoặc
hành lão rồi đi lên đồi thị. Từ đồi thị các xung thần kinh này theo thể gối và cánh tay
mới truyền lên vỏ não. Đồi thị là trung khu cao cấp của giác đau đớn. Khi vùng đồi bị
tổn thương, một va chạm nhẹ lên da cũng gây đau đớn dữ dội ngược lại, cũng có
trường hợp mất hoàn toàn cảm giác. Đòi thị có khả năng phân tích và tổng hợp sơ bộ
các xung thần kinh truyền vào vì giữa các nhân thần kinh trong đồi thị có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên khả năng phân tích và tổng hợp này còn thô sơ nhiều so
với vỏ đại não.
Vùng đồi tham gia trương lực cơ. Khi vùng đồi bị kích thích thường xuất hiện
nhiều phản xạ vận động phức tạp, đồng thời xẩy ra những biến đỏi phức tạp của các
hoạt động nội quan do sự hưng phấn của các đường hướng tâm đi từ vùng đồi về các
trung khu vận động và dinh dưỡng ở các phần khác nhau trong hệ thần kinh. Vùng đồi
bị phá hủy thường gây chứng: Vận động không định hướng các cử động quay theo
hình vòng tròn và các rối loạn khác về vận động.
Sinh lý vùng dưới đồi.
139
- Vùng dưới đồi là trung ương thần kinh cấp cao của hệ thần kinh thực vật. Kích
thích các nhân bên và nhân sau của vùng dưới đồi sẽ gây phản xạ như khi thần kinh
giao cảm hưng phấn (tim đập nhanh, mạch co, đồng tử giãn, nhu động ruột giảm).
Kích thích nhân trước vùng dưới đồi sẽ có những đáp ứng đặc biệt như thần kinh phó
giao cảm hưng phấn: tim đập yếu, mạch giãn, đồng tử co, nhu động dạ dày tăng).
- Điều hòa hoạt động tuyến yên: Các tế bào thần kinh vùng dưới đồi tiết ra những
chất “ truyền đạt thần kinh ” là những polypeptit. Phần lớn chất này theo mausd đến tuyến
yên để tạo ra sự giải phóng hoocmone tuyến yên nên có tên là “ yếu tố giái phóng”.
- Điều tiết thân nhiệt: Phần trước vùng đồi có trung khu chống nóng phần sau
có trung khu chống lạnh, phá hủy gò xám sẽ làm cho động vật hằng nhiệt trở thành
động vật biến nhiệt. Kích thích gò xám làm tăng sự sinh nhiệt của cơ thể trao đổi khí
tăng. Trong lâm sàng, thường dùng thuốc hạ nhiệt chính là thuocs hóa học có tác dụng
chọn lọc lên vùng dưới đồi.
- Điều hòa trao đổi chất: Vùng dưới đồi có các trung khu điều hòa trao đổi
chất : protein, lipit, gluxit, muối khoáng và nước. Kích thích trung khu đồi sẽ làm con
vật ăn nhiều khi đã no. Kích thích trung khu khát làm con vật uống rất nhiều.
- Điều tiết hoạt động sinh dục (thông qua tuyến yên): Vùng trước và vùng giữa
của dưới đồi có một nhóm neuron chuyên điều tiết sinh dục. Chất tiết của nó đi vào
máu đổ vào thùy trước tuyến yên và gây ra tiết GSH (FSH, LH) điều tiết nhịp điệu chu
kỳ sinh dục.
1.6. Sinh lý đại não
Đại não là cơ quan hoạt động tối cao của hệ thần kinh. Sự hoạt động của nó rất
phức tạp và tinh vi.
- Khả năng định hình: Lớp vỏ đại não có khả năng ghi nhận, phân tích, tổng hợp và
giữ lại tín hiệu kích thích. Ta gọi đó là khả năng định hình của vỏ não (tín hiệu kích thích
đến cơ thể, từ ngoài vào cơ thể hoặc từ cơ thể phát ra0. Ví dụ con bò có khả năng ghi nhớ
đường đi ăn, đường về chuồng nếu ta thả chúng thường xuyên đi theo đường đó.
- Khả năng động hình: Lớp vỏ đại não cũng có khả năng phát, lặp lại các tín hiệu
hoặc trả lời tín hiệu khi được kích thích. Ta gọi đó là khả năng động hình của vỏ não.
- Khả năng động hình và định hình của vỏ não là cơ sở để chúng ta thiết lập các
phản xạ có điều kiện nhằm bắt gia súc tuân theo ý muốn để phục vụ con người.
1.7. Mối tương quan sinh lý giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên
- Sự tương quan sinh lý giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên được
biểu thị qua cung phản xạ. Thần kinh trung ương ra lệnh, dây thần kinh dẫn truyền
xung động theo dây cảm giác, dây vận động. Cuối cùng bộ phận đáp ứng thực hiện
chức năng theo lệnh của thần kinh trung ương.
- Trường hợp gây tê cục bộ để phẫu thuật gia súc ta cắt đứt đường liên hệ ngoại
biên và trung khu làm cho gia súc mất phản xạ đáp ứng khi ta phẫu thuật.
140
- Trong trường hợp gây mê, là ta làm ức chế thần kinh trung ương, vì thế không
có lệnh đáp ứng khi có các kích thích của phẫu thuật.
- Tương quan giữa vỏ não và tủy sống. Não bộ điều khiển toàn bộ hoạt động
của cơ thể, là trung ương thần kinh cấp cao, tủy sống là trung ương thần kinh cấp dưới.
2. Sinh lý hệ thần kinh thực vật
- Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm cùng phân vào một cơ quan và hoạt
động đối lập nhau tưởng như mâu thuẫn. Nhưng chính sự mâu thuẫn này đã làm hoạt
động của các cơ quan mà chúng điều khiển trở nên cân bằng.
Hoạt động hệ thần kinh thực vật có tác dụng điều hòa hoạt động của mỗi cơ
quan ăn khớp với nhau trong sự điều hòa chung toàn bộ cơ thể. 
Bảng 2.1. Hoạt động của hệ thần kinh thực vật trên cơ thể
TT Cơ quan Tác dụng hệ giao cảm Tác dụng hệ phó giao cảm
1 Tim Tăng nhịp tim Giảm nhịp tim
2 Mạch máu Co mạch Giãn mạch.
3 Cơ trơn ở dạ dày Co hoặc giãn Co, tăng khẩn trương
4 Cơ trơn ở ruột non Giảm nhu động Tăng nhu động
5 Cơ trơn ở tử cung có 
thai
Co Giãn
6 Cơ trơn ở bóng đái Giãn, giảm căng thẳng Co, tăng căng thẳng
7 Cơ trơn thắt niệu đạo 
bóng đái
Co, tăng căng thẳng Giãn
8 Tuyến nước bọt Tiết ít, đặc Tiết nhiều, giảm
9 Lỗ con ngươi mắt Giãn, mở to Co, thu nhỏ.
- Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm phát sinh hàng loạt ảnh hưởng phức
tạp và rộng rãi đối với hoạt động của các cơ quan và tổ chức.
- Hoạt động của hệ thần kinh thực vật là không theo ý muốn, nhưng trong một
chừng mực nào vẫn chịu sự chi phối điều tiết của lớp vỏ đại não. Ví dụ: Khi lo sợ, hồi
hộp tim đập nhanh, là do ảnh hưởng của vỏ não làm hưng phấn thần kinh giao cảm.
- Có những chất làm tăng cường hoặc kìm hãm hoạt động của hệ thần kinh thực vật.
+ Chất tăng cường giao cảm: Adrenalin, Aphedrin, Cocain.
+ Chất ức chế giao cảm: Esgotamin, Yohinbin.
+ Chất tăng cường phó giao cảm: Pilocarpin, Axetylcholin, Axeril.
+ Chất ức chế phó giao cảm: Artropine.
- Ngoài ra, có những thuốc phong bế hạch (giao cảm) là chất ngăn chặn sự dẫn
truyền xung động thần kinh qua xinap, như Amilazin, Cholopromazin,
Hexamethonium.
141
- Người ta có thể sử dụng thuốc trên để làm tăng cường hay ức chế hoạt động
của hệ giao cảm và phó giao cảm trong lâm sàng thú y.
Ví dụ: Tiêm Atropine làm giảm cơn đau bụng (vì atropine có tác dụng ức chế sự
hưng phấn của hệ phó giao cảm).
3. Mối quan hệ sinh lý giữa hệ não tủy và hệ thực vật
3.1. Tương quan về mặt cấu tạo
- Hệ thần kinh thực vật có trung khu nằm tại trung ương thần kinh não tủy (não
giữa, hành tủy và tủy sống).
- Dây thần kinh của 2 hệ não (não tủy và thực vật) thường đi song song với nhau.
3.2. Liên hệ về mặt sinh lý
Giữa hệ não tủy và hệ thần kinh thực vật luôn có tác động liên hệ với nhau kinh
thực vật.
Ví dụ: 
+ Con vật sợ hãi làm tim đập nhanh.
+ Con vật có thể nuốt thức ăn, hay thở (do hệ thần kinh thực vật) hoặc có thể
không nuốt hoặc nín thở hay cố (do hệ thần kinh não tủy).
+ Con vật ngửi thấy mùi thức ăn, nghe thấy tiếng động khi chuẩn bị bữa ăn (do
hệ thần kinh não tủy) và như vậy nó tiết nước bọt (do hệ thần kinh thực vật).
Tóm lại: Hệ não tủy và hệ thần kinh thực vật luôn luôn hoạt động và liên hệ với
nhau để cơ thể động vật hoạt động nhịp nhàng.
142
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cấu tạo của nơ ron thần kinh?
2. Vẽ, trình bày cấu tạo, nhiệm vụ của tủy sống?
3. So sánh về sự phân bố của hệ giao cảm và phó giao cảm trong cơ thể?
4. Tóm tắt chức năng sinh lý của năm phần cấu tạo nên bộ não?
5. Trình bày sự đối lập nhau về chức năng sinh lý thể hiện trên một số bộ phận
của cơ thể của hệ giao cảm và phó giao cảm?
143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình giải phẫu sinh lí động vật - Nguyễn Danh Phương (2005) – Nhà
xuất bản thống kê, Hà Nội.
2. Giáo trình giải phẫu sinh lý vật nuôi – Đặng Quang Nam (2008) – Nhà xuất
bản Hà Nội
3. Tranh vẽ giải phẫu bò - Trần Phúc Thành (1970) - Nhà xuất bản nông thôn
Hà Nội
4. Sinh lí gia súc - Lê Văn thọ - Đàm Văn tiệm (1992) - Nhà xuất bản nông
thôn Hà Nội
5. Giải phẫu gia súc – Phạm Thị Xuân Vân (1981) – Nhà xuất bản Nông thôn,
Hà Nội.
6. A haiállatok funkcionalis anatomiaja harom kotet, Mezogazdasagi kiado,
Feher Gyorgy (1980) – Budapets.
7 Precis d’histologie et d’anatomie microscopique des animaux domestiques –
Hugo Crau – Peter Walter (1975) – Vigot Frères, Editeurs, 23 Rue de I’Ecole de
Medecine, Paris 6e. 
144

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giai_phau_sinh_ly_vat_nuoi.pdf