Giáo trình Dược lý thú y

* Mục tiêu

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc, các

đường đưa thuốc vào cơ thể vật nuôi cũng như mối liên quan giữa đường đưa thuốc

với tác dụng dược lý của thuốc

- Chẩn đoán và phòng, trị được các chứng ngộ độc thuốc khi vật nuôi bị trúng

độc thuốc thú y

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

- Sử dụng thuốc đúng mục đích, tránh lạm dụng thuốc trong điều trị bệnh

* Nội dung chính

1. Khái niệm về thuốc, thức ăn và chất độc

1.1. Khái niệm về thuốc

- Thuốc là các chất hay hợp chất được sử dụng để điều trị, phòng ngừa hoặc để

chẩn đoán bệnh tật. Thuốc còn có tác dụng khôi phục, điều chỉnh các chức năng của hệ

thống cơ quan trong cơ thể người và vật nuôi.

- Với mục đích là điều tr, thuốc sẽ giúp cho cơ thể người và động vật có thể

điều chỉnh hoặc khôi phục lại trạng thái sinh lý bình thường.

- Với chức năng phòng bệnh, thuốc giúp cho cơ thể người và động vật không

lâm vào trạng thái bệnh lý. Có thể dùng thuốc để hạn chế, ngăn ngừa bệnh bằng cách

tiêu diệt các nguyên nhân gây bệnh hay các động vật môi giới trung gian truyền bệnh

tồn tại ngoài môi trường.

- Với chức năng chẩn đoán bệnh, thuốc giúp ta kiểm tra, xác định lại các bệnh

truyền nhiễm ở người và động vật đang ở giai đoạn nghi ngờ ( Dùng các thuốc kháng

sinh đặc trị sẽ giúp ta phân biệt được bệnh do vi khuẩn, virút )

- Với chức năng dùng thuốc để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của hệ

thống cơ quan trong cơ thể vật nuôi như các thuốc giảm sốt, chống thiếu máu, thuốc

mê, thuốc tê

1.2. Nguồn gốc thuốc

- Thuốc có nguồn gốc từ thực vật: Bồ công anh, bồ kết, mã tiền, mã đề

- Thuốc có nguồn gốc từ động vật: Mật gấu, cao hổ cốt

- Thuốc từ khoáng vật, kim loại: Thủy ngân, đồng, sắt

- Thuốc có nguồn gốc từ vi sinh vật và xạ khuẩn: Các thuốc kháng sinh

1.3. Phân biệt giữa thuốc, thức ăn và chất độc

- Thuốc là những chất được sử dụng để điều trị, phòng ngừa hay chẩn đoán

bệnh. Tác dụng này của thuốc luôn đi đôi với liều lượng và cách sử dụng

- Giữa thuốc và thức ăn nhiều khi cũng không có ranh giới rõ ràng ( Ví dụ: Như

sử dụng các loại thức ăn dinh dưỡng trong điều trị.)

10- Chất độc gồm những chất ở liều lượng rất thấp cũng đã gây nên trạng thái

bệnh lý hay giết chết hàng loạt động vật, thậm chí cả người.

Đặc biệt nguy hiểm hơn là giữa thuốc và chất độc cũng khó phân biệt

Ví dụ: Thực tế thuốc là con dao hai lưỡi: Dùng nồng độ thấp không những

không có tác dụng mà còn gây hại là gây nên hiện tượng quen thuốc, nhờn thuốc

nhưng nếu sử dụng liều cao có thể gây độc thậm chí có thể gây chết cho người và

động vật hoặc có thể để lại tồn dư của thuốc trong sản phẩm thịt, trong sữa gây

độc cho người tiêu dùng.

- Trong điều trị, sự thay đổi về liều lượng đã biến thuốc thành chất độc hay

ngược lại chuyển chất độc thành thuốc ( ví dụ: NaCl, Strychnin )

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng dược lý của thuốc

2.1. Nhóm yếu tố cơ thể

2.1.1. Loài vật, giống khác nhau có sự mẫn cảm với thuốc khác nhau

- Do cấu tạo đặc điểm sinh lý, sinh hóa cũng như khả năng hấp thu, chuyển hóa,

thải trừ của thuốc của các loài vật khác nhau nên sự phản ứng của cơ thể chúng đối với

thuốc cũng khác nhau

Ví dụ: Trong lâm sàng không dùng thuốc mê bay hơi để gây mê cho loài động

vật nhai lại

+ Hoặc cũng là hạt mã tiền nhưng “ Cẩu ăn cẩu tử, mã ăn mã hý” Tức là chó

ăn sẽ chết còn ngựa ăn lại đẹp ra

- Thậm chí ngay cả đối với cùng loài cũng có sự mẫn cảm với thuốc khác nhau

Ví dụ: Cùng là loài lợn nhưng chỉ có giống lợn nhập ngoại siêu nạc ở nước ta

mới cần bổ xung thêm Fe sau khi sinh

2.1.2. Yếu tố tính biệt

- Sự mẫn cảm với thuốc khác nhau giữa con đực và con cái là do hoạt động của

các tuyến sinh dục. Nhìn chung con cái mẫn cảm hơn với các loại thuốc ngủ.

2.1.3. Lứa tuổi

- Tuổi động vật không chỉ có ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể vì thông thường

khi sử dụng thuốc thường tính theo trọng lượng cơ thể. Nói chung gia súc già chịu

đựng thuốc tốt hơn gia súc non và gia súc trưởng thành

2.1.4. Yếu tố cá thể

- Mỗi cá thể có phản ứng với thuốc khác nhau, những gia súc sinh ra cùng cha,

cùng mẹ có phản ứng đối với thuốc tương đối giống nhau, đặc biệt với những con sinh

ra cùng trứng sẽ có phản ứng đối với thuốc hoàn toàn giống nhau.

- Việc dùng lặp nhiều lần một loại thuốc sẽ dẫn đến các hiện tượng sau:

+ Tích lũy làm tăng độc tính của thuốc ở trong các tổ chức

+ Hiện tượng quen thuốc gây mất tác dụng dược lý của thuốc

+ Hiện tượng dị ứng thuốc gây sốc quá mẫn như dị ứng Penicillin ở người hay

tiêm B – Complex dưới da của chó, mèo cũng dễ gây nên hiện tượng sốc thuốc.

Giáo trình Dược lý thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình Dược lý thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình Dược lý thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình Dược lý thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình Dược lý thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình Dược lý thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình Dược lý thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình Dược lý thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình Dược lý thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình Dược lý thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang xuanhieu 6760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dược lý thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Dược lý thú y

Giáo trình Dược lý thú y
Globulin miễn dịch, nó có tác dụng làm tăng
khả năng thực bào, tăng miễn dịch tế bào.
- Khi cơ thể thiếu hụt Selen cơ thể sẽ không hấp thu vit C, cơ sẽ bị teo và suy
giảm miễn dịch.
- Selen và Vit E có liên hệ chặt chẽ với nhau giúp chống lại sự teo cơ của gà,
hoại tử gan của lợn.
2.3. Ionophores – Các chất khoáng, điện giải
- Ionophore là chất khoáng, điện giải đựng trong túi Polyethylen Carboxylic
- Sử dụng bằng cách trộn lẫn với thức ăn, kích thích sự phát triển của buồng
trứng.
- Monensin và Lasalosin dùng cho trâu, bò có tác dụng tăng trưởng nhanh, nâng
cao hiệu quả sử dụng thức ăn. Khi dùng cho dê, cừu và gà có tác dụng phòng bệnh cầu
trùng.
- Ionophore là thuốc hoàn toàn có tác dụng chống lại sự phát triển của vi khuẩn
và cầu trùng
- Thuốc có hoạt phổ mạnh, có tác dụng chọn lọc đặc hiệu với hệ vi sinh vật của
dạ cỏ, chúng có tác dụng yếu với vi khuẩn gây bệnh.
- Cơ chế tác dụng của Ionophores : 
+ Thay đổi sự hấp thu các chất dinh dưỡng qua màng, thay đổi tỷ lệ muối Ca/P,
làm tăng khả năng hấp thu Ca.
- Vô hại hoàn toàn đối với vi khuẩn có lợi của dạ cỏ, tác dụng chính với vi
khuẩn gr(+), không có hiệu lực với các vi khuẩn khác
- Không để lại tồn dư, không gây ô nhiễm môi trường khi bài tiết ra ngoài.
- Làm thay đổi theo chiều hướng có lợi cho khu hệ vi khuẩn trong dạ cỏ, giúp
quá trình tiêu hóa xelluloza của loài nhai lại tốt hơn
* Tác dụng mong muốn trên đại gia súc :
- Tăng trưởng nhanh, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
- Giảm khả năng xảy ra bệnh tật và tiết kiệm được thức ăn
- Giảm khả năng xảy ra hiện tượng ceton huyết ở bò sữa ( toan huyết)
73
- Có tác dụng phòng bệnh cầu trùng
- Phòng được sự thiếu hụt Tryptophan
* Các dạng được sử dụng:
PROBIOTICS
- Đây là một tổ hợp các vi khuẩn có lợi,
tế bào diệp lục và men. Hỗn hợp có chứa các
vi khuẩn gr (-) , (+) còn sống nhưng không
chứa các vi khuẩn gây bệnh và nấm.Chúng có
tác dụng trực tiếp lên hệ tiêu hóa, dùng làm
thức ăn bổ xung.
- Mục đích và tác dụng của Probiotics
trong điều trị:
+ Bổ sung các vi khuẩn có lợi theo
đường tiêu hóa để khống chế sự phát triển của
vi sinh vật gây bệnh.
+ Sản xuất ra Acid lăctic, làm giảm độ pH trong ống tiêu hóa
+ Bổ sung thêm vi khuẩn có lợi cho gia súc non như nhóm vi khuẩn gr(+), sản
sinh ra các Vit nhóm B và khống chế vi khuẩn gây bệnh
+ Một số vi khuẩn trong Probiotics lại có khả năng sản sinh ra kháng sinh có tác
dụng khống chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh nên có tác dụng phòng bệnh.
+ Sản sinh ra men Hydrogen Peroxydaza có tác dụng tiêu diệt rất nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh.
+ Sản sinh ra các Enzym do vi sinh vật tiết ra như chủng Lactobacillus
+ Phòng và trị các bệnh do độc tố có nguồn gốc từ nấm độc hoặc độc tố từ các
vi khuẩn đường ruột.
Câu hỏi ôn tập
1. Kể tên các Vitamin tan trong dầu và tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị của
chúng?
2. Kể tên các Vitamin tan trong nước và tác dụng dược lý, ứng dụng điều trị
của chúng?
3. Tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của các nguyên tố khoáng đa lượng?
4. Tác dụng dược lý và ứng dụng điều trị của các nguyên tố khoáng vi lượng?
CHƯƠNG VII: VĂCXIN VÀ CÁCH SỬ DỤNG VĂCXIN
* Mục tiêu
- Trình bày được khái niệm và các nguyên tắc sử dụng văcxin trong việc phòng
bệnh cho vật nuôi
- Phân loại sử dụng đúng các loại văcxin để phòng bệnh cho vật nuôi
- Sử dụng văcxin an toàn và hiệu quả.
* Nội dung chính
74
Hình 6.4: Probiotic
1. Khái niệm
- Năm 1876, một y sỹ người Anh đã lấy vẩy của bò cái mắc bệnh Đậu chủng
cho Người kết quả người mắc bệnh nhẹ và có miễn dịch với bệnh đậu. Sau đó người ta
đã dùng phương pháp này để phòng bệnh đậu mùa cho người.
- Bằng nhiều công trình nghiên cứu về thuốc phòng bệnh, Pastơ - người Pháp đã
khẳng định rằng: Có thể tạo miễn dịch nhân tạo cho người và vật nuôi chống lại các
bệnh truyền nhiễm.
- Văcxin là một thuật ngữ do Pastơ đề nghị sử dụng để gọi tên các chế phẩm
sinh học dùng để phòng bệnh truyền nhiễm. Các văcxin đó được chế bằng bản thân
mầm bệnh (vi khuẩn, virút) hoặc sản phẩm do mầm bệnh sản sinh ra (độc tố) gây ra
bệnh mà ta muốn phòng. Bản chất của việc tiêm văcxin là đưa kháng nguyên (vi sinh
vật hoặc độc tố) đã được làm yếu đi hoặc vô hoạt vào trong cơ thể người và động vật,
cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
Kích thích đó gọi là đáp ứng miễn dịch.
2. Phân loại văcxin
2.1. Văcxin chết (văcxin vô hoạt)
- Văcxin này được chế tạo bằng cách nuôi cấy vi khuẩn hay virút. Khi đạt đến
một số lượng nhất định cần thiết thì làm cho chúng chết đi bằng nhiều phương pháp
khác nhau (như vật lý hay hóa học...). Thường văcxin chết tạo miễn dịch tương đối
yếu, thời gian miễn dịch ngắn. Vì vậy người ta có thể làm cho tính miễn dịch cao hơn,
thời gian miễn dịch dài hơn bằng cách cho thêm vào văcxin chất bổ trợ keo phèn,
dầu...
* Các dạng văcxin chết thường dùng là:
+) Dạng văcxin chết không có bổ trợ: Được điều chế bằng cách canh trùng cho
chết mầm bệnh như Văcxin Xoắn trùng.
+) Dạng văcxin chết có bổ trợ keo phèn: Là văcxin chết có cho thêm chất bổ trợ
là keo phèn để tăng kích thích miễn dịch và giữ cho kháng nguyên tồn tại lâu trong cơ
thể động vật, làm tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch cho cơ thể.
Ví dụ: Văcxin Lợn đóng dấu keo phèn, văcxin Tụ huyết trùng các loại.
+) Dạng văcxin có bổ trợ dầu hay còn gọi là văcxin nhũ hóa.
- Dùng văcxin chết thường an toàn, không gây phản ứng, liều lượng thường cao
hơn nhiều so với văcxin nhược độc. 
- Sau khi tiêm 2 – 3 tuần lễ cơ thể mới có miễn dịch, độ dài miễn dịch thường
ngắn. Vì vậy phải tiêm nhiều lần trong một năm.
2.2. Văcxin sống ( văcxin nhược độc)
- Là loại văcxin được chế tạo bằng mầm bệnh đã được giảm độc tự nhiên hoặc
bằng các yếu tố hóa học, vật lý, sinh học... không còn khả năng gây bệnh và khả năng
phục hồi lại tính gây bệnh ban đầu nhưng các yếu tố kháng nguyên không thay đổi tạo
được miễn dịch cho động vật.
75
Ví dụ: Văcxin nhược độc Dịch tả lợn, văcxin Đóng dấu lợn nhược độc, văcxin
Lasota nhược độc.
* Các dạng văcxin nhược độc thường dùng là:
+) Dạng tươi: Dạng văcxin này bảo quản không được lâu và gặp khó khăn trong
quá trình dự trữ và vận chuyển đem đi sử dụng.
+) Dạng đông khô: Loại văcxin này được làm đông khô ở nhiệt độ lạnh, việc
bảo quản, dự trữ và vận chuyển dễ dàng, thời gian bảo quản thuốc cũng dài hơn loại
trên.
3. Đặc điểm của văcxin: Các loại văcxin có các đặc điểm sau:
3.1. Hệ thống bảo vệ của cơ thể
* Hệ thống bảo vệ không đặc hiệu
- Da lành lặn là hàng rào bảo vệ bên ngoài cơ thể, khi da bị tổn thương mầm
bệnh sẽ xâm nhập qua đó để vào cơ thể. Do vậy cần phải giữ cho da luôn lành lặn,
sạch sẽ.
- Niêm mạc lành lặn cũng có khả năng ngăn ngừa một số mầm bệnh.
- Dịch tiết của các cơ quan như: Nước mắt, nước mũi, nước bọt... cũng có khả
năng ngăn ngừa mầm bệnh.
- Các phản xạ như: Chảy nước mắt, hắt hơi, ho... cũng có tác dụng đẩy mầm
bệnh ra bên ngoài cơ thể
* Hệ thống bảo vệ không đặc hiệu:
- Là những cơ quan sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể. Trong cơ thể vật
nuôi có hệ thống bảo vệ đặc hiệu đó là hệ thống miễn dịch
+) Ở gia cầm: Quan trọng nhất là túi Fabricius ( túi huyệt)
+) Ở gia súc: Quan trọng nhất là các hạch lâm ba.
3.2. Quá trình sản sinh ra kháng thể đặc hiệu
- Sau khi dùng văcxin vài ngày, cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể đặc hiệu. Do
vậy vật nuôi vẫn có thể bị bệnh trong thời gian cơ thể chưa sản sinh ra đủ lượng kháng
thể đặc hiệu.
- Sau khi dùng văcxin 2 – 3 tuần, lượng kháng thể đặc hiệu đã được sản sinh đủ
thì vật nuôi sẽ không mắc loại bệnh đã được tiêm phòng. Đó chính là sự miễn dịch.
- Lượng kháng thể đặc hiệu sẽ giảm dần theo thời gian. Do vậy phải tiêm chủng
văcxin nhắc lại theo định kỳ.
- Văcxin loại nào chỉ phòng được loại bệnh đó.(Ví dụ: Văcxin Dịch tả lợn chỉ
phòng được Bệnh Dịch tả lợn)
- Kháng thể đặc hiệu có thể truyền được từ mẹ sang con qua sữa đầu (với những
loài động vật có vú) hoặc qua lòng đỏ trứng (với gia cầm). Do vậy phải tiêm chủng
văcxin cho con mẹ và phải cho gia súc sơ sinh bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
4. Cách sử dụng văcxin
- Không dùng văcxin đã quá hạn.
76
- Trước khi sử dụng phải kiểm tra lọ thuốc, kiểm tra nhãn thuốc (tên văcxin, số
lô, số liều, liều sử dụng, ngày sản xuất, số kiểm nghiệm, hạn dùng, cách bảo quản...)
phải ghi vào sổ trước khi sử dụng để dễ tra cứu khi có sự cố.
- Tuyệt đối không sử dụng văcxin đã bị hư hỏng như: mất nhãn, mất nút hoặc
lỏng nút, lọ bị rạn nứt, tình trạng thuốc trong lọ khác thường.
- Văcxin là thuốc để tiêm phòng cho nên chỉ tiêm cho động vật khỏe, không
tiêm văcxin cho con vật đang ốm, nghi ốm, gia súc quá non và gia súc sắp đẻ.
- Thông thường văcxin sử dụng tiêm dưới da, cũng có một số văcxin có thể tiêm
bắp thịt, một số văcxin có thể nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc chủng dưới da. Không được tiêm
văcxin vào mạch máu.
- Trong hoàn cảnh bắt buộc cần phải thanh toán dịch bệnh nhanh chóng thì có
thể tiêm thẳng văcxin vào ổ dịch để giảm thiệt hại tối đa.
- Khi tiêm phòng văcxin phải thực hiện những điều sau:
+) Dùng văcxin phải đủ liều, đúng lịch, theo hướng dẫn của nơi sản xuất.
+) Không được dùng cồn để sát trung bơm tiêm, kim tiêm.
+) Bơm, kim tiêm sau khi luộc vô trùng phải để nguội rồi mới được lấy văcxin
+) Văcxin đông khô phải pha bằng dung dịch bán kèm văcxin, nước muối sinh
lý 0,9% hoặc nước cất.
+) Phải lắc kỹ lọ văcxin trước khi dùng, nhất là các loại văcxin chết.
+) Khi tiêm văcxin phải tiêm đúng vị trí và tiêm đủ độ sâu.
+) Văcxin đã pha hoặc đã cắm kim tiêm nên dùng càng sớm càng tốt, nếu thừa
phải hủy, không để qua đêm. Không nên vứt bừa bãi chai lọ, kim tiêm.
+) Sau khi tiêm phải theo dõi vật nuôi, tăng cường bồi dưỡng, chăm sóc vật
nuôi.
+) Nếu vật nuôi có phản ứng cục bộ ở nơi tiêm như: Sưng, nóng, đau (trường
hợp tiêm văcxin keo phèn hay nhũ hóa) có thể chườm nóng ở nơi tiêm hoặc tiêm
Cafein để giảm phản ứng, sau một thời gian phản ứng sẽ giảm đi. Nếu nơi tiêm nhiễm
trùng gây áp xe mủ thì phải trích áp xe đó và điều trị bằng kháng sinh.
+) Một số văcxin có thể gây phản ứng dị ứng như: Vật nuôi có các biểu hiện
như sốt, run rẩy, thở gấp, nổi mẩn nếu nặng có thể chết. Nếu gặp hiện tượng dị ứng
đó phải xử lý ngay bằng thuốc chống dị ứng ( Ephedrin, Phenergan hoặc Adrenalin)
* Vị trí tiêm văcxin:
+) Lợn: Tiêm dưới da vùng cổ, sau hốc tai.
+) Gà: Tiêm dưới da cánh. Với văcxin Lasota thì nhỏ vào mắt. mũi, miệng
+) Chó: Tiêm dưới da cổ hoặc da vùng thăn lưng
+) Trâu, bò, ngựa: Tiêm dưới da cổ.
77
5. Cách bảo quản văcxin
- Văcxin phải được bảo quản lạnh từ 2 – 80C, nhưng không bảo quản văcxin
trong ngăn đá, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp. Nếu không bảo quản trong điều kiện đó
thì hạn dùng của văcxin sẽ bị rút ngắn hoặc mất hiệu lực
- Văcxin đã rút từ lọ ra và được pha loãng với nước cất không được cầm lâu
trong tay mà phải dùng ngay.
- Phẩi vận chuyển và bảo quản văcxin trong hộp xốp có đã lạnh, nên có bông
vải ngăn cách văcxin với đá.
6. Một số văcxin thường dùng trong thú y
- Văcxin phòng bệnh cho trâu, bò: Văcxin Tụ huyết trùng trâu bò, văcxin nhũ
hóa Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; văcxin Nhiệt thán; văcxin nhược độc Dịch tả trâu bò;
văcxin Tụ huyết trùng trâu bò chủng Iran
- Văcxin phòng bệnh cho lợn: Văcxin Đóng dấu lợn I (keo phèn); văcxin Đóng
dấu lợn II (nhược độc); văcxin Tụ huyết trùng lợn; văcxin kép vi khuẩn nhược độc Tụ
- Dấu; văcxin Dịch tả lợn; văcxin Phó thương hàn lợn
- Văcxin phòng bệnh cho gia cầm: Văcxin Newcastle hệ I, Văcxin Newcastle hệ
II đông khô chủng F; Văcxin Newcastle đông khô chủng Lasota; vacxin Tụ huyết
trùng gia cầm keo phèn; Văcxin Newcastle chịu nhiệt; văcxin Dịhc tả vịt đông khô
- Văcxin phòng bệnh cho chó: văcxin Dại tươi; văcxin Dại đông khô; văcxin
phòng bệnh Carê ( sài sốt chó).
Câu hỏi ôn tập:
1. Khái niệm về văcxin? Phân biệt giữa văcxin sống và văcxin chết?
2. Trình bày các nguyên tắc khi sử dụng văcxin ( Cách sử dụng văcxin)?
3.Trình bày cách bảo quản văcxin và kể tên một số văcxin thường dùng trong
thú y?
78
79
THỜI ĐIỂM DÙNG VĂCXIN VỚI TỪNG LOÀI GIA SÚC, GIA CẦM
Tên Văcxin Phòng bệnh Tuổi dùngvăcxin lần 1 Tuổi dùng văcxin lần 2
Số tháng cần
nhắc lại Cách dùng Bảo quản
GÀ, VỊT
Lasota Gà rù ( gà < 2 tháng
tuổi)
5 ngày tuổi 24 ngày tuổi Nhỏ mắt, mũi,
mồm
0 – 40C
Newcastle Gà rù ( gà >2 tháng
tuổi)
3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 – 40C
Đậu gà Đậu 5 ngày tuổi Không tiêm mũi 2 0 – 40C
Tụ huyết trùng gia
cầm
Tụ huyết trùng 3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Dịch tả vịt Dịch tả vịt 7 ngày tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 – 40C
Gumboro Gumboro 10 ngày tuổi 24 ngày tuổi 6 tháng sau 0 – 40C
LỢN
Tụ huyết trùng lợn Tụ huyết trùng 3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Đóng dấu lợn Đóng dấu 3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Tụ dấu lợn THT + đóng dấu 3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Xoắn trùng Bệnh lợn nghệ 3 tháng tuổi 10 ngày sau khi tiêm mũi 1 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Dịch tả lợn Dịch tả 45 ngày tuổi Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 0 – 40C
Phó thương hàn lợn Phó thương hàn 20 ngày tuổi 27 ngày tuổi 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
TRÂU, BÒ
Lở mồm long móng Lở mồm long móng 10 tháng 10 ngày sau khi tiêm mũi
1
6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
80
Nhiệt thán Nhiệt thán 10 tháng Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 10 tháng Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
CHÓ
Dại Dại 3 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 Tiêm dưới da 0 – 40C
Care Care ( sài sốt chó con) 2 tháng tuổi Không tiêm mũi 2 Tiêm dưới da 0 – 40C
NGỰA
Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 10 tháng Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
Nhiệt thán Nhiệt thán 10 tháng Không tiêm mũi 2 6 tháng sau Tiêm dưới da 8 – 100C
( Chú ý: Đối với lợn nếu đã tiêm văcxin Tụ - Dấu thì không cần phải tiêm văcxin Tụ huyết trùng và Đóng dấu nữa)
81
82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Dược lý thú y – TS Bùi Thị Tho, BSTY Nghiêm Thị Anh Đào – Nhà
xuất bản Hà Nội, 2005.
2. Nghề Thú y - Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ Lăng – Nhà xuất bản giáo dục,
2001.
3. Giáo trình Thú y cơ sở - ThS. Lương Thị Mai Lan – Lào Cai, 2008
4. Từ điển bách khoa dược học - Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh – Nhà xuất
bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 1999.
5. Dược lý học thú y - Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp – Nhà xuất bản Nông
nghiệp, 1997.
6. Giáo trình Dược lý học thú y - Trường trung học kỹ thuật Trung ương, 1997.
7. Sulfamide và nhóm hóa học trị liệu dùng trong thú y – Võ Văn Ninh – Nhà xuất bản
trẻ, 2001.
8. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi – Bùi Thị Tho – Nhà xuất
bản Hà Nội, 2003.
9. Sử dụng thuốc và biệt dược thú y - Nguyễn Phước Tương, Trần Diễm Uyên – Nhà
xuất bản Nông nghiệp, 2000.
10. Dược điển Việt Nam - Hội đồng dược điển – Nhà xuất bản y học, 2002.
11. Thuốc điều trị và văcxin sử dụng trong thú y - Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài – Nhà
xuất bản Nông nghiệp, 1997.
83
 84

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_duoc_ly_thu_y.pdf