Giáo trình Điện chuyên ngành

Ký hiệu, cấu tạo:

1.1.1. Định nghĩa:

Điện trở là đại lượng vật lý đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của một vật thể dẫn điện.

1.1.2. Đặc điểm:

- Để đạt được một giá trị dòng điện mong muốn tại một điểm nào đó của mạch điện hay giá trị điện áp mong muốn giữa hai điểm của mạch người ta dùng điện trở có giá trị thích hợp.

- Giá trị của điện trở không phụ thuộc vào tần số dòng điện, nghĩa là giá trị điện trở không thay đổi khi dùng ở mạch một chiều cũng như xoay chiều.

1.1.3. Ký hiệu và đơn vị:

- Ký hiệu:

- Đơn vị của điện trở: W; kW; MW; GW

Phân loại:

Có 5 loại điện trở chính là:

- Điện trở than ép dạng thanh.

- Điện trở than.

- Điện trở màng kim loại

- Điện trở oxit kim loại

- Điện trở dây quấn

* Điện trở than ép dạng thanh:

Cấu tạo: Được chế tạo từ bột than với chất liên kết nung nóng hoá thể được bảo vệ bằng một lớp vỏ giấy phủ gốm hay lớp sơn.

Đặc điểm:

+ Điện trở này thường được chế tạo với công suất cỡ ¼ W đến 1 W với giá trị từ 1/20 đến vài W.

+ Rẻ tiền tuy nhiên có nhược điểm là tính ổn định kém khi nhiệt độ thay đổi sẽ gây ra dung sai lớn.

 

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 1

Trang 1

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 2

Trang 2

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 3

Trang 3

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 4

Trang 4

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 5

Trang 5

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 6

Trang 6

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 7

Trang 7

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 8

Trang 8

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 9

Trang 9

Giáo trình Điện chuyên ngành trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 174 trang duykhanh 6700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Điện chuyên ngành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Điện chuyên ngành

Giáo trình Điện chuyên ngành
 này các cuộn dây của khởi động từ (MCF1 hoặc MCF2 ) tương ứng sẽ mất điện, trên mạch điện bảo vệ áp suất nước cuộn (MCX) mất điện và kéo theo cuộn (AX) trên mạch khởi động mất điện và dừng máy.
Mạch điện xả băng:
Hình 19.5. Mạch điện xả băng
Khi băng bám nhiều trên dàn lạnh, hiệu quả trao đổi nhiệt giảm, mô tơ quạt có thể bị quá tải và cháy. Vậy thì lúc nào cần xả băng cho dàn lạnh? Trong quá trình làm việc, việc phải vào trong các buồng lạnh là bất đắc dĩ và cần hạn chế, mặt khác bên trong buồng lạnh khi đang hoạt động cũng rất khó quan sát, kiểm tra mức độ bám băng. Hơn nữa nhiều dàn lạnh có vỏ bao che khá kín bên ngoài nên cũng rất khó xác định mức độ bám băng.
Vì vậy, xác định mức độ bám băng dàn lạnh gián tiếp thông qua dòng điện mô tơ quạt. Khi băng bám nhiều, đường gió tuần hoàn trong dàn lạnh bị thu hẹp, trở lực tăng lên và dòng điện mô tơ tăng theo. Đối với người vận hành có kinh nhiệm, khi dòng điện mô tơ tăng đến một giá trị nào đó so với dòng chạy bình thường thì biết cần phải tiến hành xả băng. Một số hệ thống lạnh do MYCOM lắp đặt tại Việt Nam người ta đánh dấu vị trí cần xả băng trên ampekế của quạt dàn lạnh.
Quá trình xả băng thực hiện qua 3 giai đoạn và hoạt động hoàn toàn tự động. Thời gian thực hiện một giai đoạn được đặt sẵn thông qua rơ le thời gian TD1, TD2 và TD3. Quá trình làm việc thực tế có thể điều chỉnh lại thời gian cho phù hợp.
Tiến hành xả băng như sau:
- Nhấn nút START để bắt đầu quá trình xả băng.
- Khi cần dừng xả băng nhấn nút STOP1
Sau khi nhấn nút START quá trình xả băng thực hiện theo các giai đoạn sau :
- Giai đoạn 1: Rút dịch khỏi dàn lạnh
Thực hiện trong khoảng 5 phút, thời gian này được khống chế bằng rơ le thời gian (TD1).
Sau khi nhấn nút START trên mạch xả băng, cuộn dây rơ le trung gian (XD1) có điện, tiếp điểm thường mở XD1 của nó đóng, rơ le trung gian tự duy trì điện cho nó và rơ le thời gian TD1 có điện. Rơ le thời gian TD1 bắt đầu đếm thời gian. Trong lúc này tiếp điểm thường đóng XD1 của nó trên mạch cấp dịch dàn lạnh nhả ra, van điện từ (SV) mất điện và ngừng cấp dịch cho dàn lạnh, hệ thống lạnh vẫn chạy nên hút dịch ra khỏi dàn lạnh.
Nếu trong thời gian 5 phút mà vẫn chưa hút kiệt gas trong dàn lạnh (Ph = -50CmHg) thì phải tăng thời gian đặt ở (TD1).
- Giai đoạn 2: Giai đoạn xả băng
Sau thời gian đã định (5 phút), rơ le thời gian TD1 điều khiển đóng tiếp điểm TD1 nối nối tiếp với rơ le trung gian (XD2). Rơ le trung gian (XD2) và rơ le thời gian (TD2) có điện. Rơ le thời gian TD2 bắt đầu đếm thời gian. Trong thời gian này, tiếp điểm thường mở của XD2 trên mạch bơm xả băng đóng, bơm xả băng hoạt động và thực hiện bơm nước xả băng.
Trong lúc xả băng rơ le trung gian XD2 điều khiển dừng các quạt dàn lạnh để nước không bắn tung toé trong buồng lạnh, đồng thời ngắt điện vào rơ le thời gian TD1.
Rơ le trung gan (XD2) cũng tự duy trì điện thông qua tiếp điểm thường mở của nó ở trên mạch xả băng.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn làm khô dàn lạnh
Sau thời gian xả băng (15 phút), rơ le thời gian (TD2) điều khiển đóng tiếp điểm TD2 trên mạch làm làm khô dàn lạnh, cuộn (XD3) và rơ le thời gian TD3 có điện. Rơ le thời gian TD3 bắt đầu đếm thời gian làm khô dàn lạnh.
Trong giai đoạn này bơm xả băng ngừng chạy và các quạt dàn lạnh làm việc. Một điểm cần lưu ý là trong suốt thời gian xả băng, cuộn (XD1) luôn luôn có điện.
Sau thời gian làm khô rơ le thời gian (TD3) ngắt điện cuộn (XD1) thông qua tiếp điểm thường đóng TD3 và cuộn dây rơ le trung gian (XD3) mất điện theo. Quá trình xả băng kết thúc.
Ghi chú:
- Trong quá trình vận hành xả băng, nếu phát hiện sau một thời gian ngắn hơn qui định băng ở dàn lạnh đã được xả tan hết, lúc đó có thể dừng xả băng để giảm tổn thất nhiệt, không cần duy trì đúng thời gian qui định, nhờ nút STOP2 có thể chuyển ngay sang giai đoạn 3.
- Có thể ngừng hoàn toàn quá trình xả băng bất cứ lúc nào thông qua nút nhấn STOP1
- Các tiếp điểm XD2 và XD3 nối nối tiếp với rơ le thời gian (TD1) nhằm ngắt điện vào nó khi đang ở giai đoạn 2 và 3.
- Tiếp điểm thường đóng XD3 nối nối tiếp với cuộn dây rơ le trung gian (XD2) có tác dụng ngắt điện cuộn khi chuyển sang giai đoạn 3.
- Tiếp điểm XD1 trên mạch làm ráo dùng ngắt điện cho cuộn (XD3) và rơ le thời gian TD3 khi kết thúc xả băng.
4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA SỬA CHỮA:
* Kiểm tra nguội: 
Dùng đồng hồ kiểm tra xem các linh kiện trong mạch còn hoạt động tốt hay không. Nếu phát hiện linh kiện hỏng có phương án thay thế linh kiện phù hợp khác vào linh kiện hỏng để mạch hoạt động bình thường
* Kiểm tra nóng:
Khi không thể kiểm tra nguội bằng mắt thường và đồng hồ vạn năng ta sử dụng phương pháp kiểm tra nóng bằng cách cấp nguồn điện vào mạch. Sau khi cấp nguồn sẽ dùng đồng hồ Vom để đo điện áp tai chân các linh kiện trong mạch. Qua đó phát hiện vị trí linh kiện bị lỗi và có phương pháp sửa chữa thay thế.
* Các bước và cách thực hiện công việc:
1. THIẾT BỊ, DỤNG CỤ, VẬT TƯ: 
1.1. Vật liệu:
- Các vật liệu linh kiện thụ động: các loại tụ điện, các loại điện trở, các loại cuộn cảm, các loại biến áp, Transistor trường, IGBT, IC, dây nối. 
- Thiếc, nhựa thông.
1.2. Dụng cụ và trang thiết bị:
Stt
Tên dụng cụ
 và trang thiết bị
Chỉ tiêu kỹ thuật
Số lượng
Ghi chú
1
Đồng hồ đo vạn năng
transistor Sanwa
1 cái / nhóm
2
Bộ dụng cụ nghề điện tử
1 bộ / nhóm
3
Các loại linh kiện
L,R,C,Transistor IC
20 cái/1 loại
4
Vỉ mạch nguồn
Của các máy điều hòa thông dụng
5 loại mạch
5
Mỏ hàn
220V
1 cái/1sinhviên
1.3. Học liệu:
- Tài liệu hướng dẫn mô-đun 
- Tài liệu hướng dẫn bài học 
- Sơ đồ mạch điện nguyên lý
- Phiếu kiểm tra
1.4. Nguồn lực khác:
- Phòng học, xưởng thực hành có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió đúng tiêu chuẩn
- Projector
1.5. Chia nhóm:
	Chia từng nhóm, mỗi nhóm từ 3 đến 5 học sinh
2. QUI TRÌNH THỰC HIỆN: 
	- Chuẩn bị phòng thực tập (làm vệ sinh sạch sẽ phòng thực tập).
	- Tập kết dụng cụ làm việc, thiết bị đo, linh kiện đúng vị trí.
	- Kiểm tra sơ bộ thiết bị đo và các linh kiện.
- Thực hiện Modun:
- Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra kết quả thực hành, và nhận xét.
- Học sinh theo dõi hướng dẫn và thực hành.
- Thu dọn vật tư, thiết bị đo về đúng vị trí ban đầu.
- Dọn vệ sinh phòng thực hành.
* Bài tập thực hành của học sinh, sinh viên: 
TT
NỘI DUNG 
CÔNG VIỆC
PHƯƠNG PHÁP THAO TÁC
YÊU CẦU KỸ THUẬT
CHÚ Ý
1
Lựa chọn linh kiện
Lựa chọn linh kiện
Phân loại linh kiện theo thông số và chủng loại
- Tránh gẫy chân linh kiện
2
Đọc các tham số của linh kiện
Từng linh kiện
Đúng các tham số
Tránh nhầm lẫn
3
Đo các tham số của linh kiện
Từng linh kiện
Đúng các tham số
Tránh nhầm lẫn
4
Lắp ráp mạch
Kết nối mạch
Hàn đúng kỹ thuật
Đúng trị số
* Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập: (tính theo thang điểm 10):
Mục tiêu
Nội dung
Điểm chuẩn
Kiến thức
- Phân loại được các linh kiện
1
Phân tích được nguyên lý làm việc
1
Kỹ năng
Đọc, đo được các tham số
2
Lắp được mạch theo yêu cầu
2
Xác định được hư hỏng
2
Thái độ
- Chấp hành qui định trong học tập
1
- Nghiêm túc, cẩn thận, an toàn khi thực hành
1
BÀI 20: KIỂM TRA KẾT THÚC MÔ ĐUN
Mã bài: MĐ30 - 20
Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức các bài mà học sinh dã nắm được của máy điều hoà nhiệt độ
- Đánh giá kiến thức được cách trình bầy nguyên lý làm việc của mạch điện
- Đánh giá kiến thức trình bầy cách kiểm tra mạch điện trên mạch điện thực tế
- Xác định được các kỹ năng cơ bản
- Hình thành các kỹ năng nhận biết cách kiểm tra linh kiện
- Khắc phục được mạch điện đúng quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thời gian
- Sử dụng dụng cụ, thiết bị đo kiểm đúng kỹ thuật 
- Cẩn thận, chính xác, nghiêm chỉnh thực hiện theo quy trình
- Chú ý an toàn cho người và thiết bị.
 1. Rút thăm đề kiểm tra 
2. Thao tác trên mạch điện, linh kiện, khắc phục sự cố 
 3. Viết báo cáo 
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ MẠCH ĐIỆN THỰC TẾ
Hình 21.1. Mạch điện số 1
Hình 21.2. Mạch điện số 2
Hình 21.3. Mạch điện số 3
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HƯ HỎNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC THỰC TẾ
PAN 1: Máy nén chạy ồn:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Dư gas.
2. Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
3. Có các bulong hay đinh vít bị lỏng
4. Chưa tháo các tấm vận chuyển
5. Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc
2. Thay máy nén
3. Vặn chặt các bulông hay vis
4. Tháo các tấm vận chuyển
5. Nắn thẳng hay cố định ống sao cho không tiếp xúc với ống hoặc các chi tiết kim loại khác
PAN 2: Quá lạnh:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
PAN 3: Máy chạy liên tục nhưng không đủ lạnh:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Thiếu gas
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
3. Lọc gió bị bẩn
4. Dàn lạnh bị bẩn
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
7. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh
8. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
9. Máy nén hoạt động không hiệu quả
10. Tải quá nặng
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Thử xì, đo Gas, xạc Gas, kiểm tra P ht , xả
2. Thay thế chi tiết cản trở
3. Làm sạch hay thay
4. Làm sạch
5. Kiểm tra quạt
6. Bảo trì dàn nóng
7. Rút gas hút chân không và sạc gas mới
8. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt
9. Kiểm tra hiệu suất máy nén
10. Kiểm tra tải
PAN 4: Áp suất hút thấp:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Thiếu gas
2. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
3. Lọc gió bị bẩn
4. Dàn lạnh bị bẩn
5. Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
6. Van tiết lưu bị nghẹt
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa
1. Thử xì
2. Thay thế chi tiết cản trở
3. Làm sạch hay thay
4. Làm sạch
5. Kiểm tra quạt
6. Thay valve
7. Thay valve hoặc ống mao
8. Thay valve
PAN 5:  Áp suất hút cao:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Dư gas
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả
3. Vị trí lắp cảm biến không đúng
4. Tải quá nặng
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén
3. Đổi vị trí lắp cảm biến
4. Kiểm tra tải
PAN 6: Áp suất nén thấp:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Thiếu gas
2. Máy nén hoạt động không hiệu quả
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa
1. Thử xì
2. Kiểm tra hiệu suất máy nén
PAN 7: Áp suất nén cao:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Dư gas
2. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
3. Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh
4. Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
5. Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao
6. Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Rút bớt lượng gas đã sạc
2. Bảo trì dàn nóng
3. Rút gas hút chân không và sạc gas mới
4. Tháo dỡ các vật cản dòng không khí giải nhiệt
5. Cưa máy nén ra kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
6. Kiểm tra tăng quá trình giải nhiệt.
PAN 8: Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
2. Điện thế thấp
3. Thiếu gas
4. Dư gas
5. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra thông mạch của cuộn dây và các tiếp điểm
2. Kiểm tra điện thế
3. Thử xì
4. Rút bớt lượng gas đã sạc
5. Bảo trì dàn nóng
PAN 9: Máy chạy và ngưng liên tục:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
2. Điện thế thấp
3. Thiếu gas
4. Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
5. Dư gas
6. Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
7. Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn
8. Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
2. Kiểm tra điện thế
3. Thử xì
4. Thay thế chi tiết cản trở
5. Rút bớt lượng gas đã sạc
6. Bảo trì dàn nóng
7. Thay valve hoặc ống mao
8. Thay valve
PAN 10: Quạt dàn nóng không chạy:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
4. Cuộn dây contactor quạt bị hư
5. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
4. Kiểm tra thông mạch của cuộn dây và các tiếp điểm
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ
PAN 11: Quạt dàn lạnh không chạy:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
3. Cuộn dây contactor quạt bị hư
4. Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
3. Kiểm tra thông mạch của coil và các tiếp điểm
4. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ
PAN 12:  Máy nén và quạt dàn ngưng không chạy:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra thông mạch của cuộn dây và các tiếp điểm
PAN 13:  Máy nén không chạy, quạt chạy:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Ngắn mạch hay đứt dây
2. Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư
3. Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
4. Cuộn dây contactor máy nén bị hư
5. Máy nén bị ngắn mạch hay chạm vỏ
6. Máy nén bị kẹt
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
2. Kiểm tra thông mạch của bộ điều khiển nhiệt độ và dây dẫn
3. Kiểm tra tụ điện bằng đồng hồ
4. Kiểm tra thông mạch của cuộn dây và các tiếp điểm
5. Kiểm tra độ cách điện bằng đồng hồ
6. Kiểm tra, sửa chữa, thay thế.
PAN 14:  Máy không chạy:
a. Nguyên nhân hư hỏng điều hòa:
1. Không có điện nguồn
2. Đứt cầu chì hoặc vasitor
3. Lỏng mối nối điện
4. Ngắn mạch hay đứt dây
5. Thiết bị an toàn mở
6. Biến thế bị hư hỏng
b. Phương pháp kiểm tra sữa chữa điều hòa:
1. Kiểm tra điện thế
2. Kiểm tra cỡ và loại cầu chì
3. Kiểm tra mối nối điện – xiết chặt lại
4. Kiểm tra mạch điện bằng đồng hồ
5. Kiểm tra thông mạch của thiết bị bảo vệ
6. Kiểm tra mạch điều khiển bằng đồng hồ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay linh kiện điện tử cho người thiết kế mạch (R. H.WARRING - người dịch KS. Đoàn Thanh Huệ - nhà xuất bản Thống kê)
Giáo trình linh kiện điện tử và ứng dụng (TS Nguyễn Viết Nguyên - Nhà xuất bản Giáo dục)
Kỹ thuật mạch điện tử (Phạm Xuân Khánh, Bồ Quốc Bảo, Nguyễn Viết Tuyến, Nguyễn Thị Phước Vân - Nhà xuất bản Giáo dục)
Kỹ thuật mạch điện tử 1,2,3 (Nguyễn Viết Nguyên, Nguyễn Văn Huy, Phạm Thu Hương - Nhà xuất bản Giáo dục)
Kĩ thuật điện tử - Đỗ xuân Thụ NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 (Đỗ xuân Thụ - NXB Giáo dục)
Sổ tay tra cứu các tranzito Nhật Bản (Nguyễn Kim Giao, Lê Xuân Thế)
Sách tra cứu linh kiện điện tử SMD. (Nguyễn Minh Giáp - NXB Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội, 2003

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_dien_chuyen_nganh.docx