Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Mã bài: M24-1

Mục tiêu bài

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

- Phân tích được các tiêu chí của và các yếu tố tác động đến việc học tập có hiệu quả của

người lớn.

- Nhận dạng được các loại bài dạy (lý thuyết, thực hành).

- Viết được Mục tiêu thực hiện cho bài dạy bất kỳ đảm bảo đủ 3 cấu phần (điều kiện, sự

thực hiện và tiêu chuẩn đánh giá) trước khi triển khai khoá tập huấn.

- Mô tả được nội dung và cách thức chuẩn bị một tài liệu phát tay cho một bài dạy lý

thuyết hay thực hành đảm bảo đúng nhưbản hướng dẫn thực hiện của bài đã cho.

- Tiết kiệm được vật tư, văn phòng phẩm, đảm bảo an toàn lao động.

Nội dung bài học

Phần lý thuyết:

1.1. NGUYÊN TẮC HỌC TẬP VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LỚN TUỔI HỌC TỐT

1.1.1. Việc học dựa vào nhu cầu của học viên

- Người lớn có động cơ học chỉ khi có nhu cầu, chỉ khi việc học có thể giúp họ thoả

mãn được nhu cầu đó.

- Người lớn tự định hướng việc học.

1.1.2. Phương pháp học từ kinh nghiệm

Học viên thảo luận về những kinh nghiệm trước đây của họ, hoặc học hỏi những kinh

nghiệm mới qua lý thuyết mới học được. Qua đó học viên học hỏi lẫn nhau và giảng viên cũng

học hỏi được từ học viên.

- Kinh nghiệm là vốn quý nhất cho việc học của người lớn.

- Họ thường mang theo những hiểu biết đã có từ trước vào lớp học.

- Muốn bài học bàn đến những kinh ngiệm, công việc hiện tại của họ.

1.1.3. Tham gia thảo luận và suy nghĩ

Học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm và rút ra kết luận, từ đó có bài học kinh

nghiệm để áp dụng cho tương lai.

- Muốn tham gia vào các bài học (phỏng vấn, thảo luận).

- Tham gia và thảo luận nhóm làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập.

+ Chúng ta nhớ 20% những gì chúng ta đọc

+ Chúng ta nhớ 50% những gì chúng ta nhìn và nghe

+ Chúng ta nhớ 80% những gì chúng ta làm

+ Chúng ta nhớ 90% những gì chúng ta làm và giải thích, trao đổi

1.1.4. Phương pháp tự học, tự chịu trách nhiệm

Người lớn học độc lập. Họ tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập. Họ biết rõ họ

cần gì và muốn học gì.

1.1.5. Người lớn cần có sự thông cảm và cảm giác an toàn trong lớp học

- Sự thông cảm: Quá trình học rất cần sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa giảng

viên và học viên.

- Cảm giác an toàn: Khi thoải mái, vui vẻ, học viên sẽ học một cách dễ dàng hơn trường

hợp sợ sệt, ngại ngùng, tức giận, căng thẳng.

- Môi trường làm việc thoải mái: Khi học viên đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có vấn đề

gì không thoải mái, họ không thể đạt kết quả tối đa trong học tập.

1.1.6. Phản hồi

Học tập hiệu quả đòi hỏi phản hồi đúng đắn

1.2. VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIẢNG VIÊN3

1.2.1. Vai trò của giảng viên

Giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc biến mục tiêu của lớp học thành hiện

thực. Để hoàn thành tốt vai trò của mình, giảng viên phải làm chủ được chuyên môn, thành

thạo phương pháp sư phạm, hiểu được tâm lý và nhu cầu của người học.

Do đối tượng đào tạo trong các chương trình, dự án phát triển nông thôn chủ yếu là

người lớn vì vậy giảng viên cần phải thông thạo phương pháp dạy học theo tâm lý người lớn

và dạy học tích cực lấy học viên làm trung tâm.

Giảng viên trên lớp có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và vai trò quản lý và ghi chép tài liệu.

Ngoài ra còn có vai trò khác như đánh giá, trọng tài, lập kế hoạch.

- Vai trò quản lý được thể hiện ở chỗ giảng viên tham gia xây dựng chương trình, tổ

chức thực hiện, điều phối các hoạt động, tổng kết đánh giá chương trình.

- Vai trò hướng dẫn: giới thiệu vấn đề, cùng học viên giải quyết vấn đề, củng cố và kết

luận vấn đề. Vai trò này đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng hỗ trợ, tạo điều kiện để học viên

tiếp nhận kiến thức và kỹ năng cần thiết để học có thể áp dụng và giải quyết được vấn đề của

bản thân họ và tổ chức của họ.

Vai trò của giảng viên được thể hiện:

Nhận biết nhu cầu, khó khăn và mối quan tâm của học viên

• Là rõ mục tiêu học tập gắn kết chúng với mối quan tâm của họ viên.

• Mô tả quá trình mà học viên phải vượt qua để đạt được mong muốn.

• Tạo cơ hội để biết được kinh nghiệm, hiểu biết của học viên.

• Tạo cơ hội để học viên trình bày quan điểm, kinh nghiệm của họ

• Bao quát, nắm bắt được diễn biến của lớp học.

• Lập kế hoạch, tổ chức, điều phối các hoạt động để lớp học đạt kết quả tốt.

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 1

Trang 1

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 2

Trang 2

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 3

Trang 3

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 4

Trang 4

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 5

Trang 5

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 6

Trang 6

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 7

Trang 7

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 8

Trang 8

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 9

Trang 9

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 54 trang xuanhieu 6700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Giáo trình Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật
hợp lý. 
 - Đặt tên tổng quát cho mỗi nhóm ý kiến. 
 Bước 3. Đánh giá các ý kiến 
 - Đánh giá chất lượng các ý kiến. 
 - Đánh giá cách cấu trúc các nhóm ý kiến. 
 * Khi nào thì sử dụng phương pháp? 
 - Khi cần một cuộc thảo luận trước khi đưa ra kết luận, đánh giá một vấn đề 
 - Khi cần khuyến khích phát triển suy nghĩ theo hướng số lượng 
 - Khi cần khám phá những ý tưởng mới để giải quyết các vấn đề mà không giải quyết 
được theo những cách thông thường 
 - Khi cần phát huy suy nghĩ sáng tạo 
 * Ưu và nhựơc điểm của phương pháp 
 + Ưu điểm 
 • Huy động khả năng suy nghĩ của từng cá nhân học viên 
 • Đưa ra được cách giải quyết những vấn đề trước đó chưa có giải pháp. 
 • Người học được động viên nhờ không khí tự do phát biểu ý kiến mà ai cũng được tham 
gia đóng góp 
 + Hạn chế 
 - Nhiều ý kiến đưa ra có thể có ít giá trị 
 - Để chọn ra những ý hay, nhóm phải phán xét, phê phán, đánh giá những ý kiến khác. 
Việc này cần sự tế nhị và tinh thần xây dựng 
 - Nhiều người thấy khó vượt qua những suy nghĩ đã thành nếp để có được những ý 
tưởng sáng tạo 
 * Yêu cầu khi thực hiện 
 - Cần có môi trường học thoải mái nhưng không làm phân tán tư tưởng. 
 - Cần có tập huấn viên nhiệt tình và thành thạo. 
 49 
 - Nếu diện tích cho phép và số học viên không quá lớn, nên ngồi thành hình bán nguyệt. 
 - Cần có người ghi lại các ý kiến đưa ra. 
 * Vai trò của tập huấn viên 
 Nên làm : 
 - Giới thiệu chủ đề bàn luận cho cả lớp rõ. 
 - Đặt câu hỏi rõ ràng. 
 - Khuyến khích suy nghĩ của học viên. 
 - Quan tâm đều đến tất cả học viên. 
 - Coi trọng tất cả các ý kiến đưa ra. 
 - Quan sát, nhận biết đúng thời điểm để chuyển sang bước tiếp theo. 
 - Thực hiện đủ ba bước của phương pháp. 
 - Nhạy cảm với phản ứng của lớp. 
 Nên tránh: 
 - Phản ứng lại những ý kiến mà học viên đưa ra. 
 - Đưa ra những câu hỏi quá rộng hoặc trừu tượng mà lại đòi hỏi học viên đưa ra câu trả 
lời đầy đủ, hoàn hảo. 
 - Gây không khí căng thẳng trong lớp học và làm học viên bối rối bằng những câu hỏi 
quá khó. 
 3.2. ĐÁNH GIÁ KHÓA TẬP HUẤN 
 3.2.1. Khái niệm kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
 Kiểm tra và đánh giá là một khâu không thể thiếu được 
 - Kiểm tra là công cụ hay phương tiện để đo lường trình độ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo 
của học viên. 
 - Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ của trình độ học viên 
 Kiểm tra và đánh giá có mối quan hệ khăng khít với nhau. Kiểm tra là phương tiện của 
đánh giá, đánh giá là mục đích của kiểm tra. Múc đích đánh giá quyết định nội dụng và hình 
thức của kiểm tra. Không thể đánh giá mà không dựa vào kiểm tra. 
 3.2.2. Định nghĩa kiểm tra đánh giá, kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
 a. Mục đích cơ bản 
 - Xác định số lượng và chất lượng của sự giáo dục và học tập. 
 - Kích thích giáo viên dạy tốt và học viên tích cực tự lực để đạt kết quả tốt trong việc 
học. 
 b. Mục đích cụ thể 
 * Đối với học sinh 
 - Giúp học viên đào sâu kiến thức, hệ thống hóa những kiến thức đã học. Khái quát hóa 
những tri thức đã được tiếp thu và giúp học viên phát triển tư duy trí nhớ. 
 - Giúp học viên tránh được lỗ hổng trong tri thức và kịp thời bổ sung. 
 - Giúp học viên nâng cao tính độc lập và tích cực trong học, thảo luận, phân tích có phê 
phán, rèn luyện khả năng giải quyết vấn đề trong học tập. 
 * Đối với giáo viên 
 - Hiểu rõ kết quả của công tác giảng dạy dẫn đến hoàn thiện kết quả học tập của học 
viên. 
 - Hoàn chỉnh các hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy để tăng phần hữu hiệu. 
 - Hiểu rõ trình độ học tập của học viên, nâng cao chất lượng giảng dạy và lập kế hoạch 
bồi dưỡng cho học viên khá, phụ đạo cho học viên kém. 
 * Đối với nhà trường, phụ huynh và các cơ quan giáo dục 
 - Giúp nhà trường theo dõi tình hình học tập của học viên qua đó đánh giá được công 
việc giảng dạy của giáo viên. 
 - Giúp cho phụ huynh biết rõ tình hình học tập của con em mình, nhờ đó tăng cường mối 
liên hệ giữa nhà trường và gia đình chặt chẽ hơn. 
 50 
 - Giúp cho cơ quan giáo dục nắm chính xác tình hình học tập của học viên từ đó sửa đổi 
lại chương trình và có những biện pháp bổ sung thích hợp. 
 3.2.3. Các loại kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
 - Theo hình thức: Kiểm tra miệng, KT viết, KT trắc nghiệm, thực hành 
 - Theo nội dung: KT kiến thức, KT kỹ năng, kỹ xảo 
 - Theo tính tin cậy: KT chủ quan, KT khách quan 
 3.2.4. Các loại phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
 a. Kiểm tra vấn đáp (KT miệng) 
 * Điều kiện áp dụng 
 - Sử dụng trong bất cứ thời gian nào trong quá trình dạy học. 
 - Đầu buổi học để KT bài cũ hay dể mở đầu bài mới 
 - Đang lúc giảng bài: Đặt câu hỏi liên quan đế kiến thức cũ hay để KT tình hình kiến 
thức của học viên. 
 - Cuối bài học để củng cố kiến thức đã học hay trước khi thực hành thí nghiệm 
 - KT định kỳ hay cuối học kỳ 
 * Phân loại: 
 - KT cá nhân: là hình thức KT mà từng học viên có nội dung riêng 
 - Kiểm tra đồng loạt : là hình thức đặt câu hỏi chung và tất cả học viên đều có thể tham 
gia trả lời được. 
 - KT phối hợp: là hình thức tiến hành KT cá nhân và KT đồng loạt. 
 * Ưu, nhược điểm 
 - Ưu điểm: 
 + Nắm được tư tưởng và các suy luận của học sinh để kịp thời uốn nắn những sai sót 
trong lời nói đồng thời giúp học viên sử dụng đúng thuật ngữ và diễn đạt ý một cách logic. 
 + Học viên hiểu bài hơn và nhớ lâu kiến thức hơn. 
 + Giúp GV Xác định đúng trình độ của học viên 
 + Giúp học viên mạnh dạn, rèn luyện khả năng đối đáp, phán đoán nhanh. 
 - Nhược điểm: 
 + Không đánh giá đúng mức trình độ chung của cả lớp. 
 + Mất nhiều thời gian, câu hỏi có độ khó không đồng đều 
 b. Kiểm tra viết 
 * Điều kiện áp dụng: 
 - Đòi hỏi có thời gian 
 - Kiểm tra tính chuyên cần của học viên 
 - KT định kỳ sau khi học xong 1 chương trình hay 1 phần 
 - KT cuối học kỳ 
 * Phân loại 
 - Luận đề: Thời gian KT dài, câu hỏi là 1 vấn đề lớn, học viên trình bày phải có nhập vấn 
đề, kết luận và cấu trúc. 
 - Các câu hỏi ngắn: 
 + Mỗi câu trả lời từ 15 - 20 phút. 
 + Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm. 
 + Các ý chính được gạch đầu dòng. 
 * Ưu, nhược điểm 
 - Ưu điểm: 
 + Trong thời gian ngắn có thể KT tất cả học viên trong lớp một số nội dung nhất định. 
 + Học viên có thời gian suy nghĩ, phát huy được năng lực sáng tạo. 
 + Giáo viên nắm được tình hình trình độ chung của cả lớp từ đó có kế hoạch cụ thể cho 
lớp và học viên. 
 - Nhược điểm 
 51 
 + Nội dung KT không bao trùm hết chương trình. 
 + Thang điểm phức tạp, đánh giá khó khăn 
 + Kết quả KT chịu ảnh hưởng qua cách trình bày, chữ viết và hành văn của học viên 
 c. Kiểm tra thực hành 
 * Điều kiện áp dụng 
 - Chỉ kiểm tra kỹ năng, kỹ xảo 
 - Kiểm tra các bước lao động SX 
 - Kiểm tra thao tác kỹ thuật 
 * Phân loại 
 - Kiểm tra thành phẩm( Sản phẩm) thực hành: Dựa vào các tiêu chuẩn kỹ thuật 
 - Kiểm tra thao tác thực hành: 
 + Tiêu chuẩn thao tác: Đúng trình tự 
 + Tiêu chuẩn kỹ thuật: Dụng cụ lao động phù hợp 
 + Tiêu chuẩn nội quy: Đúng nội quy 
 * Ưu, nhược điểm: 
 - Ưu điểm: là phương pháp kiểm tra hữu hiệu nhất không thay thế được. 
 - Nhược điểm: 
 + Đòi hỏi thời gian thực hiện và giáo viên theo dõi suốt quá trình. 
 + Giáo viên phải theo dõi nhiều học viên cùng một lúc. 
 + Phải có đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, máy móc 
 Phần thực hành: 
 Nội dung 1: Thiết kế 01 khóa tập huấn ngắn hạn dựa trên nhu cầu của người dân sau khi 
đi thực tế điều tra nhu cầu đào tạo tại địa phương.. 
 Nội dung 2: Biên soạn công cụ đánh giá theo nội dung thiết kế khóa tập huấn Mục 3.1. 
Bài 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN KHÓA TẬP HUẤN 
(Tổng số: 18 giờ; LT: 6 giờ; TH: 12 giờ ) 
Mã bài: M24-4 
Mục tiêu bài 
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 
 52 
 - Lựa chọn được PP kiểm tra đánh giá kết quả học tập phù hợp trong bài dạy đã chọn. 
 - Trình diễn dạy vi mô khái niệm hoặc nguyên lý đã chọn theo đúng các tiêu chí đánh giá 
khi trình diễn dạy một khái niệm hoặc nguyên lý đã học. 
 - Trình diễn một kĩ năng nghề nghiệp theo chuyên môn giảng dạy của mình trong thời 
gian khoảng 20 - 25 phút theo đúng lịch phân công, bảo đảm việc chuẩn bị trình diễn được 
giảng viên chấp nhận, có bản hướng dẫn thực hiện phát cho học viên, trình diễn rõ ràng từng 
bước, mọi học viên đều nghe rõ, thấy rõ và tập trung chú ý quan sát trình diễn, quan sát và đặt 
câu hỏi để kiểm soát sự chú ý của học viên. 
 - Đánh giá được hiệu quả một giờ dạy lý thuyết hoặc thực hành bằng mẫu đánh giá giờ 
dạy đảm bảo sai số không quá 2 điểm. 
 - Tổ chức đúc rút kinh nghiệm các khoá tập huấn này trong khoảng thời gian 15 - 45 
phút, đảm bảo yêu cầu liệt kê được các sự kiện, có cảm nhận của các học viên, đề xuất được 
các điểm quan trọng cần cải thiện trong tương lai và tất cả học viên cùng tham gia vào các hoạt 
động rút kinh nghiệm. 
Nội dung 
Phần lý thuyết 
 4.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 
 4.1.1. Xác định mục tiêu tập huấn 
 Thường gắn với các dự án, chương trình phát triển 
 4.1.2. Phối hợp với địa phương và cộng đồng 
 - Lãnh đạo địa phương và cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc phối hợp thực hiện 
các chương trình. 
 - Cần phối hợp với các tổ chức xã hội, quần chúng để động viên sự tham gia của dân vào 
các hoạt động khuyến nông. 
 4.1.3. Chọn học viên tham gia tập huấn 
 - Phải là nông dân trực tiếp sản xuất . 
 - Muốn tham gia học, có cùng quan tâm. 
 - Chú ý tỷ lệ nam/nữ, lứa tuổi. 
 - Phân bố tương đối đồng đều trong thôn bản. 
 4.1.4. Chuẩn bị mô hình 
 - Mô hình và tiêu bản ở trong lớp và ngoài đồng: thực nghiệm và đối xứng sẽ tăng tính 
phục. 
 - Phương tiện, tiêu bản, mẫu vật, công cụ. 
 - Bài giảng (tài liệu tập huấn). 
 4.2. KHAI MẠC 
 4.2.1. Họp mặt với nông dân 
 - Nên để nông dân ngồi thành hình tròn. 
 - Để mọi người tự giới thiệu. 
 - Giảng viên giới thiệu trước, vui vẻ. 
 4.2.2. Tổ chức nhóm tập huấn 
 * Chọn lớp trưởng: 
 - Yêu thích học tập, uy tín, thuyết phục, đồng cảm. 
 - Có năng lực lãnh đạo. 
 - Có kinh nghiệm trong sản xuất. 
 * Phân loại nông dân để hình thành nên các nhóm, các lớp có cùng quan tâm, điều kiện 
kinh tế và nhận thức. 
 * Phân công nông dân thực hiện chuyên đề nhỏ. 
 4.2.3. Trong quá trình tập huấn 
 - Giảng viên trình bày đơn giản, hấp dẫn, ngắn gọn. 
 - Hướng dẫn cổ vũ nông dân làm, quan sát, phân tích. 
 53 
 - Khơi dậy sự thảo luận và nậhn xét, trình bày cho cả lớp biết. 
 - Vui nhộn tạo ra sự hứng thú. 
 - Chú ý đào tạo nông dân làm giáo viên (cán bộ tập huấn). 
 Văn nghệ trong tập huấn 
 - Văn nghệ là phương tiện truyền thông có hiệu quả không những cho nông dân mà còn 
cả cho các nhà lãnh đạo. 
 - Hình thức truyền thông kiểu dân gian quen với mọi người như thơ ca, hò vè, kịch, chèo 
... 
 - Mọi người được cổ vũ sáng tác và biểu diễn các tiết mục của mình. 
 4.3. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TẬP HUẤN 
 a. Trước giai đoạn thực hiện 
 • Những phương pháp tập huấn và phát triển cúó thực sự đem lại những kiến thức và kĩ 
năng cần thiết cho học viên để họ có thể thực hiện công việc và vai trò của mình không? 
 • Những phương pháp có phù hợp với phong cách học của học viên không? Học viên có 
cảm thấy khó khăn trong việc thấu hiểu những phương pháp đó không? 
 b. Khi tiến hành tập huấn 
 • Tìm hiểu cách thức học tập của học viên. Liệu họ có thực sự hiểu được những kiến 
thức đó được truyền đạt không? 
 • Tiến hành theo định kỳ những bài tập ngắn, ví dụ như yêu cầu học viên giải thich 
những điểm chính của những vấn đề họ mới được truyền đạt trong bài giảng. 
 • Học viên có tích cực tham gia vào các hoạt động? Học viên có đến muộn và về sớm 
không? Yêu cầu học viên xác định tỉ lệ của những hoạt động. 
 * Sau khi đó hoàn tất khoá học 
 • Giao bài tập cho học viên trước và sau khi tiến hành tập huấn, rồi so sánh kết quả? 
 • Phỏng vấn học viên trước và sau khi tiến hành tập huấn, so sánh kết quả? 
 • Giám sát học viên đã thực hiện công việc và vai trò của mình như thế nào? 
 • Phân công một cán bộ đánh giá trong hay ngoài tổ chức để đánh giá kiến thức và kĩ 
năng của học viên. 
 + Những phương pháp đánh giá những khoá tập huấn 
 Những phương pháp được sử dụng để đánh giá tập huấn phổ biến nhất: 
 • Xem xét lại công việc 
 • Phỏng vấn học viên; 
 • Các nhóm tiêu điểm 
 • Giám sát viên 
 • Quan sát 
 • Bảng hỏi 
 • Bài luận 
 • Đóng vai 
 • Kiểm tra kĩ năng và cách thể hiện 
 • Kiểm tra bằng hình thức nối 
 - Đèn chiếu qua đầu, phông chiếu: 1chiếc; sơ đồ hình vẽ in trên giấy bóng kính, máy tính 
PC, máy quay camera, băng video, đĩa CD trắng 
 - Nguyên liệu vật tư: Bút dạ viết bảng, bảng ghim, bảng đen, bảng lật (Flipchart-Board), 
kẹp giấy, bút bi, bút chì, băng dính giấy, bút chỉ bảng, tẩy, ghim dập, ghim cài, giấy A4 trắng, 
thẻ kỹ năng các màu... 
 VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA MÔ ĐUN./MÔN HỌC 
 - Môn học này có ít nhất 4 bài kiểm tra định kỳ, nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên tự 
quyết định theo từng nội dung học tập. 
 54 
 - Kiểm tra định kỳ lý thuyết được thực hiện theo hình thức viết trong thời gian từ 45 - 90 
phút; Kiểm tra định kỳ thực hành được thực hiện theo hình thức thực hành một bài tập kỹ năng 
trong thời gian từ 2 - 4 giờ. 
 - Học sinh phải phải tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ. Điểm kiểm tra định kỳ 
được tính hệ số 2 trong điểm tổng kết môn học, mô-đun. 
 VII. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN/MÔN HỌC 
 - Mô đun này hướng vào việc đào tạo, bồi dưỡng cho học viên những kiến thức, kĩ năng, 
thái độ và tâm thế sẵn sàng tổ chức và tham gia vào các khoá tập huấn chuyển giao tiến bộ 
KHKT cho nông dân, bao gồm cả nội dung lí thuyết và thực hành. Vì vậy, không thể xem nhẹ 
nội dung nào trong chương trình. 
 - Phương pháp làm việc cần chú trọng việc thực hành cá nhân và nhóm học viên và phát 
huy tối đa sự tham gia của họ để rèn luyện kĩ năng thực hành của từng học viên dưới sự hướng 
dẫn của giảng viên (Tốt nhất là có 2 giảng viên). Vì vậy, họ phải có đủ các điều kiện cả về tinh 
thần và vật chất để tham gia đầy đủ và tích cực vào quá trình dạy học. 
 - Tài liệu tập huấn chủ yếu được chuẩn bị trước và trao cho học viên vào đúng thời điểm 
cần thiết một cách phù hợp. Các tài liệu phát tay được chuẩn bị ngay trong quá trình tập huấn 
tuỳ theo tình huống dạy học cụ thể. 
 - Giáo viên cần được tập huấn phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm trước 
khi thực hiện. 
 - Sử dụng phương pháp thuyết trình với thảo luận, làm mẫu, trực quan, uốn nắn, thực 
hành kỹ năng, kiểm tra đánh giá. 
 -Trong mỗi nội dung học tập, sau khi kết thúc phần lý thuyết sẽ thực hành ngay theo 
từng nội dung, không học lý thuyết xong mới thực hành. 
 Tài liệu tham khảo 
 -Tài liệu bài giảng Đào tạo chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật - Trường Cao đẳng 
nghề CN và NL Phú Thọ 
 -Tài liệu bài giảng Phương pháp dạy học - Trường Cao đẳng nghề cơ khí Phúc yên 
 - Bài giảng Khuyến nông lâm - Trường Cao đẳng nghề CN và NL Phú Thọ 
 - Bài giảng Khuyến nông lâm - Trường Đại học NN Hà Nội 
 - Giáo trình Phương pháp giảng dạy - Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí 
Minh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dao_tao_chuyen_giao_tien_bo_khoa_hoc_ky_thuat.pdf