Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch
Một số khái niệm cơ sở
Để tiếp cận các vấn đề mang tính đặc thù của kỹ thuật chuyển mạch, phần này sẽ
giới thiệu một số các thuật ngữ và khái niệm cơ sở liên quan tới các chương tiếp theo
của bài giảng tron lĩnh vực chuyển mạch.
i, Định nghĩa chuyển mạch
Chuyển mạch là một quá trình thực hiện đấu nối và chuyển thông tin cho người
sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông. Nói cách khác, chuyển mạch trong mạng
viễn thông bao gồm chức năng định tuyến cho thông tin và chức năng chuyển tiếp
thông tin. Như vậy, theo khía cạnh thông thường khái niệm chuyển mạch gắn liền với
lớp mạng và lớp liên kết dữ liệu trong mô hình OSI (Open System Interconnection)
của Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (International Organization for Standardization).
Đối với một số trường hợp mở rộng, khái niệm chuyển mạch còn được hình thành theo
mô hình phân lớp và trải dài từ lớp 2 tới lớp 7 trong mô hình OSI.
ii, Hệ thống chuyển mạch
Quá trình chuyển mạch được thực hiện tại các nút mạng, trong mạng chuyển
mạch kênh các nút mạng thường gọi là hệ thống chuyển mạch (Tổng đài), trong mạng
chuyển mạch gói thường được gọi là thiết bị định tuyến (Bộ định tuyến). Trong một số
mạng đặc biệt, phần tử thực hiện nhiệm vụ chuyển mạch có thể vừa đóng vai trò thiết
bị đầu cuối vừa đóng vai trò chuyển mạch và chuyển tiếp thông tin. Đối với một số
kiến trúc mạng đặc biệt ví dụ như mạng tùy biến (Ad-hoc), các thiết bị đầu cuối còn có
thể đóng vai trò như một nơi cấp và nhận nguồn lưu lượng trong mạng, đồng thời đảm
nhiệm chức năng chuyển tiếp các thông tin cho các phần tử khác trong mạng.
iii, Phân loại chuyển mạch
Các hệ thống chuyển mạch cấu thành mạng chuyển mạch, ta có hai dạng mạng
chuyển mạch cơ bản: Mạng chuyển mạch kênh và mạng chuyển mạch gói. Tuy nhiên,
dưới góc độ truyền và xử lý thông tin, chuyển mạch còn có thể nhìn nhận thành bốn12
kiểu: chuyển mạch kênh, chuyển mạch bản tin, chuyển mạch gói và chuyển mạch tế
bào.
Mạng chuyển mạch kênh thiết lập các mạch (kênh) chỉ định riêng cho kết nối trước
khi quá trình truyền thông thực hiện. Như vậy, quá trình chuyển mạch được chia thành
3 giai đoạn phân biệt: thiết lập, truyền và giải phóng. Để thiết lập, giải phóng và điều
khiển kết nối, mạng chuyển mạch kênh sử dụng các kỹ thuật báo hiệu để thực hiện
như một thành phần bắt buộc.
Đối ngược với mạng chuyển mạch kênh là mạng chuyển mạch gói, dựa trên nguyên
tắc phân chia các lưu lượng dữ liệu thành các gói tin và truyền đi trên mạng chia sẻ,
mỗi gói tin là một thực thể độc lập chứa các thông tin cần thiết cho quá trình xử lý
thông tin trên mạng. Các giai đoạn thiết lập, truyền và giải phóng sẽ được thực hiện
đồng thời trong một khoảng thời gian và quyết định đường đi được xác lập bởi thông
tin trong tiêu đề gói tin. Kênh thông tin được hình thành giữa các thiết bị mạng không
phụ thuộc theo logic thời gian mà chỉ có ý nghĩa khi có lưu lượng chuyển qua được
gọi là các kênh ảo, các kênh ảo có cùng một số đặc tính được ghép thành luồng ảo.
Các nút mạng có thể thực hiện chuyển mạch cho từng kênh ảo hoặc cả luồng ảo thay
vì cho từng gói tin riêng biệt, tiếp cận này cho phép nâng cao hiệu năng truyền thông
toàn mạng nhờ giảm bớt một số quy trình xử lý
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch
và các sự kiện được nhóm vào trong một giao dịch. Các giao dịch là các đơn vị độc lập và là đơn vị chức năng lớn nhất trong một bản tin. 4.4.3 Các ứng dụng của chuyển mạch mềm Một vấn đề rất quan trọng của kiến trúc chuyển mạch mềm là khung làm việc hoặc kiến trúc logic có thể ánh xạ vào một số cấu trúc vật lý. Thực tế, chuyển mạch mềm thường được sử dụng cho cả mạng PSTN và các mạng di động mặt đất PLMN (Public Landline Mobile Network). Trong mục này đưa ra một số kịch bản ứng dụng và giải pháp ứng dụng Chuyển mạch mềm đã và đang phát triển trên thế giới cũng như ở Việt nam. Hình 4.13 : Kiến trúc chuyển mạch mềm ứng dụng trong mạng PSTN Ví dụ chỉ ra trên hình 4.13 là hai ví dụ về kiến trúc chuyển mạch mềm ứng dụng trong mạng PSTN. Hình 4.13a chỉ ra kiến trúc vật lý tập trung, chuyển mạch mềm trong ví dụ này cung cấp cả chức năng dữ liệu cuộc gọi và điều khiển kênh mang cũng như là các chức năng ứng dụng cơ bản như nhận dạng chủ gọi hay hỗ trợ dịch vụ chờ cuộc gọi. Cổng đa phương tiện MG và cổng báo hiệu SG đóng vai trò hoạt động tới mạng PSTN. Hình 4.13b mô tả kiến trúc phân tán, các chức năng của chuyển mạch mềm nằm trong các cổng đa phương tiện chung và các máy chủ đặc tính. Cổng phương tiện chung có chức năng của cả cổng phương tiện MG và cổng báo hiệu SG và một chuyển mạch mềm trong đó cung cấp chức năng chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi báo hiệu, điều khiển cuộc gọi và các chức năng định tuyến cơ bản. Định tuyến mức dịch vụ được cung cấp bởi các máy chủ đặc tính. Để giảm tải cho cổng phương tiện 124 chung, máy chủ phương tiện (Media Server) được đưa vào để cung cấp các nguồn tài nguyên như: Hệ thống thoại tương tác, hội nghị, các thông báo và nhận dạng thoại. Trong mạng di dộng mặt đất công cộng PLMN, kiến trúc chuyển mạch mềm thường tách trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Switching Center) thành hai kiểu node: Máy chủ MSC (MSC-S) và một hoặc một vài cổng đa phương tiện di động (M-MGs). Như chỉ ra trên hình 4.14, MSC-S đóng vai trò chuyển mạch mềm và chứa báo hiệu điều khiển cuộc gọi và kênh mang của các MSC. MSC-S tương tác với các mạng PLMN và PSTN qua cổng báo hiệu SG. Cổng phương tiện di động M-MG đảm nhiệm chức năng chuyển mạch cho các luồng dữ liệu đến các mạng PSTN và PLMN. Các ứng dụng thực tế được mô tả dưới đây. Hình 4.14: Kiến trúc chuyển mạch mềm ứng dụng trong mạng PLMN i, Ứng dụng làm cổng báo hiệu SG Ứng dụng này nhằm vào các nhà khai thác dịch vụ thoại cạnh tranh, những doanh nghiệp đang tìm kiếm một giải pháp giá thành thấp thay cho chuyển mạch kênh truyền thống để cung cấp giao diện tốc độ cơ sở cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phục vụ các đường truy nhập dial-up. Sự bùng nổ truy cập Internet (qua đường dial- up) và khuynh hướng của các ISP muốn kết nối các Modem Server của họ với các luồng trung kế tốc độ cơ sở (PRI –Primary Rate) làm cho các nhà cung cấp dịch vụ nhanh chóng cạn hết cổng PRI hiện có. Bên cạnh việc làm cạn kiệt các kênh PRI, lưu lượng truy cập Internet qua đường dial-up làm quá tải và tắc nghẽn cho mạng chuyển mạch kênh. Bởi vì chuyển mạch kênh vốn được thiết kế để phục vụ các cuộc gọi có độ dài trung bình khoảng 3 phút, nên khoảng thời gian trung bình tăng thêm do truy cập Internet lớn hơn rất nhiều nên có xu hướng làm suy kiệt tài nguyên tổng đài, tăng số lượng cuộc gọi không thành công. Và để duy trì chất lượng thoại cho các khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại 125 thực sự, các nhà khai thác phải chọn một trong hai phương án: mua thêm tổng đài, hoặc cung cấp cho các ISP các kênh PRI có lưu lượng tải thấp; cả hai phương án này đều tương đương nhau về mặt đầu tư. Phần bên trái trong hình 4.15 minh hoạ mô hình mạng hiện nay của các nhà khai thác tổng đài nội hạt, nó cho thấy các kênh PRI phục vụ thông tin thông thường và phục vụ các ISP là như nhau. Và bởi vì phần lớn thuê bao Internet nằm ở phía thiết bị của nhà khai thác cấp cao hơn nên phần lớn lưu lượng số liệu từ modem sẽ đi qua các kênh kết nối giữa thiết bị của nhà khai thác cấp cao và nhà khai thác cạnh tranh, hơn nữa không có sự phân biệt giữa lưu lượng thoại và lưu lượng số liệu Internet, điều đó dẫn đến tình trạng chuyển mạch của nhà khai thác cạnh tranh trở thành một “nút cổ chai” trên mạng. Modem vẫn sẽ là phương tiện thông dụng để kết nối Internet trong một thời gian nữa, thực tế đó đòi hỏi các nhà khai thác tìm ra một giải pháp kinh tế cung cấp kênh PRI cho các ISP và chuyển các kênh PRI họ đang dùng cho các khách hàng điện thoại truyền thống. Hình 4.15: Ứng dụng làm cổng báo hiệu SS7 của chuyển mạch mềm Ứng dụng chuyển mạch mềm làm SG là một trong những giải pháp trong tình huống này. Như phần bên phải của hình trên cho thấy, MGC và MG được đặt ở trung kế liên tổng đài giữa nhà khai thác cấp cấp và nhà khai thác cạnh tranh. Chuyển mạch kênh kết nối với MG bằng giao diện TDM chuẩn còn liên lạc với MGC thông qua báo hiệu số 7. Các modem server của ISP vì thế sẽ được chuyển sang kết nối với MG, giải phóng các luồng PRI cho chuyển mạch kênh TDM truyền thống. Khi cuộc gọi Internet (dial-up) hướng tới ISP từ phía tổng đài cấp cao, nó sẽ đi qua trung kế tới MG rồi được định hướng tới ISP từ phía tổng đài cấp cao, nó sẽ đi qua trung kế tới MG rồi được định hướng trực tiếp tới modem server mà không qua chuyển mạch kênh như trước. Các cuộc gọi thoại vẫn diễn ra như bình thường. Bên cạnh việc cung cấp các kênh PRI giá thành thấp, chịu được các cuộc gọi thời gian trung bình lâu hơn so với trước đây, ứng dụng SS7 PRI Gateway còn có khả năng cung cấp các dịch vụ mới VoIP. 126 ii, Ứng dụng cho tổng đài tandem Ứng dụng Tandem hướng vào các nhà cung cấp dịch vụ thoại truyền thống với mong muốn giảm vốn đầu tư và chi phí điều hành các tổng đài quá giang chuyển mạch kênh hiện nay, ngoài ra còn cung cấp các dịch vụ mới về số liệu. Giải pháp chuyển mạch TDM hiện nay đang bộc lộ dần nhược điểm trước nhu cầu ngày càng tăng nhưng rất khó dự đoán của lưu lượng thông tin thoại nội hạt (phát sinh do truy nhập Internet). Phần bên trái của hình 4.16 cho thấy một mạng tổng đài TDM cấp thấp nhất (lớp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động) được nối với nhau và nối tới tổng đài chuyển tiếp cấp cao hơn (lớp 3, 4) bằng một mạng lưới trung kế điểm - điểm khá phức tạp. Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến thông qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc gọi (ví dụ như truy nhập dịch vụ thư thoại) lại được định tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới hạn như sau: Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao: Trong quá trình cấu hình và nâng cấp mạng lưới, do kiến trúc mạng và phương pháp kết nối sự ảnh hưởng tới toàn bộ thành phần mạng là không thể tránh khỏi. Các trung kế điểm - điểm hoạt động với hiệu suất không cao vì chúng được thiết kế để hoạt động theo vùng địa lý. Nếu có nhiều tổng đài chuyển tiếp trong mạng, mỗi tổng đài đó lại nối với một nhóm các tổng đài nội hạt, cuộc gọi có thể chuyển qua nhiều tổng đài chuyển tiếp để đến được nơi lưu giữ tài nguyên mạng. - Hình 4.16: Ứng dụng làm tổng đài Tandem 127 Chuyển mạch mềm đưa ra giải pháp ứng dụng thay thế tổng đài quá giang như trên hình 4.16, phía bên phải cho thấy Chuyển mạch mềm cùng với các MG thay thế chức năng của các tổng đài chuyển tiếp chuyển mạch kênh trước đây, các tổng đài nội hạt kết nối tới các cổng đa phương tiện bằng giao diện chuẩn TDM thông thường và với Chuyển mạch mềm qua hệ thống báo hiệu số 7. Mô hình này mạng lại một số lợi ích so với mô hình mạng chuyển mạch kênh: Loại bỏ lưới trung kế hoạt động hiệu suất không cao, thay thế chúng bằng các đường dẫn tốc độ cao trong mạng IP/ATM phục cụ cho các cuộc gọi cần chuyển tiếp, giảm tải cho các tổng đài chuyển tiếp truyền thống hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Giảm được chi phí vận hành vì giảm được số tổng đài chuyển tiếp, số trung kế ít hơn (so với mạng lưới trước đây), và tránh không phải thiết kế các mạch TDM phức tạp. Giảm được một số lượng các cổng chuyển mạch dùng cho các trung kế giữa các tổng đài nội hạt với nhau. Truy nhập các tài nguyên tập trung một cách hiệu quả hơn. Hợp nhất thông tin thoại và số liệu vào một mạng duy nhất, qua đó giảm vốn đầu tư và chi phí so với các mạng riêng biệt hiện nay cho thoại và số liệu. iii, Ứng dụng cho mạng VoIP Chuyển mạch mềm là thành tố cơ bản nhất của mạng VoIP, các mô hình mạng ví dụ dưới đây nhằm thể hiện rõ vai trò của chuyển mạch mềm trong các kiến trúc mạng VoIP. Hình 4.17: Mô hình kiến trúc mạng VoIP 128 a. Mạng cố định với trung tâm là mạng VoIP Các thực thể trong hình 4.17 gồm MGC, máy chủ ứng dụng AS, cổng trung kế TG, cổng truy nhập AG, cổng báo hiệu SG và máy chủ phương tiện MS. Thiết bị chuyển mạch mềm MSC trong ví dụ này gồm các chức năng MGC-F, R-F và A-F. MGC kết cuối tất cả các báo hiệu bao gồm trực tiếp hoặc truyền tải qua mạng IP và thực hiện liên kết báo hiệu. MGC điều khiển cả cổng trung kế TG và cổng truy nhập AG để chỉ định các nguồn tài nguyên. MGC cũng thực hiện chức năng nhận thực và định tuyến các cuộc gọi trong mạng VoIP và cung cấp các thông tin tính cước. Cuối cùng, MGC tương tác với các MGC khác thông qua các giao thức báo hiệu như H.323, SIP hoặc BICC. Máy chủ ứng dụng chứa các chức năng logic dịch vụ của các ứng dụng. Các cuộc gọi yêu cầu các chức năng này có thể được xử lý qua MGC tới AS để điều khiển dịch vụ hoặc máy chủ ứng dụng có thể cung cấp các thông tin yêu cầu tới MGC để xử lý. Máy chủ ứng dụng có thể điều khiển trực tiếp máy chủ phương tiện MS hoặc thông qua MGC. Cổng trung kế kết cuối các luồng kênh thoại từ PSTN, chuyển đổi mã và truyền qua mạng IP. Cổng trung kế TG được điều khiển bởi MGC. Máy chủ truy nhập đóng vai trò giao diện giữa mạng IP và mạng cố định hoặc di động. AG truyền tải báo hiệu qua mạng IP tới MGC. MG-F của máy chủ truy nhập được điều khiển bởi MGC. Cổng báo hiệu kết nối báo hiệu PSTN và truyền tải báo hiệu PSTN tới MGC và ngược lại. Máy chủ phương tiện MS thực hiện các nhiệm vụ thông báo và thu thập các con số, MS được điều khiển bởi cổng điều khiển đa phương tiện MGC, máy chủ ứng dụng hoặc cả hai. b. Chuyển mạch quá giang qua mạng VoIP Mô hình ví dụ trên hình 4.18 chỉ ra ứng dụng chuyển mạch mềm đóng vai trò chuyển mạch quá giang qua mạng VoIP, nhằm thay thế các hệ thống chuyển mạch kênh lớp 4/5 truyền thống. Cổng báo hiệu SG cung cấp chức năng chuyển đổi báo hiệu từ hệ thống báo hiệu số 7 trong mạng PSTN sang giao thức báo hiệu IP và truyền tải tới MGC, giao thức chuyển đổi và truyền tải báo hiệu sử dụng trong SG là giao thức SIGTRAN. Cổng trung kế TG, được điều khiển bởi MGC, cung cấp các kết nối quá giang từ PSTN qua IP tới PSTN. 129 Hình 4.18: Chuyển mạch mềm thay thế chuyển mạch lớp 4 qua mạng IP c. Thoại truyền thống qua IP Hình 4.19 chỉ ra mô hình kết nối của điện thoại truyền thống tới PSTN qua mạng IP. Đầu cuối điện thoại truyền thống kết nối trực tiếp tới cổng truy nhập AS. Cổng truy nhập AS thực hiện chức năng báo hiệu cho đường dây thuê bao và chuyển thông tin báo hiệu tới MGC sử dụng giao thức MGCP hoặc MEGACO/H.248. MGC điều khiển kết nối báo hiệu tới mạng PSTN thông qua cổng báo hiệu SG. AS thực hiện số hóa và đóng gói thông tin thoại và chuyển qua miền IP trong gói tin RTP tới PSTN qua cổng trung kế. Hình 4.19: Mô hình kết nối điện thoại truyền thống qua mạng IP d. Mạng truy nhập V5/ISDN qua IP Mạng truy nhập kết nối qua IP thông qua các cổng truy nhập AS (Hình 4.20). AG thực hiện báo hiệu V5 với mạng truy nhập, và chuyển tới MGC sử dụng giao thức truyền tải báo hiệu SIGTRAN. Cổng truy nhập AG đóng gói và chuyển các luồng thoại từ mạng truy nhập qua miền IP tới TG. Cổng trung kế TG chuyển đổi các gói thoại thành các thông tin số để truyền trên các kênh của miền PSTN. 130 Hình 4.20: Mô hình kết nối mạng truy nhập V5/ISDN qua IP e. Mạng di động qua VoIP Ví dụ trên hình 4.21 chỉ ra mô hình kết nối mạng GSM/3G tới PSTN hoặc PLMN qua mạng VoIP. Cổng truy nhập AG kết cuối các báo hiệu phần ứng dụng hệ thống trạm cơ sở BSSAP (Base Station System Application Part) trong GSM, hoặc phần ứng dụng mạng truy nhập vô tuyến RANAP (Radio Access Network Application Part) trong 3G từ mạng truy nhập vô tuyến RAN (Radio Access Network) qua các giao diện E1/T1/ATM. AG truyền tải các bản tin báo hiệu tới máy chủ MSC qua giao thức SIGTRAN. MSC và máy chủ trung tâm chuyển mạch cổng GMSC (Gateway Mobile Switching Centre) cùng mang các chức năng như một MGC, bao gồm báo hiệu với PSTN qua SG hoặc tới PLMN qua máy chủ MGSC. Các luồng lưu lượng từ RAN kết cuối tại AG, chuyển đổi phương tiện và truyền tới cổng trung kế trong các gói tin RTP. Hình 4.21: Mô hình kết nối mạng GSM/3G qua mạng IP 4.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 4 đã trình bày về các vấn đề liên quan tới giải pháp và công nghệ của các phương pháp chuyển mạch tiên tiến. Các mô hình hội tụ công nghệ mạng trên nền tảng 131 mạng thế hệ kế tiếp được trình bày trong phần đầu chương nhằm giới thiệu các xu hướng công nghệ mạng hiện nay. Các kỹ thuật định tuyến và chuyển mạch trong giải pháp công nghệ mạng hiện thời được chỉ ra gồm các kỹ thuật định tuyến trong mạng cố định trên hạ tầng công nghệ MPLS/GMPLS. Các giao thức định tuyến trong mạng không dây đa bước được đưa ra nhằm giúp Sinh viên nắm bắt rõ hơn các phương pháp định tuyến mới trong hạ tầng mạng không dây. Giải pháp chuyển mạch mềm và các ứng dụng được đưa ra trong phần cuối nhằm hướng các vấn đề mang tính tổng quát của tiếp cận máy chủ cuộc gọi trong mạng thực tiễn hiện nay. 132 Tài liệu tham khảo 1. TS. Hoàng Minh, ThS. Hoàng Trọng Minh, Giáo trình “Cơ sở kỹ thuật chuyển mạch”, nhà xuất bản thông tin và truyền thông, 2009 2. H.Jonathan Chao, “Broadband packet switching technologies”, John Wiley &sons inc, 2002. 3. Kun I.Pack, “QoS in Packet Network”, The MITE coporation USA, Springer 2005, ISBN: 0-387-23389-X. 4. TS.Hoàng Minh, ThS.Nguyễn Kim Quang, “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo tổng đài thế hệ sau đa dịch vụ chuyển mạch mềm (Softswitch) và ứng dụng vào Việt Nam”, Đề tài NCKH Bộ BCVT, KC.01.22, 2006. 5. Deepankar Medhi, Karthikeyan Ramasamy, “Network Routing: Algorithms, Protocols, and Architectures”, Morgan Kaufmann, 2007. 6. H.Jonathan Chao and BIN LIU, “High performance switched and routers”, JohnWiley & Sons, 2007. 7. Bruce S. Davie and Adrian Farrel, “MPLS: Next Steps”, Morgan Kaufmann, 2008. 8. G. R. Dattatreya, “Performance Analysis of Queuing and Computer Networks”, Chapman & Hall/CRC, 2008.
File đính kèm:
- giao_trinh_co_so_ky_thuat_chuyen_mach.pdf