Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

1. MỘT SỐ GIỐNG LỢN

1.1. MỘT SỐ GIỐNG LỢN NỘI

1.1.1. Lợn Móng Cái

- Nguồn gốc: Móng Cái – Quảng Ninh

-Đặc điểm: Đầu đen, lưng và mông có khoang đen yên ngựa, da mỏng mịn, lông thưa

và thô.

- Chỉ tiêu năng suất:

+ Số con đẻ ra trên 1 lứa: 10 – 13 con

+ Số con cai sữa trên 1 lứa: 9 - 11 con

4- Ưu điểm: Thành thục sớm, mắn đẻ, nuôi con khéo, phàm ăn, sức chống chịu bệnh

tốt.

- Hạn chế: Lớn chậm, chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng cao, tỉ lệ nạc thấp.

1.1.2. Lợn Mường Khương

- Nguồn gốc: Mường Khương – Lào Cai.

- Đặc điểm : Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân.

Lông thưa và mềm. Mõm dài thẳng hoặc hơi cong. Trán nhăn, tai hơi to cúp rũ về phía trước.

Lợn có tầm vóc to nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi cong, bụng to

nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc.

- Khối lượng sơ sinh 600gr/con, trưởng thành 90 kg/con có con nặng đến 120kg.

- Bắt đầu phối giống lúc 10–11 tháng tuổi. Mỗi năm đẻ 1- 2 lứa, mỗi lứa 5-6 con.

- Ưu điểm: Dễ nuôi, sức chống chịu bệnh tốt

- Hạn chế: Chậm lớn, khả năng sinh sản kém, đẻ ít con

1.1.3. Lợn Ỉ Mỡ

- Nguồn gốc: tỉnh Nam Định

- Hình thái: Lông da đen bóng, lông nhỏ thưa, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ và má chảy

xệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng xệ hầu như quét đất.

- Khối lượng sơ sinh 400 gr/con. 1 năm tuổi 36 kg/con

- Sinh sản: Lúc 4- 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 8-

11 con.

- Chất lượng thịt: Độ dày mỡ đạt 3,76cm. Mỡ nhiều, chiếm 48% so với thịt xẻ, tích mỡ

sớm.

1.1.4. Lợn Ỉ Pha

- Hình thái : lông thưa, thô. Lông da đen nhưng không đen bóng như lợn Ỉ mỡ. Đầu to

vừa phài, trán gần phẳng, mặt nhăn, mọng cổ và má chảy sệ; thân và chân dài và cao hơn so

với lợn Ỉ mỡ.

- Khối lượng sơ sinh 420 gr/con; một năm tuổi 48 - 50 kg/con;

- Sinh sản: Lúc 4-5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 8-

11 con.

- Tăng trọng chậm, tỉ lệ mỡ cao, sinh sản kém. Tuy vậy, lợn ỉ là giống lợn có thịt

thơm ngon.

1.2. MỘT SỐ GIỐNG LỢN NGOẠI

1.2.1. Lợn Yorkshire

- Nguồn gốc: từ nước Anh

- Đặc điểm: thân hình chữ nhật, có màu trắng, tai đứng hướng nạc mỡ

- Sinh sản tốt 10 - 12 con/lần, thích nghi cao, lợn đực nặng khoảng 250-320 kg, cái

khoảng 200-250 kg, tỷ lệ nạc 52-55%

- Ưu điểm:

+ Tăng trọng nhanh, ít mỡ, nhiều nạc, dễ nuôi dưỡng chăm sóc và có khả năng thích

nghi cao.

+Lợn đực có chất lượng tinh dịch tốt, cho tỷ lệ thụ thai cao và nhiều lợn con cho mỗi

lứa đẻ.

51.2.2. Lợn Landrace

- Nguốn gốc: Đan Mạch

- Đặc điểm: Lông da màu trắng, tai cụp, hướng nạc

- Sinh sản tốt 8-12 con/lần, thích nghi kém, khối lượng sơ sinh 1,2-1,3 kg/con, con đực

trưởng thành 270-300 kg, con cái 200-230 kg, tỷ lệ nạc 54 - 56%.

- Lợn đực Landrace có phần mông đặc biệt phát triển, cho nhiều nạc hơn giống

Yorkshire, nhưng nhạy cảm với những điều kiện môi trường bất lợi.

- Lợn nái Landrace mỗi lứa đẻ từ 10-14 con, nhưng dễ mắc các bệnh sinh sản như: mất

sữa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 1

Trang 1

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 2

Trang 2

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 3

Trang 3

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 4

Trang 4

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 5

Trang 5

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 6

Trang 6

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 7

Trang 7

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 8

Trang 8

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 9

Trang 9

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang xuanhieu 4240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm

Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm
êm kết mạc mắt.
72
1.4.TRIỆU CHỨNG BỆNH
Gà nung bệnh từ 5-6 ngày và biểu hiện lờ đờ, kém ăn, uống nhiều nước ngực ướt, thở
khó, ho. Phân lỏng màu xanh trắng có mùi tanh khẳm, đôi khi có máu, hậu môn phân ướt dính
bết. Mào tím, có thể phù nề quanh đầu. Gà đẻ giảm sản lượng trứng, trứng có vỏ mềm. Tỷ lệ
chết tăng dần và đạt tới 50 - 90% tùy theo đàn. Một số con không chết có triệu chứng động
kinh, quay tròn, đầu rúc vào bụng.
1.5.XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH
Thực quản, dạ dày tuyến và cơ, ruột, lỗ huyệt xuất huyết, lách sưng to. Khí quản, phế
quản có dịch nhờn, đôi khi xuất huyết. Gà đẻ buồng trứng sung huyết và có một số trứng teo.
Da chân và da lườn bình thường, vành tim bình thường.
1.6.BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH
+ Phòng bệnh: Dùng vacxin theo quy trình
+ Điều trị: Không có thuốc trị bệnh. Tuy nhiên phát hiện sớm thì phải tiêm vacxin
nhược độc Newcastle hệ 1 ngay theo đúng quy trình sử dụng vacxin. 
2. BỆNH CÚM GIA CẦM
2.1.ĐẶC ĐIỂM MẦM BỆNH
+ Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây bệnh cho gà, vịt, ngan ngỗng, chim cút, đà
điểu, các loài chim cảnh, chim hoang dã
+ Bệnh do một loại vi rút gây nên
 + Là bệnh rất nguy hiểm, gây bệnh nặng và làm gia cầm chết hàng loạt
2.2.ĐƯỜNG LÂY NHIỄM
+ Cúm gia cầm có thể lây lan trong đàn rồi lan sang các đàn khác, vùng khác. 
+ Gia cầm nhiễm virut có thể truyền virut qua nước dãi, qua phân, nước mũi, nước mắt
và máu, chúng dính vào cỏ rác, và được gió truyền đi rất xa.
+ Mầm bệnh dính vào quần áo khi đi ra ngoài và được mang vào trại bởi người
nuôi. 
+ Mầm bệnh mang vào trại bởi các động vật như chuột, và các động vật khác, xe cộ
hoặc từ việc mua con giống không rõ nguồn gốc.
2.3. SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA VIRUT
+ Virut thường sống lâu trong không khí có độ ẩm thấp, trong phân ở điều kiện nhiệt
độ thấp và độ ẩm cao.
+ Virut có thể sống trong chuồng gà tới 35 ngày và trong phân gia cầm bệnh 3 tháng
+ Virut dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 600C trong 5 phút, trong tủ lạnh và tủ đá, virut có
thể sống tới hàng tháng
- Triệu chứng bệnh
+ Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày.
+ Nhiều gia cầm ốm và chết đột ngột.
+ Gà ủ rũ, đầu gục xuống và đi loạng choạng.
+ Kém ăn, khát nước nhiều.
+ Phù đầu và cổ, mắt sưng.
+ Chảy nước mắt và nước mũi.
+ Vùng da trụi lông tím tái, lông xơ xác.
73
+ Khuỷu chân và bên ngoài bàn chân, da chân có hiện tượng xuất huyết lốm đốm.
+ Phân lỏng lúc đầu có màu xanh sáng, sau là màu trắng và hậu môn chảy máu. 
+ Các đàn giống đang sinh sản, năng suất trứng giảm rõ rệt.
+ Vịt và ngỗng có triệu chứng ủ rũ, kém ăn, ỉa chảy có màu phân xanh trắng.
+ Vịt nhiễm virut cúm gia cầm và bài thải virut ra ngoài trong khi không có các biểu
hiện triệu chứng và bệnh tích điển hình như gà.
2.4. BỆNH TÍCH
Biểu hiện bên ngoài: Mào và yếm, tích sưng to, phù nề quanh mắt.
Chỗ da không có lông bị tím bầm.
Chân xuất huyết, xuất huyết vùng đầu và thâm tím.
+ Biểu hiện bên trong.
Niêm mạc phế quản phù nề có chứa chất nhầy.
Xoạng bụng tích nước, hoặc viêm dính.
Xuất huyết lốm đốm ở bề mặt niêm mạc.
Xuất huyết toàn bộ đường tiêu hóa.
- Biện pháp phòng, chống bệnh
+ Các biện pháp làm giảm nguy cơ nhiễm virut cúm H5N1 cho đàn gia cầm.
- Cách ly chăn nuôi tốt.
- Đảm bảo nguồn con giống sạch bệnh.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Tiêm phòng đầy đủ vacxin cúm gia cầm.
Lịch tiêm phòng: Đối với gà dùng vacxin H5N2 tiêm mũi 1 lúc 10 - 14 ngày tuổi và
mũi 2 lúc 40 ngày, sau đó định kỳ, cách 4 - 5 tháng tiêm nhắc lại.
Liều lượng sử dụng: Gà 10 ngày tuổi đến nhỏ hơn 5 tuần tuổi tiêm vào dưới da cổ
hoặc dưới da ngực 0.3ml, gà trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml. Lắc kỹ chai vacxin trước khi tiêm,
dụng cụ tiêm sát trùng bằng nước sôi, không được sát trùng bằng cồn 70 - 900. 
Bảo quản vacxin: Để vacxin trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2 - 80C, khi vận chuyển vacxin để
trong hộp xốp có đủ đá lạnh. Trước khi tiêm đưa chai vacxin ra ngoài bằng với nhiệt độ môi
trường (khoảng 250C)
3. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG (TOI GÀ)
3.1.ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH: Bệnh tụ huyết trùng gia cầm là một bệnh truyền nhiễm
cấp tính của gia cầm, do vi khuẩn Pasteurell aviseptica gây ra. Ở Việt Nam bệnh thường xảy
ra vào mùa mưa, những thời điểm giao mùa.
3.2.NGUYÊN NHÂN: Vi khuẩn Pasteurella aviseptica là một loại cầu trực khuẩn nhỏ
hai đầu tròn, hình trứng hoặc hình bầu dục
3.3.LOÀI MẮC BỆNH: Trong tự nhiên tất cả các loài gia cầm đều cảm thụ với bệnh.
Gà, vịt thường bị bệnh nặng hơn và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Gà tây, ngỗng, ngan, các
loài chim cũng bị bệnh.
3.4.TRIỆU CHỨNG BỆNH
Giai đoạn cấp tính gia cầm chết đột ngột với tỷ lệ cao. Chúng có trạng thái mỏi mệt,
mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân ỉa chảy thất thường có màu trắng
74
loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Giai đoạn 4 - 5 ngày tích
sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.
3.5.BỆNH TÍCH
Thịt sẫm màu. Phổi đỏ có một vài đám sậm đen. Gan sưng, ruột sưng, mỡ vành tim
xuất huyết, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen. Gan đôi khi có hoại tử màu vàng
hoặc lấm tấm trắng, ở vịt có lấm tấm hoại tử đầu đinh gim. Ruột viêm đỏ ở trực tràng.
3.6.CHẨN ĐOÁN BỆNH
+ Chẩn đoán dịch tễ và triệu chứng lâm sàng
+ Cần phân biệt với một số bệnh:
+ Bệnh Newcastle: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, có triệu chứng thần kinh, ỉa
chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hoá: Viêm, xuất
huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột
+ Bệnh CRD: Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm
sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.
+ Bệnh thương hàn: Tỷ lệ ốm và chết cao ở gà con, gà ỉa chảy, bụng to do cục lòng đỏ
chưa tiêu. Gà lớn bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích đặc trưng ở bộ máy sinh dục: Các tế bào
trứng bị thoái hoá, hoại tử, vỡ lòng đỏ, gà trống bị teo dịch hoàn.
 - Biện pháp phòng, trị bệnh
+ Tiêm phòng bằng vacxin theo quy trình. 
+ Vệ sinh chuồng nuôi, máng ăn và máng uống đúng tiêu chuẩn hữu cơ
+ Dùng tỏi, hành trộn vào thức ăn cho gà ăn
4. BỆNH CẦU TRÙNG
4.1.NGUYÊN NHÂN: Bệnh do Eimeria spp gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường
tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh.
Cầu trùng có thể gây bệnh ở gà mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở gà 10 - 30 ngày tuổi.
4.2.TRIỆU CHỨNG
Thể cấp tính:
Gà bị đi ỉa, phân lẫn máu. Gà gầy rộc nhanh, thiếu máu: mào, da nhợt nhạt.
Gà ủ rũ, bỏ ăn, nằm tụm đống kêu khác lạ.
Thể mạn tính:
Gà chậm lớn.
Tiêu chảy phân trắng, lỏng, phân sáp vàng, sáp nâu, sáp đen, bã trầu.
4.3.BỆNH TÍCH
Gà gầy ướt, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu (nếu cầu trùng
manh tràng). Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng
đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ,
chất chứa lẫn máu.
4.4.PHÒNG BỆNH
+ Vệ sinh : thay đệm lót chuồng, phun Vinadin 10% 10ml/1l nước 1 lần/ngày
+ Đối với cầu trùng phân sáp: dùng Vinacoc ACB 2g/1l nước pha nước cho uống,
liên tục 5 - 7 ngày.
75
+ Đối với cầu trùng máu tươi: dùng Anticoccid 1g/1l nước cho 5 kgP cho uống,
liên tục 5 - 7 ngày.
+ Bổ trợ bằng Mix 200 2g/1l nước
+ Phòng bệnh cầu trùng bằng vắc xin cầu trùng Cocvac cho toàn đàn vào lúc 3 – 7
ngày tuổi.
Bảng 5. Quy trình phòng bệnh cầu trùng trên gà bằng Vắc xin
Loại gia cầm Thời gian Loại vắc xin Cách dùng
Gà thịt công
nghiệp
3 - 7 ngày
tuổi
Vắc xin nhược độc phòng
bệnh cầu trùng tam giá ở
gà - E.tenella (chủng
PTMZ), E.maxima
(chủng PMHY) và
E.acervulina (chủng
PAHY)
Pha 01 lọ vắc xin loại 2000 liều/
lọ với 12 lít nước, sau đó đổ 01
lọ huyễn dịch huyền phù loại
100g/lọ vào 12 lít nước đã pha
với vắc xin. Lượng vắc xin này
phải được gà uống hết trong 4 –
6 tiếng sau khi pha.
Gà giống và gà
hướng trứng
3 - 7 ngày
tuổi
Vắc xin nhược độc phòng
bệnh đa giá ở gà -
E.tenella (chủng PTMZ),
E.necatrix (chủng
PNHZ), E.maxima
(chủng PMHY) và
E.acervulina (chủng
PAHY)
Pha 01 lọ vắc xin loại 1000 liều/
lọ với 6 lít nước, sau đó đổ 01 lọ
huyễn dịch huyền phù loại
50g/lọ vào 6 lít nước đã pha với
vắc xin. Lượng vắc xin này phải
được gà uống hết trong 4 – 6
tiếng sau khi pha.
- Nếu không có vắc xin có thể dùng thuốc Vinacoc ACB hoặc Anticoccid theo liều
phòng bằng ½ liều điều trị từ ngày thứ 7 trở đi, cứ 2 tuần dùng 2 ngày luân chuyển thuốc.
4.5. ĐIỀU TRỊ
Sử dụng chế phầm Esb3: Pha 02 gam thuốc Esb3 với 01 lít nước, cho toàn đàn gà,
uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.
 Điều trị cho gà đang bị bệnh : Pha 02 gam thuốc với 01 lít nước, cho toàn đàn gà,
uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.
Sử dụng các thuốc dùng để phòng bệnh ở trên. Nên dùng luân phiên các loại thuốc để
tránh nhờn thuốc.
5. BỆNH GUMBORO
76
5.1.ĐẶC ĐIỂM BỆNH: Bệnh Gumboro là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính của loài gà,
đặc biệt là gà 3-6 tuần tuổi. Do virut Gumboro gây bệnh tích chủ yếu ở túi Fabricius làm túi
Fabricius sưng, xuất huyết hoặc teo đi. 
5.2.LOÀI MẮC BỆNH: Gà là loài nhiễm bệnh duy nhất. Tỷ lệ ốm cao, tỷ lệ chết thấp
nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn vì gà còi cọc chậm lớn, hệ thống miễn dịch dịch thể bị phá
huỷ làm cho gà dễ bị mắc 1 số loại bệnh khác. 
5.3.TRIỆU CHỨNG BỆNH
Nung bệnh 2 - 3 ngày và biểu hiện gà bay nhảy náo loạn trong chuồng, mổ nhau, sau
đó ủ rũ từng đám, lông xù, tụ đống, lù đù và sốt cao, phân ỉa chảy nhớt màu trắng sữa hoặc
màu xám xanh, trọng lượng giảm nhanh, đi run rẩy, tiếp theo gà chết với tỷ lệ tăng nhanh mỗi
ngày từ 5 - 30% nếu không ghép với bệnh cầu trùng, CRDnếu ghép tỷ lệ chết tới 70%, khi
gà chết thường kêu ré lên, bị liệt chân. 
5.4.XÁC ĐỊNH BỆNH TÍCH
Những ngày đầu túi Fabricious sưng to, có dịch nhầy bao quanh, các ngày sau túi sưng
đỏ và xuất huyết bên trong, thận sưng. Tiền mề xuất huyết vệt như quệt máu, ruột sưng có
nhiều dịch nhầy bên trong. Cơ đùi và cơ ngực xuất huyết vệt đỏ hoặc thâm đen. Xác gà chết
nhanh khô và cơ ngực thâm.
5.5. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH
+ Phòng bệnh:
+ Vệ sinh phòng bệnh: Khi dịch chưa xảy ra phải định kì tẩy uế, vệ sinh chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi bằng giội nước sôi. Chọn gà giống không bị bệnh... Khi dịch đã xảy ra phải
cách li ngay nhưng con có triệu chứng bị bệnh và những con nghi mắc bệnh. Xử lý những con
chết, phân rác độn chuồng phải chôn hoặc ủ.
+ Vacxin phòng bệnh: có thể cho gà uống vacxin nhược độc Gumboro hai lần vào lúc 7
- 10 ngày tuổi và lúc 21 - 25 ngày tuổi.
+ Điều trị bệnh: 
Tiêm ngay kháng thể Gumboro cho toàn đàn hai mũi cách nhau 3 ngày.
Cho uống hoặc ăn thêm lá diếp cá, nhọ nồi
6. BỆNH HEN GÀ (CRD) 
6.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH: Bệnh CRD - còn gọi là bệnh hô hấp mạn tính - là một
bệnh truyền nhiễm của nhiều loài gia cầm, trong đó phổ biến nhất là ở gà tây. 
6.2. NGUYÊN NHÂN: Vi khuẩn Mycoplasma Gallisepticum gây nên
6.3. LOÀI MẮC BỆNH: Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít bị bệnh hơn. Thường gà lớn và
gà đẻ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gà con nhưng tỷ lệ chết thấp hơn. 
6.4.TRIỆU CHỨNG BỆNH
Gà con những ngày đầu bị bệnh thấy dịch chảy ra ở mũi, mắt, lúc đầu trong sau đặc lại
và nhầy trắng. Gà ho, thở khò khè về đêm, ăn ít, gầy. Ở gà lớn thở khò khè, chậm lớn, đẻ giảm,
trứng đổi màu, vỏ xù xì.
6.5. BỆNH TÍCH
Bệnh cấp tính ở xoang mũi và khí quản chứa đầy dịch viêm keo nhầy màu trắng hơi
vàng, màng túi khí trắng đục. Bệnh mạn tính thì màng túi khí dầy và đục trắng như chất bã
đậu. Nếu kế phát bệnh E. coli thì bề mặt gan, màng ngoài bao tim và màng bụng tăng sinh,
viêm dính vào gan, tim, ruột.
77
6.6.CHẨN ĐOÁN BỆNH
+ Chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu trứng lâm sàng 
+ Cần chẩn đoán phân biệt với 1 số bệnh:
+ Bệnh tụ huyết trùng gia cầm: thường xảy ra ở gia câm lớn, và vào những khi thời tiết
thay đổi vi khuẩn tác động chủ yếu đến bộ máy hô hấp gây khó thở bại huyết và chết rất
nhanh. Ngoài ra còn có các bệnh tích đặc trưng là: Xuất huyết lớp mỡ vành tim và cơ tim, gan
có những điểm hoại tử nhỏ, xoang ngực, xoang bao tim tích nước vàng. 
+ Bệnh Neweastle: Xác chết gầy, cũng có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi nhưng gia
cầm còn có triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững thức ăn không tiêu. Bệnh tích đặc
trưng ở đường tiêu hoá: viêm xuất huyết, loét ruột, dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
+ Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm: Chỉ xảy ra ở gà đẻ (5-12 tháng), gà con
không bị bệnh, bệnh cũng có những triệu chứng hô hấp nhưng không có bệnh tích ở buồng
trứng, không viên mắt, bệnh rất khó chẩn đoán.
+ Bệnh nấm phổi: Chủ yếu ở gà con, phổi gà bệnh có những u nấm màu vàng xám to
nhỏ không đều.
6.7.BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ BỆNH
+ Vacxin phòng bệnh: Nobivac.Mg: tiêm dưới da cho gà từ 35 - 40 ngày tuổi.
+ Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt để nâng cao sức đề kháng cơ thể.
Dùng B.complex for oral: Một gói 100g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với
100 kg thức ăn hỗn hợp.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU
- Mô tả được các nguyên nhân, triệu chứng của từng loại bệnh thường xảy ra ở gà.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiêm phòng và điều trị một số bệnh thường
gặp ở gà
- An toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
II. THỰC HÀNH
 1. Địa điểm thực hiện: Các trang trại chăn nuôi gà hộ gia đình, HTX...
 2. Thời gian thực hiện: 12 giờ
 3. Điều kiện thực hiện
Đã chuẩn bị hiện trường, dụng cụ lao động (gà khỏe, gà bệnh, thuốc kháng sinh các loại điều
trị bệnh cho gà, văc xin phòng bệnh cho gà bộ dụng cụ thú y...)
4. Trình tự thực hiện:
78
PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: Thực hiện các biện pháp kỹ thuật tiêm phòng và điều trị một
số bệnh thường gặp ở gà 1/B4/MĐ2
Bước
công
việc
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trangthiết bị Ghi chú
1 Phòng bệnh chogà
- Phòng bệnh bằng biện pháp tổng 
hợp (vệ sinh chuồng trại, khơi thông 
cống rãnh, tiêu độc chuồng trại, ủ 
phân, diệt côn trùng)
- Phòng bệnh bằng văc xin: Tiêm 
phòng các bệnh thường gặp ở gà tụ 
huyết trùng, Newcastle, Gumboro, 
cầu trùng (Đúng liều lượng, đúng 
kỹ thuật, đúng vị trí)
- Gà khỏe mạnh
- Vac xin gà tụ huyết
trùng gia
cầm ,Newcastle,
Gumboro, cầu trùng
gà
- Bộ dụng cụ thú y
dùng cho gia cầm.
2 Điều trị bệnh chogà
- Dùng kháng sinh điều trị các bệnh 
thông thường ở gà: Lên được phác 
đồ điều trị các bệnh thông thường ở 
gà va thực hiện tiêm đúng yêu cầu 
(Đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, 
đúng vị trí)
- Gà bệnh
- Thuốc kháng sinh
các loại thông dụng ở
gà
- Bộ dụng cụ thú y 
dùng cho gia cầm.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình chăn nuôi trâu, bò - Trường đại học Nông Nghiệp - Hà Nội.
- Giáo vệ sinh chăn nuôi - Trường đại học Nông Nghiệp - Hà Nội.
- Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc - Trường đại học Nông Nghiệp - Hà Nội
- Giáo trình kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trâu bò - Trường đại học Nông lâm - Thái
nguyên
- Giáo trình Chăn nuôi gia súc, gia cầm - NXB Nông nghiệp
- Nguyễn Thị Mai (2009), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trung tâm khuyến nông quốc gia, Kỹ thuật chăn nuôi gà trong nông hộ, Nhà xuất bản
nông nghiệp.
- Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu - Nhà xuất bản lao động 2009..
80

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chan_nuoi_gia_suc_gia_cam.pdf