Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y

* Mục tiêu

- Mô tả được các thuật ngữ thường dùng trong công tác chẩn đoán bệnh

- Phân loại được triệu chứng, hội chứng trong chẩn đoán bệnh cho vật nuôi

- Xác định đúng tiên lượng bệnh cho vật nuôi trong công tác chẩn đoán bệnh

- Hiểu đúng kiến thức chuyên môn

* Nội dung chính

1. Khái niệm về chẩn đoán và phân loại chẩn đoán

1.1. Khái niệm chẩn đoán

Chẩn đoán là phán đoán bệnh thông qua các triệu chứng.

Một chẩn đoán phải chú ý đến các nội dung như: Vị trí bệnh biến trong cơ thể:

bệnh ở gan, tim, phổi hay thận . Tính chất của những thay đổi đó: viêm, áp xe, phù hay

hoại tử; xung huyết, xuất huyết, tụ huyết, nhồi huyết hay bần huyết, bệnh kế phát, bội

nhiễm hay tái phát. Hình thức, mức độ những rối loạn chức năng: phổi viêm ở các thời

kỳ gan hóa hay nhục hóa, ổ viêm thuộc dạng viêm loét hay viêm tăng sinh. Nguyên

nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, độc chất, chấn thương, môi trường.

Một quá trình bệnh lý thường rất phức tạp. Do vậy, để kết quả chẩn đoán chính

xác và

hoàn thiện, khi tiến hành chẩn đoán cần khám kỹ càng, phân tích nhiều mặt, tiến

hành nhiều khâu. Kết hợp khám cơ bản và xét nghiệm chuyên biệt. Kết luận chẩn đoán

không phải là bất di bất dịch mà có thể thay đổi theo quá trình bệnh vì chẩn đoán nhiều

mặt, nhiều giai đoạn mới phản ánh đầy đủ quá trình bệnh.

3.2. Phân loại chẩn đoán: Dựa vào phương pháp hay thời gian chẩn đoán mà ta

có các loại chẩn đoán sau:

3.2.1. Theo phương pháp chẩn đoán

a) Chẩn đoán trực tiếp

Là chẩn đoán căn cứ vào các triệu chứng điển hình của bệnh. Nghĩa là cách này

chỉ có kết quả khi quá trình bệnh lý của một bệnh nào đó xuất hiện triệu chứng điển

hình. Ví dụ, tiếng thổi tâm thu trong bệnh hẹp lỗ nhĩ thất tim; xuất huyết trên da lợn

hình vuông tròn trong bệnh đóng dấu.

b) Chẩn đoán phân biệt

Với những triệu chứng phát hiện thấy trên con vật bệnh, liên hệ đến các bệnh

khác có cùng một số triệu chứng, rồi loại dần các điểm không phù hợp. Cuối cùng còn

lại một bệnh có nhiều khả năng nhất là bệnh mà gia súc đang mắc. Ví dụ: chẩn đoán

phân biệt các bệnh sau:

- Bệnh xung huyết phổi và viêm phổi: hai bệnh trên đều có triệu chứng giống

nhau là khó thở nhưng trong bệnh xung huyết phổi thì con vật không sốt. Ngược lại

trong bệnh viêm phổi thì con vật sốt.

8- Bệnh viêm ruột thể ca ta và viêm ruột: viêm ruột thể ca ta thì con vật không sốt.

Nhưng viêm ruột thì con vật sốt cao.

- Viêm phổi thùy và viêm phổi - phế quản: viêm phổi phế quản sốt theo kiểu lên

xuống, còn viêm phổi thùy thì sốt liên miên.

- Chẩn đoán phân biệt 4 bệnh đỏ của lợn (học trong vi sinh vật học- truyền

nhiễm).

c) Chẩn đoán sau một thời gian theo dõi

Có nhiều bệnh triệu chứng không điển hình, sau khi khám không thể kết luận

được bệnh và phải tiếp tục theo dõi, phát hiện thêm các triệu chứng mới đủ căn cứ để

chẩn đoán bệnh.

d) Chẩn đoán theo kết quả điều trị

Với những trường hợp mà triệu chứng lâm sàng gần giống nhau, sau khi khám

rất khó kết luận bệnh này hay bệnh khác. Do đó cần điều trị một trong số bệnh đó và

theo kết quả mà rút ra chẩn đoán. Ví dụ chẩn đoán bệnh dịch tả lợn và tụ huyết trùng

lợn sau khi điều trị; chẩn đoán bệnh đóng dấu lợn và tụ huyết trùng lợn sau khi điều trị.

3.2.2. Theo thời gian chẩn đoán

a) Chẩn đoán sớm

Là chẩn đoán mà kết luận bệnh thực hiện được ở ngay thời kỳ đầu của quá trình

bệnh lý. Chẩn đoán sớm là mục đích của người làm công tác thú y vì nó sẽ giải quyết

được các vấn đề về phòng và điều trị bệnh hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế.

b) Chẩn đoán muộn

Là chẩn đoán mà ta chỉ có thể kết luận được bệnh ở giai đoạn cuối của quá trình

bệnh, thậm chí khi gia súc đã chết, mổ khám mới có kết luận bệnh.

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 1

Trang 1

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 2

Trang 2

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 3

Trang 3

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 4

Trang 4

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 5

Trang 5

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 6

Trang 6

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 7

Trang 7

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 8

Trang 8

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 9

Trang 9

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 68 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y

Giáo trình Chẩn đoán lâm sàng thú y
yết sắc tố cũng giảm.
c) Khám dạ lá sách 
Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho chức năng co bóp của dạ lá sách bị rối
loạn. Nếu bị lâu, thức ăn dồn lại trong đó, cứng lại gây nghẽn dạ lá sách. Bệnh này rất
nguy hiểm thường làm gia súc chết.
Dạ lá sách ở phía bên phải gia súc, khoảng giữa gian sườn 7 - 10, trên đường
ngang kẻ từ khớp vai; khám bằng cách sờ nắn, gõ và nghe.
* Sờ nắn: Người khám dùng tay ấn mạnh vào khoảng xương sườn 7-8-9 bên phải
cơ thể con vật. Nếu dạ lá sách bị tắc, niêm mạc dạ lá sách bị viêm, bị hoại tử thì bệnh
súc có phản ứng đau đớn, khó chịu. Lưu ý là viêm dạ tổ ong hoặc viêm dạ múi khế cũng
có thể gây ra đau khi sờ nắn vùng dạ lá sách.
* Gõ: Người khám dùng búa gõ để gõ vào vùng dạ lá sách. Con vật khoẻ, gõ có
âm đục hoặc âm đục lẫn âm bùng hơi, khi gõ con vật không đau. Nếu có viêm dạ lá
sách hoặc viêm dạ múi khế thì con vật có biểu hiện đau.
60
* Nghe: Nghe có kết quả hơn gõ. ở con vật khoẻ nhu động của dạ lá sách liền với
nhu động của dạ cỏ, tiếng nhỏ và rất giống tiếng nhu động dạ cỏ. Lúc con vật đang ăn,
nghe dạ lá sách khó khăn vì lúc này thức ăn chứa đầy nước nên nhu động dạ lá sách khó
phân biệt với nhu động của ruột. Nghe dạ lá sách ngay sau khi con vật mới ăn xong thì
rõ hơn.
- Nghẽn dạ lá sách (Obturatio omasi): khi nghe thấy mất nhu động của dạ lá
sách. Thường gặp trong các bệnh có sốt cao, hoặc do con vật ăn thức ăn quá khô, ít
được uống nước, con vật uống nước có lẫn bùn đất...
d) Khám dạ múi khế
Dạ múi khế của loài nhai lại nằm ở dưới bụng áp vào cung sườn bên phải từ
xương sườn 12 đến mỏm kiếm. Dùng phương pháp sờ nắn, gõ, nghe để khám dạ múi
khế.
- Trâu, bò: khi khám có thể để đứng.
- Dê, cừu, bê, nghé, hươu, nai, sao la...: khi khám dạ múi khế có thể đặt nằm
nghiêng bên trái.
* Sờ nắn: dùng tay ấn mạnh vào cung sườn vùng dạ múi khế, ấn mạnh về trong
và hướng về trước. Sờ nắn để kiểm tra phản xạ đau của con vật.
* Gõ: khi gõ dạ múi khế có thể có âm bùng hơi hoặc âm đục; âm bùng hơi trong
trường hợp dạ múi khế bị chướng hơi, âm đục khi dạ múi khế chứa đầy thức ăn.
* Nghe dạ múi khế: nghe được nhu động của dạ múi khế như tiếng nước chảy,
gần giống như động của ruột.
- Nhu động tăng: khi viêm dạ múi khế.
- Nhu động giảm: bệnh ở dạ dày trước.
Bê, nghé trong giai đoạn bú sữa hoặc giai đoạn vừa cai sữa hay bị rối loạn tiêu
hoá, có thể gây nên viêm loét dạ múi khế gây ỉa chảy; trong trường hợp này người
khám có thể chẩn đoán nhầm với bệnh ỉa chảy do Escherichia coli (Colibacillosis), bệnh
ỉa chảy do giun đũa (Neoascaris vitulorum), hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh phó thương
hàn bê, nghé (Parathypus bovum). Vì thế cần chẩn đoán phân biệt để có kết luận đúng
của chẩn đoán.
3.6.2. Khám dạ dày đơn
a) Khám dạ dày ngựa
Do dạ dày của ngựa nằm sâu trong xoang bụng nên phải khám qua trực tràng,
qua việc thông dạ dày, hoặc kiểm tra dịch dạ dày để chẩn đoán bệnh. Cũng có thể căn
cứ vào những biến đổi của một số cơ quan khi dạ dày mắc bệnh để chẩn đoán.
- Bệnh dạ dày viêm loét, các tuyến trong dạ dày bị rối loạn thường dẫn tới suy
nhược cơ thể, kém ăn, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hoàng đản.
- Nếu ngựa bị dãn dạ dày cấp tính: khi cho ống thông đến dạ dày thì có mùi chua
bốc lên, con vật dịu đau hoặc hết đau.
61
- Nếu do co thắt thượng vị hoặc dãn dạ dày: bệnh súc đau đớn quằn quại, thở rất
khó khăn, có lúc hầu như ngạt thở; con vật phải chống hai chân trước như chó ngồi để
thở, có khi nôn mửa; khoảng xương sườn 15 -17, vùng xương ức bên trái hơi nhô lên.
- Nếu ngựa bị hoàng đản, ăn kém, cơ thể suy nhược, niêm mạc mắt nhợt nhạt có
thể do dạ dày viêm loét, hoặc rối loạn các tuyến tiết trong dạ dày.
b) Khám dạ dày lợn
Khám dạ dày cho lợn rất khó khăn vì lợn béo có nhiều mỡ, bụng dày.
- Lợn thở khó, phải chống hai chân trước như chó ngồi để thở, bụng trái phồng
to: có thể do bị bội thực hoặc viêm dạ dày cấp tính.
- Cũng có thể khám bằng cách sờ vào bụng sau hơi chếch về bên trái của xương
ức: ấn mạnh tay mà lợn nôn chứng tỏ con vật bị giãn dạ dày, bội thực hoặc một số bệnh
truyền nhiễm.
c) Khám dạ dày loài ăn thịt
Chó (chó sói), mèo, chồn, cáo, hổ, báo... là loài ăn thịt và tạp thực, cơ thể tương
đối nhỏ nên việc khám dạ dày có thuận tiện hơn các loài khác.
- Nếu thấy bụng trái to có thể nghi đầy hơi, chướng bụng, bội thực.
- Sờ vào vùng dạ dày con vật có phản ứng đau, có thể do viêm dạ dày, viêm
màng bụng. Nếu có điều kiện thì dùng chẩn đoán bằng hình ảnh.
3.7. Kiểm tra phân
Phân của những con vật ăn cỏ gồm: chất xơ, protid, lipid, những chất phân tiết
của đường tiêu hoá, tế bào thượng bì của niêm mạc ruột, vi sinh vật... Phân của những
con vật ăn thịt và tạp thực gồm: mảnh thức ăn chưa được tiêu hoá, chất phân tiết của
niêm mạc đường ruột, vi sinh vật, chất khoáng...
3.7.1. Kiểm tra bằng mắt thường
Số lượng phân nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng thức ăn, chất lượng thức ăn
mà con vật đã ăn vào. Lượng phân thải ra qua 24 giờ của các loài vật như sau: Ngựa:
15-20 kg / con / 24 giờ. Trâu, bò: 15-35 kg / con / 24 giờ. Dê, cừu: 2-5 kg / con / 24 giờ.
Lợn: 1-3 kg / con / 24 giờ. Chó: 0,5-1 kg / con / 24 giờ. Mèo: 0,1-0,3 kg / con / 24 giờ.
Voi: 50-80 kg / con / 24 giờ.
a) Độ cứng mềm của phân
Độ cứng mềm của phân là do thức ăn, tỷ lệ nước có trong thức ăn và chức năng
tiêu hoá quyết định.
- Phân của ngựa: có khoảng 75% là nước. Ngựa ỉa thành từng hòn tròn. Nếu bị
viêm ở đường tiêu hoá thì phân sẽ nát.
- Phân của trâu, bò: có khoảng 85 % là nước. Trâu, bò ỉa ra thành từng bãi.
- Phân của dê, cừu: có khoảng 55% là nước. Dê, cừu ỉa ra thành từng viên.
- Phân của lợn: có khoảng 60% là nước. Lợn ỉa ra thành hình ống.
- Phân của gia cầm: có khoảng 30-35% là nước. Gia cầm ỉa ra thành trụ tròn,
khô, có màu trắng. Khi phân thay đổi độ cứng, độ mềm là con vật có thể bị mắc bệnh.
62
b) Màu của phân
Màu của phân phụ thuộc vào thức ăn và tuổi của con vật.
- Phân màu xanh: con vật ăn cỏ tươi, rau xanh.
- Phân có màu vàng thẫm: con vật ăn các loại hạt, củ, thức ăn ủ tươi.
- Phân có màu trắng: lợn con phân trắng, bê-nghé phân trắng, phân trắng do giun
đũa...
- Phân có màu đất thó (clay): bệnh viêm gan, tắc mật, phó thương hàn
- Phân có màu đỏ xẫm: do đoạn ruột trước bị xuất huyết. Phân có máu còn do các
bệnh: tiêu chảy do virus, bệnh dịch tả, bệnh tụ huyết trùng, bệnh nhiệt thán... Trong
phân còn có thể có màu của thuốc điều trị bệnh cho con vật.
c) Mùi của phân
- Phân có mùi thối: là do viêm ruột cata kiềm tính, do các chất phân giải trong
ruột.
- Phân có mùi chua: là do viêm ruột cata toan tính.
3.7.2. Chọc dò xoang bụng
Chọc dò xoang bụng là để kiểm tra dịch thẩm xuất (dịch viêm = exudate), hoặc
dịch thẩm lậu (dịch phù = transudate) để biết được do viêm tại chỗ hay viêm toàn thân.
Chọc dò xoang bụng còn để chẩn đoán tình trạng các khí quan trong xoang bụng: gan,
dạ dày, bàng quang, ruột...
Vị trí chọc dò: cách xương mỏm kiếm về phía sau 10 -15 cm, chọc hai bên, cách
đường trắng mỗi bên 2-3 cm. Tuy chọc được cả hai bên nhưng với trâu, bò, dê, cừu,
63
Hình 3.8. Những biểu hiện màu sắc của phân
hươu, nai, mang, sao la, cheo cheo, lạc đà, nên chọc bên phải để tránh dạ cỏ; ngựa nên
chọc bên trái để tránh manh tràng.
Sau khi vô trùng dụng cụ và nơi chọc dò, người khám dùng kim 14 hoặc 16, ấn
mạnh kim vuông góc với thành bụng, đẩy kim từ từ vào xoang bụng. Nên nối kim với
ống cao su sau đó lắp Syringe vào để rút dịch. Cần cố định bệnh súc thật chắc chắn để
bảo đảm an toàn cho người và cho bệnh súc.
- Con vật khoẻ lấy được từ 2 - 5 ml, dịch chọc dò có màu vàng.
- Con vật đau bụng dịch chọc dò nhiều và có màu vàng.
- Dịch chọc dò có mùi khai: con vật bị vỡ bàng quang.
- Dịch chọc dò có lẫn mảnh thức ăn, có cả máu, có mùi chua: vỡ dạ dày.
- Dịch chọc dò toàn máu: vỡ gan, vỡ lá lách, vỡ mạch máu lớn.
- Dịch chọc dò có Fibrine, có nhiều niêm dịch, màu đục: có thể bị viêm màng
bụng.
3.8. Khám gan
Gan đóng vai trò quan trọng trong cơ thể của con vật, gan thường bị nhiều nhân
tố từ bên ngoài và các nhân tố bên trong cơ thể gây hại.
Khám gan cho con vật bằng phương pháp lâm sàng: nhìn, sờ nắn, gõ, nghe; và
bằng các phương pháp khác như: sinh thiết gan, soi ổ bụng, X- quang...
3.8.1. Vị trí khám
* Gan ngựa: gan của ngựa nằm sâu trong ổ bụng, bên phải và bên trái của gan
đều nằm trong cung sườn, bị rìa phổi ở đó lấp kín; vì vậy khi gõ không nghe được âm
đục vùng gan và sờ không được. Khi con vật bị bệnh làm gan sưng to, gõ men theo
cung sườn về phía dưới, bên trái khoảng gian sườn 7 đến gian sườn 10; bên phải khoảng
gian sườn 10 đến gian sườn 17.
Gan sưng to: vùng gan bên phải mở rộng, gõ thấy âm đục, dưới cung sườn bên
phải có thể sờ thấy gan cứng, chuyển động theo nhịp thở; bệnh súc có cảm giác đau.
Ngựa bị bệnh ở gan thấy rõ các triệu chứng như: hoàng đản, hôn mê, tim đập
chậm, tích nước xoang bụng, thành phần và tính chất của nước tiểu thay đổi.
* Gan loài nhai lại: gan của loài nhai lại nằm ở vùng bụng bên phải: từ xương
sườn 6 đến xương sườn cuối cùng. Phần gan lộ ra ngoài ở khoảng xương sườn 10 - 12,
tiếp giáp với thành bụng.
Gia súc khoẻ, gõ từ xương sườn 10 đến xương sườn 12 trên dưới đường ngang
kẻ từ mỏm hông.
Gan bị sưng to: vùng âm đục mở rộng về phía sau có thể đến xương sườn 12 trên
đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi, phía dưới có thể mở rộng đến đường ngang kẻ từ
khớp vai.
Gan bị sưng có thể do: viêm gan mạn tính, lao gan, sán lá gan, áp xe gan, ung thư
gan.
64
* Gan con vật nhỏ: Để con vật đứng, quan sát cả bên trái và bên phải, sờ hai
bên cung sườn từ nhẹ đến nặng; cho con vật nằm: sờ cung sườn bên trên, sau lật phía
bên kia khám phần còn lại.
- Gan chó: vùng âm đục bên trái từ xương sườn 10 đến xương sườn 12; vùng âm
đục bên phải từ xương sườn 10 đến xương sườn 13. Vùng âm đục của chó còn tuỳ
thuộc vào độ béo, gầy và độ dày của dạ dày và ruột.
- Gan lợn: lợn có nhiều mỡ, tầng thịt dày nên dùng phương pháp sờ nắn, gõ ít có
hiệu quả. Khám gan cho lợn giống như khám gan cho chó.
3.8.2. Sinh thiết gan
a) Vị trí chọc sinh thiết
* Ngựa:
+ Bên trái: gian sườn 8-9.
+ Bên phải: gian sườn 14-15. Cả hai bên đều trên đường ngang kẻ từ mỏm hông.
* Loài nhai lại
+ Bên phải: gian sườn 10- 11 là vùng âm đục của gan, giữa đường ngang kẻ từ
mỏm xương ngồi và đường ngang kẻ từ mỏm hông.
Sử dụng phương pháp chọc dò khi triệu chứng bệnh không rõ ràng và để chẩn
đoán những rối loạn trao đổi chất.
b) Dụng cụ dùng để sinh thiết
Kim chọc dò dài 9 cm, phần chọc vào cơ thể 7 cm. Đường kính ngoài của kim: 3
cm, đường kính trong của kim là: 2 cm. Bên trong kim có nòng bằng thép đặc vừa khít
với lòng kim.
c) Cách sinh thiết
Đâm kim có nòng qua da, thành bụng, rút nòng kim ra và đẩy tiếp kim vào gan.
- Chọc sinh thiết từng điểm: đâm kim có nòng qua da, thành bụng, rút nòng kim
ra và đẩy tiếp kim vào gan, sau khi có thể lắp sering vào và hút mạnh.
- Chọc sinh thiết cục gan: đâm kim có nòng quan da, thành bụng, rút nòng kim ra
và đẩy tiếp kim vào gan xoay một vòng, kéo kim ra; cho nòng kim vào đẩy nhẹ miếng
gan mắc trong lòng kim ra.
Theo yêu cầu xét nghiệm mà xử lý tiếp. Nếu để cắt tổ chức vi thể thì ngâm cục
gan lấy được vào Formol 10%. Nếu làm tiêu bản thì sau khi rút kim ra, bơm những
mảnh gan lẫn máu lên phiến kính đã vô trùng; phiết kính như phiết kính máu, để khô và
cố định bằng cồn Methanol trong vòng 5 phút. Nhuộm phiến kính theo phương pháp
Pappenhein trong khoảng 10 phút, hoặc các phương pháp nhuộm tế bào khác. Để khô
và xem trên kính hiển vi: có thể phát hiện được viêm gan, các tế bào gan bị ung thư, các
giai đoạn gan thoái hoá. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xét nghiệm chức năng của
gan, vì thế tuỳ theo mỗi cơ sở xét nghiệm nên chọn phương pháp thích hợp.
3.8.3. Kiểm tra chức năng gan
65
Các phương pháp phát hiện những rối loạn chức năng của gan gọi là xét nghiệm
chức năng. Gan tham gia vào các quá trình trao đổi chất trong cơ thể: trao đổi protid,
trao đổi lipid, trao đổi glucid, trao đổi vitamine, trao đổi khoáng. Gan tổng hợp protid
huyết thanh, albumine, globuline, fibrinogen, prothombin. ở gan diễn ra quá trình
chuyển hoá amine thành các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi amine là urea.
Gan tổng hợp nên fibrinogen, prothombin, heparin xúc tiến quá trình đông máu. Gan
còn là nơi dự trữ khối lượng lớn lipid cho cơ thể. Phospholipid, cholesterol được hình
thành trong các tế bào gan. ở gan các axit béo được oxy hoá để tạo thành thể cetol và
các axit đơn giản. Gan còn là nơi sản sinh ra vitamine A, B1, D, K. Chức năng giải độc
của gan rất quan trọng cho cơ thể, các chất độc từ tổ chức, từ các khí quan, sản phẩm
lên men trong đường ruột, các sản phẩm trao đổi cuối cùng của cơ thể là urea... tất cả
đều qua gan bằng những phản ứng hoá học phức tạp, bị phá huỷ hoặc được chuyển hoá
thành những sản phẩm không độc, sau đó được loại thải khỏi cơ thể.
3.8.4. Bệnh gan và quá trình đông máu
Gan tổng hợp rất nhiều chất hữu cơ tham gia vào quá trình đông máu,
protrombin, antitrombin, fibrinogen... Tổng hợp protrombin, fibrinogen và nhiều chất
khác trong số đó, cần thiết phải có vitamin K.
Trường hợp hoàng đản do tắc ống mật, mật không chảy ra tá tràng được, quá
trình tiêu hoá mỡ bị trở ngại dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu vitamin K.
Trường hợp hoàng đản do tổn thương gan cấp tính, số lượng antitrombin tăng,
hàm lượng fibrinogen giảm. Trong các trường hợp xơ gan, lượng fibrinogen giảm đến
20% so với mức bình thường, lúc bị viêm gan cấp tính, có thể giảm đến 50%.
Phần 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
CÔNG VIỆC: KHÁM CÁC HỆ CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ 1/B3/MĐ1
B
Các
bước
công
việc
Nội dung Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trangthiết bị Ghi chú
1
1
Khám hệ tim
mạch
- Khám tim: 
+ Nhìn vùng tim
+ Sờ vùng tim
+ Gõ vùng tim
+ Nghe vùng tim
+ Điện tim
- Khám mạch máu
- Sổ tay ghi chép, sổ
bệnh án.
- Bảo hộ lao động,
găng tay, khẩu trang
- Bộ dụng cụ khám
bệnh thú y
66
- Kiểm tra mạch đập (bắt
mạch)
- Kiểm tra huyết áp
2
2
Khám hệ hô
hấp
- Kiểm tra mũi (niêm mạc
mũi, nước mũi)
- Kiểm tra thanh quản, khí
quản (kiểm tra ho)
- Kiểm tra phổi (nghe phổi)
- Kiểm tra đờm
- Sổ tay ghi chép, sổ
bệnh án.
- Bảo hộ lao động,
găng tay, khẩu trang,
- Bộ dụng cụ khám
bệnh cho gia súc, gia
cầm
3
3
Kiểm tra hệ
tiêu hóa
- Kiểm tra ăn uống (thức ăn,
nước uống, cách lấy thức ăn,
nước uống)
- Kiểm tra nhai (kiểm tra
động tác nhai lại,số lần nhai
lại/phút)
- Kiểm tra họng, thực quản
- Kiểm tra vùng bụng (quan
sát hõm hông 2 bên bụng)
- Kiểm tra phân
- Kiểm tra gan
- Sổ tay ghi chép, sổ
bệnh án.
- Bảo hộ lao động,
găng tay, khẩu trang,
- Bộ dụng cụ khám
bệnh cho gia súc, gia
cầm
4
4
Lấy mẫu bệnh
phẩm
- Lấy được mẫu bệnh phẩm
- Bao gói được các mẫu bệnh
phẩm
- Vận hành được các máy
móc, thiết bị
- Đọc và hiểu kết quả của
phòng xét nghiệm
- Kẹp phẫu tích, dao
mổ, kéo ; kim, ông
tiêm. pipette ;
tampon, lọ thuỷ tinh,
bao nhựa, ống
nghiệm
- Nôì hấp ướt; tủ sấy
khô ; giấy để bao gói
- Bút lông, Bệnh án
- Thùng trữ bệnh
phẩm
- Phiếu nêu các yêu
cầu xét nghiệm
67
68

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chan_doan_lam_sang_thu_y.pdf