Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, nguyên tắc và những nội dung cụ thể của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

 - Kỹ năng: Tổ chức thực hiện các biện pháp tuyên truyền cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng

 - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Nội dung chính:

1. Khái niệm, nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng

Mục tiêu:

- Kiến thức: Trình bày được khái niệm, nguyên tắc của chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng.

- Kỹ năng: Vận dụng được các nguyên tắc của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng trong việc trợ giúp và nâng cao sức khỏe của người dân trong cộng đồng.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tham gia vào các hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm sức khỏe

 Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO - 1978) thì “Sức khỏe con người là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Theo định nghĩa này thì sức khoẻ gồm 3 mặt: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khoẻ xã hội.

 Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là người khỏe mạnh.

 Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể chất là: sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.

 Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu; cảm xúc vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.

 Sức khoẻ tinh thần chính là biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đưc. Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.

 Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa thành viên, gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng, nơi công cộng, cơ quan. Nó thể hiện ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.

 Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.

 Cả 3 yếu tố sức khỏe trên liên quan chặt chẽ với nhau. Nó là sự thăng bằng, hài hòa của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người. Nó là cơ sở quan trọng tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người.

 

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 1

Trang 1

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 2

Trang 2

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 3

Trang 3

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 4

Trang 4

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 5

Trang 5

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 6

Trang 6

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 7

Trang 7

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 8

Trang 8

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 9

Trang 9

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 69 trang xuanhieu 6140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Giáo trình Chăm sóc sức khỏe cộng đồng
ức khỏe của đối tượng mà bạn mong muốn. Khi xác định thởi gian hoàn thành mục tiêu phải dựa vào nguồn lực, đối tượng giáo dục,...
	+ D ( Degree) Mức độ
	Xác định mức độ hoàn thành mà bạn mong muốn. Mức độ hoàn thành thể hiện hành vi sức khỏe của đối tượng phải có thể quan sát hay đánh giá được.
	Ví dụ: sau buổi giáo dục sức khỏe (C) 90% (D) số bà mẹ tham dự (A) pha được dung dịch Oresol đúng phương pháp (B).
2.2.4. Chuẩn bị nội dung một buổi TT- GDSK 
	Chuẩn bị nội dung TT- GDSK là một trong những hoạt động góp phần rất lớn đối với hiệu quả của công tác TT- GDSK. Nội dung là những thông tin cơ bản cần trao đổi với đối tượng trong một thời gian có hạn do vậy phải được chọn lọc kỹ lưỡng.Trước hết hãy tập trung vào những kiến thức, thái độ, niềm tin và cách thực hành mà đối tượng bắt buộc phải thay đổi, sau đó mới đề cập đến những gì mà đối tượng cần thay đổi cho được hoàn thiện hơn, cuối cùng mới đến những gì mà đối tượng nên thay đổi thì càng tốt.
	Nội dung TT- GDSK phải đảm bảo các yêu cầu sau: 
	- Đáp ứng đúng các mục tiêu cụ thể đã xác định
	- Nội dung phù hợp với đối tượng giáo dục: đối tượng có thể tiếp thu được, thực hành được.
	- Khoa học và thực tiễn: các thông tin phải có đủ giá trị khoa học hiện đại, tuy vậy lại phải ứng dụng được trong các điều kiện thực tế của địa phương.
	- Hành văn phù hợp với nhóm đối tượng: sử dụng ngôn ngữ địa phương, đơn giản, dễ hiểu, tránh dùng các từ chuyên môn, từ khó hiểu.
	- Lượng thông tin: cung cấp thông tin cần, đủ và chính xác, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
2.2.5. Lựa chọn phương pháp, phương tiện:
	Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện vừa căn cứ vào thực tế mà những người làm TT- GDSK có sẵn vừa phải dựa vào thực tế của cơ sở để áp dụng cho phù hợp, không thể đưa phương pháp, phương tiện đã dùng ở chỗ này áp dụng vào chỗ khác được, có như vậy thực hiện công việc mới đạt hiệu quả cao như mong muốn. Có nhiều phương pháp và phương tiện, việc lựa chọn phải căn cứ vào: 
	- Các mục tiêu TT- GDSK cụ thể đã được xác định
	- Đối tượng được TT- GDSK : phương pháp và phương tiện phải thích hợp với đặc tính, dễ hiểu và kích thích quá trình học của đối tượng không?
	- Các nội dung TT- GDSK 
	- Các điều kiện vật chất có thể có được tại địa phương
	- Thời gian cho phép trong một buổi TT- GDSK tại một địa điểm nhất định
	- Khả năng các nhân viên TT- GDSK. Khi lựa chọn người làm TT- GDSK cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp, phương tiện để lựa chọn đúng và sử dụng chúng thành thạo.
	Việc chuẩn bị phương pháp, phương tiện đầy đủ, phù hợp trước khi thực hiện là một vấn đề rất cần thiết, góp phần không nhỏ vào thành công của buổi TT- GDSK.
	- Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương tiện trong quá trình TT- GDSK.
	Ví dụ: không thể sử dụng phấn, bảng để trình bày một vấn đề cho những người không biết chữ hay thuyết trình bằng tiếng phổ thông cho những người dân tộc thiểu số không biết hat không thông thạo tiếng phổ thông mà nên dùng các phương tiện khác như tranh, ảnh, băng video... với những nội dung thật đơn giản, dễ hiểu.
2.2.6. Lựa chọn thời gian, địa điểm:
a) Thời gian:
	- Chọn thời điểm sao cho thuận tiện với đa số các thành viên tham gia đông đủ
Ví dụ: không chọn lúc thời điểm cao độ trong vụ mùa để tiến hành chương trình
	- Xác định rõ thời gian tổ chức buổi truyền thông: kéo dài bao lâu? Bắt đầu từ lúc nào? Sao cho phù hợp với chủ đề và đối tượng.
	Ví dụ: đối với một thôn (xóm) nên chọn thời gian từ 19h, thời gian trao đổi cũng không nên kéo dài quá 2 tiếng. Tuy nhiên cũng tùy hình thức giáo dục mà chọn thời điểm cho phù hợp như đối với học sinh thì chọn trong giờ hành chính với thời gian 1 tiết hoặc tổ chức ngoại khóa nhưng cũng trong giờ hành chính.
b) Địa điểm:
	Địa điểm phải đảm bảo được yêu cầu tối thiểu để có thể thực hiện một buổi TT- GDSK. Địa điểm nên là nơi trung tâm của khu dân cư, có diện tích rộng để mọi người dễ dàng tập trung, có thể bố trí được các phương tiện, trang bị nhưng cũng tùy vào hình thức TT- GDSK mà bố trí địa điểm cho phù hợp.
	Ví dụ: đối với một thôn (xóm) nên chọn địa điểm nhà văn hóa thôn hoặc một gia đình có diện tích rộng rãi nhưng đối với một cá nhân thì nên chọn góc TT- GDSK tại Trạm Y tế xã,...
2.2.7. Xác định nguồn lực:
a) Những người tham gia:
	- Xác định người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để cùng thực hiện buổi TT- GDSK. Tất cả các cán bộ nhân viên y tế,b ngoài ngành y tế, tổ chức chính quyền, hội chữ thập đỏ, hội Phụ nữ, ĐoànThanh niên,... đều có thể tham gia công tác TT- GDSK, trong đó cán bộ y tế là chủ yếu.
	- Những người tham gia cần được đào tạo, huấn luyện thường xuyên về nội dung, kỹ năng trong việc thực hiện TT- GDSK .
	- Có sự phân công cho từng cá nhân một cách hợp lý theo khả năng của họ để phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân.
	- Với yếu tố con người cần giải đáp được một số câu hỏi:
	+ Các kinh nghiệm, sự hiểu biết, kỹ năng, thời gian, sức lực và sự nhiệt tình của chúng ta ra sao?
	+ Những ai có thể hỗ trợ chúng ta trong quá trình thực hiện và năng lực, sự nhiệt tình của họ ra sao? Và họ có thể giúp chúng ta trong lĩnh vực nào?
	+ Các ”khách hàng” có thể giúp được gì cho chúng ta (đối tượng này thường có kinh nghiệm, có kỹ năng vận động và sự nhiệt tình... khi họ đã tình nguyện hỗ trợ)
	Ví dụ: một người cao tuổi đã thành công trong việc giảm cân, ông có thể giúp đỡ rất tốt cho người đàn phải đối đầu với thử thách để được giảm cân
 	+ Những người có ảnh hưởn đối với các ”khách hàng” như người thân, bạn bè, các nhóm tự giúp và nhất là người có tiếng nói có trọng lượng trong cộng đồng như: già làng, các cha sứ, các linh mục,... có đồng tình và hỗ trợ chúng ta không?
b) Dự trù kinh phí:
	- Khi dự trù kinh phí cần xem xét các nguồn tài chính: Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, ngân sách cơ sở và các nguồn tài trợ khác.
	- Dự trù chi tiêu phù hợp với quy định của Nhà nước, phù hợp với cộng đồng.
	- Dự trù chi tiết các khoản chi:kinh phí phải được cân nhắc cẩn thận để phân phối cho các hoạt động thật hợp lý.
c) Chuẩn bị các thiết bị, phương tiện:
- Xác định các trang bị, phương tiện đã có tại cơ sở
	- Lựa chọn các trang thiết bị, phương tiện phù hợp với nội dung cần truyền tải và với thực tế của cơ sở.
	- Phải thử nghiệm, vận hành các phương tiện, thiết bị trước khi triển khai.
2.2.8. Lập bảng kế hoạch hoạt động cho một buổi TT- GDSK 
a) Nội dung:
- Chủ đề truyền thông: ghi tên chủ đề TT- GDSK 
	- Đối tượng truyền thông: ghi cụ thể đối tượng được TT- GDSK của buổi truyền thông đó là ai? Dự kiến số người tham gia là bao nhiêu?
	- Các mục tiêu: ghi đầy đủ các mục tiêu cụ thể
	- Nội dung: liệt kê các thông tin chủ yếu về chủ đề đã được lựa chọn.
	- Phương pháp: liệt kê các phương pháp truyền thông sẽ được áp dụng trong buổi truyền thông như: nói chuyện, thảo luận nhóm, trình diễn,...
	- Phương tiện: Liệt kê các tài liệu và phương tiện truyền thông cần dùng như: tờ rơi, tranh gấp, áp phích, sách, tranh, phương tiện loa đài, máy, băng cassette, băng video,...
	- Thời gian: ghi rõ thời gian tổ chức như thời gian bắt đầu, kéo dài trong bao lâu, khi nào thì kết thúc.
	- Địa điểm: ghi rõ địa điểm dự kiến tiến hành buổi truyền thông.
	- Người chịu trách nhiệm chính, người phối hợp: ghi cụ thể họ tên người chịu trách nhiệm chính và người phối hợp để cùng thực hiện buổi TT- GDSK
	- Cách đánh giá: liệt kê cách đánh giá, thời điểm đánh giá.
b) Yêu cầu:
	Kế hoạch phải do tập thể xây dựng, thông qua và thực hiện. Kế hoạch càng cụ thể, càng chi tiết thì càng dễ thực hiện và để đánh giá. Kế hoạch cũng phải mềm dẻo, nghĩa là phải có một số biện pháp thay thế khi cần do thực tế khi thực hiện phát sinh. Mỗi một kế hoạch là một phần của kế hoạch tổng thể có liên quan logic với nhau thành một hệ thống thống nhất.
Các mục tiêu
Nội dung
Thời gian, địa điểm
Phương pháp
Phương tiện
Những người thực hiện
Kinh phí
Cách đánh giá
Phụ trách
Tham gia
Hỗ trợ (giám sát)
Bảng 3.3. Kế hoạch hành động cụ thể
Kế hoạch lập xong phải giải đáp được các câu hỏi sau:
	1. Tại sao phải tiến hành TT- GDSK về vấn đề đó?
	2. Đối tượng được TT- GDSK là những ai?
3. Đối tượng được TT- GDSK phải đạt được những mục tiêu cụ thể nào?
	4. Nội dung TT- GDSK gồm những thông tin gì?
5.Tiến hành TT- GDSK ở đâu?
	6. Khi nào thì triển khai?
	7. Thực hiện buổi TT- GDSK bằng các phương pháp và phương tiện nào?
	8. Những ai có thể làm được việc gì?
	9. Kinh phí lấy ở đây, cần bao nhiêu?
	10. Đánh giá kết quả bằng cách nào?
	Sau khi xây dựng xong kế hoạch hành động cần xây dựng Chương trình hành động chi tiết cho từng người (hoặc từng nhóm) phải làm gì với thời gian, phương tiện và kinh phí cụ thể để các thành viên chủ động thực hiện nhiệm vụ đã được phân công, đảm bảo sao cho các hoạt động phát triển và bổ sung cho nhau ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một cách loogic và hợp lý, theo lịch hoạt động dự kiến.
Các hoạt động
Thời gian
Người chủ trì
Người giám sát
Người tham gia
Địa điểm
Phương pháp, phương tiện
Kinh phí
Dự kiến kết quả
Bắt đầu
Kết thúc
Đào tạo
Chuẩn bị
Họp dân
Tuyên truyền
Đánh giá
 ... ,ngày... tháng.... năm 
Người duyệt
Người lập bảng
(Ký tên)
( Ký tên)
Bảng 3.4: Chương trình hoạt động
2.2.9. Đánh giá kết quả buổi TT- GDSK 
a) Khái niệm:
	- Đánh giá là phương pháp ước lượng hoặc đo lường và xét đoán các kết quả của mỗi hoạt động truyền thông đã đạt được, để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cần thiết nhằm cải tiến chất lượng của hoạt động đó.
	- Muốn đánh giá tốt phải dựa vào các công cụ khách quan cũng như phải tuân theo những nguyên tắc đánh giá chặt chẽ và thực hiện bằng những phương pháp thích hợp với những người có khả năng để thực hiện đánh giá.
b) Các chỉ số đánh giá:
	- Kiến thức, thái độ, thực hành của đối tượng trong và ngay sau buổi TT- GDSK.
	- Hành vi sức khỏe của đối tượng sau khi được TT- GDSK.
	- Các phương pháp TT- GDSK được áp dụng.
	- Các phương tiện TT- GDSK được áp dụng đúng.
	- Số tài liệu đã đúng.
c) Thời điểm đánh giá:
	- Đánh giá ban đầu: đánh giá trước khi tiến hành thực hiện TT- GDSK để biết nhu cầu và hành vi sức khỏe hiện tại của đối tượng có liên quan đến nội dung TT- GDSK.
	- Đánh giá tức thời: đánh giá trong quá trình tiến hành TT- GDSK thông qua các câu hỏi, thái độ và thao tác (nếu có) của đối tượng sau khi đã được hướng dẫn.
	- Đánh giá ngắn hạn: đánh giá được thực hiện sau khi TT- GDSK khoảng 1-2 tuần để xác định chuyển biến của đối tượng.
d) Phương pháp đánh giá: 
- Đặt câu hỏi: đánh giá kiến thức của đối tượng
	- Quan sát: đánh giá kỹ năng và thái độ của đối tượng trong và sau khi được TT- GDSK.
	- Điền phiếu điều tra: điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe của đối tượng về nội dung đã được TT- GDSK bằng bảng câu hỏi có cấu trúc sẵn.
	- Phỏng vấn: phỏng vấn đối tượng được TT- GDSK, lãnh đạo, nhân viên y tế, người dân...những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nội dung đã được TT- GDSK.
	Tùy theo lĩnh vực cần đánh giá lựa chọn phương pháp và công cụ đánh giá:
Lĩnh vực
Phương pháp
Công cụ
Kiến thức
Viết
Phỏng vấn
- Bộ câu hỏi mở
- Bộ câu hỏi trắc nghiệm
- Bộ câu hỏi có cấu trúc sẵn
Kỹ năng
Quan sát trực tiếp
Quan sát gián tiếp
- Làm thật + Bảng kiểm/thang điểm
- Mô phỏng + Bảng kiểm/thang điểm
- Sản phẩm vật chất đã làm
Thái độ
Quan sát trực tiếp
Quan sát gián tiếp
Viết, phỏng vấn
- Cách ứng xử + Bảng kiểm/thang điểm
- Sản phẩm vật chất đã làm
- Bộ câu hỏi có cấu trúc sẵn
Bảng 3.5: Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
e) Người đánh giá:
	- Bản thân đối tượng được TT- GDSK tự đánh giá: đối tượng tự đánh giá là tốt nhất, vì như vậy họ tự hiểu mình hơn (thông tin phản hồi bên trong) họ đã hoàn thành việc thay đổi hành vi đến đâu và còn cần phải nỗ lực làm những gì nữa để thay đổi triệt để hành vi của mình.
	- Người làm TT- GDSK đánh giá: kiểm tra khả năng nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng trong buổi truyền thông thông qua: những lời phát biểu,những trả lời các câu hỏi trong khi thảo luận, thái độ tích cực hay thờ ơ với các hoạt động diễn ra trong buổi đó. Đánh giá sau buổi truyền thông, từ đó để biết mình đã giúp đối tượng đến đâu (thông tin phản hồi bên ngoài) và cần phải làm những gì tiếp theo để giúp đối tượng đạt được mục đích đã định.
	- Các nhà quản lý chương trình TT- GDSK : nhận định kết quả TT- GDSK, xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả từ đó xác định các biện pháp khắc phục.
	Ngoài ra những người ngoài cuộc cũng có thể đánh giá kết quả của chương trình TT- GDSK qua việc thay đổi hành vi của một cá nhân hay của cả cộng đồng.
1. Xác định chủ đề cần TT- GDSK
2. Xác định đối tượng được TT- GDSK
3. Xác định mục tiêu
9. Đánh giá kết quả
4. Chuẩn bị nội dung
8. Lập kế hoạch thực hiện
6. Lựa chọn thời gian, địa điểm
7. Xác định nguồn lực
5. Lựa chọn phương pháp, phương tiện
3.Vai trò của cán bộ xã hội trong TT- GDSK 
	- Báo cáo về nguy cơ, tình hình bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh: vệ sinh những nơi có ổ dịch và phòng tránh lây lan ra cộng đồng.
	- Tuyên tuyền, vận động, hướng dẫn, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về dịch bệnh và bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng hiểu và tích cực tham gia phòng chống.
	- Tham gia phối hợp với cán bộ y tế trong công tác khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân trong vùng dịch.
	- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã hội để thực hiện công tác ngăn ngừa bệnh dịch và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.	 
Một số tình huống thực hành:
1. Ở xã Thắng Lợi, các bà mẹ còn cho trẻ nhỏ ăn kiêng nhiều thứ. Có nhiều người nói trẻ em dưới 3 tuổi chỉ được ăn thịt nạc, không ăn mỡ, tôm cua, cá, rau xanh,....Hãy lập kế hoach TT- GDSK cho một nhóm các bà mẹ này.
2. Vào mùa đông xuân, nhiều trẻ em trong thôn Phúc Lợi, xã Thắng Lợi thường hay mắc viêm phổi và phải đi Bệnh viện. Hãy lập kế hoạch TT- GDSK cho các chị em trong thôn về cách phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
3. Hãy lập kế hoạch TT- GDSK với thanh niên thôn Phúc Lợi về biện pháp phòng chống HIV/AIDS.
Tài liệu tham khảo
1. GS/TS Nguyễn Văn Út, Trường ĐH Y dược Tp HCM, Bài giảng Bệnh da liễu, NXB Y học – chi nhánh Tp HCM -2002.
2. GS/TS Trần Văn Sáng, Bệnh học Lao , NXB Y học Hà Nội, 2007
3. Học viện Quân y, Giáo trình lao và bệnh phổi, NXB Quân đội, HN 2002
4. Lê Đình Sáng, ĐH Y khoa Hà Nội, Giáo trình bệnh học da liễu.
5. Bùi Đại, Sốt rét ác tính ở Việt Nam, NXB Y học, 2002.
7. Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét, XB 1997 – 2003
7. Trường ĐH Y khoa Thái Nguyên, NXB Y học Hà Nội, 2007
8. Trường CĐ Y tế Hà Đông, Giáo trình Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Hà Nội 2011
9. Dự thảo Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030, 1/2011
10. Dự thảo Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn 2030, 7/2011
11. Bộ Y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2012, 12/2012.
12. Bộ Y tế, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương, www.nidqc.org.vn.
13. Bộ Y tế, Cục Y tế Dự phòng, www.vncdc.gov.vn.

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_cham_soc_suc_khoe_cong_dong.doc