Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội

I . CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Các khái niệm công cụ:

1.1 Trẻ em:

Trẻ em, theo quan điểm của Xã hội học, là nhóm nhân khẩu đặc biệt trong quá trình xã hội hóa, đang học đóng vai trò cũng như tiếp thu những kiến thức, kỹ năng để tham gia hành động xã hội với tư cách là một chủ thể.

Còn theo Công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc thì “Trẻ em là tất cả con người dưới 18 tuổi, tùy vào luật áp dụng cho trẻ em.”

Theo Luật bảo vệ trẻ em của Việt Nam: ” Trẻ em là tất cả con người dưới 16 tuổi”

 1.2 HIV/AIDS :

 HIV là tên viết tắt của từ Tiếng anh (HIV - Human Immuno Deficiency Virus) vi rút gây suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.

 AIDS là những chữ cái viết tắt theo tiếng Anh của cụm từ Acquired Immino Deficiency Syndorome (viết tắt theo tiếng Pháp là SIDA), được dịch ra tiếng Việt là "Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải". AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV.

 1.3 Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS:

Hiện nay, khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thường được hiểu là:

- Những trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp: là trẻ có HIV/AIDS trong cơ thể, được xét nghiệm có HIV dương tính (H+).

- Những trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp: là những trẻ có cha hoặc mẹ, hoặc cả cha và mẹ đều nhiễm HIV/AIDS nhưng bản thân lại không bị mắc; trẻ sử dụng ma túy; bị xâm hại tình dục; là con của người mua, bán dâm, sử dụng ma túy; là nạn nhân của tội mua bán người; trẻ em lang thang; mồ côi do các nguyên nhân khác; trẻ em sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.

 Bên cạnh đó, một số nhà khoa học cũng đang đề nghị một cách hiểu khác, theo họ thì khái niệm trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hiểu là:

- Trẻ bị ảnh hưởng trực tiếp: là trẻ có HIV/AIDS trong cơ thể, được xét nghiệm có HIV dương tính (H+).

- Trẻ bị ảnh hưởng cận trực tiếp: là các trẻ bản thân không mắc nhưng có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ nhiểm HIV/AIDS. Các trẻ này có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh cơ hội do cha mẹ lây và các ảnh hưởng tâm sinh lý từ gia đình và xã hội.

- Trẻ bị ảnh hưởng gián tiếp: là những trẻ bị mất cơ hội tiếp cận y tế do một ca nhiễm AIDS gây ra, ví dụ: một năm để nuôi một ca bị AIDS tốn khoảng 10 triệu, do ngân sách y tế có hạn nên một trẻ nghèo khác sẽ không có 10 triệu đó để mổ tim, uống thuốc chống viêm gan hoặc chữa lao phổi

Cách tiếp cận mới này có thể cho những người có nguy cơ cao hiểu được sự buông thả của mình không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mình, đến con cái của mình mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều người khác trong cộng đồng.

 

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 1

Trang 1

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 2

Trang 2

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 3

Trang 3

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 4

Trang 4

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 5

Trang 5

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 6

Trang 6

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 7

Trang 7

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 8

Trang 8

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 9

Trang 9

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 135 trang xuanhieu 3440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội

Giáo trình Các chuyên đề công tác xã hội
chậm; không dùng từ so sánh, mô tả không biết dùng các từ để hỏi như, cài gì đây, đang làm gì đấy ? hoặc tại sao?  ( So sánh với mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường trong bảng phụ lục)
3. Các biện pháp can thiệp
3.1. Y học - phục hồi chức năng
	Cần huấn luyện để trẻ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Việc dạy trẻ giao tiếp phải gắn với những hoạt động này.
	* Thời điểm dạy trẻ giao tiếp
	- Khi để trẻ tự xúc ăn, có thể dạy trẻ những từ chỉ tên thức ăn, các loại đồ uống, tên hoa quả, tên các đồ vật hàng ngày của trẻ.
	- Khi trẻ tắm giặt, rửa ráy: dạy chúng những từ gọi tên quần áo, đồ dùng, xà phòng, xô chậu, gáo
	- Khi trẻ giúp mẹ làm nội trợ, dọn dẹp nhà cửa... Hãy gọi tên các đồ vật trong nhà, tên các vật nuôi, tên các dụng cụ sản xuất.
	- Lúc đầu chỉ nên dạy những từ đơn, nhắc đi nhắc lại để trẻ nhớ. Nói các câu ngắn và đơn giản để trẻ dễ nhớ.
	- Muốn cho trẻ dễ nhớ từ hơn,
có thể vừa nói với trẻ vừa ra hiệu bằng cử chỉ, điệu bộ vì trẻ chậm phát triển nhớ các cử động bằng mắt dễ hơn nhớ các âm thanh lời nói.
	- Tăng dần vốn từ cho trẻ, giúp trẻ nói các từ thành câu ngắn, rồi câu dài hơn. Hãy nói với trẻ mọi nơi, và nói mọi điều mà trẻ được chơi, được làm điều trẻ thích.
	Nếu trẻ nói đúng hoặc sử dụng các từ mới vừa học, hãy động viên trẻ bằng cách mỉm cười, vỗ về trẻ hoặc thưởng cho trẻ được chơi, được làm điều trẻ thích.
	* Cách thức tăng vốn từ và giúp trẻ nói nhiều hơn 	 	 	 
	* Tuỳ theo khả năng hiểu và nói của trẻ mà dạy ở mức độ phù hợp
	Nếu trẻ mới bập bẹ nói được vài từ:
	- Hát và tạo âm thanh để trẻ bắt trước: 
	+ Để trẻ lên đùi hoặc ngồi bao lấy trẻ, vừa hát vừa lắc lư. Hát chậm vài lần sau đó vừa hát vừa dừng lại chờ để trẻ kết thúc câu hát đó.
	+ Chỉ cho trẻ những vật gây tiếng động như tiếng ô tô, chó sủa, nước chảy, làm những tiếng động đó để trẻ bắt trước.
	+ Khi làm nội trợ: Bảo trẻ cùng làm, ví dụ: “ mẹ nấu cơm, còn con mang rau lại đây hoặc quét nhà”
	− Chơi với đồ vật
	+ Giấu đồ vật: Chỉ cho trẻ những thứ quen thuộc như: Bát đĩa, thìa, cốc, giấu đi và bảo trẻ đi tìm.
	+ Sử dụng đồ vật: Để một số vật như nồi, bát đĩa  trước mặt trẻ, khi quấy cơm, múc canh hãy nói về những điều bạn đang làm để trẻ nhắc lại.
	+ Làm mẫu cho trẻ: Bạn cầm lược, nói tên “ lược”, rồi chải lên đầu mình nói “chải” sau đó đưa trẻ tự chải và nhắc lại “ chải đầu” để trẻ nhắc lại lời bạn.
	− Vừa nói vừa dùng dấu
	+ Dấu là những cử động của tay, thân thể ví dụ: ta hay xua tay tỏ ý “ không
được” hoặc vẫy vẫy tay để tỏ ý “ lại đây”  Trẻ dễ nhớ từ dễ hơn nếu bạn vừa nói vừa dùng dấu. Càng nhiều càng tốt. Hãy nghĩ ra thật nhiều dấu.
	+ Hãy dậy trẻ các đồ vật, tên mọi người, các hành động để tăng từ của trẻ.
	Nếu trẻ nói được nhiều từ hơn, câu ngắn:
	Trẻ có thể hiểu bạn nhưng ít nói, thường dùng các từ đơn mà không nói được thành câu. Khi ấy trước hết bạn hãy tăng vốn từ của trẻ, sau đó mới có thể giúp nói thành câu được. Hãy sử dụng một số cách sau:
	- Để trẻ tự chọn câu trả lời:
	+ Hãy hỏi trẻ trong bất kỳ tình huống nào để trẻ phải lựa chọn câu trả lời. Ví dụ: Trong bữa ăn: bạn hỏi: “ con ăn bằng đũa hay thìa?”, “ ăn cá hay ăn canh?”Khi trẻ tắm xong bạn hỏi: “ con muốn mặc áo xanh hay áo vàng?” Như thế trẻ phải nhớ các từ để trả lời.
	+ Có thể trẻ không chọn đúng từ, hãy nhắc trẻ. Tương tự như vậy, hãy nói chuyện nhiều với trẻ, bình luận hoặc nhận xét về đội dép mới mà trẻ đi, cái áo, con gà Hãy nhờ trẻ giúp bạn các việc vặt càng nhiều càng tốt. Trẻ sẽ có nhiều cơ hội học nói hơn. Hãy khen khi trẻ nói hoặc làm được một điều tốt.
	- Phân loại đồ vật
	Là cách dậy trẻ các từ mô tả: to nhỏ, dài ngắn Ví dụ: Khi trẻ gấp quần áo, bạn hỏi: quần của ai? Cái nào màu xanh? cái nào to hơn?
	+ Phân loại theo số lượng và kích thước: nhiều - ít, to - nhỏ, dài - ngắn 
	+ Theo chất lượng: màu sắc, cứng - mềm ..
	+ Theo sử dụng: để nấu, để cắt, khâu 
	+ Theo vị trí: trên dưới, trong ngoài, bên cạnh, đằng trước - đằng sau.
	+ Theo sở hữu: của mẹ, của bố, của anh
	- Dạy trẻ cách so sánh
	Sưu tầm các tranh trong hoạ báo hoặc vẽ tranh có kích thước mỗi tranh có hình vẽ và các từ để mô tả đối lập nhau.
	Ví dụ tranh mô tả:
	cao/thấp
	béo/ gầy
	rách/ mới
	lạnh/ nóng
	mùa đông/ mùa hè
	sáng /tối
	Hãy để từng cặp tranh trước mặt trẻ và hỏi: “ anh nào béo?” để trẻ chỉ vào tranh đó. Khi trẻ đã thuộc hết tên tranh, hãy hỏi câu hỏi khác: “ anh này thế nào?” hoặc “ anh này béo, còn anh này?”
	- Kể chuyện theo tranh
	+ Khi trẻ nói được khá nhiều từ chỉ vật và chỉ hành động, bạn hãy giúp trẻ ghép các từ thành câu bằng cách kể cho trẻ để trẻ kể lại. Lúc đầu kể từng câu một, chờ trẻ nhắc lại, sau có thể kể vài ba câu hoặc một chuyện ngắn rồi hỏi lại trẻ
	+ Khi đi chơi với trẻ trong làng, h.y nói về những điều đang diễn ra xung quanh. Sau đó yêu cầu trẻ kể lại những gì trẻ đã trông thấy, đã ăn, đã làm
	- Hãy dùng các câu hỏi: cái gì đây ? ở đâu? đang làm gi?
	Khi trẻ đã biết trả lời tốt các câu hỏi này, hãy hỏi khác đi : “ Như thế nào? Và Tại sao?
3.2. Biện pháp giáo dục
	Trẻ có thể học cùng lớp với các trẻ em b.nh thường khác. Cha mẹ hoặc cộng tác viên PHCN cần gặp gỡ với các giáo viên mầm non hoặc tiểu học, trao đổi với họ về những khó khăn của trẻ. 
	Khó khăn chính của giáo viên ở lớp là khó giao tiếp với trẻ, kiểm soát hành vi cư xử của trẻ trong giờ học. Cộng tác viên và cha mẹ cần thảo luận với giáo viên để lập kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp với khả năng của trẻ.
	Một số trẻ bị chậm nói nặng, hiểu ít, giao tiếp kém có thể lưu lại vài ba năm ở lớp mẫu giao lớn để học thêm nhiều kỹ năng, trong đó có kỹ năng giao tiếp của chúng. Có thể chọn các hình thức giáo dục khác như: học lớp mẫu giáo tư thục, học với một nhóm trẻ em tại nhà. Dù hình thức nào, thì đi học cũng là một trong những biện pháp tăng cường giao tiếp, kỹ năng xã hội và giúp kiểm soát hành vi của trẻ tốt hơn.
3.3. Biện pháp xã hội
	Tăng cường hoạt động vui chơi: là một trong những biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tuỳ theo khả năng chơi của trẻ mà cộng tác viên và cha mẹ chọn lựa hoạt động chơi cho phù hợp.
	Hình thức chơi tốt nhất để phát triển giao tiếp và ngôn ngữ là chơi đóng vai
và chới nhóm. Thay đổi thường xuyên các hoạt động chơi và chủ đề chơi sẽ phát triển được ngôn ngữ. Ví dụ:
	+ Chơi đóng vai bố - mẹ - em bé: chăm sóc em bé sẽ cung cấp cho trẻ các từ ngữ liên quan đến xưng hô, từ về các hoạt động hàng ngày trong gia đình, mô tả trạng thái: đói, no, yêu, ghét, tối, sáng 
	+ Chơi nhóm: một nhóm trẻ chơi trò lớp học, giáo viên, hoặc chơi bán hàng, chơi đi siêu thị sẽ giúp trẻ bổ xung từ vựng liên quan đến các sinh hoạt xã hội
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Sự phát triển thần kình - vận động bình thường ở trẻ em
Trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Lật ngửa sang nghiêng, có thể lật sấp được.
Nâng cao đầu khi nằm sấp.
Vận động tinh
Giữ vật trong tay từ 1 – 2 phút.
Có thể đưa vật vào miệng.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Phát ra âm thanh để gây sự chú ý của người khác. Cười thành tiếng.
Cá nhân – xã hội
Nhìn theo vật chuyển động
Nhận thức
Biết hóng chuyện, mỉm cười hồn nhiên.
Trẻ từ 4 – 6 tháng tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Lật từ ngửa sang sấp và từ sấp sang ngửa.
Nâng đầu được lâu hơn khi nằm sấp.
Khi kéo lên trẻ có thể giữ được đầu thẳng.
Ngồi có trợ giúp vững hơn
Trườn ra phía trước và xung quanh
Giữ người có thể đứng được.
Vận động tinh
Biết với tay cầm nắm đồ vật.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Quay đầu về phía có tiếng động, đặc biệt giọng nói của một người nào đó.
Bập bẹ các âm đơn như: ma, mu
Cá nhân – xã hội
Thích cười đùa với mọi người
Biết giữ đồ chơi
Nhận thức
Ham thích môi trường xung quanh.
Trẻ từ 7 – 9 tháng tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Tự ngồi dược vững vàng
Tập bò và bò đước thành thạo
Có thể vịn đứng dậy khi có thành chắc chắn.
Vận động tinh
Cầm hai vật và đập hai vật vào nhau
Chuyền tay một vật
Có thể nhặt đồ vật bằng 1 ngón tay cái và 1 ngón tay khác.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Quay đầu về phía có tiếng nói.
Phát ra âm: bà, cha, ba, măm
Cá nhân – xã hội
Tự ăn bánh
Chơi ú òa, vươn tới đồ chơi ngoài tầm tay.
Vẫy tay, hoan hô.
Nhận thức
Đáp ứng khi gọi tên. Từ chối bằng cách giấu mặt, lấy tay che msựt khi người lớn rửa mặt.
Trẻ từ 10 -12 tháng tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Tập đứng, đứng vững.
Tập đi, đi lại được vài bước khi có người dắt tay
Đến tháng 12 trẻ có thể đi được vài bước.
Vận động tinh
Sử dụng các ngón tay dễ dàng hơn.
Đập hai vật vào nhau
Kẹp bằng hai đầu ngón tay.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Có thể nói câu một hai từ
Hiểu câu đơn giản
Cá nhân – xã hội
Chỉ tay vào vật yêu thích
Đập đò chơi vào bàn, quẳng xuống đất
Lặp lại các hành động gây sự chú ý hoặc gây cười.
Nhận thức
Đáp ứng với những mệnh lệnh, yêu cầu đơn giản như: “giơ tay lên”, “chào tạm biệt”,
Trẻ từ 13 – 18 tháng tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Đi vững, đi nhanh
Tập bước lên cầu thang
Vận động tinh
Sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự cầm ăn, vẽ nguệch ngoạc
Biết xếp hình tháp bằng các khối vuông
Dốc hạt ra khỏi lọ khi được làm mẫu hoặc tự phát.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Có thể nói 3 từ đơn.
Cá nhân – xã hội
Đòi đồ vật bằng cách chỉ tay vào vật muốn có
Bắt chước các việc làm như lau, rửa các đồ vật
Tiếp xúc nhiều hơn với các thành viên trong nhà.
Nhận thức
Biểu hiện vui mừng, giận dữ, sợ hãi, ganh tị
Hiểu câu đơn giản.
Trẻ 24 tháng
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Chạy lên cầu thang.
Giơ chân đá bóng mà không ngã.
Ném bóng cao tay.
Vận động tinh
Sử dụng các ngón tay dễ dàng: tự xúc ăn nhưng còn rơi vãi.
Bắt chước vẽ đường kẻ dọc.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Có thể nói câu 2-3 từ.
Cá nhân – xã hội
Biết đòi thức ăn hoặc nước uống.
Có thể tự đi vệ sinh, rửa tay.
Tham gia các hoạt động trong sinh hoạt như mặc, cởi quần áo, tắm
Nhận thức
Chỉ được bộ phận của cơ thể.
Gọi được tên mình.
Đi đúng hướng yêu cầu.
Trẻ 36 – 48 tháng
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Đứng bằng một chân trong vài giây. Nhảy tại chỗ, nhẩy qua một vật cản thấp. Đạp xe ba bánh.
Vận động tinh
Sử dụng các ngón tay dễ dàng: Vẽ hình chữ, vẽ vòng tròn. Biết xếp hình tháp bằng các khối gỗ vuông (8 tầng). Bắt chước xếp cầu.
Ngôn ngữ - giao tiếp
Vốn từ vựng tăng nhanh chóng, có thể nói được câu phức tạp hơn.
Cá nhân – xã hội
Chơi với trẻ khác, có đôi khi tự chơi một mình.
Tự mặc quần áo, tự chọn dép phải trái.
Dễ tách xa mẹ.
Nhận thức
Hỏi nhiều câu hỏi hơn.Nhận biết được một vài màu.
Nói được họ và tên. Dùng từ ở số nhiều.
Đếm vẹt được từ một tới mười.
Trẻ 5 tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Vận động thô
Đứng bằng một chân trong 10 giây. Nhảy lò cò
Bắt bóng nảy. Đi nối gót tiến và giật lùi.
Vận động tinh
Vẽ hình vuông, bắt chước hình vẽ.
Cầm bút vẽ và tô mầu.
Vẽ hình người (3 bộ phận).
Ngôn ngữ - giao tiếp
Có thể định nghĩa, giải thích sự vật, từ ngữ theo cách cụ thể và rất thực tế.
Cá nhân – xã hội
Tự mặc đúng quần áo. Có thể tự tắm, đi vệ sinh.
Nhận thức
Hỏi ít hơn, tự tìm hiểu sự vật bằng nghe ngóng và quan sát.
Biết tuổi mình.
Biết được nhiều mầu.
Nhận biết hình dạng và cấu tạo của đồ vật.
Hiểu đối lập.
Nhận biết được chữ cái, chữ số.
Trẻ 6 – 7 tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Cá nhân – xã hội
Quan tâm nhiều hơn tới xung quang.
Để ý xem giáo viên và bạn bè nghĩ gì về mình.
Tham gia các trò chơi tập thể.
Sau khi đã quen ở trường trẻ thường rất thích thú.
Nhận thức
Bắt đầu đến trường, nhưng không phải trẻ nào cũng học tốt. Có nhiều trẻ chưa yên tâm khi tới trường.
Trẻ 8 – 9 tuổi
Kỹ năng
Thực hiện được
Nhận thức
Trẻ bắt đầu biết chấp nhận thua trong cuộc chơi.
Tính tò mò phát triển.
Nhận biết, cảm nhận đồ vật bằng tay.
Trẻ 10 – 12 tuổi (thời kỳ tiến dậy thì)
Kỹ năng
Thực hiện được
Nhận thức
Tính tập thể phát triển, trẻ em chơi thành nhóm.
Biết e thẹn trước người khác giới.
Quan tâm tới cách đối xử của người lớn với nhau, những ấn tượng của giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lâu dài về sau.
Trẻ 13 – 15 tuổi: Thời kỳ dậy thì
Kỹ năng
Thực hiện được
Nhận thức
Trẻ phát triển nhanh về chiều cao và cân nặng.
Phát triển giới tính rõ rệt.
Trẻ có những thay đổi về tính tình.
Phát triển trí tuệ, có cách suy nghĩ mới, chuyển từ suy nghĩ trẻ em sang suy nghĩ của người lớn.
Phụ lục 2. Mốc phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ bình thường
Mốc
Hiểu
Thể hiện ngôn ngữ/lời nói
0 – 3th
Nhìn, quay đầu về phía có tiếng động
Liếc mắt nhìn theo vật hoặc người
Tự mỉm cười
Yên lặng khi được bế lên
Khóc
Phát ra âm thanh: a, e, u, g, h, k
Thổi bong bóng
Biết gừ gừ hoặc tạo ra các âm thanh khác
3 – 6th
Tìm kiếm nơi phát ra âm thanh
Cười, nhìn chăm chú vào người nói
Biết phân biệt người lạ
Biết biểu thị sự không thích
Phát âm thể hiện thích thú, để gọi
Mím hai môi để tạo âm “m”
Biết cười to
Chơi phát âm một mình
6 – 9th
Nhìn đồ vật, người khi nghe nói đến
Hiểu từ “không”
Biết xấu hổ, hét để người khác chú ý
Bắt chước cử chỉ đơn giản (chào, ạ)
Nói các âm đađa, baba, nana...
Bắt chước ngữ điệu của người lớn
9 - 12th
Đưa đồ vật khi được yêu cầu
Làm theo mệnh lệnh đơn giản
Nói được những từ đầu tiên
Nói luyên thuyên không có nghĩa
12 - 18th
Chỉ vào đồ vật bé muốn
Biết giữ của (biết sở hữu)
Nói được khoảng 20 từ
Biết xin, trả lời câu hỏi “Cái gì đây”
18th– 2 tuổi
Nghe được câu chuyện đơn giản
Phân biệt đồ ăn với các đồ vật khác
Biết gọi đi vệ sinh, tên mọi người
Nói câu 2 từ, có động từ và tính từ
2 – 2,5 tuổi
Nghe được câu chuyện dại 5 - 10ph
Làm theo chuỗi 2 việc liền nhau
Nhận biết hành động trong tranh
Trả lời câu hỏi “ở đâu, đang làm gì?”
Nói còn ngọng các phụ âm cuối
Nói các từ chỉ thời gian, địa điểm
2,5 – 3 tuổi
Hiểu các từ so sánh và mô tả
Tuân theo lịch hoạt động hàng ngày
Chọn được các màu giống nhau
Nói câu dài 3 - 4 từ
Dùng từ phủ định “không”
Biết ra lệnh, yêu cầu
3 – 3,5 tuổi
Phân biệt “trước/sau, cứng/ mềm, ”
Hiểu, trả lời câu hỏi “Như thế nào?”
Nói câu dài 4 - 5 từ
Biết dùng từ nối “và, thế rồi, thì...”
3,5 – 4 tuổi
Đếm đến 10, nhận được 2 - 3 màu
Phân biệt được “trên/ dưới, đỉnh/ đáy”
Nói được hầu hết các phụ âm
Nói câu dài 4 - 7 từ
4 – 5 tuổi
Thực hiện được 3 mệnh lệnh
Trả lời được câu hỏi “Khi nào?”
Kể được một câu chuyện dài
Bắt đầu dùng đại từ sở hữu
5 – 6 tuổi
Hiểu thời gian “Hôm qua/ hôm nay”
Phân biệt “phải/ trái”, biết phân loại
Dùng các đại từ đúng, biết so sánh “cao nhất, biết dùng trạng từ...”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, tham luận hội thảo Quốc tế về phát triển nghề Công tác xã hội, Đà Nẵng, 11/2009;
[2]. Hoàng Bá Thịnh - Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam - NXB thế giới, 2005;
[3]. Trần Đình Tuấn - Bài giảng bạo lực gia đình- ĐH Sanjose, 2010;
[4]. Luật phòng chống bạo lực gia đình, 2009
[5]. Công tác xã hội với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS - ĐHLĐXH (ULSA) và Tổ chức hỗ trợ phát triển (CRS), 2009
[6]. Tài liệu tập huấn về phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc - Dự án Smartwork Việt Nam – NXB Lao động xã hội, 2005;
[7]. Tài liệu tập huấn xoá đói giảm nghèo cho cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh Bộ lao động thương binh và xã hội - NXB Lao động xã hội, 2005;

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_cac_chuyen_de_cong_tac_xa_hoi.docx