Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ

- Điểm chết

Các vị trí của piston ở xa và gần tâm trục khuỷu nhất, tại đó piston sẽ

đổi hƣớng chuyển động và có vận tốc bằng không gọi là các điểm chết.

+ Điểm chết trên (ĐCT) ứng với vị trí của piston ở xa tâm trục khuỷunhất tại.

+ Điểm chết dƣới (ĐCD) ứng với vị trí của piston ở gần tâm trục khuỷu

nhất.

- Hành trình chuyển động của piston (ký hiệu là S)

Là khoảng dịch chuyển của piston trong xy lanh từ ĐCT xuống ĐCD

hoặc ngƣợc lại.

- Thể tích buồng đốt (ký hiệu là Ve):

Là thể tích phần không gian đƣợc tạo ra giữa đỉnh piston khi ở vị trí

ĐCT, bề mặt xy lanh và mặt dƣới của nắp máy.

-Thể tích làm việc của xy lanh (ký hiệu là Vh):

Là thể tích phần không gian giới hạn bởi thành xy lanh và các vị trí

đỉnh piston khi ở ĐCT và ĐCD.

(D là đƣờng kính xy lanh; S là hành trình của piston)

- Thể tích toàn phần (ký hiệu là Va)

Là tổng thể tích của buồng đốt (Ve) và thể tích làm việc (VH) Va =

Ve + Vh

- Kỳ (Thì)

Là một phần của quá trình công tác đƣợc tính bằng góc quay của

trục khuỷu

ứng với thời gian piston dịch chuyển từ điểm chết này đến điểm

chết kia.

- Chu trình làm việc (CTLV)

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 1

Trang 1

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 2

Trang 2

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 3

Trang 3

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 4

Trang 4

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 5

Trang 5

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 6

Trang 6

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 7

Trang 7

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 8

Trang 8

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 9

Trang 9

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 93 trang duykhanh 9420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ

Giáo trình Các bộ phận và hệ thống của động cơ
m vi 
nhiệt độ môi trƣờng sử dụng rộng hơn so với loại đơn cấp. 
1.4.2 Chỉ số API 
API là chỉ số đánh giá chất lƣợng dầu nhớt của Viện hoá dầu Hoa Kỳ. Chỉ 
số API cho biết chất lƣợng dầu nhớt khác nhau theo chủng loại động cơ, chia làm 
hai loại: 
- Dầu chuyên dụng là laọi dầu chỉ dùng cho một trong hai loại động cơ 
xăng hoặc Diesel. 
Ví dụ, hai loại dầu API - SH và API - CE, chữ số thứ nhất sau dấu „-„ chỉ 
loại động cơ: S- cho động cơ xăng, C- động cơ Diesel, chữ số thứ hai chỉ cấp chất 
lƣợng dầu tăng dần theo thứ tự chữ cái. 
- Dầu đa dụng là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho tất cả các loại động cơ. 
Ví dụ, dầu có chỉ số API - SG/CD có nghĩa dùng cho động cơ xăng với cấp chất 
lƣợng G, còn dùng cho động cơ Diesel với cấp chất lƣợng D. Chỉ số cho động cơ 
nào (S hay C) viết trƣớc dấu „/‟ có nghĩa ƣu tiên dùng cho động cơ đó. 
2. Hệ thống ôi trơn cƣỡng ức 
2.1 Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các te ƣớt 
2.1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các te ƣớt 
Hình 6.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống bôi trơn 
1. Các te; 2. Lưới lọc sơ; 3. Bơm dầu; 4. Van an toàn bơm dầu; 5. Bầu lọc thô; 
6. Van an toàn; 7. Đồng hồ chỉ áp suất dầu; 8. Đường dầu chính; 9, 10. Đường dầu bôi 
trơn trục khuỷu, trục cam; 11. Bầu lọc tinh; 12. Két làm mát dầu; 13. Van an toàn; 
14. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 15. Nắp rót dầu ; 16. Que thăm dầu. 
2.1.2 Nguyên lý làm việc 
Dầu bôi trơn đƣợc hút từ các te qua lƣới lọc sơ đẩy lên bình lọc nhờ bơm 
dầu qua bình lọc, dầu đƣợc làm mát nhờ két làm mát dầu và đi vào đƣờng dẫn 
dầu chính, từ đây dầu đƣợc dẫn đi đến bôi trơn các cổ chính của trục khuỷu, cổ 
chính trục cam, dầu từ cổ trục chính trục khuỷu đƣợc dẫn tới bôi trơn cổ khuỷu 
nhờ rãnh khoan xiên, cũng từ đƣờng dầu chính có đƣờng dẫn dầu đi bôi trơn cho 
trục đòn gánh trích dầu bôi trơn cho hộp bánh răng phân phối. Bôi trơn cho 
piston, xi lanh, vòng găng bôi trơn và làm mát piston nhờ sự vung té của dầu má 
khuỷu hoặc dùng vòi phun dầu (ở một số động cơ), bôi trơn giàn đũa đẩy, supáp, 
con đội nhờ dầu thừa từ trục đòn gánh đƣa xuống. 
2.2 Hệ thống bôi trơn cƣỡng bức các te khô 
Hệ thống bôi trơn các te khô khác cơ bản với hệ thống bôi trơn các te ƣớt ở 
chỗ nó có thêm một đến hai bơm làm nhiệm vụ chuyển dầu từ các te (sau khi dầu 
bôi trơn rơi xuống các te) qua két làm mát 13 ra thùng chứa 3 bên ngoài các te 
động cơ. Từ đây, dầu đƣợc bơm lấy đi bôi trơn giống nhƣ ở hệ thống bôi trơn các 
te ƣớt. 
Hệ thống bôi trơn các te khô cấu tạo phức tạp hơn hệ thống bôi trơn các e 
ƣớt vì có thêm bơm chuyển, nên thƣờng đƣợc sử dụng cho động cơ Diesel lắp 
trên máy ủi, máy kéo,... 
Hình 6.5. Hệ thống bôi trơn các te khô 
1. Các te; 2. Bơm dầu; 3. Thùng dầu; 4. Lưới lọc; 5. Bơm dầu đi bôi trơn; 6. Bầu lọc thô; 7. Đồng 
hồ báo áp suất dầu; 8. Đường dầu chính; 9,10. Đường dầu đi bôi trơn trục khuỷu, trục cam; 11. Bầu 
lọc tinh; 12. Đồng hồ báo nhiệt độ dầu; 13. Két làm mát dầu 
3. Các ộ phận chính của hệ thống ôi trơn trong động cơ đốt trong 
3.1 Bơm dầu 
3.1.1. Nhiệm vụ 
Tạo áp suất cho dầu bôi trơn để đƣa dầu bôi trơn từ các te lên bình lọc một 
cách tuần hoàn và liên tục. 
3.1.2. Phân loại 
- Bơm dầu kiểu bánh răng (bánh răng ăn khớp trong và bánh răng ăn khớp ngoài) 
- Bơm dầu kiểu cánh gạt 
3.1.3 Bơm dầu kiểu bánh răng khớp ngoài. 
a) Cấu tạo: 
Hình 6.6 là bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài gồm có cặp bánh răng ăn 
khớp 3; 4 đặt trong thân 8 và nắp 2, bánh răng chủ động 4 gắn chặt trên trục quay 
5. 
Trục quay 5 quay trên bạc đồng ép trên thân và nắp, một đầu trục 5 thò ra 
ngoài để lắp bánh răng dẫn động 1. 
Bánh răng bị động 3 quay tròn trên trục 6 lắp cố định với thân. Trên thân 
có đƣờng ống hút 8 và đƣờng ống đẩy 11 thân bơm có mặt bích để bắt bơm vào 
thân động cơ. Chốt 13 dùng để định vị chính xác vị trí lắp bánh răng 1 với bánh 
răng của trục khuỷu. 
Hình 6.6 Bơm dầu bánh răng ăn khớp ngoài 
1. Bánh răng nhận truyền động; 2. Nắp bơm; 3. Bánh răng bị động; 4. Bánh 
răng chủ động; 5. Trục chủ động; 6. Trục bị động; 7,9. Chốt định vị; 8. Ống hút; 
10. Bộ phận thu dầu; 11. Ống đẩy; 12. Then; 13. Chốt. 
Đa số các bơm dầu có cấu tạo tƣơng tự nhƣ nhau chỉ khác nhau ở hình dáng, 
kích thƣớc, cách bố trí nhận truyền động và áp suất, lƣu lƣợng bơm. 
b)Hoạt động: 
Hình 6.7. Sơ đồ làm việc của ơm 
dầu kiểu bánh răng ăn khớp ngoài 
1. Bánh răng chủ động; 2. Đường dầu 
ra; 
3. Bánh răng bị động; 4. Lưới lọc; 
5. Đường dầu vào; 6. Thân bơm; 
7. Van xả; 8. Ốc điều chỉnh van; 
A. Khoang hút; B. Khoang đẩy. 
Khi trục khuỷu quay qua bộ phận truyền động (cặp bánh răng, trục truyền, 
bánh răng chủ động quay kéo bánh răng bị động quay theo (nhƣ hình vẽ ) ở vùng 
A do các răng ra khớp tạo nên khoảng trống dầu đƣợc hút từ đáy vào bơm, đồng 
thời dầu trong các khe răng đƣợc chuyển sang vùng B. Ở vùng B các răng vào 
khớp ép dầu lên ống đẩy các quá trình hút- chuyển đẩy dầu liên tục xảy ra. 
Khi cặp răng thứ nhất còn chƣa hết ăn khớp thì cặp thứ hai đã vào khớp 
tạo ra khoảng kín chứa đầy dầu. Khi áp suất trong mạch dầu lớn hơn qui định thì 
van xả mở giảm tải cho bơm. 
3.1.4 Bơm dầu kiểu bánh răng khớp trong 
a) cấu tạo 
 Hình 6.8. Bơm dầu bánh răng ăn khớp trong 
1. Ốc điều chỉnh van; 2. Lò xo van; 3. Piston van; 4. Thân bơm; 5. Vỏ bơm; 
6. Bánh răng chủ động; 7. Bánh răng bị động; 8. Lưới lọc dầu; 9. Ống hút 
Hình 1.10 là sơ đồ cấu tạo của bơm dầu bánh răng ăn khớp trong, cấu tạo 
gồm có bánh răng chủ động gắn chặt với trục phía đầu trục gắn bánh răng truyền 
động, hoặc bên trong bánh răng chủ động có dạng hình vuông ăn khớp với trục 
khuỷu (một số động cơ), còn bánh răng bị động quay trơn trong vỏ bơm, cặp 
bánh răng này lắp bên trong thân bơm, trên thân bơm chế tạo rãnh dẫn dầu vào 
dẫn dầu ra, tại đƣờng dẫn dầu vào có lắp ống hút và lƣới lọc dầu, ở đƣờng dầu ra 
lắp bình lọc, trên thân có bố trí van xả dầu. 
b) Hoạt động 
Hình 6.9. Sơ đồ làm việc của bơm dầu kiểu bánh răng ăn khớp trong 
Khi trục khuỷu quay qua bộ phận truyền động bánh răng chủ động quay 
kéo bánh răng bị động quay theo (nhƣ hình vẽ) ở phía đƣờng hút khe hở răng 
giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động luôn có xu hƣớng mở rộng nên dầu 
đƣợc hút vào bơm, đồng thời dầu trong các khe răng đƣợc chuyển sang đƣờng đẩy 
ở đƣờng đẩy khe hở giữa hai bánh răng thu hẹp dần nên đẩy dầu đi bôi trơn 
3.1.5 Bơm dầu kiểu cánh gạt 
 Hình 6.10. Bơm dầu kiểu cánh gạt 
1. Thân bơm; 2. Đường dầu vào; 3. Cánh gạt; 4. Đường dầu ra; 
5. Rotor; 6. Trục dẫn động; 7. Lò xo 
Rotor 5 lắp lệch tâm với thân bơm 1, có các rãnh lắp các phiến trƣợt 3. Khi 
rotor quay, do lực li tâm và lực ép của lò xo 7, phiến trƣợt 3 luôn tỳ sát bề mặt vỏ 
bơm 1 tạo thành các không gian kín và do đó guồng dầu từ đƣờng dầu áp suất 
thấp 2 sang đƣờng dầu áp suất cao 4. Bơm cánh gạt có ƣu điểm rất đơn giản, nhỏ 
gọn nhƣng đồng thời cũng có nhƣợc điểm là mài mòn tiếp xúc giữa cánh gạt và 
thân bơm rất nhanh. 
3.2. Lọc dầu 
3.2.1 Nhiệm 
Lọc những tạp chất cơ học khỏi dầu bôi trơn. 
3.2.2 Phân loại 
* Theo mức độ lọc: có lọc thô (sơ), tinh. 
* Theo phƣơng pháp tách cặn: có lọc lắng, lọc thấm và lọc ly tâm. 
- Lọc lắng: đƣa dầu vào cốc lọc những cặn bẩn có trọng lƣợng lớn đƣợc 
giữ ở đáy, còn dầu sạch thì nổi lên trên, phƣơng pháp này lọc những cặn bẩn có 
khối lƣợng nhẹ sẽ khó khăn. 
- Lọc thấm: đƣa dầu thấm qua một lõi lọc có thể bằng giấy, da nhựa xốp, tấm 
đồng xen kẽ,những cặn bẩn có kích thƣớc lớn hơn khe hở của lõi lọc sẽ đƣợc giữ 
lại. Phƣơng pháp này lọc những cặn bẩn có kích thƣớc nhỏ sẽ khó khăn. 
- Lọc ly tâm: dựa theo nguyên lý ly tâm làm văng những cặn bẩn có trọng 
lƣợng lớn ra xa còn dầu sạch sẽ đƣợc lấy ở gần tâm quay. Tuỳ theo cách lắp bầu 
lọc ly tâm trong hệ thống bôi trơn, ngƣời ta phân biệt bầu lọc ly tâm toàn phần và 
bầu lọc ly tâm bán phần. 
+ Bầu lọc ly tâm toàn phần đƣợc lắp nối tiếp trên mạch dầu. Toàn bộ 
lƣợng dầu do bơm cung cấp dều đi qua lọc. Một phần dầu (khoảng 15 – 20)% 
qua các lỗ phun ở rotor rồi quay trở về các te. Bầu lọc ly tâm trong trƣờng hợp 
này đóng vai trò bầu lọc thô. 
Hình 6.11. Bình lọc dầu kiểu 
ly tâm 
Hình 6.12. Bình lọc dầu bôi trơn kiểu lọc thấm có 
lõi lọc giấy 
+ Bầu lọc ly tâm bán phần không có đƣờng dầu đi bôi trơn. Dầu đi bôi 
trơn trong hệ thống do bầu lọc riêng cung cấp. Chỉ có khoảng (10 – 15)% lƣu 
lƣợng do bơm cung cấp đi qua bầu lọc ly tâm bán phần, đƣợc lọc sạch rồi trở về 
các te. Bầu lọc ly tâm bán phần đóng vai trò lọc tinh trong hệ thống bôi trơn. 
Hiện nay, bầu lọc ly tâm đƣợc sử dụng rộng rãi vì có ƣu điểm: Không 
phải thay các phần tử lọc vì không dùng lõi lọc; khả năng lọc tốt hơn so với lọc 
thấm dùng lõi lọc và ít phụ thuộc vào mức độ cặn bẩn đọng bám trong bầu lọc. 
- Hình 6.11 là sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bình lọc ly tâm. 
Bình lọc ly tâm gồm 3 phần chính: Đế, trục quay (trục rô to) và bộ phận 
quay (Rô to). Trục rô to là một ống thép đƣợc vặn chặt vào đế, rô to quay tự do 
trên trục rô to gồm thân 8 gắn chặt với lõi 3, trên lõi 3 có lỗ phun, các lỗ phun bố 
trí hƣớng ngƣợc nhau để khi phun sẽ tạo ngẫu lực, phản lực làm quay rô to. 
Nguyên tắc hoạt động của bình lọc: Bơm đẩy dầu qua lỗ dọc hình vành 
khăn tới các lỗ ngang 4 để vào bên trong rotor 8. Một phần dầu sạch trong rotor 
(khoảng 20%) đƣợc phun qua các jiclơ 2 với một tốc độ lớn (chênh áp phía trƣớc 
và sau lỗ jiclơ vào khoảng (0,4 – 0,5) Mpa. Phản lực của các tia dầu này tạo ra 
ngẫu lực làm cho rotor quay ngƣợc chiều so với chiều của các tia dầu. 
Hoạt động của bình lọc ly tâm: dầu đƣợc bơm đƣa vào trong lõi rô to qua 
rãnh 9, 4. Khi động cơ hoạt động rô to quay do một phần nhỏ dầu phun qua hai 
bộ phun rồi trở về thùng hƣớng quay của rô to ngƣợc với hƣớng phun của dầu. 
Rô to quay nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ phun, khi rô to quay dầu bôi 
trơn còn laị ở trong sẽ quay theo, do quán tính ly tâm những cặn bẩn đƣợc văng 
ra xa và bám vào thành rô to phần dầu sạch ở giữa sẽ theo 5 và 7 đến đƣờng ra 
của bình lọc và đi bôi trơn cho các bộ phận của động cơ. 
89 
Hình 6.12 là bình lọc dầu kiểu thấm có lõi lọc bằng giấy, cấu tạo 
gồm thân 3 lắp chặt với nắp 8 bằng đai ốc 7 và thanh giữa 2. Thanh giữa 2 
rỗng có khoan lỗ xung quanh, ở dƣới đáy của 2 có vặn một nút xả. Lõi lọc 9 
đƣợc ép chặt vào nắp nhờ 1 lò xo, lõi lọc 9 bên trong có xếp giấy lọc, bên 
ngoài bao bằng các tông, giữa lõi 9 là ống 2, hai đầu của lõi 9 đƣợc làm kín 
bởi vòng làm kín 6, thân bình lọc có đƣờng dầu vào và đƣờng dầu ra. 
3.3 Két làm mát dầu 
3.3.1 Nhiệm vụ 
Hạ thấp nhiệt độ của dầu tới mức quy định định khi động cơ làm việc 
(75 - 
80)
0
C để đảm bảo tính chất lý hoá của dầu bôi trơn, vị trí của két làm mát 
dầu thƣờng trƣớc két làm mát nƣớc của hệ thống làm mát. 
3.3.2 Cấu tạo 
Hình 6.13. Két mát dầu động cơ 
1. Két làm mát; 2. Đai kẹp; 3. Ống nối băng cao su; 4; 6. Giá lắp két mát; 5; 8. 
Ống dẫn dầu; 7; 9. Giá đỡ; 10. Đầu ren; 11. Đáy dầu; 12. Khoá (van) dầu ra két mát; 
13. Đường dầu vào; 14. Đường dầu ra 
Két mát dầu đƣợc làm bằng các ống thép hoặc đồng hình ô van ngoài 
có cánh tản nhiệt. Két mát dầu đƣợc lắp phía trƣớc động cơ, quạt thông gió 
dùng chung với quạt gió của hệ thống làm mát động cơ. Đƣờng dầu vào két 
có van một chiều (bi và lò xo), các đoạn đƣờng ống và két mát đƣợc nối nới 
nhau qua các ống cao su và kẹp chặt bằng đai sắt. 
90 
3.3.2 Hoạt động 
Dầu nóng đƣợc đƣa đến khoang vào từ đó nhờ áp suất đẩy dầu đến 
khoang ra dầu qua các ống dẫn đƣợc thu mất nhiệt nhờ các cánh tản nhiệt. 
3.4 Bộ làm mát dầu 
Ngày nay, ở một số động cơ hiện đại, thay két làm mát dầu bằng trang 
bị bộ làm mát dầu để duy trì đặc tính bôi trơn. Thông thƣờng, toàn bộ dầu 
đều chảy qua bộ làm mát rồi sau đó đi đến các bộ phận của động cơ. ở nhiệt 
độ thấp, dầu có độ nhớt cao hơn và có khuynh hƣớng tạo ra áp suất cao hơn. 
Khi chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra của bộ làm mát vƣợt quá một 
trị số xác định, van an toàn sẽ mở, và dầu từ máy bơm sẽ bỏ qua bộ làm mát 
và đi tới các bộ phận khác của động cơ, nhờ thế mà tránh đƣợc sự cố. 
Hình 6.14. Bộ làm mát dầu 
3.5 Đèn cảnh báo áp suất dầu. 
Đèn cảnh báo áp suất dầu báo cho lái xe biết áp suất dầu ở mức thấp 
không bình thƣờng. Công tắc áp suất dầu đƣợc lắp trong các te hoặc 
trong thân máy, dùng để kiểm tra áp suất trong đƣờng dầu chính. áp suất 
dầu bình thƣờng vào khoảng 0,5 đến 5 kgf/cm2. 
91 
Hình 6.15. Đèn cảnh báo áp suất dầu 
- Khi áp suất dầu thấp: 
Khi động cơ tắt máy hoặc khi áp suất thấp hơn một mức xác định, 
tiếp 
điểm bên trong công tắc dầu đóng lại và đèn cảnh báo áp suất dầu sáng lên. 
- Khi áp suất dầu cao: 
Khi động cơ nổ máy và áp suất dầu vợt qua một mức xác định, 
dầu sẽ ép lên màng bên trong công tắc dầu, nhờ thế, công tắc đợc ngắt ra 
và đèn cảnh báo áp suất dầu tắt. Nếu áp suất dầu hạ xuống dới 0,2 
kgf/cm
2
, đèn cảnh báo áp suất dầu sẽ bật sáng. Nếu đèn sáng thì có nghĩa 
là có điều gì đó không bình thƣờng trong hệ thống bôi trơn. Hơn thế nữa, 
khi đèn tắt thì điều này cũng không bảo đảm rằng động cơ có áp suất dầu 
phù hợp khi chạy ở tốc độ cao. Vì thế, một số động cơ có sử dụng áp kế 
để chỉ áp suất dầu. 
4. Những hƣ hỏng của hệ thống ôi trơn nguyên nhân tác hại 
92 
TT Hƣ hỏng Nguyên nhân Tác hại 
1 
Chảy dầu 
+ Các đƣờng ống bị dạn 
nứt. 
+ Chảy dầu ở các đầu nối do 
bắt không chặt hoặc lỏng 
ren. 
+ Chảy dầu ở các gioăng 
đệm, phớt cao su do bị rách 
hoặc làm việc lâu ngày 
+ Gây thiếu dầu bôi 
trơn 
trong hệ thống làm 
tăng ma sát giữa các 
chi chuyển động với 
nhau. 
+ Chảy dầu ở đầu các 
bán trục ra hệ thống 
phanh làm cho hệ 
thống kém phát huy 
tác dụngdễ gây ra tai 
nạn và dẫn đến hậu 
quả rất lớn. 
2 
Áp suất 
dầu thấp. 
+ Do bơm dầu bị hỏng. 
+ Van ổn áp của bơm dầu 
bị hỏng (do lò xo bị yếu 
hặc gãy ). 
+ Độ nhớt dầu nhờn giảm 
do làm việc lâu ngày . 
+ Khe hở giữa bạc và trục 
quá lớn (bạc biên và cổ 
biên bạc cổ chính; bạc cam 
và cổ cam). 
+ Không đủ lƣợng 
ầu 
cung cấp cho 
các chi tiết mà 
dầu khó có thể 
đến nơi. 
+ Các chi tiết 
nóng và chóng bị 
mài mòn cào sƣớc 
giữa các bề mặt 
chuyển động 
tƣợng đối với nhau 
có thể dẫn đến bó 
cứng và làm chết 
máy. 
3 
Áp suất 
dầu cao 
Van điều áp bị kẹt đóng 
do đó áp suất dầu tăng đột 
ngột; dùng loại dầu quá đặc, 
tỷ số nén thấp, nhiệt độ động 
cơ thấp 
Mạch dầu nhờn bị 
nghẽn, 
dầu nhờn không đến 
đƣợ các
điểm cần bôi trơn; 
93 
4 
Mức 
dầu 
động cơ 
không đúng 
quy định. 
+ Mức dầu giảm do chảy 
dầu hoặc sục dầu lên buồng 
đốt. 
+ Mức dầu tăng do nhiên 
liệu và nƣớc sục vào hệ 
thống bôi trơn. 
+ Mức dầu quá cao 
làm 
dầu sục lên buồng 
đốt gây ra hiện 
tƣợng kích nổ và tạo 
nhiều muội than 
trong buồng 
đốt dẫn đến động cơ 
chạy rung rật, nhiệt độ 
động cơ tăng cao, công 
suất động cơ giảm. 
+ Mức dầu quá thấp 
không 
đủ lƣợng dầu cung cấp 
cho hệ thống sẽ gây ra 
các hậu quả nh trên. 
5. Phiếu giao việc thực hành 
6. Câu hỏi ôn tập 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cac_bo_phan_va_he_thong_cua_dong_co.pdf