Giáo trình Bạo lực gia đình

Mục tiêu:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được định nghĩa và các dạng bạo lực gia đình.

+ Trình bày được các quan niệm khác nhau về BLGĐ.

+ Phân tích được nguyên nhân và tác hại của BLGĐ.

+ Trình bày được các nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và xã hội đề cập trong Luật phòng chống bạo lực gia đình.

+ Trình bày được nội dung hoạt động của các mô hình, chương trình, chính sách trong hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình.

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng các quan điểm về bạo lực gia đình vào trong bối cảnh xã hội khác nhau.

+ Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin thực trạng, nguyên nhân của bạo lực gia đình.

+ Thực hiện tuyên truyền, vận động gia đình, cộng đồng và xã hội hiểu và hưởng ứng Luật phòng chống bạo lực gia đình.

+ Vận dụng được các mô hình, chương trình, chính sách trong trợ giúp và phòng ngừa bạo lực gia đình.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyện thái độ tôn trọng, thấu hiểu, cảm thông với những trường hợp đối tượng bị BLGĐ.

+ Khách quan, trung thực, không phán xét, tôn trọng các quan điểm về bạo lực gia đình.

+ Chấp nhận các hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đối tượng và cộng đồng để đưa ra các mô hình, chính sách, luật pháp phù hợp.

+ Tôn trọng quyền tự quyết của đối tượng.

Nội dung chính:

1. Định nghĩa và các dạng bạo lực gia đình

1.1. Định nghĩa

Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình. Tuy nhiên, một cách chung nhất, định nghĩa bạo lực gia đình trong Luật phòng, chống, bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua được lấy làm căn cứ pháp lý khi xác định một hành vi là bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. (Trích Luật phòng, chống bạo lực gia đình, 2007)

Ngoài định nghĩa bạo lực gia đình như trên, có thể kể đến một số định nghĩa được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi, như:

Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ Bạo lực đối với phụ nữ (1993) đã định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là “bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. (Liên Hợp quốc. Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc, tài liệu A/RES/48/104. New York, NY, 1993.)

Hội nghị Thế giới về Phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995 đưa ra 2 định nghĩa: bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ.

Bạo lực gia đình là hành vi và sự đe dọa của các thành viên trong gia đình đối với các thành viên khác kết quả là làm cho người phụ nữ/các thành viên trong gia đình bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc tình dục Bản chất của bạo hành là sự làm dụng quyền lực để khống chế khuất phục và kiểm soát người khác.

Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực nào trên cơ sở giới gây tác hại hoặc tổn thương đối với phụ nữ về thân thể, tình dục và tâm lý, kể cả việc đe dọa tiến hành những hành động đó, cưỡng bức hoặc độc đoán tước đoạt quyền tự do của người phụ nữ dù sảy ra ở nơi công cộng hay trong đời sống riêng tư.

Biểu hiện bạo lực trong gia đình:

 Ngược đãi trong quan hệ vợ chồng – tình dục khác giới;

 Ngược đãi anh, chị, em ruột;

 Ngược đãi người cao tuổi;

 Ngược đãi của người lớn tuổi trong gia đình (ông/bà) hay họ hàng;

 Ngược đãi phụ nữ có thai.

 

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 1

Trang 1

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 2

Trang 2

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 3

Trang 3

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 4

Trang 4

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 5

Trang 5

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 6

Trang 6

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 7

Trang 7

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 8

Trang 8

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 9

Trang 9

Giáo trình Bạo lực gia đình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 59 trang xuanhieu 4760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bạo lực gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Bạo lực gia đình

Giáo trình Bạo lực gia đình
 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng để hỗ trợ, tư vấn kịp thời cho các nạn nhân. Các địa chỉ tin cậy đã tiếp nhận gần 200 nạn nhân bị bạo lực chăm sóc tại cơ sở y tế, tư vấn 937 nạn nhân bạo lực và 501 người gây bạo lực
 - Tại Bình Phước, mô hình “địa chỉ tin cậy cộng đồng”, phần lớn được bố trí tại nhà bí thư chi bộ ấp, trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, trạm y tế, ban công an xã Thành viên tham gia mô hình “địa chỉ tin cậy cộng đồng” là những người phối hợp với cơ quan chức năng để tiến hành giáo dục, xử lý người gây ra bạo lực gia đình.
 Hiện trên toàn tỉnh đã xây dựng được 532 địa chỉ tin cậy cộng đồng. Không chỉ hỗ trợ nạn nhân tạm lánh, các thành viên của địa chỉ còn phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, hỗ trợ giới thiệu việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ Từ đó, giảm nảy sinh mâu thuẫn về tiền bạc và tình cảm trong gia đình, là một trong hai nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình.
 - Tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, đến nay, Hội Liên hiệp phụ nữ quận và cơ sở đã tham mưu thành lập 21 địa chỉ tin cậy ở cộng đồng ở 11 phường (100% phường) với 229 thành viên. Về địa điểm, 17 địa chỉ được xây dựng ở nhà dân, 01 địa chỉ được xây dựng ở Trạm Y tế, 04 địa chỉ được xây dựng ở Trụ sở Ban Bảo vệ dân phố ở khu phố. Các địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đã giúp đỡ cho 17 nạn nhân và trực tiếp tư vấn 27 trường hợp là nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ các nạn nhân ổn định về tâm lý, báo cáo với Hội Liên hiệp Phụ nữ và Công an để có hướng giáo dục, xử lý người gây ra bạo lực.
- Tại huyện Yên Lập, Phú Thọ, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã xây dựng 16 mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” ở 16/17 xã, thị trấn trên địa bàn. Hội Liên hiệp phụ nữ huyện đã vận động các cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư và lựa chọn để trở thành địa chỉ tin cậy. Từ khi thành lập mô hình đã có nhiều vụ việc xảy ra nhưng đến nay chỉ có 1/16 địa chỉ có người đến lánh nạn và được động viên giúp đỡ, tư vấn, sau đó trở về đoàn tụ với gia đình.
- Tại huyện Tháp Mười, Đồng Tháp, Hội liên hiệp phụ nữ huyện đã thành lập mô hình địa chỉ tin cậy cộng đồng bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực, tạo niềm tin đối với nhiều chị em phụ nữ.
 Để mô hình hoạt động có hiệu quả, thông qua các buổi hội họp các chị em phụ nữ được tuyên truyền về mục đích của việc thành lập mô hình, tuyên truyền các kiến thức về luật hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình, đồng thời chia sẻ với các chị em về những khó khăn, nguyên nhân khi gia đình xảy ra mâu thuẫn và cách giải quyết vụ việc để gia đình được êm ấm.
 Đến nay các cấp Hội phụ nữ trong huyện Tháp Mười đã duy trì và xây dựng mới được 36 địa chỉ tin cậy cộng đồng ở 13 xã, thị trấn với tổng số 59 thành viên. Mỗi tổ có 3 thành viên. Qua thời gian hoạt động, các địa chỉ tin cậy cộng đồng của Hội phụ nữ các cấp đã tiếp nhận 08 trường hợp được chia sẻ, giúp đỡ kịp thời có liên quan đến bạo lực gia đình ở các xã: Mỹ Quý, Hưng Thạnh, Mỹ Hòa và nhiều trường hợp có liên quan đến hôn nhân gia đình, nuôi dạy con. Phần lớn các vụ việc giải quyết kịp thời, thỏa đáng, vợ chồng hiểu nhau hơn chí thú lo làm ăn cùng nhau chăm lo hạnh phục gia đình.
 Tại phường Vĩnh Phú (TX. Thuận An, Bình Dương), sau hơn 3 năm triển khai và thực hiện, mô hình “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng đã trở thành nơi chia sẻ những bất hòa, gửi gắm những tâm tư, vướng mắc của các chị em hội viên.
 Mô hình do Hội Liên hiệp phụ nữ phường thành lập cùng với các thành viên là những cá nhân trong các tổ chức đoàn thể có uy tín như: Trưởng ban điều hành khu phố, công an khu vực, dân quân tự vệ
 Các “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng thường được chọn đặt ở nhà của các trưởng khu phố, chi hội trưởng các chi hội. Với tinh thần tham gia tự nguyện của các thành viên, các “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng đã kịp thời đại diện, bênh vực cho nhiều trường hợp trẻ em, phụ nữ, đối tượng yếu thế bị bạo hành, xâm hại; tư vấn, giải quyết các mâu thuẫn, bất hòa trong hôn nhân gia đình; trợ giúp nạn nhân bị bạo hành có nơi tạm lánh và đề xuất can thiệp bằng nghiệp vụ, pháp lý cho các đối tượng Từ khi thành lập mô hình “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng, các chị em hội viên bị bạo hành đã đến sinh hoạt hàng tháng, thông qua các buổi sinh hoạt chị em phụ nữ trên địa bàn phường đã tự tìm cách giúp đỡ nhau, dần dần “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng đã trở thành chỗ dựa tinh thần, nơi gửi gắm tâm tư của nhiều chị em phụ nữ có cùng hoàn cảnh. Nhờ đó, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn phường đã giảm rõ rệt.
Chương trình Hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình trình Thủ tướng Chí phủ phê duyệt, đã xác định việc “Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng chống bạo lực gia đình tại cơ sở giai đoạn 2010 – 2020” là 1 trong 6 đề án thuộc chương trình.
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
Cơ quan thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Công An; Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông; Tòa án Nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Trung ương Hội Người cao tuổi.
Phạm vi: Toàn quốc.
5. Hình thành và phát triển các điểm tư vấn cộng đồng về các vấn đề xã hội
Công tác hỗ trợ nạn nhân bị bạo hành trong gia đình trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong năm 2016 là một điển hình về việc hình thành và phát triển các điểm tư vấn cộng đồng về các vấn đề xã hội, chung tay phòng, chống bạo lực gia đình.
Đã có nhiều nạn nhân bị bạo lực gia đình được các ngành, tổ chức, hội, đoàn thể hỗ trợ về tinh thần, can thiệp, trợ giúp kịp thời giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, nòng cốt là hoạt động trợ giúp của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh.
Được thành lập tháng 3-2015, Trung tâm đã triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội và phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh. Là địa chỉ cung cấp các dịch vụ khẩn cấp trong tiếp nhận nạn nhân bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, cưỡng bức lao động, trẻ em bị bỏ rơi; thực hiện các biện pháp phòng ngừa đối tượng rơi vào hoàn cảnh khó khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi.... Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tư vấn, tuyên truyền các vấn đề về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình cho gần 400 lượt người qua số điện thoại đường dây nóng; can thiệp và hỗ trợ trực tiếp cho 8 trường hợp bị bạo lực gia đình, 3 trường hợp trẻ bị xâm hại... Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các hội, đoàn thể cơ sở, thôn, tổ dân phố hỗ trợ trực tiếp cho các nạn nhân bị bạo lực gia đình các chương trình như: hỗ trợ sinh kế cho gia đình có con là học sinh, sinh viên; hỗ trợ bà mẹ đơn thân; hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non...
Hay tại các địa phương khác, các mô hình câu lạc bộ (câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững) cũng trở thành những địa chỉ giao lưu, tư vấn cộng đồng về các vấn đề xã hội, phòng, chống bạo lực gia đình. Các CLB hoạt động thường xuyên, nền nếp và phát huy hiệu quả tích cực, phối hợp tốt với Trưởng thôn, Bí thư chi bộ và các tổ liên gia tự quản, tổ hòa giải sớm phát hiện, xử lý, can thiệp, hòa giải kịp thời những vấn đề xung đột, mâu thuẫn trong các gia đình ở khu dân cư. Các thành viên trao đổi, tuyên truyền những kiến thức về giáo dục ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình, các văn bản, chính sách pháp luật mới về bình đẳng giới, hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình qua những buổi sinh hoạt câu lạc bộ, những buổi thăm hỏi, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao
Chương trình Hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình đã xác định đề án 5 là: Xây dựng và củng cố các cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình giai đoạn 2010-2020
Mục tiêu tổng quát: Xây dựng và củng cố mạng lưới cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thực hiện tốt chức năng tư vấn, hỗ trợ, bảo vệ và chăm sóc các nạn nhân bị bạo lực gia đình; ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại cộng đồng; góp phần vào việc giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương và thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
Cơ quan thực hiện: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Tư pháp; Bộ Công an; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Phạm vi: Toàn quốc.
6. Xây dựng và phát triển mạng lưới các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng nhằm trợ giúp và giảm thiểu các hiện tượng bạo lực gia đình
Tổng kết các vụ việc bạo hành gia đình xảy ra được báo cáo thì “Nạn nhân các vụ bạo lực gia đình thường là phụ nữ, trẻ em. Các trường hợp được trung tâm hỗ trợ can thiệp đa số do người thân, hàng xóm báo tin do nạn nhân thường cam chịu và e ngại dư luận nên chưa tìm đến với các tổ chức cộng đồng để được giúp đỡ. Chính vì vậy, nếu cộng đồng chung tay giúp đỡ, nâng cao nhận thức thì những nạn nhân sẽ nhận được sự trợ giúp kịp thời và hiệu quả hơn.” (*Trích lời ông Trần Hiệp – Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa)
Chính vì vậy, việc vận động xã hội chung tay phòng, chống bạo lực gia đình là vô cùng cấp thiết. Cần xây dựng và phát triển mạng lưới các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng nhằm trợ giúp và giảm thiểu các hiện tượng bạo lực gia đình.
Luật PCBLGĐ và các văn bản đã quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống BLGĐ. Cụ thể như sau:
Cá nhân
kịp thời ngăn ngừa hành vi BLGĐ
thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi BLGĐ
Gia đình
ngăn ngừa các mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình; chăm sóc nạn nhân
phối hợp với cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư trong phòng, chống BLGĐ
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
tổ chức các hoạt động giáo dục, truyền thông về phòng chống BLGĐ
tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật
Hội Phụ nữ
tổ chức cơ sở tư vấn về phòng, chống BLGĐ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân BLGĐ
tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân BLGĐ
phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân
- Chủ trì phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, bố trí hội viên Hội phụ nữ làm công tác phòng, chống BLGĐ ở cơ sở; hình thành đường dây tư vấn về phòng, chống BLGĐ; chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; nghiên cứu xây dựng một số mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân BLGĐ, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây BLGĐ; tham gia xây dựng, vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tập trung thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống BLGĐ
xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống BLGĐ trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
bảo đảm việc thực hiện Luật
chuẩn bị báo cáo thống kê về BLGĐ
Bộ Y tế
ban hành và tổ chức thực hiện quy chế về tiếp nhận, chăm sóc y tế đối với bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
ban hành quy trình chữa trị nghiện rượu
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống BLGĐ vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm
hướng dẫn việc thực hiện trợ giúp nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở bảo trợ xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo
chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống BLGĐ vào các chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu của từng ngành học, cấp học
Bộ Thông tin truyền thông
chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về phòng, chống BLGĐ
Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát
chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân BLGĐ
chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ
Cung cấp thông tin thống kê về tình trạng BLGĐ cho cơ quan quản lý nhà nước về BLGĐ
Như vậy, có thể thấy rằng, phòng chống BLGĐ không phải là trách nhiệm của riêng một tổ chức, cơ quan nào, mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi cá nhân và gia đình. Đồng thời, công tác phối hợp giữa các ngành chức năng được thể hiện rất rõ trong Luật. Việc hiểu, nắm chắc cơ chế phối hợp giữa các ngành chức năng, vai trò, nhiệm vụ của từng ngành, từng cá nhân sẽ giúp cho công tác vận động chính quyền và cộng đồng tham gia vào công tác phòng chống BLGĐ có hiệu quả. Bên cạnh đó, để người dân nắm bắt được BLGĐ một cách đầy đủ và bền vững thì vai trò truyền thông tác động trực tiếp thông qua những con người cụ thể trong các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, cần tranh thủ vận động, phát huy vai trò những người có uy tín trong xã hội (như già làng, trưởng bản, trưởng thôn) và vai trò dòng họ trong tham gia giải quyết các vụ việc BLGĐ. Với văn hóa gia đình Việt Nam rất coi trọng yếu tố cộng đồng, làng xã thì tiếng nói của những người có uy tín trong xã hội, trong dòng họ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quyết định, suy nghĩ, hành động của các thành viên trong gia đình. Trong xã hội truyền thống Việt Nam, người trưởng họ cao tuổi thường đóng vai trò trung tâm hòa giải. Khi một người trong họ có xung đột, người tộc trưởng cao tuổi tới phân tích đúng sai, phân xử phải trái. Các thành viên thường nghe lời và sự hòa giải này có kết quả hơn cả sự can thiệp của chính quyền. Ngày nay, do những biến đổi về kinh tế, quan hệ xã hội, vai trò của dòng họ, người cao tuổi, tộc trưởng có mờ nhạt nhưng nhiều tính chất cộng đồng, tâm lý cộng đồng vẫn còn khá bền vững, nhất là ở các vùng nông thôn. Chính vì vậy, ngày nay trong đời sống cộng đồng, biện pháp hòa giải các tranh chấp, xung đột, hòa giải để ngăn chặn BLGĐ vẫn được đưa lên hàng đầu. Thậm chí có những dòng họ ở Việt Nam có những quy ước, hương ước quy định không được có hành vi bạo lực giữa vợ chồng với nhau, giữa cha mẹ với con, giữa con cháu với ông bà
Cộng đồng, dòng họ, những người xung quanh cần có thái độ, hành động phản đối, can ngăn, báo với người có trách nhiệm can thiệp, đưa ra hội họp để phê phán những hành vi BLGĐ. Sự tham gia của những người có uy tín trong xã hội, trong dòng họ sẽ làm tăng tính tự tin và khả năng để giải quyết các vụ việc BLGĐ; đồng thời thể hiện cam kết của cộng đồng đối với việc phòng, chống những hành vi BLGĐ.
Để khuyến khích cách làm này, cần khen thưởng kịp thời và thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần những cá nhân, tổ chức, tập thể có thành tích trong phòng, chống BLGĐ. Từ đó, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ, NXB Thế giới, năm 2005.
[2]. Nguyễn Thị Thái Lan, Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động xã hội, năm 2008.
[3]. Luật phòng chống bạo lực gia đình, năm 2009.
[4]. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_bao_luc_gia_dinh.docx