Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp

1. Phòng chống nhiễm độc hoá chất.

Mục tiêu:Hiểu được tác hại của các loại hóa chất và cách phòng tránh chúng.

- Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất, khi xâm nhập vào cơ thể dù chỉ một lượng nhỏ cũng gây nên tình trạng bệnh lý. Bệnh do chất độc gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp.

- Ảnh hưởng của chất độc đối với cơ thể người lao động là do hai yếu tố quyết định:

 Ngoại tố do tác hại của chất độc.

 Nội tố do trạng thái của cơ thể.

- Tùy theo hai yếu tố này mà mức độ tác dụng có khác nhau. Khi nồng độ vượt quá mức giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, chất độc sẽ gây ra nhiễm độc nghề nghiệp. nồng độ chất độc cao, tùy thời gian tiếp xúc không lâu và cơ thể luôn mạnh khỏe vẫn bị nhiễm độc cấp tính, thậm chí có thể chết.

1.1 Tác hại của hóa chất đối với sức khỏe của con người.

- Trong những năm gần đây, vấn đề được quan tâm ngày càng nhiều đó là sự ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe con người, đặc biệt là người lao động.

- Nhiều hóa chất đã từng được coi là an toàn nhưng nay đã được xác định là có liên quan đến bệnh tật, từ mẩn ngứa nhẹ đến suy yếu sức khỏe lâu dài và gây ung thư.

- Theo tính chất tác động của hóa chất trên cơ thể con người có thể phân loại theo các nhóm sau:

+ Nhóm 1: Chất gây bỏng da, kích thích niêm mạc, như axít đặc, kiềm đặc hay loãng (vôi tôi, NH3 , ). Nếu bị trúng độc nhẹ thì dùng nước lã dội rửa ngay. Chú ý bỏng nặng có thể gây choáng, mê man, nếu trúng mắt có thể bị mù.

+ Nhóm 2: Các chất kích thích đường hô hấp và phế quản: hơi Cl, NH3, SO3 , NO, SO2, hơi flo, hơi crôm vv Các chất gây phù phổi: NO2 , NO3, các chất này thường là sản phẩm hơi đốt cháy ở nhiệt độ trên 800 0C.

+ Nhóm 3: Các chất gây ngạt do làm loãng không khí, như: CO2, C2H5 , CH4 , N2 , CO

+ Nhóm 4: Các chất độc đối với hệ thần kinh, như các loại hydro cacbua, các loại rượu, xăng, H2S , CS2 , vv

+ Nhóm 5: Các chất gây độc với cơ quan nội tạng, như hydro cacbon, clorua metyl, bromua metyl vv Chất gây tổn thương cho hệ tạo máu: benzen, phênôn. Các kim loại và á kim độc như chì, thuỷ ngân, mangan, hợp chất acsen, v.v

 

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 68 trang duykhanh 9861
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động - Điện tử công nghiệp
ai đầu gối qùy xuống kẹp vào hai bên hông, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái sát sống lưng. ấn tay xuống và đưa cả khối lượng người làm hô hấp về phía trước đếm ''1-2-3'' rồi lại từ từ đưa tay về, tay vẫn để ở lưng đếm “4-5-6”, cứ làm như vậy 12 lần trong một phút đều đều theo nhịp thở của mình, cho đến lúc người bị nạn thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này chỉ cần một người thực hiện.
Đặt người bị nạn nằm ngửa, dưới lưng đặt một cái gối hoặc quần áo vo tròn lại, đầu hơi ngửa, moi hết nhớt dãi, lấy khăn sạch kéo lưỡi ra và một người ngồi giữ lưỡi. 
Người cứu ngồi phía trên đầu, hai đầu gồi qùy trước cách đầu độ (20¸30cm), hai tay cầm lấy hai cánh tay gần khuỷu, từ từ đưa lên phía đầu, sau (2¸3s) lại nhẹ nhàng đưa tay người bị nạn xuống dưới, gập lại và lấy sức của người cứu để ép khuỷu tay của người bị nạn vào lồng ngực của họ, sau đó hai ba giây lại đưa trở lên đầu. Cần thực hiện (16¸18 lần/phút). Thực hiện đều và đếm ''1-2-3'' lúc hít vào và ''4-5-6'' lúc thở ra, cho đến khi người bị nạn từ từ thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.
Phương pháp này cần hai người thực hiện, một người giữ lưỡi và một người làm hô hấp. 
Tóm lại: Cứu người bị tai nạn điện là một công việc khẩn cấp, làm càng nhanh càng tốt. Tuỳ theo hoàn cảnh mà áp dụng phương pháp cứu chữa cho thích hợp. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để xử lý. Chỉ được phép coi như người bị nạn đã chết khi đã có bằng chứng rõ ràng như vỡ sọ, cháy toàn thân, hay có quyết định của y, bác sỹ, nếu không thì phải kiên trì cứu chữa.
Bài tập 1: Thực hành cấp cứu người bị điện giật
Khi có người bị tan nạn điện, việc tiến hành sơ cứu nhanh chóng, kịp thời và đúng phương pháp là các yếu tố quyết định để cứu sống nạn nhân. Các thí nghiệm và thực tế cho thấy rằng từ lúc bị điện giật đến một phút sau được cứu chữa thì 90% trường hợp cứu sống, để 6 phút sau mới cứu chỉ có thể cứu sống 10%, nếu để từ 10 phút mới cấp cứu thì rất ít trường hợp cứu sống được. Việc sơ cứu phải thực hiện đúng phương pháp mới có hiệu quả và tác dụng cao.
Khi sơ cứu người bị tai nạn cần thực hiện hai bước cơ bản sau:
- Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
- Làm hô hấp nhân tạo và xoa bóp tim ngoài lồng ngực.
 Bước 1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Nếu nạn nhân chạm vào điện hạ áp cần:
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thì phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân, nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện. Đồng thời báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây. Nếu người bị nạn đang làm việc ở đường dây trên cao dùng dây nối đất làm ngắn mạch đường dây. Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
Bước 2. Làm hô hấp nhân tạo
Thực hiện ngay sau khi tách người bị nạn ra khỏi bộ phận mang điện. Đặt nạn nhân ở chỗ thoáng khí, cởi các phần quần áo bó thân (cúc cổ, thắt lưng, ...), lau sạch máu, nước bọt và các chất bẩn. Thao tác theo trình tự: 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê gáy bằng vật mềm để đầu ngửa về phía sau. 
- Kiểm tra khí quản có thông suốt không và lấy các di vật ra. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằnh cách để tay và phía dưới của góc hàm dưới, tỳ ngón tay cái vào mép hàm để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa mặt nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng đảm bảo cho không khí vào dể dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh quản.
- Mở miệng và bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít hơi và thở mạnh vào miệng nạn nhân (đặt khẩu trang hoặc khăn sạch lên miệng nạn nhân). Nếu không thể thổi vào miệng được thì có thể bịt kít miệng nạn nhân và thổi vào mũi.
- Lặp lại các thao tác trên nhiều lần. Việc thổi khí cần làm nhịp nhàng và liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn, 20 lần trong 1 phút với trẻ em.
Hình 2-8
Bước 3. Xoa bóp tim ngoài lồng ngực
Nếu có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt còn một người xoa bóp tim. Người xoa bóp tim đặt hai tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 phần dưới xương ức của nạn nhân, ấn khoảng 4-6 lần thì dừng lại 2 giây để người thứ nhất thổi không khí vào phổi nạn nhân. Khi ép mạnh lồng ngực xuống khoảng 4-6cm, sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s rồi mới rời tay khỏi lồng ngực cho trở về vị trí cũ.
Nếu có một người cấp cứu thì cứ sau hai ba lần thổi ngạt ấn vào lồng ngực nạn nhân như trên từ 4-6 lần. 
Hình 2-9
Bài tập 2: Nêu những trình tự cứu người khi bị điện
Xây dựng lưu đồ cứu hộ, gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Tai nạn điện xảy ra
Bước 2: An toàn cho người cứu hộ
Bước 3: Cô lập nguồn
Nhanh chóng cắt nguồn điện (cầu dao, aptomat, cầu chì...); 
 Nếu không thể cắt nhanh nguồn điện thế phải dùng các vật cách điện khô như sào, gậy tre, gỗ khô để gạt dây điện ra khỏi nạn nhân
Hình 2-10
Bước 4: Giải phóng nạn nhân
a. Mạng điện hạ thế
- Nếu nạn nhân nắm chặt vào dây điện cần phải đứng trên các vật cách điện khô (bệ gỗ) để kéo nạn nhân ra hoặc đi ủng hay dùng găng tay cách điện để gỡ nạn nhân ra; cũng có thể dùng dao rìu với cán gỗ khô, kìm cách điện để chặt hoặc cắt đứt dây điện.
Hình 2-10
b. Mạng điện cao thế
Nếu nạn nhân bị chạm hoặc bị phóng điện từ thiết bị có điện áp cao.
Không thể đến cứu ngay trực tiếp mà cần phải đi ủng, dùng gậy, sào cách điện để tách nạn nhân ra khỏi phạm vi có điện.
Báo cho người quản lý đến cắt điện trên đường dây.
Nếu không có dụng cụ an toàn thì phải làm ngắn mạch đường dây bằng cách lấy dây đồng hoặc dây nhôm, dây thép nối đất một đầu rồi ném lên đường dây tạo ngắn mạch các pha. 
Khi làm ngắn mạch và nối đất cần phải tiến hành nối đất trước, sau đó ném dây lên làm ngắn mạch đường dây. Dùng các biện pháp để đỡ chống rơi, ngã nếu người bị nạn ở trên cao.
Hình 2-11
Bước 5: Đánh giá trạng thái của nạn nhân
Bước 6: Trợ giúp y tế
Báo hoặc gọi điện cho trung tâm y tế gần nhất.
Bước 7: Nạn nhân còn nhận biết
Khi người bị nạn chưa bị mất tri giác, chỉ bị mê đi trong chốc lát, còn thở yếu... phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh và cấp tốc đi mời y, bác sỹ ngay, nếu không mời y, bác sỹ thì phải chuyển ngay người bị nạn đến cơ quan y tế gần nhất.
Bước 8: Nạn nhân không còn nhận biết
Khi người bị nạn đã mất tri giác nhưng vẫn còn thở nhẹ tim đập yếu thì phải đặt người bị nạn ở chỗ thoáng khí, yên tĩnh nới rộng quần áo, thắt lưng, xem có gì trong miệng thì lấy ra, cho ngửi amoniac, nước tiểu, xoa bóp toàn thân cho nóng lên, đồng thời đi mời y bác sỹ ngay.
Bước 9: Có hơi thở
Bước 10: Không có hơi thở
Nếu người bị nạn tắt thở, tim ngừng đập thì phải đưa người bị nạn ra chỗ thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo và thắt lưng, moi miệng xem có vướng gì không rồi nhanh chóng làm hô hấp nhân tạo hay hà hơi thổi ngạt kết hợp với xoa bóp tim ngoài lòng ngực cho đến khi có y, bác sỹ đến và có ý kiến quyết định mới thôi.
- Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng - miệng (Cấp cứu theo phương pháp hà hơi thổi ngạt)
- Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng - mũi
- Phương pháp nằm sấp
Chỉ được phép coi như người bị nạn đã chết khi đã có bằng chứng rõ ràng như vỡ sọ, cháy toàn thân, hay có quyết định của y, bác sỹ, nếu không thì phải kiên trì cứu chữa.
5. Biện pháp an toàn cho người và thiết bị
5.1. Trang bị bảo hộ lao động
Để bảo vệ người khỏi tai nạn điện khi sử dụng các thiết bị điện thì phải dùng các loại thiết bị và dụng cụ bảo vệ.
5.1.1.Tuỳ theo điện áp của mạng điện:
Các phương tiện bảo vệ chia ra loại dưới 1000V và loại trên 1000V. Trong mỗi loại lại phân biệt loại dụng cụ bảo vệ chính và loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ.
Các dụng cụ bảo vệ chính là loại chịu được điện áp khi tiếp xúc với phân dẫn điện trong 1 thời gian dài lâu.
Các dụng cụ phụ trợ là các loại bản thân không đảm bảo an toàn khỏi điện áp tiếp xúc nên phải dùng kết hợp với dụng cụ chính để tăng cường an toàn hơn.
5.1.2.Tuỳ theo chức năng của phương tiện bảo vệ:
a/ Các dụng cụ kỹ thuật điện:
Bảo vệ người khỏi các phần dẫn điện của thiết bị và đất là bục cách điện, thảm cách điện, ủng và găng tay cách điện.
Bục cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp bất kỳ, thường có kích thước 75*75cm hoặc 75*40cm, có chân sứ cách điện.
Thản cách điện dùng để phục vụ các thiết bị điện có điện áp từ 1000V trỏ xuống, thường có kích thước 75*75cm, dày 0.4-1cm.
Găng tay cách điện dùng cho để phục vụ các thiết bị điện có điện áp dưới 1000V đối với dụng cụ bảo vệ chính và điện áp trên 1000V đối với dụng cụ phụ trợ. Ủng, giày cách điện là loại dụng cụ bảo vệ phụ trợ, ủng cách điện dung với điện áp trên 1000V, còn giày cách điện dùng điện áp dưới 1000V.
b/ Các dụng cụ bảo vệ khi làm việc dưới điện thế:
Người ta dùng sào cách điện, kìm cách điện và các dụng cụ thợ điện khác.
Sào cách điện dùng để đóng mở cầu dao cách ly và đặt thiết bị nối đất. Nó có phần móc chắc chắn trên đầu, phần cách điện và cán để cầm (dài hơn 10cm làm bằng vật liệu cách điện như ebonit, tectonit,...).
Kìm cách điện dùng để tháo lắp cầu chì ống, để thao tác trên những thiết bị điện có điện áp trên 35000V. Kìm cách điện cũng phải có tay cầm dài hơn 10cm và làm bằng vật liệu cách điện.
Các loại dụng cụ thợ điện khác dùng để kiểm tra xem có điện hay không, có thể sử dụng các loại sau:
Với thiết bị có điện áp trên 1000V thì sử dụng đồng hồ đo điện áp hoặc kìm đo điện.
Với các thiết bị có điện áp dưới 500V thì sử dụng bút thử điện, đèn ắc quy.
c/ Các loại dụng cụ bảo vệ khác:
Các loại phương tiện để tránh tác hại của hồ quang điện như kính bảo vệ mắt, quần áo không bắt cháy, bao tay vải bạt, mặt nạ phòng hơi độc,...
Các loại phương tiện dùng để làm việc trên cao như thắt lưng bảo hiểm, móc chân có quai da, dây đeo, xích an toàn, thang xép, thang nâng, thang gá, chòi ống lồng,...
5.2. Nối đất và dây trung tính
Các bộ phận của vỏ máy, thiết bị bình thường không có điện nhưng nếu cách điện hỏng, bị chạm mát thì trên các bộ phận này xuất hiện điện áp và khi đó người tiếp xúc vào có thể bị giật nguy hiểm.
Để đề phòng trường hợp nguy hiểm này, người ta có thể dùng dây dẫn nối vỏ của thiết bị điện với đất hoặc với dây trung tính hay dùng bộ phận cắt điện bảo vệ.
5.2.1.Nối đất bảo vệ trực tiếp:
Dùng dây kim loại nối bộ phận trên thân máy với cực nối đất bằng sắt, thép chôn dưới đất có điện trở nhỏ với dòng điện rò qua đất và điện trở cách điện ở các pha không bị hư hỏng khác.
Hình 2-12 Nồi đất bảo vệ trực tiếp
5.2.2.Nối đất bảo vệ qua dây trung hoà:
Hình 2-13 Nồi đất bảo vệ qua dây trung hoà
Dùng dây dẫn nối với thân kim loại của máy vào dây trung hoà được áp dụng trong mạng có điện áp dưới 1kV, 3 pha 4 dây có dây trung tính nối đất, nối đất bảo vệ trực tiếp như trên sẽ không đảm bảo an toàn khi chạm đất 1 pha. Bởi vì:
Khi có sự cố (cách điện của thiết bị điện hỏng) sẽ xuất hiện dòng điện trên thân máy thì lập tức 1 trong các pha sẽ gây ra đoản mạch và trị số của dòng điện mạch sẽ là: 
 (6.6)
 Trong đó:
 + U: điện áp của mạng (V).
 + Rd: điện trở đất (W).
 + Ro: điện trở của nối đất (W).
Do điện áp không lớn nên trị số dòng điện Inm cũng không lớn và cầu chì có thể không cháy, tình trạng chạm đất sẽ kéo dài, trên vỏ thiết bị sẽ tồn tại lâu dài 1 điện áp với trị số:
 (6.7)
Rõ ràng điện áp này có thể đạt đến mức độ nguy hiểm. Vì vậy để cầu chì và bảo vệ khác cắt mạch thì phải nối trực tiếp vở thiết bị với dây trung tính và phải tính toán sao cho dòng điện ngắn mạch Inm với điều kiện:
Lớn hơn 3 lần dòng điện định mức của cầu chì gần nhất Icc: 
Hoặc lớn hơn 1.5 lần dòng điện cần thiết để cơ cấu tự động cắt điện gần nhất Ia:
Việc nối trực tiếp vỏ thiết bị điện với dây trung tính là nhằm mục đích tăng trị số dòng điện ngắn mạch Inm để cho cầu chì và các bảo vệ khác cắt được mạch điện.
5.2.3.Cắt điện bảo vệ tự động
Dùng trong trường hợp khi 2 phương án trên không đạt yêu cầu an toàn. Cơ cấu này có thể sử dụng cả ở mạng 3 pha cách điện đối với đất, lẫn ở mạng có trung tính nối đất.
1.Động cơ điện 2.Lò xo 3.Cầu dao 4.Lõi sắt 5.Cuộn dây
Hình 2-14 Cắt điện bảo vệ tự động
Nguyên lý làm việc của cơ cấu cắt điện bảo vệ tự động như sau:
Khi trên vỏ động cơ không có điện áp, đóng cầu dao, lò xo bị kéo căng và lõi sắt giữ cầu dao ở tư thế đó, động có có điện làm việc.
Nếu cách điện của động cơ hỏng, 1 pha chạm vỏ động cơ thì điện áp xuất hiện, 1 dòng điện chạy trong cuộn dây rút lõi sắt xuống phía dưới, lò xo kéo cầu dao cắt điện nguồn cung cấp.
So với tiếp đất bảo vệ và nối dây trung tính thì cắt điện bảo vệ có những ưu điểm sau:
Điện áp xuất hiện trên đối tượng bảo vệ không thể quá điện áp quy định nên bảo đảm điều kiện tuyệt đối an toàn.
Điện trở nối đất của cơ cấu không yêu cầu quá nhỏ mà có thể tới 100-500W. Do đó đễ dàng bố trí và chế tạo hệ thống nối đất của cơ cấu máy.
5.2.4 Nối đẳng thế
Khi dòng sét đi qua dây dẫn sét, có sự chênh lệch điện thế giữa dây dẫn này và cấu trúc kim loại đặt bên cạnh. Sự phóng điện nguy hiểm có thể xảy ra giữa dây dẫn sét và bộ phận kim loại này.
Tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa dây dẫn sét với những bộ phận kim loại nối đất khác mà việc nối đất đẳng thế có cần hay không cần thiết. Khoảng cách tối thiểu không xảy ra sự phóng điện nguy hiểm gọi là khoảng cách an toàn. Khoảng cách này phụ thuộc vào cấp bảo vệ, số dây dẫn sét, khoảng cách từ điểm nối đất đến bộ phận kim loại đó. Vì vậy việc tạp ra một mặt đẳng thế trong điều kiện lan truyền sét là yếu tố cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho thiết bị và con người.
Câu hỏi ôn tập chương 2: 
1. Dòng điện có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người?
2. Các loại chấn thương do dòng điện gây nên?
3. Trị số dòng điện, thời gian, đường đi và tần số của dòng điện giật đối với cơ thể con người có ảnh hưởng như thế nào?
3. Trình bày quy định về điện áp cho phép đối với con người?
4. Khi gặp người bị điện giật cần phải làm gì?
5. Trình bày các phương pháp cấp cứu người bị điện giật?
6. Điện áp tiếp xúc là gì? Quy định về điện áp tiếp xúc?
7. Điện áp bước là gì? Cách tính điện áp bước?
8. Phân tích an toàn mạng điện ba pha có trung tính cách đất.
9. Phân tích an toàn mạng điện ba pha có trung tính trực tiếp nối đất.
10. Trình bày mục đích và ý nghĩa của việc nối đất?
Tài Liệu Tham Khảo
[1] TS. Trần Quang Khánh - Kỹ thuật an toàn điện và bảo hộ lao động , Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2008.
[2] Nguyễn Xuân Phú - Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB KHKT 1996.
[3] PGTS Quyền Huy Ánh - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007 
[4] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1999.
[5] Phan Thị Thu Vân - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2002

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_an_toan_va_bao_ho_lao_dong_dien_tu_cong_nghiep.doc