Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên

Các biện pháp phòng chống cháy nổ ở các cơ quan xí nghiệp

a. Các biện pháp quản lý phòng chống cháy, nổ ở các cơ sở

Phòng chống cháy nổ là khâu quan trọng nhất trong công tác phòng cháy chữa cháy vì

khi đám cháy đã xảy ra thi các biện pháp chống cháy có hiệu quả như thế nào, thiệt hại

vẫn to lớn và kéo dài. Các biện pháp phòng chống cháy nổ có thể chia7

ra làm hai loại: Biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức

b. Nguyên lý phòng, chống cháy nổ

*) Nguyên lý phòng cháy nổ

Nếu tách rời ba yếu tố chất cháy, chất oxi hoá và mồi bắt lửa thì cháy nổ không thể xảy

ra được. Đó là nguyên lý phòng chống

*) Nguyên lý chống cháy nổ:

Đó là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy tới mức tối thiểu và phân tán nhiệt

lượng của đám cháy. Để thực hiện hai nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải

pháp rất khác nhau.

c. Các phương tiện chữa cháy

- Các chất chứa cháy: Các chất chứa cháy là các chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó.

Có nhiều loại chất chứa cháy như chất rắn, chất lỏng, chất khí. Mỗi chất có tính chất,

phạm vi ứng dụng riêng sẽ cần có các yêu cầu cơ bản sau đây.

+ Có hiệu quả chữa cháy cao, nghĩa là tiêu hao chất chữa cháy cho trên một đơn vị diện

tích cháy trong một đơn vị thời gian phải nhỏ nhất, kg/m2,s

+ Dễ kiếm và rẻ

+ Không gây độc hại đối với người khi sử dụng, bảo quản

+ Không làm hư hỏng các thiết bị cứu chữa và các thiết bị đồ vật được cứu chữa

Hiệu quả cứu chữa một đám cháy càng cao nếu cường độ phun chất chữa cháy càng

lớn. Cường độ chất chữa cháy càng lớn thì thời gian chữa cháy càng ngắn

- Một số chất chữa cháy

+ Nước.

+ Bụi nước.

+ Hơi nước.

+Bọt chữa cháy

- Tác dụng của khí: CO2, N2 tác dụng chính là pha loãng nồng độ chất cháy

- Xe chuyên dụng: Được trang bị cho các đội ngũ chữa cháy chuyên nghiệp của thành

phố hoặc thị xã

- Phương tiện chữa cháy tự động

- Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ

+ Bình bọt

+ Bình hoà không khí

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 49 trang duykhanh 6640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên

Giáo trình An toàn lao động - Trần Thị Bích Liên
như xác suất phát sinh hồ quang bớt đi. 
Cuồn dập hồ quang có ý nghĩa về phương diện an toàn là giảm trị số điện áp bước 
và làm cho thiết bị bảo vệ chạm đất có thể thực hiện dễ dàng hơn. Nhưng thực tế vẫn có 
dòng điện rò tác dụng hoặc dòng điện điện dung do bù thừa hoặc bù thiếu đi qua người 
2.3. Chế độ trung tính của lưới điện. 
2.3.1. Nhận xét 
- Mạng điện có trung tính trực tiếp nối đất có đặc điểm sau: 
+ Khi chạm đất 1 pha trong lưới có trung tính nối đất dòng chạm đất là dòng điện 
ngắn mạch, bảo vệ rơle tác động cắt mạch điện sự cố, giảm xác suất tiếp xúc phải các dây 
dẫn ở tình trạng này. 
+ Điện áp đặt lên cách điện của thiết bị chỉ là điện áp pha, các cách điện của lưới chỉ 
cần chế tạo với điện áp pha. 
+ Điện trở cách điện của các pha đối với đất của lưới có trung tính nối đất không có 
tác dụng hạn chế dòng qua người 
+ Khi người tiếp xúc với 1pha và không có pha nào chạm đất trong lưới có trung 
tính nối đất, nếu R0 càng nhỏ thì dòng điện qua người càng lớn rất nguy hiểm 
- Còn mạng có trung tính cách điện: 
+ Khi chạm đất 1 pha trong lưới có trung tính cách điện với đất, bảo vệ rơle không 
thể tác động. 
+ Điện áp khi chạm đất là điện áp dây nên thiết bị phải chế tạo với điện áp dây. 
39 
+ Điện trở cách điện Rcd càng lớn dòng qua người càng nhỏ. 
2.3.2. Chế độ trung tính của mạng điện cao áp 
- Lưới điện có điện áp 110kV trung tính được nối đất trực tiếp. Về mặt an toàn thì 
nối đất trực tiếp có lợi là khi có sự cố chạm đất một pha, bảo vệ rơle sẽ tác động cắt ngay 
mạch điện sự cố ra khỏi lưới. Nhờ vậy mà giảm được thời gian tồn tại của điện áp giáng 
xung quanh chỗ chạm đất và chỗ nối đất, do đó mà giảm được xác suất nguy hiểm khi 
người làm việc gần đó. 
Nhưng có nhược điểm là dòng điện ngắn mạch chạm đất lớn làm cho điện áp giáng 
trên điện trở nối đất lớn. 
 - Lưới điện có điện áp kV35 , điểm trung tính ít khi nối đất trực tiếp, thường cách 
điện hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang. Khi nối đất qua cuộn dập hồ quang, về mặt an 
toàn nó có tác dụng giảm được dòng điện đi qua chỗ chạm đất, do đó giảm được điện áp 
giáng quanh chỗ chạm đất. 
Về an toàn, lưới trung tính cách điện với đất an toàn hơn vì điện trở cách điện lớn và 
điện dung của dây dẫn nhỏ, khi tiếp xúc với một pha ít nguy hiểm hơn. 
Đối với lưới điện cao áp, chế độ trung tính còn phụ thuộc nhiều vào chỉ tiêu kinh tế. 
2.3.3. Chế độ trung tính của mạng điện hạ áp 
- Đối với lưới điện hạ áp, xác suất người tiếp xúc với 1 pha xảy ra rất lớn. Vì vậy 
tình trạng làm việc của điểm trung tính cần phải đảm bảo sao cho khi tiếp xúc phải một 
pha, dòng điện qua người là nhỏ nhất. 
- Lưới điện có trung tính cách điện dòng chạm đất 1 pha nhỏ hơn trong lưới có trung 
tính nối đất. Khi cách điện bị hỏng, điện áp xâm nhập vào vỏ và các phần tử dẫn điện của 
lưới có trung tính cách điện tồn tại rất lâu gây nguy hiểm. Nếu lưới có trung tính nối đất 
các bảo vệ sẽ tác động cắt điểm sự cố. Do đó trong thực tế mạng điện hạ áp thường được 
nối đất trực tiếp điểm trung tính. 
2.5.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện 
 Các phương tiện bảo vệ cá nhân. 
- Các phương tiện bảo vệ cho con người khi làm việc với các thiết bị điện: có nhiệm 
vụ bảo vệ người khi làm việc với các thiết bị điện khỏi tác dụng của dòng điện, hồ quang 
.. 
Các phương tiện bảo vệ chia thành nhóm 
a. Phương tiện cách điện tránh điện áp(bước, tiếp xúc, làm việc) gồm: 
40 
+ Sào cách điện dùng để thao tác đóng và mở DCL, các MC phụ tải... 
+ Kìm cách điện. 
+ Dụng cụ có tay cầm cách điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách 
điện...). 
b. Thiết bị thử điện di động và kìm đo điện. 
c. Bảo vệ nối đất di chuyển tạm thời, hàng rào, bảng báo hiệu 
d. Các phương tiện bảo vệ tránh tác dụng của hồ quang, mảnh kim loại bị nung 
nóng, các hư hỏng cơ học: kính bảo vệ, găng tay bằng vải bạt, dụng cụ chống khí độc. 
Trong các phươn tiện bảo vệ an toàn, có thể chia thành phương tiện bảo vệ chính và 
phụ, trong đó phương tiện bảo vệ chính cá cáh điện đảm bảo không bị điện áp của thiết bị 
chọc thủng, có thể dùng húng để sờ trực tiếp những phần mang điện. 
Các thiếp bị bảo vệ phụ: bản thân chúng không thể bảo vệ được mà chỉ là phương 
tiện phụ vào phương tiện chính. 
Các thiết bị phân loại cụ thể như sau: 
Loại bảo vệ Điện áp cao hơn 1000V Điện áp thấp hơn 1000V 
Chính Sào, kìm 
Sào, kìm, găng tay cách điện, dụng cụ 
của thợ điện có cán cách điện (10 cm) 
Phụ 
Găng tay cách điện, đệm, 
bệ, giầy ống ngắn và dài 
Giầy, đệm, bệ cách điện 
Phương tiện bảo vệ chính làm bằng chất có đặc tính cách điện bền vững (Bakêlit. 
ebonit, ghitênan...) 
Phương tiện bảo vệ phải được giữ gìn theo quy tắc định sẵn. Trong các trạm phân 
phối trong nhà, ở lối đi vào phải có chỗ dành riêng để thiết bị bảo vệ (móc treo dụng cụ, 
tủ để cất găng tay..) 
Phương tiện bảo vệ cần được kiểm tra đều đặn, thí nghiệm theo chu kỳ với điện áp 
tăng cao: Điện áp thí nghiệm phải bằng ba lần điện áp dây cho những thiết bị có trung 
tính cách điện và bằng ba lần điện áp pha cho những thiết bị có trung tính nối đất, nhưng 
không vượt quá 40 kV. 
Phương tiện bảo vệ phụ, thí nghiệm với điện áp không phụ thuộc vào điện áp của 
thiết bị. Thời gian thử: 5 phút cho các loại kìm, 1 phút cho những bảo vệ bằng cao su. 
2.4.1. Cấu tạo một số phương tiện bảo vệ cách điện 
41 
a. Sào cách điện 
Sào cách điện dùng trực tiếp để điều khiển dao cách ly, đặt nối đất di động, thí 
nghiệm cao áp. 
Sào cách điện gồm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc, phần cầm tay. Độ dài của 
sào phụ thuộc vào điện áp 
Khi dùng sào, cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo găng cao su, chân mang giầy cao 
su. Sào dùng trong nhà có thể đem dùng ngoài trời khi trời khô ráo, còn dùng ngược lại 
cần được quy đình cho phép. 
Điện thế định mức của 
thiết bị (kV) 
Độ dài của phần cách điện Độ dài tay cầm (m) 
Dưới 1 kV Không có tiêu chuẩn Tuỳ theo sự liên hệ 
Trên 1 kV, dưới 10 kV 1 0,5 
Trên 10 kV dưới 35 kV 1,5 0,7 
Trên 35 kV dưới 110 kV 1,8 0,9 
Trên 110 kV dưới 220 kV 3 1,0 
b. Kìm cách điện 
Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su. Kìm 
là phương tiện bảo vệ chính dùng với điện áp dưới điện áp 35 kV. 
Kìm cách điện cũng gồm 3 phần: Phần làm việc, phần cách điện, và phần cầm tay. 
Kích thước tối thiểu của kìm: 
Điện thế định mức của 
thiết bị (kV) 
Độ dài của phần cách 
điện (m) 
Độ dài tay cầm (m) 
10 0,45 0,15 
35 0,75 0,2 
c. Găng tay điện môi, giầy ống, đệm lót 
Dùng với thiết bị điện, các dụng cụ này được sản xuất riêng với cấu tạo phụ hợp với 
qui trình. Tuyệt đối không được xem là phương tiện bảo vệ nếu các vật trên không phải là 
loại sản xuất riêng dùng cho thiết bị điện. Chú ý rằng cao su chịu ẩm, ánh sáng , dầu mỡ, 
nhiệt độ cao, axit.. thì độ bền cơ học và tính chất cách điện bị giảm. Để bảo vệ cao su cần 
phải để ở trong tủ hoặc thùng. 
42 
d. Bệ cách điện có kích thước khoảng 75x75 nhưng không quá 150x150 cm, làm 
bằng gỗ tấm thép. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 2,5 cm. Chiều cao bệ từ sàn 
gỗ đến nền nhà không nhỏ hơn 10 cm. 
e. Những dụng cụ sửa chữa điện có cán cầm chất cách điện. Độ dài phần cách điện 
không được dưới 10 cm và làm bằng chất không bị tác dụng của mồ hôi, dầu xăng, dầu 
hoả, axit và không bị sứt mẻ. 
2.4.2. Thiết bị thử điện di động: dùng để kiểm tra có điện áp hay không và để định 
pha. Dụng cụ có bóng đèn nêon, đèn sáng khi có dòng điện điện dung di qua. Kích thước 
thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau: 
Điện thế định mức 
của thiết bị (kV) 
Độ dài giá đỡ 
(mm) 
Độ dài tay cầm 
(mm) 
Độ dài chung 
(mm) 
10 320 110 680 
10-35 510 120 1060 
Khi dùng thiết bị thử điện chỉ đưa thiết bị thử đến mức cần thiết để có thể thấy ánh 
sáng. Chạm vào thiết bị chỉ cần khi vật được thử không có điện áp. 
2.4.3. Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động 
Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phưưong tiện bảo vệ khi làm việc ở những chỗ 
đãn ngắt mạch điện nhưng dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào hoặc dễ bị xuất hiện 
điện áp bất ngờ trên chúng. 
Cấu tạo gồm những dây dẫn để ngăn mạch pha, cần nối đất với các chốt để nối vào 
phần mang điện. Chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. Các dây dẫn 
làm bằng đồng tiết diện không bé hơn 25 mm2. Chốt phải có chỗ để tháo dây ngắn mạch 
được bằng đòn. 
Nối đất chỉ được thực hiện sau khi đã kiểm tra, không đóng điện áp vào bộ phận 
được nối đất. Đầu tiên nối đầu cuối của cái nối đất vào đất sau đó thử có điện áp hay 
không rồi nối dây vào vật mang điện. Khi tháo nối đất ra thì làm ngược lại. 
Để tránh các nối đất bỏ quên, cần phải kiểm tra thật kỹ. Các nối đất làm việc theo ca 
kíp phải kiểm tra không những số lượng mà phải kiểm tra cả vị trí đặt chúng. 
ở các nối đất cố định, để tránh nhầm lẫn người ta còn dùng khoá liên động điện tử 
(khi nối đất thanh góp) hoặc cơ học (khi nối đất dao cách ly thẳng). 
43 
Hiện nay ở những trạm phân phối điện trong và ngoài trời 35110 kV và ngoài trời 
154 kV và 220 kV người ta đều đặt dao nối đất cố định để loại trừ nối đất di động. Đúng 
nguyên tắc, phía đường dây vào trạm đều phải đặt dao nối đất không phân biệt điện áp 
nào. 
2.4.4. Những cái chắn tạm thời di động, nắp đậy bằng cao su. 
Cái chắn tạm thời di động để bảo vệ cho người thợ sửa chữa khỏi bị chạm vào điện 
áp. Những vật này làm bình phong ngăn cách., chiều cao chừng 1,8m, một người có thể 
mang đi dễ dàng. 
Khoảng cách từ chỗ dẫn điện đến cái chắn phải bảo đảm quy định như sau: 
Điện áp (kV) Khoảng cách (cm) 
6 35 
35 60 
110 150 
220 300 
Vật lót cách điện đặt che vật mang điện phải làm bằng vật mềm, không cháy (cao 
su, tectolit, bakelit...). Có thể dùng chúng ở những thiết bị dưới 10 kV trong trường hợp 
không tiện dùng bình phong. Bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách ly phía chế tạo 
sao cho dễ đậy, và tháo dễ dàng được bằng kìm. 
2.4.5. Bảng báo hiệu 
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến gần vật mang 
điện. cấm thao tác những thiết bị gây ra tai nạn chết người, để nhắc nhở... 
Có các loại bảng báo hiệu sau đây: báo trước, cho phép, cấm, nhắc nhở. 
Bảng báo trước: 
"Điện thế cao - nguy hiểm chết người" 
"Đứng lại - điện thế cao" 
"Không trèo - nguy hiểm chết người" 
"Không sờ vào - nguy hiểm chết người" 
Bảng cấm 
"Không đóng điện - có người đang làm việc" 
"Không đóng điện - đang làm việc trên đường dây" 
Bảng cho phép 
44 
"Làm việc tại chỗ này" 
Bảng nhắc nhở: 
"Nối đất" 
2.4.6. Sửa chữa đường dây dưới điện áp. 
Mặc dầu yêu cầu cắt mạch điện trong khi sửa chữa là rất quan trọng, trong một số ít 
trường hợp cần thiết vẫn cho phép sửa chữa đường dây dưới điện áp, nhất là những đường 
dây đưa điện đến những hộ tiêu thụ quan trọng. 
a. Làm việc dưới điện áp cao 
Việc sửa chữa phải được kỹ sư chính của khu vực duyệt. Người sửa chữa phải có 
trình độ chuyên môn và học qua lớp sửa chữa dưới điện áp. Khi làm việc dưới điện áp, 
cho phép chàm vào vật mang điện bằng sào cách điện hoặc bằng tay trực tiếp. Trường 
hợp sau phải được cách điện người với đất và dùng phương pháp cân bằng điện áp giữa 
điện tích làm việc và dây dẫn. 
Người công nhân đứng trên mâm kim loại được cách điện với đất, dùng sào vứt dây 
(đã nối sẵn với mâm) vào pha. Khi đó chỉ có dòng điện điện dung xuất hiện không qua 
người. Khi đứt dây (khỏi mâm) thì qua người có (và chỉ có) dòng điện điện dung qua 
người, đó là điều cần phải chú ý. Để an toàn người ta dùng dây đôi hoặc chọn điện tích 
mâm đủ bé để hạn chế dòng điện dung đến mức an toàn. 
b. Làm việc dưới điện áp thấp. 
Sửa chữa dưới điện áp thấp chỉ cho phép trong những trường hợp nếu ngắt mạch 
điện làm hư hỏng qua trình kỹ thuật, hư hỏng nhiều sản phẩm... khi làm việc phải có kỹ 
sư hay kỹ thuật viên kiểm tra trực tiếp, sau khi đã ngăn cách cần thận những pha bên cạnh 
và những vật có nối đất bằng đệm hay tấm cao su. 
Ngoài ra khi làm việc phải dùng dụng cụ có cách điện chỗ tay cầm, tay phải đeo 
găng, chân mang giày cao su. 
Làm việc dưới điện áp cần hết sức chú ý tránh va chạm với các vật xung quanh: 
tường, ống, thanh ngang..vì những va chạm đó sẽ tạo nên dòng điện đi qua cơ thể người, 
tất nhiên cũng không nên tiếp xúc với những người đứng dưới đất hay trên nền nhà. 
- Sào thử điện còn gọi là gậy chỉ thị điện áp báo cho biết có hay không có điện áp. 
- Trang bị ngắn mạch và nối đất di động. 
- Rào tạm thời (di động) sử dụng nhằm mục đích bảo vệ cho người không tiếp xúc 
với các phần tử có điện áp đặt gần chỗ lao động. 
45 
- Các bảng thông báo nhằm thông báo để cho một người nào đó đứng gần phần tử có 
điện áp có sự chú ý cần thiết hoặc thông báo cấm một số thao tác có thể dẫn đến tai nạn... 
- Ngoài ra, người ta để bảo vệ cho người khi tiếp xúc gián tiếp người ta còn thực 
hiện một số biện pháp sau: 
+ Cách ly bảo vệ: cứ mỗi dụng cụ được cung cấp điện qua một MBA ngăn cách. 
+ Bảo vệ bằng cách cân bằng thế: Trong hầm ngầm phần lớn người có thể bị điện 
giật khi tiếp xúc đồng thời vỏ thiết bị điện có điện áp nguy hiểm và 1 phần tử dẫn điện tốt 
như ống nước, ống không khí nén. Do đất mỏ thường là đá có cấu tạo như chất cách điện 
nên không có dòng chạy trong đất mà chỉ có dòng chạy qua người và các ống trên. 
Do đó, việc nối vỏ tất cả các phần tử kim loại xung quanh trang thiết bị điện với vỏ 
của trang thiết bị điện là đã thực hiện cân bằng thế. 
+ Bảo vệ tự động tránh điện áp tiếp xúc và bảo vệ tự động tránh dòng điện sự cố: đó 
là các bộ phận tiến hành mở MC tự động nhờ rơle bảo vệ khi xuất hiện điện áp tiếp xúc 
nguy hiểm giữa các phần tử kim loại (không tham gia vào mạch điện làm việc) như vỏ 
thiết bị và đất. 
2.6. Hệ thống bảo vệ an toàn. 
2.6.1. Nối đất bảo vệ. 
 Hệ thống nối đất bảo vệ được thực hiện theo yêu cầu an toàn khi sử dụng thiết bị. 
Bảo vệ bằng cách nối thiết bị đến hệ thống nối đất. Rnđ ≤ 4Ω. 
- Nối không bảo vệ: là nối vỏ thiết bị với dây trung tính nguồn 
- Nối đất bảo vệ tăng cường: lưới điện đã được nối đất, thiết bị điện được nối thêm 
xuống hệ thống nối đất. 
2.6.2. Hệ thống nối trung tính bảo vệ.( nối đất làm việc) 
Hệ thống nối trung tính bảo vệ được thực hiện theo yêu cầu của lưới điện. 
Rnđ ≤ 4Ω. 
- Nối đất trung tính nguồn: dây trung tính được nối xuống hệ thống nối đất 
- Nối đất lặp lại: đầu nguồn đã có dây trung tính nối đất, nối đất lặp lại sẽ thực 
hiện ở các đoạn rẽ nhánh hoặc khoảng cách 1000m. 
2.6.3. Hệ thống nối đất chống sét. 
 Hệ thống chống sét được dẫn xuống hệ thống nối đất, Rnđ ≤ 10Ω. Hệ thống nối đất 
gồm các cọc nối đất được nối với nhau thành hệ thống. Hệ thống chống sét gồm: Bộ phận 
thu sét, bộ phận dẫn sét, bộ phận nối đất chống sét. 
46 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kỹ thuật an toàn điện, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1987 
2. Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004. 
47 
3. Giáo trình an toàn điện, Vụ trung học chuyên nghiệp - Dạy nghề, Nhà xuất bản 
giáo dục 
4. Luật về an toàn điện 
5. Luật về PCCC 
6. Các qui trình qui phạm về đIện, 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_tran_thi_bich_lien.pdf