Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng

Đặc tính chung của hoá chất độc

Chất độc công nghiệp là những chất dùng trong sản xuất; khi xâm nhập vào

cơ thể với một lượng nhất định sẽ gây nên tình trạng bệnh lí. Bệnh do chất độc

gây ra trong sản xuất gọi là nhiễm độc nghề nghiệp. Khi độc tính của chất độc

vượt quá giới hạn cho phép, sức đề kháng của cơ thể yếu, chất độc sẽ gây ra

bệnh nhiễm độc nghề nghiệp.

Các hoá chất độc có trong môi trường làm việc có thể xâm nhập vào cơ thể

qua đường hô hấp, tiêu hoá và qua việc tiếp xúc với da. Các loại hoá chất có thể

gây độc hại: CO2, C2H2, MnO, ZnO2, hơi sơn, hơi ôxit crôm khi mạ, hơi các

axit,v.v.v. Tính độc hại của các hoá chất phụ thuộc vào các loại hoá chất, nồng

độ, thời gian tồn tại trong môi trường mà người lao động tiếp xúc với nó. Các

chất độc càng dễ tan vào nước thì càng độc vì chúng dễ thấm vào các tổ chức

thần kinh của người và gây tác hại. Trong môi trường sản xuất có thể cùng tồn

tại nhiều loại hoá chất độc hại. Nồng độ của từng chất có thể không đáng kể và

chưa vượt quá giới hạn cho phép, nhưng nồng độ tổng cộng của các chất độc đó

cùng tồn tại có thể vượt quá giới hạn cho phép và có thể gây trúng độc cấp tính

hay mãn tính.

Các yếu tố quyết định mức độc hại của hoá chất, bao gồm độc tính, đặc tính

của hoá chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập vào cơ thể và tính mẫn cảm

của cá nhân và tác hại tổng hợp của các yếu tố này.

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang duykhanh 20780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng

Giáo trình An toàn lao động - Điện dân dụng
g nhanh (< 0,2s) hoặc phải có tiếp đất phụ. 
Tránh tai nạn do chạm giữa dây trung tính khi dây trung tính chạm vào dây 
pha. Sự tiếp xúc sẽ nguy hiểm khi dây trung tính không nối với lưới trung tính 
bảo vệ, mà dây trung tính ở phía thiết bị tiếp xúc với dây dẫn pha. Khi đó, vỏ 
thiết bị chịu một điện áp bằng với điện áp của lưới điện đối với đất. Sự cố này 
thường xảy ra khi sử dụng thiết bị cầm tay hay thiết bị di động. Để khắc phục 
nhược điểm này ta phải thực hiện bảo vệ phụ hay còn gọi là tiếp đất lặp lại. 
Tránh nguy hiểm do sử dụng dây trung tính vận hành làm đường dây trung tính 
bảo vê. 
Đường dây cung cấp điện cho hộ tiêu thụ một pha thường bằng hai dây 
dẫn: dây dẫn pha và dây dẫn trung tính (H. 2.). Không được sử dụng dây 
trung tính vận hành làm dây trung tính bảo vệ, vì khi dây trung tính bị đứt vỏ 
thiết bị sẽ có điện áp rất nguy hiểm. Vì vậy phải có dòng dây trung tính bảo vệ 
riêng. 
Các yêu cầu khi thực hiện bảo vệ: 
 Tiết diện cho phép 
Tiết diện của dây dẫn trung tính cần phải được chọn sao cho dòng điện sự cố 
ít nhất phải > 3 lần dòng điện định mức của cầu chì đối với thiết bị sự cố gần 
nhất: Isc > 3Idm;để đảm bảo được độ bền cơ khí đối với đường dây trên không, 
tiết diện của dây dẫn trung tính bảo vệ phải lớn hơn: 6mm2 đối với dây đồng, 
16mm2 đối với dây nhôm; nếu dùng dây thép, thì tiết diện phải lớn hơn 15-20 
lần tiết diện của dây đồng. 
 Đối với lưới bảo vệ dây trung tính, trung tính phải được tiếp đất lặp lại. 
Tiết diện cho phép của dây dẫn chính nối đến hệ thống tiếp đất được dùng 
trong bảo vệ dây trung tính như bảng 2.. 
 Điện trở nối đất an toàn: 
Điện trở của hệ thống tiếp đất bảo vệ đối với lưới điện cao áp≤ 0,5Ω. Trường 
hợp trạm biến áp và trạm phân phối ≤ 4Ω. 
Các biện pháp bảo vệ phụ: Ngoài việc thực hiện phương pháp nối vỏ thiết bị 
điện đến dây trung tính, có thể sử dụng các phương pháp phụ sau: 
 Nối đất các vỏ thiết bị điện. 
Thực hiện nối đất phụ và liên kết phụ nối giữa vỏ các thiết bị với nhau thành 
một nhóm những phần tử dẫn điện tốt. Như vậy, nếu đường dây chính nối đến 
trung tính bị hư hỏng, dòng điện sự cố sẽ có đường khác về trung tính. 
 Những dụng cụ điện cầm tay, dùng các thiết bị bảo hộ như găng tay, ủng 
cách điệnnhư biện pháp an toàn phụ. 
43 
Việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ an toàn phụ, trước tiên phải sử dụng các 
phần tử nối đất tự nhiên. 
Để tránh trường hợp nguy hiểm khi đứt dây trung tính, có thể nối đất lặp lại 
trung tính của đường dây trên không, nối đất lặp lại của dây trung tính được thực 
hiện ở những địa điểm sau: 
 Dọc theo chiều đài đường dây cứ 250m nối đất lặp lại một lần. 
 Điểm cuối của đường dây. 
 Điểm đường dây có phân nhánh khi nhánh rẽ >250m. 
 Lưới điện hạ áp dùng cáp thì không cần có nối đất lặp lại vì cáp thường có 
dây trung tính riêng hoặc dùng vỏ kim loại của cáp làm dây trung tính 
Trị số điện trở tản của nối đất lặp lại Rl < 10Ω. Khi công suất nguồn < 
100kVA và có số điểm nối đất lặp lại >3, điện trở nối đất lặp lại <30Ω. 
Ngoài ra, trong lưới điện 3 pha, khi đứt dây trung tính nếu tải các pha không 
đối xứng thì pha có tải thấp sẽ có điện áp lớn hơn điện áp định mức, có thể bằng 
điện áp dây. Vì vậy có thể làm hỏng cách điện của thiết bị. 
Ở bất kỳ trường hợp nào cũng cần phải tôn trọng điều kiện: điện trở của hệ 
thống tiếp đất Rd không được vượt quá giá trị 4Ω; riêng đối với lưới điện hầm 
mỏ là 2Ω. 
10.3 Dùng thiết bị, phương tiện bảo vệ an toàn lao động 
Như chương I đã nêu, các thiết bị, phương tiện bảo vệ an toàn điện; nay 
chúng ta xem xét cấu tạo và cách sử dụng các phương tiện bảo vệ an toàn đó: 
 Sào cách điện 
Sào cách điện dùng trực tiếp đóng mở cầu dao cách ly, đặt nối đát di động, 
thí nghiệm cao áp; gòm 3 phần: phần cách điện, phần làm việc và phần cầm tay. 
Độ dài của sào phụ thuộc vào điện áp bảo vệ; điện áp càng cao thì sào càng dài 
như trên B1.2. Khi sử dụng sào cách điện cần đứng trên bệ cách điện, tay đeo 
găng cao su, chân đi giày cao su. 
 B.1.2. Tham số của sào cách điện 
Điện áp định mức của sào (KV) Độ dài của phần 
cách điện (m) 
Độ dài 
cầm tay (m) 
Dưới 1KV Không có tiêu chuẩn Tùy theo thiết bị 
Trên 1 KV dưới 10 KV 1,0 0,5 
Trên 10 KV dưới 35 KV 1,5 0,7 
Trên 35 KV dưới 110 KV 1,8 0,9 
Trên 110 KV dưới 220 KV 3,0 1,0 
 Kìm cách điện 
Kìm cách điện dùng để đặt và lấy cầu chì, đẩy các nắp cách điện bằng cao su. 
Kìm là phương tiện dùng với điện áp dưới 35 KV; gồm 3 phần: phần làm việc, 
phần cách điện và phần cầm tay. 
B.1.3. Tham số của kìm cách điện 
Điện áp định mức của kìm 
(KV) 
Độ dài của phần 
cách điện (m) 
Độ dài cầm tay 
(m) 
10 KV 0,45 0,15 
44 
35 KV 0,75 0,2 
 Găng tay điện môi, giày ống, đệm lót 
Dùng cùng với thiết bị điện, được sản xuất phù hợp với qui trình và tiêu 
chuẩn bảo vệ an toàn điện. 
 Bệ cách điện 
Bệ cách điện có kích thước khoảng 750 x 750 mm và không quá 1500 x 1500 
mm, làm bằng gỗ tấm ghép. Khoảng cách giữa các tấm gỗ không quá 25 mm; 
chiều khoảng cách tới sàn nhỏ hơn 100 mm. 
 Thiết bị thử điện di động 
Thiết bị thử điện di động dùng kiểm tra có điện áp hay không và để định pha. 
Dụng cụ có bóng đèn nêon; đèn sáng có dòng điện dung đi qua (có điện áp). 
Kích thước thiết bị phụ thuộc vào điện áp, kích thước tối thiểu như sau (B.1.4): 
B.1.4. Tham số của thiết bị thử điện 
Điện áp định mức 
của thiết bị (KV) 
Độ dài giá đỡ 
(mm) 
Độ dài cầm tay 
(mm) 
Độ dài chung 
(mm) 
Dưới 10 KV 320 110 680 
10 - 35 KV 510 120 1060 
Khi dùng thiết bị thử điện, chỉ tiếp cận tới thiết bị được thử tới một 
khoảng cách cần thiết để có thể thấy đèn ne on sáng. Chạm vào thiết bị được thử 
chỉ khi cần và khi không có điện áp. 
Khi dùng ở điện áp thấp dưới 0,4 KV, ta hay dùng bút thử điện; khi thử ta 
chạm đầu bút thử điện vào phần cần kiểm tra điện áp. 
 Thiết bị bảo vệ nối đất tạm thời di động 
Bảo vệ nối đất tạm thời di động là phương tiện bảo vệ khi làm việc ở những 
ngắt mạch điện nhưng dễ có khả năng đưa điện áp nhầm vào nơi đó, hoặc dễ bị 
xuất hiện điên áp bất ngờ trên chúng. 
Cấu tạo là những dây dẫn ngắn mạch pha, cần nối với các chốt để nối vào 
phần mang điện. Chốt phải chịu được lực điện động khi có dòng ngắn mạch. 
Các đây dẫn làm bằng đồng tiết diện không bé hơn 25 mm2. Chốt phải có chỗ để 
tháo dây ngắn mạch bằng đòn. 
Nối đất chỉ được thực hiện khi đã kiểm tra không có điện áp. Cách đầu: 
 Đầu tiên nối đầu cuối của thiết bị bảo vệ này vào đất; 
 Sau khi kiểm tra điện áp; khi không có điện áp thì đấu đầu cuối kia của 
thiết bị bảo vệ vào mạch cần bảo vệ. 
Khi tháo thiết bị bảo vệ thì thực hiện các bước trên theo thứ tự ngược lại. 
 Các vật chắn tạn thời và nắp đậy bằng cao su 
Các vật chắn tạm thời bảo vệ người lao động không bị chạm vào điện áp. 
Những vật này làm bình phong ngăn cách, chiều cao chừng 1800 mm. Vật lót 
cách điện phải làm bằng vật mềm, không cháy (cao su, tectolit, bakelit v.v.v). 
Dùng ở nơi điện áp thấp hơn 10 KV. Bao đậy bằng cao su để cách điện dao cách 
ly phải được chế tạo sao cho dễ đậy và tháo đễ dàng bằng kìm. 
 Bảng báo hiệu 
Cần có các bảng báo hiệu để báo trước sự nguy hiểm cho người đến khu vực 
có điện, cấm thao tác những thiết bị gây tai nạn và để nhắc nhở. 
45 
Các loại bảng báo hiệu sau, được viết bằng tiếng Việt, tiếng nước ngoài (ví 
dụ: tiếng Anh) nếu cần: 
 Bảng báo trước: „ Điện cao thế - nguy hiểm“; „Đứng lại – điện cao thế“; 
„Không trèo – nguy hiểm chết người“; „ Không sờ vào – nguy hiểm chết 
người“. 
 Bảng cấm: „ Không đóng điện – có người đang làm việc“; "Không đóng 
điện – đang làm việc trên đường dây“ 
 Bảng cho phép: „Làm việc tại chỗ này“; 
 Bảng nhắc nhở: „Nối đất“. 
Thực hành: 
 Chuẩn bị các dụng cụ phòng hộ cá nhân (sào, kìm, thiết bị thử di động, thiết 
bị bảo vệ nối đất tạm thời, bút thử điện, găng tay cao su, giầy cao su, đệm cao 
su, các bảng báo v.v.v); 
 Thực tập sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân. 
10.4 Chấp hành các qui định về an toàn điện 
 Khi vận hành thiết bị điện 
Khi vận hành thiết bị điện, cần được trang bị các nghi khí cách điện, đảm bảo 
an toàn tuyệt đối. Công nhân phải đứng làm các thao tác trong môi trường khô 
ráo, chân đứng có thảm cách điện. Chân phải mang giày đảm bảo độ cách điện. 
Tay người công nhân phải đi găng cách điện. Phải mang kính và có mũ cách 
điện. Khi tiếp xúc với các bộ phận kim loại đang có điện phải dùng các dụng cụ 
chuyên có độ cách điện thỏa đáng. Những dụng cụ này phải được thường xuyên 
kiểm tra độ cách điện đáp ứng các yêu cầu về an toàn sử dụng điện. 
Hiện nay phần vận hành thiết bị điện đã tự động hóa cao, điều khiển bằng 
máy tính. Cần khai thác hết khả năng này. 
Khi điều khiển hệ thiết bị điện lẻ theo phương pháp thủ công, phải đảm bảo 
các điều kiện trang bị cho công nhân như yêu cầu trên. 
Tai nạn xảy ra khi vận hành thiết bị điện và biện pháp ngăn ngừa phải như 
sau: 
 Môi trường vận hành ẩm ướt. Với những điều kiện môi trường ẩm ướt, 
phải có các biện pháp thích ứng mới được vận hành. 
 Trang bị cá nhân không đủ đáp ứng các yêu cầu cách điện cho mọi bộ 
phận cơ thể có khả năng va chạm với các bộ phận mang điện. Không đủ điều 
kiện trang bị an toàn, không vận hành thiết bị điện. 
 Va đập các dụng cụ kim loại đang cầm tay vào các bộ phận có điện. Phải 
hết sức chú ý khi thao tác và mọi dụng cụ phải có tay cầm đủ cách điện với 
điện áp tương ứng 
 Khi lên cao, mặt đứng không đủ vững chãi, không đủ độ cách điện. Phải 
có sàn đứng vững chãi và mặt chân đứng phải có lớp thảm hoặc lớp đệm cách 
điện. Mọi công việc vận hành thiết bị điện cần đứng trên cao phải có một tổ 
công tác ít nhất hai người, một người thao tác và một người cảnh giới, nhắc 
nhở điều kiện an toàn. 
46 
 Mọi thiết bị điện phải có nối đất để dòng điện song song qua người (nếu 
xảy ra) là nhỏ, không đủ gây tử vong hay tai nạn. 
 Khi thao tác kỹ thuật 
 Người công nhân vận hành các thiết bị điện và thi công sử dụng điện phải 
được huấn luyện về an toàn sử dụng điện. Mọi thao tác của công nhân phải 
thuần thục, hạn chế tối đa các thao tác do không thuần thục mà va chạm với 
các thiết trí điện. 
 Người công nhân phải được trang bị cách điện cho cá nhân đầy đủ và chỉ 
thi công khi đã mang đầy đủ các trang thiết bị bảo vệ cách điện. 
 Trèo cao trên cột điện, trên sàn thao tác các thiết trí điện phải mang dây 
an toàn đúng quy định, phải sử dụng đầy đủ trang bị an toàn cho cá nhân như 
mũ, kính, găng, giày, quần áo. Không bao giờ được làm việc một mình trên cao 
mà phải làm theo tổ công tác ít nhất là 2 người, một người thi công, một người 
cảnh giới tai nạn. 
 Trước khi thực hiện thao tác kỹ thuật điện cần kiểm tra mọi điều kiện an 
toàn. Khi có nghi ngờ, vídụ: chưa rõ ở cuối nguồn điện có ai đó đang thi công 
hay không, cần kiểm tra trước khi tiến hành đóng điện. Chỉ nối mạch điện khi 
các điều kiện về an toàn đảm bảo tuyệt đối. 
 An toàn khi hàn 
Máy hàn hồ quang điện sử dụng công suất điện lớn, dây hàn có cường độ cao 
(xấp xỉ 100A). Quá trình hàn, đầu que hàn hoặc mỏ hàn phát ra ánh sáng hồ 
quang đồng thời phát ra các tia hồng ngoai, tia cực tím. Ánh sáng hồ quang và 
các tia hồng ngoại, tia cực tím làm hại mắt và da của cơ thể người. Kim loại bị 
chảy do nhiệt độ cao dưới tác động của dòng điện hoặc hơi cháy làm bắn văng ra 
xỉ hàn (gọi là tia lửa hàn) có thể gây bỏng và cháy. 
Dây dẫn điện hàn thường trải ngay trên mặt sàn đi lại vì máy hàn và vị trí vật 
được hàn không cố định. Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của dây dẫn 
dòng điện hàn. Nếu có dấu hiệu bị trày, xước phải dán băng cách điện kịp thời, 
không để điện rò rỉ bên ngoài. 
Nhiều vụ cháy như vụ cháy kho lốp ô tô tại công trường sông Đà, nhà TTTM 
ITC thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 là do tia hàn gây ra. 
Công nhân hàn và người phụ hàn phải đeo kính và mặt nạ để bảo vệ mắt và 
mặt khỏi ánh sáng và các tia có tác dụng không tốt. Công nhân hàn phải mang 
găng tay đủ dài để bảo vệ tay khỏi bị sức nóng của tia lửa hàn, của kim loại 
nóng chay và bức xạ. Công nhân cần mang giày cao cổ để chống tia lửa bắn vào 
chân. Phải làm những vách ngăn không để người qua lại nhìn trực tiếp vào tia hồ 
quang. Người vô ý nhìn trực tiếp vào ngọn lửa hồ quang khi đang hàn có thể bị 
tổn thương mắt do tia bức xạ và các tia cực tím, tia hồng ngoại. 
47 
Hàn hơi thường dùng khí axetylen và ôxy. Bình chứa từng loại khí cần để 
tách biệt vì hôn hợp hai khí này, nếu rò rỉ có thể gây nổ mạnh. Các bình khí hàn 
phải để xa nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời. Kho chứa các bình khí phải có 
thông gió thật tốt. Những bình đang dùng phải đặt trên giá hay xe đẩy, không 
được để đứng đơn độc tự do. Thiết bị cắt ngọn lửa tạt lại của thiết bị hàn hơi 
phải được lắp trên van điều chỉnh của bình và van một chiều phải được lắp ở đầu 
ống dẫn, phía có ngọn lửa. 
Ống dẫn khí phải tôt, dễ phân biệt và được bảo vệ chống nóng và chống bị va 
chạm, bụi bẩn hoặc bị dầu mỡ bám. Mọi mối nối (măng xông)phải chặt, khít, 
không được rò rỉ. Khi bình axetylen bị phát nóng, phải khóa van ngay tức thì, 
phát lệnh báo động sơ tán người khỏi khu vực sẽ nguy hiểm, tìm nước làm lạnh 
bình nhanh chóng đồng thời phát lệnh báo động cháy, gọi cứu hỏa. 
Khi công nhân đang sử dụng các công cụ cầm tay có điện, phải tắt điện ở các 
công cụ này trước khi đặt công cụ xuống đất. Tuyệt đối không dược để diêm hay 
bật lửa ở trong túi khi hàn. 
Khi hoàn thành các thao tác hàn, phải khóa các van cẩn thận. Không được 
dùng khí oxy để phủi bụi trên quần áo. 
Khi hàn trong môi trường kín, kim loại được hàn trước đây đã sơn, do nhiệt 
độ cao, khí độc sẽ bốc hơi làm nguy hạn cho công nhân. Khi sử dụng một số loại 
que hàn dặc biệt cũng có thể có khí độc bốc ra gây hại cho công nhân khi hít 
thở. Nếu môi trường hàn không thể thông gió được thì người lao động phải được 
trang bị mặt nạ và cung cấp khí dưỡng. 
Nếu kim loại hàn có che phủ bề mặt bằng các hợp chất có chứa kim loại chì, 
kẽm, thủy ngân, cadmi thì môi trường hàn nhất thiết phải trang bị hút khói vì 
những hỗn hợp có các kim loại này rất độc, rất nguy hiểm. Tốt nhất trước khi 
hàn những kim loại có phủ bằng sơn hay chất dẻo, hãy tẩy sạch sơn và chất dẻo 
rồi mới tiến hành hàn. 
Câu hỏi ôn tập 
Câu 1. Trình bày tác động của dòng điện và điện áp lên con người. 
Câu 2. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện. 
Câu 3. Trình tự cấp cứu người bị tai nạn điện. 
Câu 4. Trình bày và thực hành các phương pháp cấp cứu người bị nạn - (cho 
nhóm SV). 
Câu 5. Trình bày các biện pháp bảo vệ (nối đát, nối dây trung tính). 
Câu 6. Trình bày về thiết bị và phương tiện bảo vệ an toàn lao động 
Câu 7. Trình bày các qui trình về an toàn điện. 
48 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Xuân Phú, Trần Thành Tâm –Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử 
dụng điện – NXB Khoa học và kỹ thuật – 1998; 
[2] Nguyễn Đình Thắng – Giáo trình An toàn điện: Sách dùng cho các trường 
đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp – NXB Giáo dục – 2002; 
[3] Giáo trình an toàn điện – Khoa Điện – Đại học Bách khoa Đà Nẵng. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_dien_dan_dung.pdf