Giáo trình An toàn lao động (Bản mới)

1.1.1. Khái niệm:

Bảo hộ lao động Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn

bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến

điều kiện lao động nhằm:

 Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.

 Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

 Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần

cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

1.1.2.Mục đích bảo hộ lao động

 Bảo đảm cho người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện

nghi nhất.

 Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức

khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động.

 Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.

 Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 72 trang duykhanh 17240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động (Bản mới)

Giáo trình An toàn lao động (Bản mới)
ộ phận giữ chặt, móc hoặc bản lề ở 2 phía phải chắc chắn. 
– Làm xong phải để đúng nơi quy định. 
 2.2. An toàn lao động khi thay thế sửa chữa lớn. 
 An toàn khi vận hành máy phát điện 
– Trước khi vận hành máy xem xét hệ thống làm mát, dầu bôi trơn, đảm bảo đủ số 
lượng, chất lượng. 
– Kiểm tra độ bắt chặt các bu lông, đai ốc của toàn bộ máy bên ngoài. 
– Khi đồng hồ chỉ báo số dầu, điện phải ở vị trí số “0”, Attômát phải ở vị trí ngắt. 
– Mở lắp hộp điện ra để kiểm tra hệ thống chổi than đảm bảo độ tiếp xúc điện tốt, cổ 
góp phải đảm bảo sạch sẽ. 
– Để tay ga ở vị trí tốc độ nhỏ nhất, dùng bơm tay để kiểm tra nhiên liệu vào xi lanh. 
– Kiểm tra hệ thống tiếp địa của máy và bảng điện. 
– Khởi động máy và quá trình vận hành: Khi đã đủ điều kiện trên thì phát động máy để 
chạy ở tốc độ thấp (500 – 800 V/ph) trong 5 phút nếu đồng hồ áp lực dầu không đủ áp lực từ 
1,5 - 2,5 kG/cm2 thì tắt máy khởi động ngay (máy xăng) và đưa tay gạt máy khởi động về vị 
trí an toàn. 
– Sau khi khởi động 5 phút đưa tay ga tăng tốc từ từ khoảng 1200 – 1300 V/ph, để 
máy phát đủ điện thế 220V (không vượt quá tốc độ máy). 
– Đóng các Attômát cho cung cấp điện cho các bộ phận sản xuất. 
– Trong quá trình vận hành đồng hồ áp lực dầu phải đảm bảo kim ở vạch xanh (từ 1,5 - 
2,5 kG/cm2). 
– Thường xuyên kiểm tra xem xét bổ sung nước làm mát. 
– Người vận hành máy không được bỏ vị trí đang công tác đi làm việc khác, thường 
xuyên nghe ngóng xem xét máy (nếu không bình thường phải ngừng hoạt động). 
– Thường xuyên bổ sung nhiên liệu không để nhiên liệu hết mới bổ sung. 
– Thợ vận hành phải sử dụng đầy đủ dụng cụ phòng hộ. 
– Ngừng vận hành tắt máy, xả khí ở bình lọc nhiên liệu. 
– Tắt các Attômát, vệ sinh máy và nơi làm việc, ghi sổ giao ca. 
 An toàn khi làm việc trong phòng nạp ắc quy 
Khi làm việc trong phòng súc rửa, nạp ắc quy phải thực hiện những quy định sau: 
66 
a. Trong phòng nạp ắc quy 
– Trước khi làm việc phải mở cửa để thông gió sau 5 phút mới vào làm việc. 
– Khi làm việc trong phòng nạp ắc quy phải mang đầy đủ trang thiết bị BHLĐ như: 
ủng, giầy, găng tay cao su, kính và khẩu trang, quần áo phòng hộ. 
– Cấm mang lửa và hút thuốc lá trong phòng nạp ắc quy. 
– Công nhân làm việc trong phòng nạp ắc quy phải được học QTAT và kiểm tra đạt kết 
quả. 
– Khi pha Axít phải đổ Axít đặc vào nước. 
– Các phòng thông với phòng nạp ắc quy phải có cửa đóng để ngăn cách. 
– Khi pha chế Axít và rót vào bình phải thận trọng rót từ từ, không để bắn vào người 
gây tai nạn. 
b. Vận hành máy nạp ắc quy 
– Chỉ có những người đã qua huấn luyện sử dụng máy mới được mở máy. 
– Trước khi vận hành phải xem sổ giao ca và kiểm tra toàn bộ máy nạp, xem có gì hư 
hỏng không, kiểm tra cầu dao, cầu chì, công tắc. 
– Chỉ mở máy khi đã đảm bảo an toàn. 
– Đấu ắc quy đúng sơ đồ, đúng cực của máy nạp, kiểm tra điện áp ắc quy báo trên máy nạp. 
– Khởi động máy bằng nút nhấn, quay vô lăng điều chỉnh dòng nạp tới mức định nạp. 
– Trong khi vận hành máy thường xuyên theo dõi các đồng hồ báo và đèn hiệu của 
máy nạp. Nếu thấy có hiện tượng khác thường (máy kêu, nóng quá hay không điều chỉnh 
được dòng nạp), tắt máy báo thợ điện xem xét và sửa chữa. 
– Kiểm tra mức nước và độ nóng của ắc quy để bổ sung nước và tắt máy kịp thời. 
– Sau khi vận hành chuyển vô lăng về vị trí dòng nạp bằng “0”, rồi tắt máy hạ cầu dao chính. 
– Vệ sinh máy nạp và ắc quy, ghi lại toàn bộ quá trình hoạt động của máy để ca sau 
biết và xử lý. 
3. An toàn lao động trong công tác bảo dưỡng thiết bị thông tin tín hiệu 
3.1. Bảo dưỡng thiết bị trong nhà. 
 Khi sửa chữa điện trong nhà 
– Người thợ phải hiểu biết các hệ thống, mạch điện, các pha điện thuộc các khu vực 
của đơn vị ở các hộp điện điều khiển. 
– Không tự động đóng mở cầu dao không thuộc nghĩa vụ của mình. 
– Trước khi sửa chữa phải kiểm tra các mạch điện. Khi hạ cầu dao điện để sửa chữa 
phải kiểm tra thật kỹ lưỡng, đảm bảo chắc chắn mới tiến hành sửa chữa. 
67 
 Khi sửa chữa điện máy công cụ 
– Trước khi sửa chữa điện máy móc công cụ, ngắt cầu dao điện vào máy, nối dây tiếp 
đất. 
– Tháo động cơ điện, thiết bị điện để kiểm tra sửa chữa. 
Khi sửa chữa xong phải kiểm tra thật kỹ lưỡng đảm bảo an toàn tiến hành lắp động cơ, 
sau đó báo cho thợ vận hành máy đóng điện cho động cơ làm việc. 
3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngoài trời. 
 Khi sửa chữa điện đường dây 
– Phải có từ 2 người trở lên. Khoá hộp cầu dao lại, ghi bên ngoài, treo biển cấm đóng 
điện, hoặc đang sửa chữa. 
– Khi làm việc trên cao phải mang túi để đựng dụng cụ: kìm, dây điện.....phải dùng 
đầy đủ trang bị bảo hộ lao động (mũ, giày, và các trang bị BHLĐ được cấp khác). 
– Phải đeo dây an toàn, mắc vào nơi thật chắc và phải kiểm tra dây an toàn và khóa 
móc thật chắc chắn mới sử dụng. 
– Khi trèo thang phải dựng thang ở góc độ phù hợp, không dựng thẳng hoặc không 
nghiêng quá, phải có người giữ chân thang. 
 Say nắng 
Say nắng nặng hơn say nóng (có thể gây đột quỵ), thường xảy ra đối với người làm 
việc ngoài trời nắng to, lặng gió, oi bức..., người làm việc nặng nhọc, không đội mũ nón... 
Biểu hiện của say nắng không khác lắm so với say nóng, thường nhiệt độ cơ thể bình 
thường (không sốt). Đây là hiện tượng viêm màng nóo và nóo cấp do nhiệt. Xử lý say nắng 
cũng như xử lý nạn nhân say nóng 
 cấp cứu và điều trị say nóng 
Khi có các triệu chứng, dấu hiệu của say nóng phải: 
– Đưa ngay nạn nhân vào nơi thoáng mát, bóng râm (không nên để nơi gió mạnh). 
Không cho nhiều người vào chăm sóc hoặc xem. 
– Cởi bỏ quần áo, nới lỏng đồ lót cho thoáng; lau người bằng nước mát vừa làm hạ 
nhiệt độ, vừa làm sạch bụi ở chỗ chân lông giúp cơ thể thải nhiệt nhanh hơn. 
– Chườm mát bằng nước đá, nên chườm ở gáy, trán, nách, bẹn, gan bàn chân trước; 
khi nhiệt độ hạ xuống 390C, cho nạn nhân nằm nghỉ ở nơi thoáng mát là khỏi. 
68 
– Cho nạn nhân uống đầy đủ nước, như nước khoáng, nước đun sôi để nguội, nước 
chanh, nước giải nhiệt, oreson. Nếu có nước đá thì hạ nhiệt nhanh và cho thêm ít muối ăn để 
bù lượng muối đã bị mất. Trường hợp nạn nhân không đỡ thì phải đưa ngay vào bệnh viện. 
3.3. An toàn khi sử dụng các dụng cụ chuyên dùng trong thông tin tín hiệu. 
 An toàn khi làm việc trên cột 
- Khi làm việc trên cột không kể thời gian làm việc dài hay ngắn, chiều cao của cột 
cao hay thấp đều phải đeo dây an toàn. 
- Cấm đi guốc, dép Thái lan hoặc dép cao su không đủ quai. 
- Cấm bố trí những người vừa uống rượu, mới ốm dậy, có các bệnh như yếu tim, thần 
kinh làm việc trên cột điện. 
- Trường hợp gặp mưa có sấm sét phải lập tức ngừng việc và rời cách cột ít nhất 
20m. 
- Những dụng cụ đồ nghề dễ rơi như kìm, búa, bu lông, tuốc nơ vít, thanh sắt chống, 
chìa khoá rời, sứ, cuống sứ v.v phải đựng vào túi dụng cụ cho gọn gàng. 
- Cấm để dụng cụ trên xà, trên cột. Khi có người làm việc trên cao cấm người làm 
việc ở dưới và xung quanh trong phạm vi đường kính 2m. 
- Trước khi trèo lên cột làm việc phải kiểm tra lại cột, xà có đảm bảo chắc chắn 
không mới được trèo lên làm việc. 
Chú ý: Đối với cột gỗ phải đào sâu xuống chân cột 0m40 để phát hiện mức độ mục, 
đối chiếu với bản hạn độ cho phép mục. Nếu mục quá không được trèo lên làm việc. Sau 
khi đào xong phải lấp kỹ và chèn thật chắc chắn rồi mới được trèo lên làm việc trên cột. 
- Trường hợp 2 người làm việc trên cùng một cột điện phải ngồi hai bên cho cân 
bằng, cấm ngồi cùng một phía. 
Chú ý: Khi thay xà, sứ ở những cột góc cấm đứng hoặc ngồi ở phía trong góc làm 
việc. 
- Khi cần đưa dụng cụ lên cột trước hết dùng một sợi dây buộc vào đầu cột, còn một 
đầu buộc vào túi dụng cụ. 
- Người đã ngồi ở trên cột kéo dây lên. Cấm dùng tay xách hoặc đeo trên vai nhất là 
những túi đựng nhiều và nặng, tránh vướng hoặc quá nặng trật tay ngã. 
- Khi đưa dụng cụ lên cấm người làm việc hoặc ngồi ở dưới. 
- Nếu là cột gỗ phải dùng vòng sắt để trèo cột (trèo khu) thì phải kiểm tra các răng, 
xem xét có vết rạn nứt không, dây da buộc vào để xỏ bàn chân có tốt không, tránh đứt dây 
hoặc gãy, răng bị mòn bằng đầu gây trượt ngã. 
69 
- Cấm dùng một chiếc để đứng làm việc. 
- Trường hợp dùng thang để làm việc trên cao phải kiểm tra kỹ các bậc thang, nhất là 
loại thang đóng bằng đinh ở các bậc lên xuống. 
- Nếu thấy không đảm bảo an toàn thì không được dùng mà phải sửa chữa lại. 
 - Trường hợp cần nối thang để cho đủ chiều dài cần thiết để làm việc, thì cấm 
nối đầu của thang này với gốc của thang nọ mà phải nối 2 đầu thang lại với nhau, khoảng 
nối 1m50 trở lên dùng dây buộc nhiều vòng thật chắc chắn. 
 - Trường hợp thang quá ngắn bắc không tới để đứng làm thì cấm đứng ở bậc 
trên cùng hay hai cái đầu thang để làm việc vì không có điểm tựa. 
 - Gặp nơi trơn dễ trượt ngã,hoặc bắc không chắc chắn thì không được trèo lên 
làm việc, phải có người đứng giữ thang mới được trèo. 
 An toàn khi làm việc gần đường dây điện lực 
- Khi làm việc ở gần các đường dây điện lực ( ở trên, ở dưới hoặc đi chéo) phải mang 
các dụng cụ phòng hộ đã quy định như: dây da an toàn, găng tay cao su, ủng cách điện, kìm 
bọc nhựa cách điện, đều không bị hở hoặc mất tác dụng cách điện. 
 - Trường hợp thấy nguy hiểm phải cử người gác chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ 
làm đoản mạch đường dây điện lực. Khi cần thiết báo khẩn cấp cho bộ phận phụ trách 
đường dây điện lực biết để giải quyết tai nạn kịp thời. 
- Trường hợp kéo dây thông tin đi qua ở trên, ở dưới hoặc đi chéo đường dây điện 
lực phải báo cáo bàn bạc và xin cắt điện trong thời gian thi công. 
 - Trường hợp không thể cắt điện được thì cán bộ phụ trách thi công phải 
chuẩn bị đầy đủ phương tiện đề phòng tai nạn có thể xảy ra. 
 - Trường hợp giải quyết trở ngại do đường dây điện lực chập hoặc đứt chạm 
vào đường dây thông tin hoặc rơi xuống đất: 
 + Nếu thấy sửa chữa được thì phải lập tức báo cho cơ quan phụ trách điện lực 
biết để sửa chữa. 
 + Nếu dây điện lực chập mà đứt xuống đất hay xuống nước phải đứng cách xa 
theo bán kính từ 10 đến 12mét. 
 + Cấm không được lội xuống nước để sửa chữa. 
+ Đối với các đường dây cáp của thông tin giao nhau với đường dây điện lực dưới 
đất, phải có sơ đồ bản vẽ xác định chiều sâu. 
 + Khi sữa chữa đào lên cần đào nhẹ nhàng, tránh cuốc mạnh chạm vào cáp, 
gây tai nạn điện giật. 
70 
 + Khi làm việc trên các đường dây điện lực như: nối dây hoặc chuyền dây từ 
dây này sang dây khác tránh va chạm xoè lửa gây tai nạn. 
Chú ý: đối với các loại dây trần cấm mặc quần áo cộc hay ẩm ướt. 
 An toàn khi dựng cột, kéo dây 
- Khi dựng hoặc hạ cột điện, cột tín hiệu mà vẫn dùng sức người và nạng chống để 
đỡ, cho nên nguời chỉ huy phải: 
+ Thống nhất tín hiệu chỉ huy làm việc. 
+ Bố trí nơi làm việc, nhân lực, dụng cụ, nạng chống cho thích hợp, đảm bảo an toàn 
tuyệt đối cho công nhân. 
+ Nạng chống phải có tay nắm, khi đẩy lên chân nạng để sang bên hông dọc theo 
người. 
+ Cấm dùng gậy, cán cuốc, cán xẻng hoặc những cây không phải là nạng để chống 
đỡ. 
+ Cấm để nạng chống trước người ( như đùi, bụng, ngực) để đẩy. 
Chú ý: khi khuân vác, bình quân mỗi công nhân chỉ chịu sức đè tối đa là 40 ki lô 
gam. 
- Khi đào hố xong phải để công nhân lên hết khỏi miệng hố mới được khênh cột lại 
gần miệng hố. 
- Trong khi dựng cột nên dùng một tấm ván thật chắc chắn làm điểm trượt. 
Chú ý: Tránh để cột đập vào ván, gây tai nạn cho người giữ ván, giữ nạng chống, 
kéo dây v.v 
- Trường hợp cột quá nặng, địa điểm làm việc chật hẹp, bùn lầy, nhất thiết phải dựng 
một cột gỗ làm điểm tựa, trên đầu cột treo một cái ròng rọc, dùng dây sắt 4 ly quấn nhiều 
vòng thật chắc chắn, tránh khi kéo cột, ròng rọc rơi xuống gây tai nạn. 
Chú ý: Nơi bùn lầy, dễ lún nên dùng ván lát trên một bề mặt rộng, chân cột phải có 
cùm chặt tránh trơn trượt, cột ngã. Còn dây co giữ cột đứng thẳng chôn theo kiểu xà đất của 
dây co thông tin. 
- Khi dựng cột ở những nơi mái dốc, cột dễ tuột gây tai nạn, cho nên trước khi thi 
công phải làm một số việc sau đây: 
+ Cột đặt phía trên của dốc, thẳng góc với tim của cột. 
+ Phía đầu cột buộc một dây chão dài, một đầu dây buộc vào cột đóng ở phía trên 
dùng làm cột để hãm. 
71 
+ Phía dưới đối xứng với chân cột đặt một tấm ván thật chắc chắn làm điểm tựa, 
dùng xà càn và dây chão để dựng. 
+ Cấm chỉ người qua lại và công nhân làm việc dưới dốc đang dựng cột. 
- Khi dựng hoặc hạ cột tín hiệu, cột điện gần đường sắt nhất thiết không được để cột 
ngả vào đường sắt; phải có người cầm cờ phòng vệ ở hai phía dọc đường sắt, khi có báo 
hiệu tầu gần tới khu vực thi công phải lập tức ngừng làm việc ngay, tất cả những dụng cụ, 
vật liệu không được để trên đường sắt, nếu ở dưới đất thì phải đặt cách tim đường sắt 2m50 
trở lên. 
Chú ý: Tránh bỏ chạy khi cột đang dựng dở dang để ngã vào đường 
- Trường hợp dựng hoặc cột điện trong thành phố, gần nhà ở, nơi có nhiều người qua 
lại phải cắm biển báo công tác xung quanh nơi làm việc. 
- Dựng xong phải lấp hố chân cột thật chắc chắn, cột dựng thạt vững mới được tháo 
dây chằng, cột chống ra. 
- Dựng hoặc hạ cột tín hiệu, cột điện trong phạm vi nhà ga hoặc sát đường sắt phải 
được trưởng ga, trực ban cho phép và có sự bàn bạc biện pháp trước để đảm bảo an toàn. 
- Nếu xét thấy ảnh hưởng tới chạy tầu thì phải cỉư người phòng vệ hai đầu và đặt tín 
hiệu phòng vệ (theo đúng quy tắc tín hiệu). 
- Khi kéo dây qua đường sắt trong phạm vi nhà ga phải báo cho trưởng ga, trực ban 
biết để tránh có tầu bất thường xảy ra tai nạn, ở hai đầu địa điểm làm việc phải có người 
cầm cờ phòng vệ. 
- Khi ra dây phải ra từng đôi một và dưa ngay lên cột, cấm ra nhiều đôi cùng một lúc 
qua đường sắt. Gặp trường hợp đang kéo dây nửa chừng tầu tới thì phải cắt đứt dây ngay. 
- Khi mắc dây trong thành phố qua đường bộ, nơi có nhiều người qua lại thì phải cử 
người đứng gác, để tránh người, xe cộ qua lại vướng phải dây. 
- Phải có biển báo ở 2 bên địa điểm công tác theo đúng luật lệ giao thông đường bộ. 
- Trường hợp làm lâu nguy hiểm phải tạm ngừng xe cộ, người qua lại bảo đảm an 
toàn. 
- Trước khi dùng mụp để kéo dây nhất thiết phải kiểm tra kỹ các răng bánh xe, trụ, 
cá hãm, vít tăng dây. Nếu thấy không đảm bảo an toàn hoặc không đúng quy cách thì không 
được dùng mà phải tìm cách sửa chữa. 
- Khi dùng mụp kéo dây ở trên cao hay ở dưới đất để kéo dây phải đứng hoăc quỳ 
sang một bên, cấm đứng, quỳ trực diện phía trước hay phía sau của mụp, tránh đứt dây mụp 
đánh trúng ngực, bụng, đầu. 
72 
Chú ý: Đầu dây mụp phải cột chắc chắn. Tay trái giữ cá hãm cho xít vào bánh xe để 
tránh bật ra hoặc đứt dây thì mới tránh kịp. 
- Kéo dây qua sông là một công việc rất khó khăn nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn lao 
động vì vậy trước khi làm phải có người chỉ huy phụ trách bàn bạc thống nhất thao tác, tổ 
chức làm việc phải phù hợp với chuyên môn và sức khoẻ của từng người. 
- Gặp trường hợp như sông rộng, nước chảy xiết thì phải dùng thuyền hoặc ca nô để ra dây 
và kéo dây. Không được để dây vướng mắc vào các vật trên thuyền, ca nô gạt người ngã 
xuống sông hoặc lật thuyền gây tai nạn. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_ban_moi.pdf