Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp)

2. Đốt cháy điện:

Đốt cháy điện là hiện tượng bề mặt da hoặc cơ thể bị cháy do tác động

của nhiệt lượng cao. Đây cũng là một tác động nguy hiểm của dòng điện đối

với cơ thể con người; gây bỏng hoặc tử vong.

Đốt cháy điện là do có dòng lớn chạy qua cơ thể con người hay hồ

quang điện sinh ra.

3. Hoả hoạn:

 Cháy : Khi dòng điện chạy qua dây dẫn vượt quá giới hạn quy định,

sẽ làm nóng dây dẫn, dẫn đến cháy vỏ bọc cách điện của dây. Nếu

dây dẫn đặt gần những vật tuy không dẫn điện nhưng dễ cháy, sẽ

gây nên hoả hoạn, gây thiệt hại về người và của.

Đối với những dây dẫn điện đã quá thời hạn sử dụng, nghĩa là vỏ

bọc cách điện đã mất tác dụng, thì hậu quả cũng giống như trên.

 Nổ: ở những nơi nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm (những phân

xưởng có hơi khí độc ; hoá chất ăn mòn; gaz; khí Ôxy.) khi có tia

lửa điện , có thể gây nổ kèm theo cháy.

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 1

Trang 1

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 2

Trang 2

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 3

Trang 3

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 4

Trang 4

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 5

Trang 5

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 6

Trang 6

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 7

Trang 7

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 8

Trang 8

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 9

Trang 9

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 67 trang duykhanh 10741
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp)

Giáo trình An toàn lao động (Bản đẹp)
 
riêng biệt. Tuy nhiên, trong bất kỳ trường hợp nào thì điện trở 
của hệ thống nối đất không được quá 4 (đối với khu vực hầm 
lò, Rđ 2). 
- Vỏ của thiết bị điện được nối đến dây dẫn của hệ thống nối đất 
(vành đai nối đất), sau đó nối đến hệ thống nối đất bảo vệ bằng 2 
điểm nối. 
- Vành đai nối đất nên tạo thành một mạch kín. 
- Mối nối giữa vành đai nối đất với cọc nối đất phải thực hiện 
bằng mối hàn; có mạ kẽm. Nếu không thể hàn được thì phải bắt 
Bulông và siết Êcu sao cho Êcu không thể tự rời ra được. 
 50
Hình 3-5: Sơ đồ hệ thống nối đất cho một Nhà máy 
 1. Máy, thiết bị 2. Dây nối đất nhánh 
 3. Dây nối đất chính 4. Hệ thống cọc, thanh nối đất 
1
2
3
4
 51
V. BẢO VỆ BẰNG BIỆN PHÁP NỐI VỎ MÁY VỚI DÂY TRUNG 
TÍNH (NỐI KHÔNG BẢO VỆ) 
1. Khái niệm về nối vỏ máy với dây trung tính (nối không bảo vệ): 
“ Nối không bảo vệ” là nối vỏ thiết bị điện với dây trung tính nguồn. 
A
B
C
O
Ro 
Hình 3-5: Thiết bị 3 pha có “nối không bảo vệ” 
Mục đích của biện pháp này là tạo ra hiện tượng “ngắn mạch 1 pha” 
khi có sự cố một pha chạm vỏ. Như vậy, cầu chì hay áp tômát sẽ cắt, loại 
thiết bị ra khỏi lưới điện . 
Tuy nhiên, nếu cầu chì hay áptômat lựa chọn không đúng thì mức độ 
nguy hiểm sẽ tăng lên, giống như trường hợp người chạm vào một pha của 
lưới điện . 
2. Thực hiện bảo vệ bằng nối không bảo vệ: 
Đối với hệ thống điện hạ áp có trung tính nguồn nối đất, theo TCVN 
4756-89 “Quy phạm về nối đất và nối không cho các thiết bị điện” thì : tất cả 
các bộ phận kim loại của thiết bị hay dụng cụ điện đều phải “ nối không 
bảo vệ”. 
- “ Nối không bảo vệ” được thực hiện bằng dây thứ tư (trong cáp 3 
pha 4 lõi) hay bằng dây thứ 3 (trong dây điện 1 pha 3 lõi): 
 52
- Dây “nối không” thường có mầu xanh hay đen. Trong một phân 
xưởng có nhiều thiết bị, có thể làm một vành đai xung quanh chân 
tường của xưởng bằng thép dẹt 40 x 5; tất cả các dây “ nối không 
bảo vệ” của thiết bị được nối với vành đai này; sau đó nối với điểm 
trung tính của trạm biến áp. Các thanh thép dẹt phải được sơn 
chống rỉ và có mầu đen. 
- Phích cắm của thiết bị có hai loại: kiểu 3 chấu và kiểu 2 chấu và 1 
má tiếp xúc. Bên cạnh cực nối “dây không” có ký hiệu: 
Đối với mạng điện 3 pha - 4 dây, trung tính nguồn nối đất, khi áp dụng 
biện pháp “ nối không bảo vệ”, dây thứ tư vừa là dây trung tính, vừa là dây 
bảo vệ. Khi tải 3 pha không cân bằng, dây trung tính sẽ có điện áp . Hiện 
tượng này sẽ làm cho người công nhân khi tiếp xúc với vỏ máy sẽ có cảm 
giác bị giật, ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân và chất lượng sản phẩm. 
Để khắc phục hiện tượng này, người ta sử dụng hệ thống 3 pha - 5 dây, trong 
đó dây N làm dây trung tính (mầu xanh), còn dây 0 làm dây “ nối không bảo 
vệ” (mầu vàng). Khi có hiện tượng 1 pha chạm vỏ, dây 0 sẽ dẫn điện, tạo nên 
hiện tượng ngắn mạch một pha chạm vỏ thiết bị bảo vệ sẽ tác động. 
A
Ro
0
N
C
B
Hình 3-6: Hệ thống điện 3 pha - 5 dây 
Chú ý: “Nối không bảo vệ” chỉ được thực hiện đối với lưới điện có trung 
tính nguồn có nối đất. 
 53
Nếu thực hiện “ nối không bảo vệ” trong lưới điện có trung tính cách 
ly thì rất nguy hiểm vì khi có hiện tượng một pha chạm ra ngoài vỏ máy: 
- Điện áp giữa vỏ máy và đất sẽ là 220V. 
- Điện áp của dây trung tính đáng lẽ là 0V thì tăng lên 220V. 
- Điện áp pha của hai pha còn lại tăng lên thành điện áp dây 
380V. 
O
B
A
C
Hình 3-7: Nối không bảo vệ trong hệ thống điện có trung tính nguồn cách ly 
Trong thực tế, do đường dây của hệ thống điện dài, lại thường xuyên 
có các nhánh rẽ nên hay xảy ra trường hợp đứt dây trung tính. Vì vậy phải có 
“nối đất lặp lại” cho dây trung tính. Theo tiêu chuẩn, “nối đất lặp lại” cho 
dây trung tính được thực hiện: 
- Ở hai đầu đường dây trên không. 
- Chố rẽ nhánh của đường dây. 
- Trên tuyến đường dây, cách 1000m thì có một điểm nối đất lặp lại. 
- Tại đầu vào của đường dây cấp điện cho một khu tập thể 
 54
O
B
Ro
A
C
Rnèi ®Êt lÆp l¹i 
Hình 3-7: Nối đất lặp lại trong hệ thống điện có nối đất làm việc 
VI. CHỐNG QUÁ ĐIỆN ÁP THIÊN NHIÊN (CHỐNG SÉT) 
Sét là một hiên tượng thiên nhiên, phóng điện trong khí quyển giữa 
các đám mây với nhau và giữa đám mây với mặt đất. 
Khi sét đánh trực tiếp hay gián tiếp vào công trình, không những làm 
hư hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng 
con người. Vì thế, các công trình tuỳ theo mức độ quan trọng, nhất thiết phải 
có hệ thống các thiết bị chống sét và biện pháp để bảo vệ an toàn khi có sét 
đánh. 
Hiện nay, để bảo vệ sét đánh trực tiếp, người ta thường dùng hệ thống 
bao gồm các bộ phận sau: 
1. Bộ phận thu sét 
- Sử dụng: kim, dây, đai hoặc lưới thu sét được cố định chắc chắn 
trên công trình, có thể chịu được tải trọng của gió. 
- Kích thước của kim, dây, đai bằng thép 12 - 16 
- Bộ phận thu sét có thể mạ kẽm, mạ thiếc hoặc sơn dẫn điện. 
 55
Gần đây, trong kĩ thuật thu sét, người ta đã sử dụng các đầu thu sét 
bằng đồng vị phóng xạ nên có phạm vi thu sét rộng hơn kim thu sét thông 
thường. 
2. Bộ phận dẫn sét 
- Để dẫn dòng điện sét xuống bộ phận nối đất chống sét, người ta 
sử dụng dây thép tròn 10 - 12, một đầu được hàn nối với kim 
thu sét hoặc dây thu sét, đầu kia được nối với cọc nối đất. 
- Dây dẫn sét phải được cố định chắc chắn với công trình. Nếu bộ 
phận thu sét đặt trực tiếp trên công trình thì dây dẫn sét phải đặt 
cách công trình ít nhất 10cm; đặt cách xa lối đi, cửa ra vào ít 
nhất 5m. 
3. Bộ phận nối đất chống sét. 
- Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi bị sét đánh, trị số 
điện trở nối đất chống sét phải đảm bảo theo tiêu chuẩn sau: 
- R 10  khi điện trở suất của đất < 5.104 cm. 
- R 40  khi điện trở suất của đất > 5.104 cm 
- Bộ phận nối đất gồm các cọc nối đất được làm bằng thép góc 40 
x 40 x 5 hoặc 60 x 60 x 5; dài 2,5m đến 3m; chôn sâu dưới mặt 
đất từ 0,8m đến 1m theo các sơ đồ như đã học phần nối đất.Để 
hàn nối các cọc nối đất dùng thép dẹt 40 x 5 hoặc thép tròn 16. 
- Đặc điểm của nối đất chống sét đánh thẳng là nối đất phải đảm 
bảo dẫn dòng điện sét trong khoảng thời gian ngắn nhất, nên 
thường dùng phương thức nối đất tập trung; mỗi nhánh không 
nên dài quá 20m (12m là tốt nhất). 
- Bộ phận nối đất nên đặt cách móng công trình 5m; riêng nối đất 
chống sét cho các trại chăn nuôi gia súc phải đặt cách móng 
công trình 10m. 
 56
Chú ý: Khi xây dựng chống sét thì phải làm hệ thống nối đất trước, rồi 
mới làm dây dẫn sét và cuối cùng dựng kim thu sét. 
VII. CHỐNG TĨNH ĐIỆN VÀ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ 
1. Chống tĩnh điện trong công nghiệp: 
Nguyên nhân sinh ra tĩnh điện chủ yếu là do ma sát giữa các vật cách 
điện với nhau hoặc giữa vật các điện và vật dẫn điện. 
Tĩnh điện phát sinh trong công nghiệp tuy năng lượng nhỏ, không làm 
ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, nhưng khi phóng điện qua người cũng 
gây cảm giác khó chịu, có khi gây những ra những phản xạ của cơ thể mà 
dẫn đến tai nan lao động. 
Sự nguy hiểm chủ yếu của tĩnh điện là ở chỗ chúng có thể gây cháy 
hay nổ, từ đó gây ra những tổn thất lớn về người và của. 
Trong công nghiệp, có thể chống ảnh hưởng của tĩnh điện bằng các 
biện pháp sau: 
 Không cho xuất hiện điện tích tĩnh điện: 
- Làm tăng độ ẩm của môi trường không khí 
- Tăng độ ẩm của sản phẩm bằng cách bôi các chất dễ hút ẩm 
(glycerin..) 
- Sử dụng các đai truyền bằng vật liệu dẫn điện hoặc vật liệu có 
điện trở suất nhỏ. 
 Trung hoà các điện tích: 
- Nối đất tất cả các vỏ máy, thiết bị, lưới, đường ống.. 
- Nối đất tất cả các ổ trục quay 
- Nối đất lưu động bằng xích kéo lê dưới đất cho các xe chở xăng 
dầu 
- Làm sàn dẫn điện. 
 57
 Giảm điện thế để không gây ra tia lửa điện 
2. Chống ảnh hưởng của trường điện từ : 
Như chương trước đã biết, trường điện từ có ảnh hưởng nhiều đến sức 
khoẻ của con người. Vì vậy, cần áp dụng các biện pháp sau để giảm tác hại 
của trường điện từ : 
 Tại những nơi làm việc có các máy phát tần số cao, siêu cao và cực 
cao: 
- Toàn bộ thiết bị phải được bao che kín bằng tấm kim loại có độ 
dẫn điện cao và chiều dầy không mỏng hơn 0,5mm 
- Khoảng cách từ máy phát tần số cao, siêu cao và cực cao đến 
các máy khác không được nhỏ hơn 2m. 
- Trong phòng không nên đặt những vật bằng kim loại vì chúng 
có khả năng phản xạ sóng vô tuyến rất tốt. 
- Các phòng đặt thiết bị cần có thông gió nhân tạo. 
- Bảng điều khiển có thể đặt trên tấm chắn bảo vệ hoặc lắp ngoài 
phòng đặt máy. Trên bảng điều khiển phải có đèn tín hiệu. 
 Tại những nơi làm việc gần đường dây tải điện cao thế và siêu cao 
thế 
- Đảm bảo khoảng cách an toàn khi làm việc. 
- Hạn chế thời gian làm việc gần đường dây hoặc có biện pháp 
giảm cường độ điện trường xuống dưới mức quy định. 
VIII. PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ 
Trong các Nhà máy, xí nghiệp, các biện pháp phòng chống cháy nổ 
phải được vạch ra ngay từ khâu thiết kế. Các biện pháp bao gồm: 
 Hệ thống thiết bị báo cháy : có chức năng phát hiện cháy, cấp 
tín hiệu từ vị trí cháy đến trạm trực cháy trung tâm và thông báo 
cho mọi người về sự xuất hiện cháy. Thiết bị báo cháy gồm: 
 58
thiết bị báo khói, thiết bị báo nhiệt, thiết bị báo lửa, chuông báo 
động, các đèn tính hiệu, hộp đập kính... 
 Hệ thống dập cháy: bao gồm các giải pháp và phương tiện, có 
chức năng ngăn ngừa xuất hiện cháy và hạn chế sự lan truyền 
lửa. Tuỳ theo xí nghiệp, địa điểm, mà chọn các hệ thống dập 
cháy sau: 
- Hệ thống dập cháy bằng nước 
- Hệ thống dập cháy bằng hơi 
- Hệ thống dập cháy bằng chất lỏng 
- Hệ thống dập cháy bằng bọt 
- Hệ thống dập cháy bằng khí ( CO2 và khí trơ) 
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, phải nhớ cắt điện trước khi chữa 
cháy. Việc sơ tán người phải thực hiện một cách bình tĩnh, an toàn. 
Cũng cần lưu ý, cháy và nổ là hai hiện tượng có liên quan với nhau. 
Nguy hiểm nổ sẽ đặc biệt tăng cao khi hình thành các hỗn hợp nổ từ các sản 
phẩm cháy như dầu, khí đốt.vv Vì vậy phải tìm mọi cách ngăn chặn cháy 
chuyển thành nổ và không để xảy ra các sai phạm làm lan rộng các đám 
cháy. 
IX. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT 
Điện giật thường rất nguy hiểm tới tính mạng con người. Nó có thể 
gây ra chết người trong thời gian ngắn và người bị nạn thường không cảm 
nhận được mối nguy hiểm đang đe doạ mình. 
Các cơ quan chức năng đã phân tích các diễn biến một số vụ tai nạn 
điện chết người trong thời gian gần đây cho thấy: do không được cấp cứu kịp 
 59
thời hoặc cấp cứu không đúng quy cách mà để cho người bị điện giật phải 
thiệt mạng. 
Theo Pháp lệnh Bảo Hộ Lao Động quy định, mọi người lao động có 
tiếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện một 
cách chu đáo. Nội dung huấn luyện gồm: phân tích mức độ nguy hiểm của 
điện đối với cơ thể con người và cách sơ cứu tai nạn điện. Đối với thợ điện 
thì phải học và luyện tập sơ cứu người bị điện giật một cách kĩ hơn. 
Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc vào phản xạ nhanh nhẹn, 
tháo vát và cứu chữa đúng phương pháp. 
Các bước cần làm khi có tai nạn điện là: 
Bước 1: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 
Đây là việc làm đầu tiên nhưng rất quan trọng. 
Người đến cứu phải thật bình tĩnh làm ngay những việc sau: 
- Cắt cầu dao, cầu chì, công tắc 
hoặc rút phích cắm ở nơi gần 
nhất. 
- Nếu không tìm được nơi đặt 
cầu dao, cầu chì.. thì phải 
nhanh chóng dùng kìm cách 
điện hoặc rìu cán gỗ, dao cán 
gỗ chặt đứt dây điện. 
 60
- Nếu nạn nhân bị dây điện rơi 
vào người thì dùng gậy gỗ 
khô, tre khô để gạt dây điện. 
- Nếu không thể dùng các cách 
trên thì có thể nắm vào quần 
áo khô của nạn nhân, hoặc 
dùng quần áo khô lót vào tay 
để kéo nạn nhân ra khỏi 
nguồn điện. 
- Trường hợp nạn nhân bị tai nạn nằm ngay trên đường dây điện ngoài 
trời mà không thể cắt điện được thì có thể gây ngắn mạch để thiết bị 
bảo vệ đầu nguồn sẽ cắt (dùng dây điện trần ném vắt ngang lên hai 
dây điện) hay tạo ra hiện tượng ngắn mạch 1 pha chạm đất (dùng dây 
nối đất, một đầu chôn xuống đất, một đầu tung lên đường dây). 
Chú ý: dùng phương pháp này phải chú ý việc đỡ nạn nhân rơi xuống 
- Đối với mạng điện cao áp, bất cứ trường hợp nào cũng không được 
đến gần nạn nhân, mà phải chờ cắt điện xong mới được tiến hành 
cấp cứu. 
Bước 2: Tiến hành sơ cứu nạn nhân 
 61
Đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, đặt nằm ngửa, lưng kê hơi cao, đầu 
để thẳng sao cho cằm của nạn nhân hướng lên trên để đường thở phải thông. 
Nếu người bị nạn vẫn tỉnh, không có vết thương, không cảm thấy khó 
chịu thì không cần cấp cứu. Tuy vậy, vẫn phải để người bị nạn nằm nghỉ 
thoải mái, sau một thời gian nếu người đó hoàn toàn cảm thấy bình thường 
thì mới cho trở lại vị trí công tác. 
Nếu người bị nạn bị ngất, phải tiến hành hô hấp nhân tạo theo các 
phương pháp sau: 
2.1. Phương pháp dùng máy thở. 
Phương pháp này chỉ áp dụng được ở các cơ sở cấp cứu của Y tế. 
2.2. Phương pháp hà hơi thổi ngạt. 
 Thổi vào mũi nạn nhân 
 62
- Người cấp cứu quỳ bên cạnh người bị nạn; một tay đặt lên trán 
nạn nhân đẩy ra phía sau gáy; tay kia nắm vào cằm đẩy lên để 
mồm nạn nhân mím chặt. 
- Hít một hơi dài, thổi vào mũi nạn nhân. 
- Làm liên tục 20 lần/phút 
 Thổi vào mồm nạn nhân 
- Người cấp cứu quỳ bên cạnh người bị nạn; một tay đặt lên trán 
nạn nhân đẩy ra phía sau gáy; tay kia nắm vào cằm, kéo mồm 
nạn nhân mở ra. 
- Hít một hơi dài, thổi vào mồm nạn nhân. Khi thổi, má của người 
đến cứu phải ép vào mũi nạn nhân để khí thổi không bị lọt ra 
ngoài (có thể dùng khăn mùi xoa hay vải màn đặt lên mồm nạn 
nhân) 
- Làm liên tục 16 - 20 lần/phút. 
 63
c. Phương pháp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. 
- Người cấp cứu quỳ bên 
cạnh nạn nhân. 
- Hai bàn tay chồng lên 
nhau, đặt phía trên xương 
mỏ ác của nạn nhân rồi ấn 
mạnh. 
- ấn liên tục từ 60 - 80 lần/ 
phút. 
d. Phương pháp xoa bóp tim kết hợp với thổi ngạt 
Đây là phương pháp hiệu quả nhất 
- Một người xoa bóp tim, một người thổi ngạt. 
- Thổi ngạt 1-2 lần thì xoa bóp tim 5 - 6 lần 
Chú ý: 
- Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được coi nạn nhân 
đã chết (trừ trường hợp cháy đen toàn thân hoặc bị vỡ sọ). 
- Khi tiến hành cấp cứu phải kiên trì, nhẹ nhàng và phải làm 
liên tục cho đến khi nạn nhân tỉnh hẳn hoặc có lệnh của y bác 
sĩ. 
 64
- Đặc điểm của các nạn nhân bị điện giật là trong mồm có rất 
nhiều đờm rãi. Vì thế trước khi áp dụng các biện pháp cấp 
cứu phải lấy hết đờm rãi ra, để khỏi cản trở đường hô hấp 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Mục đích, ý nghĩa và phạm vi áp dụng của nối đất bảo vệ 
2. Mục đích, ý nghĩa và phạm vi áp dụng của nối không bảo vệ 
3. Trình bầy mục đích và các bộ phận của hệ thống chống sét. 
4. Phân tích ảnh hưởng của trường điện từ đến cơ thể con người. 
Nêu các biện pháp phòng tránh. 
5. Trình bầy các bước sơ cứu người bị tai nạn điện 
 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Giáo trình An toàn điện - Nhà xuất bản Giáo dục 
- An toàn điện trong quản lý, sản xuất và đời sống - Nhà xuất bản 
Giáo dục 
- Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện - Nhà xuất bản 
Khoa học và kỹ thuật. 
- Giáo trình Cung cấp điện - Nhà xuất bản Giáo dục 
 66
 67

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_an_toan_lao_dong_ban_dep.pdf