Giáo trình An sinh xã hội

I. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu của môn học

1- Đối tượng nghiên cứu của môn học:

 An sinh xã hội là nguyện vọng, ước muốn của con người mọi dân tộc, mọi thời đại, là tất yếu của xã hội. Các nhà nước tiến bộ, đặc biệt là nhà nước dân chủ, với tư cách là đại diện cho quyền lợi của nhân dân đã biết thể chế hoá nguyện vọng đó thành "pháp luật an sinh" và tạo cơ chế, bộ máy nhà nước quản lý và thực hiện an sinh xã hội, biến an sinh xã hội từ ước muốn của nhân dân thành "nền an sinh xã hội quốc gia" hay "hệ thống an sinh quốc gia". Như vây, có thể thấy rõ rằng, an sinh xã hội là một tất yếu của lịch sử xã hội, mang tính khách quan nhưng trong mỗi nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, nền an sinh quốc gia mang tính chất chủ quan, phản ánh đầy đủ, rõ nét, tập trung ý chí của giai cấp cầm quyền. Tuy nhiên, lịch sử hình thành và phát triển của hệ an sinh của nhiều nước trên thế giới thuộc nhiều chế độ xã hội khác nhau đã chứng minh rằng, nền an sinh quốc gia của nước nào đó có bền vững hay không phụ thuộc nhiều vào tính khách quan của hệ thống pháp luật an sinh của nước đó. Nói cách khác, các chính sách, các biện pháp an sinh xã hội tốt nếu chúng được xây dựng dựa trên những nền tảng của những quy luật khách quan của các khoa học tự nhiên, khoa học về con người và khoa học xã hội; quy luật kinh tế- xã hội, chi phối hoạt động sống, hoạt động sản xuất và tiêu dùng, đầu tư và tích luỹ.

Như vậy, an sinh xã hội hay nền an sinh quốc gia hay hệ thống an sinh xã hội, vừa thể hiện ý chí của giai cấp thống trị vừa phản ánh quy luật khách quan, là "hiện tượng" xã hội phức tạp.

Môn học an sinh xã hội như một khoa học, không thể "sao chụp", "miêu tả" hệ thống an sinh của các quốc gia đơn lẻ mà phải khái quát lại thành những mô hình chung, thành những giá trị chung của nhân loại như những vấn đề "quyền con người", "nhân đạo", "lương tâm", " bình đẳng", "bác ái",

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của môn học an sinh xã hội là quy luật chi phối nhu cầu của cá nhân, nhóm, cộng đồng "yếu thế" dễ bị tổn thương; là những quy luật xã hội nhằm đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của những cá nhân, nhóm xã hội đặc thù ; là sự tác động qua lại giữa kiến thức thượng tầng và cơ sở hạ tầng; về quy luật về tổ chức xã hội, quản lý xã hội .Và với việc nghiên cứu các quy luật đó, môn học an sinh xã hội có thể được xem xét như là một khoa học nghiên cứu về các chính sách an sinh xã hội, về các hình thức tổ chức thực hiện an sinh xã hội

2- Nội dung nghiên cứu của môn học:

 Để nắm được an sinh xã hội như khoa học đòi hỏi nội dung giảng dạy phải thể hiện được những nội dung cơ bản:

 Những khái niệm, phạm trù về an sinh xã hội; sự phát triển nhận thức về an sinh xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định;

 ý nghĩa, vai trò của an sinh xã hội trong đời sống cá nhân, nhóm, cộng đồng và toàn xã hội;

 Những yếu tố xã hội trong phạm vi quốc gia, quốc tế tác động tích cực, tiêu cực đến hệ thống an sinh quốc gia, quốc tế;

 Lịch sử hình thành, phát triển an sinh xã hội và mô hình an sinh xã hội ở một số nước điển hình ;

 Hệ thống pháp luật an sinh xã hội của một quốc gia, một thể chế cụ thể nào đó;

 Bộ máy nhà nước và các thiết chế xã hội thực hiện an sinh xã hội;

 Nguồn lực tài chính thực hiện an sinh xã hội ở mỗi quốc gia;

 Nghiên cứu hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam dưới ánh sáng lý luận chung về an sinh xã hội ; tìm ra những đặc điểm chung, phổ biến ở tất cả các nền an sinh khác và đặc điểm riêng có tính cá biệt, đặc thù của Việt Nam do điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống dân tộc chi phối.

 

Giáo trình An sinh xã hội trang 1

Trang 1

Giáo trình An sinh xã hội trang 2

Trang 2

Giáo trình An sinh xã hội trang 3

Trang 3

Giáo trình An sinh xã hội trang 4

Trang 4

Giáo trình An sinh xã hội trang 5

Trang 5

Giáo trình An sinh xã hội trang 6

Trang 6

Giáo trình An sinh xã hội trang 7

Trang 7

Giáo trình An sinh xã hội trang 8

Trang 8

Giáo trình An sinh xã hội trang 9

Trang 9

Giáo trình An sinh xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 122 trang xuanhieu 3400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình An sinh xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình An sinh xã hội

Giáo trình An sinh xã hội
tổ quốc cú truyền thống hoạt động đoàn kết dõn tộc trong khỏng chiến cũng như trong cụng cuộc xõy dựng đất nước. Ngày nay, trong điều kiện mới, đũi hỏi phỏt triển và mở rộng hoạt động an sinh xó hội thỡ vai trũ của cỏc cấp Mặt trận tổ quốc lại càng nõng cao. Mặt trận lónh đạo cỏc tổ chức thành viờn như đoàn thanh niờn, hội phụ nữ, hội nụng dõn, hội phật giỏo, hội thiên chúa giáo... tham gia tớch cực vào hoạt động từ thiện, xoỏ đúi giảm nghốo. Sỏng kiến thành lập quỹ vỡ người nghốo của ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam đó được nhõn dân trờn moị miền đất nước ủng hộ. Hàng chục ngàn ngụi nhà tỡnh nghĩa đó được xõy dựng để giỳp đỡ người cú cụng, người nghốo...
Liên đoàn Lao động Việt Nam : là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp , chính đáng của người lao động được Hiến pháp cũng như nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác quy định. đại hội lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ : " chủ động tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát có hiệu quả việc thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách cpó liên quan trực tiếp đến công nhân viên chức- lao động và quy chế dân chủ ở cơ sở; đẩy mạnh công tác chăm lo đời sống , làm tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức- lao động". Cụ thể, trong những năm qua trên lĩnh vực bảo hiểm xã hội : 
Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm đối với đội ngũ công nhân viên chức và người lao động. Từ nhận thức " chính sách bảo hiểm xã hội có một vị trí quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam , được Đảng và nhà nước thường xuyên quan tâm, chăm lo, phát triển, là vấn đè hết sức nhạy cảm, liên quan đến quyền lợi nhiều người lao động đang trong độ tuổi lao động cũng như đã hết tuổi lao động thuộc diện được hưởng các chế độ về bảo hiểm xã hội", Tổng liên Đoàn Lao động Việt Nam đã chỉ đạo các cấp Công đoàn thực hiện 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tham gia với các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng các chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội ngay từ khi dự thảo; tập hợp ý kiến của người lao động về các chế độ của bảo hiểm xã hội để Nhà nước sủ đổi bổ sung, góp phần hoàn thiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội ở Việt Nam .
Tập trung việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chế độ, chính sách cho người lao động, người sử dụng lao động và cho cán bộ công đoàn nhằm tạo chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ công đoàn về vai trò của minh trong việc tổ chức giám sát, thực hiện bảo hiểm xã hội
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam , Hội sinh viên Việt Nam : Là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng và Bác Hồ sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện, hơn 70 năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã không ngừng lớn mạnh cả về chính trị, tư tưởng lực lượng và phong trào. Từ chỗ chỉ có 8 đoàn viên, đến nay Đoàn đã có hơn 4 triệu đoàn viên; là nòng cốt chính trị trong các phong trào thanh niên; đội dự bị tin cậy của Đảng; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Kể từ khi thành lập đến nay, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, là trường học xã hội chủ nghĩa của tuổi trẻ Việt Nam, là hạt nhân đoàn kết, tập hợp, giáo dục, cổ vũ các thế hệ thanh niên theo Đảng tiến hành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, thanh niên là rường cột của nước nhà, là mùa xuân của xã hội. "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người kêu gọi: "Hỡi Đông Dương đáng thương hại ! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của người không hồi sinh" Hồ Chí Minh - Về giáo dục thanh niên, NXB Thanh niên, H.1980, tr.30
, chính là Người đã nhìn thấy sức sống dân tộc đang tiềm ẩn bên trong thế hệ thanh niên, dù thế hệ đó đang bị đầu độc, đang bị ru ngủ.
Nghị quyết đại hội IX của Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải: "Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, văn hoá, sức khoẻ, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX- Đảng cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội, 2001, tr.126
. 
Nhận thức được trách nhiệm của mình trước nhân dân, Ban chấp hành TƯ Đoàn TNCS HCM, Ban chấp hành TƯ Hội Liên hiệp TN Việt Nam , Ban chấp hành TƯ hội liên hiệp sinh viên Việt Nam tập trung chỉ đạo một số chương trình, trong đó có liên quan tới an sinh xã hội như sau:
 Chương trình Thanh niên tình nguyện thực hiện chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, xoá đói, giảm nghèo: Vận động ĐVTN xung kích, sáng tạo tham gia xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao; vận động và tổ chức cho ĐVTN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà trọng tâm là 1.715 xã nghèo vùng sâu, vùng xa; vận động và tổ chức cho ĐVTN xung kích, đi đầu trong việc giữ gìn, củng cố quốc phòng, an ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo, chống âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; tập trung củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội có đủ khả năng tập hợp thanh thiéu nhi tham gia tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa phương, cơ sở vùng biên giới, hải đảo; tăng cường và mở rộng các hoạt động kết nghĩa chi viện giữa tổ chức Đoàn, Hội, Đội của các tỉnh, thành bạn với các địa phươngvùng biên giới, hải đảo. 
Tổ chức các đợt quyên góp ủng hộ và các hoạt động xã hội ở các xã nghèo vùng biên giới, hải đảo. Với phương châm mỗi cơ sở Đoàn, mỗi ĐVTN bằng những việc làm thiết thực, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt, gây quỹ từ công trình, phần việc thanh niên, tham gia hưởng ứng đợt quyên góp bằng tiền hoặc hiện vật ủng hộ thanh thiếu nhi và nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo, vùng còn nhiều khó khăn. Từ năm 1998-2002, tuổi trẻ cả nước đã quyên góp đợc 32,189 tỷ đồng (báo cáo của 42/66 đơn vị) ủng hộ thanh thiếu nhi nghèo vùng sâu, vùng xa và các chiến sỹ nơi biên giới, hải đảo (trong đó ủng hộ chiến sỹ biên giới, hải đảo là 10,752 tỷ đồng; ủng hộ TTN và đồng bào biên giới, hải đảo, vùng khó khăn 21,436 tỷ đồng). Thông qua các cuộc vận động "Vòng tay bè bạn", "Tấm áo nghĩa tình vì trẻ em vùng cao", "Vì tuổi thơ miền núi", "Một nghìn đầu sách, báo tặng bạn biên giới", "Ao trắng, áo lành tặng bạn"...các đơn vị đã quyên góp và gửi tặng 442.836 bộ quần áo, 450.525 kg sách, báo, vở viết, 972.302 bộ dụng cụ thể thao...
 Một số cách làm hay, sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực được cơ sở nghi nhận, đó là mô hình kết nghĩa 3 lực lượng của tuổi trẻ một số tỉnh miền núi phía Bắc; phong trào "10.000 địa chỉ tình nghĩa và 1.000 đội thiếu niên tiền phong được đỡ đầu" của Ban Thanh niên Quân đội; các phong trào "Vòng tay bè bạn", "Nuôi heo đất", "Vì tuổi thơ miền núi", "áo trắng, áo lành tặng bạn" do Hội đồng Đội các cấp phát động; công trình "Công viên tuổi trẻ sông Hồng", "Vờn qủa kết nghĩa", "Câu lạc bộ tuổi trẻ sông Hồng" trên Đảo Thanh niên Bạch Long Vĩ của các tỉnh, thành Đoàn cụm Đồng bằng sông Hồng (trị giá 150 triệu đồng); xây dựng "Khu văn hóa thanh niên" trên đảo Thổ Chu, các hoạt động kết nghĩa, chi viện Đảo Phú Quốc của tuổi trẻ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; tổ chức tặng thiết bị âm thanh cùng các phươngtiện hoạt động (trị giá hàng trăm triệu đồng) cho Côn Đảo của tuôỉ trẻ các tỉnh miền Đông Nam bộ; mô hình tổ chức nhà trẻ trong vùng lũ của tỉnh Đoàn Đồng Tháp và một số tỉnh thuộc miền Đông, miền Tây Nam bộ...Chỉ tính riêng đoàn viên thanh niên thuộc lực lợng Bộ đội Biên phòng đã tổ chức đợc 2.258 lớp xóa mù chữ cho 60.186 ngời, cùng 
 Chương trình Thanh niên giúp nhau lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế – xã hội: Mục tiêu chung của chương trình là "Động viên, tổ chức và hướng dẫn đoàn viên, thanh niên tham gia thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương, đơn vị, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tiến bộ. Phấn đấu mỗi năm tạo việc làm cho 1,3-1,4 triệu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và trong thanh niên xuống dới 5%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 75% vào năm 2000".
	Để thực hiện mục tiêu trên, Trung Ương Đoàn đã tham muư với Chính phủ nhiều chương trình, dự án, tạo điều kiện hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt từ năm 2000, vận động ĐVTN xung kích, sáng tạo tham gia xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng cao; vận động và tổ chức cho ĐVTN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mà trọng tâm là 1.715 xã nghèo vùng sâu, vùng xa; 
Hội chữ thập đỏ Việt Nam: Hội chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946. Chủ tịch Hồ chí Minh là người sáng lập và là chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội. Hội là thành viên của Hiệp hội Chữ thập đỏ quốc tế (IFRC) từ năm1957. Hội lấy lời dạy của Bác Hồ: “ ... Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp phần bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ... Trích lời huấn thị của Bác Hồ được thêu trên cờ của Ban Bí thư trung ương Đảng tặng đại hội đại biểu Chữ thập đỏ VN lần thứ VI
”. Hội chữ thập đỏ có mặt ở tất cả 61/61 tỉnh thành phố; 610/610 quận, huyện; 9.124/ 10.380 xã , phường thị trấn trong toàn quốc với gần 5 triệu hội viên, trong đó có khoảng 20.000 hội viên danh dự, 87 hội viên tán trợ, khoảng 3 triệu thanh thiếu niên chữ thập đỏ sinh hoạt trong 12.945 trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, đại học, cao đẳng, dạy nghề. ở 1.912 cơ quan, xí nghiệp, nông, lâm trường có chi hội chữ thập đỏ. Ngay từ ngày đầu thành lập cho đến nay, việc cứu trợ nhân dân trong thiên tai, hoạn nạn là một trong nhiều hoạt động của hội. Trong lĩnh vực chăm sóc người tàn tật, hiện nay Hội hiện đang quản lý 25 trường nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, 633 phòng khám nhân đạo; 2867 tủ thuốc nam miễn phí Số liệu lấy từ “ Vai trò của các Hội trong đổi mới và phát triển đất nước. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2002, Trang 83
. Từ năm 2000 đến nay, Hội còn được nhà nước giao việc quản lý và phát triển quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc màu da cam.
Cựng với những hoạt động truyền thống về chăm súc sức khoẻ, cứu trợ xó hội, mở lớp học tỡnh thương, dạy nghề cho trẻ mồ cụi, chăm súc người già khụng nơi nương tựa, vận động hiến mỏu nhõn đạo, phũng chống thiờn tai... đến nay cỏc cấp hội đó phỏt triển nhiều phong trào mới, hỡnh thức mới ở cơ sở như: quỹ bảo trợ nạn nhõn chất độc da cam, tổ chức bữa ăn miễn phớ cho bệnh nhõn nghốo, bữa cơm người già, quỏn cơm xó hội, hũm nhõn đạo, thầy thuốc tự nguyện, phũng khỏm nhân đạo.... Tất cả cỏc hoạt động của Hội chữ thập đỏ đều là hoạt động trợ giúp xã hội trong an sinh xó hội.
Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam : được thành lập từ tháng 4 năm 1992; Hiện nay Hội đã có mặt ở 40 tỉnh, thành phố trong cả nước . Hội viên của Hội là hàng triệu người tự nguyện tham gia hoạt động từ thiện và làm từ thiện, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi.; Chương trình hành động của Hội là mở rộng và tranh thủ mọi sự giúp đỡ bằng tinh thần và vật chất của của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế; góp phần cùng nhà nước hỗ trợ nuôi dưỡng, dạy học, dạy nghề, phục hồi chức năng cho người tàn tật và trẻ mồ côi để họ sớm được hoà nhập vào cộng đồng và xã hội....; 
Hội Cứu trợ trẻ em Việt Nam : Hội thành lập tháng 12 năm 1993; và “là tổ chức quần chúng của những người có tấm lòng từ thiện, nhân đạo , tự nguyện đóng góp công của, trí tuệ cho hoạt động của Hội, không phân biệt dân tộc , tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Hội hoạt động với mục đích góp phần làm cho trẻ em tàn tật thoát khỏi khổ đau và bất hạnh , được bảo vệ và chăm sóc theo đúng luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em Trích Điều lệ Hội cứu trợ trẻ em Việt nam, được đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 ngày 26 tháng 12 năm 1999 thông qua sửa đổi
” . Hiện nay Hội có 13.000 hội viên là những thây thuốc, thầy giáo và nhiều người tình nguyện khác. Các tỉnh : T/p HCM, t/p Hà nội, Tỉnh phú Yên đã thành lập tỉnh hội. Hội thành lập được 17 trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật ở 17 tỉnh, thành phố trên toàn quốc. 
Tài liệu tham khảo
“ Triển vọng kinh tế toàn cầu và của các nước đang phát triển”. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới công bố ngày 5/10/2000
Bộ LĐTBXH, Chương trình phát triển an sinh xã hội Australia: Tài liệu sổ tay Bảo trợ xã hội; tháng 4/2004.
Việt nam tấn công nghèo đói. Báo cáo phát triển của Việt nam năm 2000.
TS. Nguyễn Hải Hữu, Bộ Lao động TBXH: Một số quan niệm, khái niệm liên quan tới bảo trợ xã hội ở Việt nam (tài liệu viết cho hội thảo)
Đặng Đức San, Bộ Lao động TBXH: Một số ý kiến về an sinh xã hội (tài liệu viết cho hội thảo)
Ths. Lê Tuyết Nhung, Bộ Lao động TBXH: Bàn về các khái niệm trong lĩnh vực an sinh xã hội (tài liệu viết cho hội thảo)
Ths. Nguyễn Lan Hương, Bộ Lao động TBXH: Về an sinh xã hội ở (tài liệu viết cho hội thảo)
Ts. Bùi Thế Cường: Một số nhận xét về phúc lợi xã hội ở Việt nam hiện nay.
Đỗ Văn Bình, Đại học mở- bán công thành phố HCM: Các vấn đề xã hội và an sinh xã hội.1994
“ Những bài học rút ra từ một thập kỷ kinh nghiệm “ -Phân tích chiến lược về phưong pháp và hoạt động của các tỏ chức Phi chính phủ nuớc ngoài ở Việt nam từ 1990-1999" .
Trường Cao đẳngLao động, Thương binh và Xã hội; Giáo trình ưu đãi xã hội 2001.
Tập kỷ yếu Hội nghị Quản lý Hưu trí Việt nam -ôxtrâylia, Hà nội tháng 4/2004.
Vai trò của các Hội trong đổi mới và phát triển đất nước. NXB Chính trị quốc gia 2002.
 Việt nam- Đánh giá chi tiêu công (Báo cáo của nhóm công tác chung giữa Chính phủ VN và các nhà tài trợ, phục vụ hội nghị T.6/2000)
Thương mại quốc tế và an sinh lương thực- Actionaid- NXB Chính trị quốc gia;
Tổng Quan công tác Đoàn Thanh niên CS HCM, 2002
Romanyshyn J.M. - An sinh xó hội từ bỏc ỏi đến cụng bằng (1971)
Hỏi đáp về Bảo hiểm xã hội Việt Nam , NXB Lao động- Xã hội 1999
Thương mại công bằng, NXB Chính trị quốc gia, 2001.
Số liệu hệ thống An sinh xã hội Việt Nam , NXB Lao động- Xã hội, 1999
Nghị định của Chính phủ số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
 Nghị định của chính phủ số 94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em.
Towards Social Security for the Poor in the Asia- Pacific Region.
 United Nations Economic and Social Communication Asia and the Pacific 1986
Introduction to Social Welfare. Dr. Osei Darkwa, University of Illinois Chicago ( lấy trên mạng internet)
 Globalisation (a guide totoday's issues from Children Youth Education Programme.( lấy trên mạng internet)
 Copenhagen Declaration on Social Developmwent and Programme of Action of the World Summit for Social Development.
 HIV/AIDS Homepage key point, fact figure, take action (lấy trên mạng internet)

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_an_sinh_xa_hoi.docx