Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW

Trong các dây chuyền sản xuất việc đo và giám sát nhiệt độ là một khâu quan trọng vì nhiệt

độ là một trong các thông số có trong nhiều quá trình công nghệ. Việc đo lường chính xác giá trị

nhiệt độ trong các điều kiện khác nhau và giám sát chúng có ý nghĩa quan trọng góp phần cho hệ

thống hoạt động ổn định hơn. Bài báo nghiên cứu phương pháp đo nhiệt độ sử dụng các cảm biến

khác nhau như: cặp nhiệt ngẫu, PT100 và LM35. Trên cơ sở đó bài báo đã xây dựng mô hình đo và

giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và máy tính. Chương trình giám sát nhiệt độ được

thực hiện trên phần mềm LabVIEW. Kết quả đã xây dựng mô hình mô phỏng việc giám sát nhiệt độ

ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW.

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 1

Trang 1

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 2

Trang 2

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 3

Trang 3

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 4

Trang 4

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 5

Trang 5

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 6

Trang 6

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW trang 7

Trang 7

pdf 7 trang duykhanh 8000
Bạn đang xem tài liệu "Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW

Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 350 
Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW 
Monitor temperature using USB-6008 module and LabVIEW software 
Nguyễn Khắc Khiêm, Trần Sinh Biên 
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, 
nkk@vimaru.edu.vn 
Tóm tắt 
Trong các dây chuyền sản xuất việc đo và giám sát nhiệt độ là một khâu quan trọng vì nhiệt 
độ là một trong các thông số có trong nhiều quá trình công nghệ. Việc đo lường chính xác giá trị 
nhiệt độ trong các điều kiện khác nhau và giám sát chúng có ý nghĩa quan trọng góp phần cho hệ 
thống hoạt động ổn định hơn. Bài báo nghiên cứu phương pháp đo nhiệt độ sử dụng các cảm biến 
khác nhau như: cặp nhiệt ngẫu, PT100 và LM35. Trên cơ sở đó bài báo đã xây dựng mô hình đo và 
giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và máy tính. Chương trình giám sát nhiệt độ được 
thực hiện trên phần mềm LabVIEW. Kết quả đã xây dựng mô hình mô phỏng việc giám sát nhiệt độ 
ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW. 
Từ khóa: PT100, LM35, USB, LabVIEW. 
Abstract 
In the manufacturing line, it is important to measure and monitor temperature because it is 
one of the available parameters in multiple technology processes. Measuring temperature 
accurately under different conditions and monitoring temperature are necessary to make the 
operating system more stable. This paper researches on the way of measuring temperature using 
various sensors such as thermometers, PT100 and LM35. On that basis, models to measure and 
monitor temperature using USB-6008 module and computers have been built. Temperature 
monitoring program has been built on LabVIEW software. The result has developed simulation 
models for monitoring temperature with USB-6008 module and LabVIEW software. 
Keywords: PT100, LM35, USB-6008, LabVIEW. 
1. Đặt vấn đề 
Trong các hệ thống kỹ thuật nói chung và các dây chuyền sản xuất nói riêng, việc đo và 
giám sát nhiệt độ là một khâu quan trọng vì nhiệt độ là một trong các thông số có trong nhiều quá 
trình công nghệ. Việc đo lường chính xác giá trị nhiệt độ trong các điều kiện khác nhau và giám sát 
chúng có ý nghĩa quan trọng, góp phần cho hệ thống hoạt động ổn định hơn. Việc nghiên cứu ứng 
dụng các công nghệ mới và phần mềm chuyên dụng cho phép việc đo lường và giám sát nhiệt độ 
linh hoạt hơn. Vì vậy việc nghiên cứu giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm 
LabVIEW là cần thiết. 
Vấn đề nghiên cứu giám sát nhiệt độ đã được nhiều công trình đề cập đến. Tuy nhiên việc 
nghiên cứu giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW thể hiện tính 
linh hoạt hơn trong cả giải pháp về phần cứng cũng như phần mềm. Điều này cho thấy việc nghiên 
cứu có tính ứng dụng cao và khả thi trong cả môi trường công nghiệp. 
2. Đo và giám sát nhiệt độ 
2.1. Các phương pháp đo nhiệt độ 
Đo nhiệt độ là một vấn đề quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp như: sản xuất hóa 
chất, sản xuất thép, sản xuất xi măng. Tùy theo dải nhiệt độ cần đo ta có thể sử dụng các phương 
pháp đo nhiệt độ khác nhau: dải nhiệt độ thấp, dải nhiệt độ trung bình và dải nhiệt độ cao. 
Có 2 phương pháp đo phổ biến là: phương pháp đo tiếp xúc và phương pháp đo không tiếp 
xúc. Phương pháp đo tiếp xúc là phương pháp đo có các cảm biến nhiệt độ được đặt trực tiếp trong 
môi trường cần đo. Phương pháp đo không tiếp xúc là phương pháp đo từ xa, thiết bị đo đặt ngoài 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 351 
môi trường đo. Với dải nhiệt độ thấp và trung bình thì ta sử dụng phương pháp đo tiếp xúc. Với dải 
nhiệt độ cao thì ta sử dụng phương pháp đo không tiếp xúc. 
Trong công nghiệp ta thường được sử dụng phương pháp đo tiếp xúc và sử dụng các cảm 
biến như: nhiệt điện trở, cặp nhiệt ngẫu, các IC bán dẫn. 
Cảm biến nhiệt điện trở thường được chế tạo từ dây platin, đồng, niken, bán dẫn. Các dây 
này được quấn trên một lõi cách điện và đặt trong vỏ kim loại để bảo vệ. Mạch cầu đo thường được 
sử dụng cho cảm biến nhiệt điện trở. Sử dụng mạch cầu đo kết hợp với mạch khuếch đại vi sai có 
một ưu điểm đó là ta chỉ giữ lại thành phần tín hiệu ra (điện áp ra) tỷ lệ với tín hiệu nhiệt độ cần đo. 
Tuy nhiên ta có thể sử dụng nguồn dòng để xây dựng mạch đo. Trong cách này tín hiệu ra (điện áp 
ra) bao gồm cả 2 thành phần: phần tín hiệu ra tỷ lệ với tín hiệu nhiệt độ cần đo và phần tín hiệu ra 
cố định (ví dụ ở 00C cảm biến nhiệt điện trở loại PT100 có điện trở bằng 100 Ω) [1]. 
Khi dùng mạch cầu đo, nếu chỉ sử dụng hai dây dẫn mắc vào mạch cầu thì dụng cụ sẽ có sai 
số do sự thay đổi điện trở của đường dây khi nhiệt độ môi trường xung quanh thay đổi: 
TT
d
R
R
t
 (1) 
Trong đó: 
d
R - sự thay đổi điện trở dây dẫn nối: 
21 ddd
RRR ; 
RT, T - điện trở ban đầu của nhiệt điện trở và hệ số nhiệt của nó. 
Để khắc phục sai số do nhiệt độ môi trường làm thay đổi điện trở của dây nối, ta sử dụng 
mạch cầu đo cho cảm biến nhiệt điện trở như hình 1. 
Hình 1. Sơ đồ mạch cầu đo thường sử dụng cho cảm biến nhiệt điện trở 
Ở chế độ cầu cân bằng, nếu R1 = R2 và Rd1 = Rd2 thì sai số ảnh hưởng bởi sự thay đổi điện 
trở của dây nối được loại trừ. Ở chế độ cầu không cân bằng, sai số ảnh hưởng bởi sự thay đổi điện 
trở của dây nối giảm đáng kể so với sơ đồ cầu hai dây [2]. 
Cảm biến nhiệt ngẫu có cấu tạo gồm hai dây kim loại hàn với nhau ở một đầu để có thể đo 
được nhiệt độ cao. Để bảo vệ cho cảm biến ta thường đặt cảm biến nhiệt ngẫu trong vỏ bằng thép 
không gỉ. Việc cách điện giữa hai dây được thực hiện bằng cách luồn một trong hai dây vào ống sứ 
nếu vỏ cảm biến làm bằng vật liệu cách điện. Còn nếu vỏ cảm biến làm bằng kim loại thì cả hai dây 
đều luồn vào hai ống sứ. Tín hiệu ra của cảm biến nhiệt ngẫu là điện áp từ vài mV đến vài vài chục 
mV [2]. 
Các linh kiện điện tử bán dẫn khá nhạy cảm với nhiệt độ, vì vậy có thể sử dụng linh kiện 
này như diode hoặc tranzistor nối theo kiểu diode. Điện áp giữa hai cực diode là hàm phụ thuộc vào 
nhiệt độ cần đo. Các cảm biến đo nhiệt độ sử dụng diode hoặc tranzistor thường được tích hợp 
thành các IC bán dẫn đo nhiệt độ. Các cảm biến này cho đầu ra là điện áp hoặc dòng điện tỉ lệ với 
nhiệt độ cần đo với độ tuyến tính cao, sử dụng đơn giản [7]. 
Ví dụ một số loại vi mạch (IC) đo nhiệt độ: LM35, LM335, AD592CN. 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 352 
Độ nhạy của các loại IC đo nhiệt độ khoảng 2,5 mV/oC và không cố định mà thường thay 
đổi theo nhiệt độ. LM35 là một họ IC cảm biến nhiệt độ sản xuất theo công nghệ bán dẫn dựa trên 
các chất bán dẫn dễ bị tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ, đầu ra của cảm biến là điện áp (V) tỉ lệ 
với nhiệt độ mà nó được đặt trong môi trường cần đo. Họ LM35 có rất nhiều loại và nhiều kiểu 
đóng vỏ khác nhau. 
2.2. Vấn đề giám sát nhiệt độ 
 Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hệ thống máy tính với khả năng thực 
hiện các phép tính với số lượng rất lớn trong một giây, các loại cảm biến có độ chính xác rất cao đã 
làm cho hệ thống điều khiển và giám sát ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy công 
nghiệp hiện đại. Quá trình tự động càng giữ vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp khai 
thác, chế biến, năng lượng dầu khí, lọc dầu, hoá chất. Một hệ thống điều khiển bao gồm hệ thống 
đo lường, hệ thống điều khiển và giám sát. 
Nhiệt độ là một thông số quan trọng trong các dây chuyền sản xuất và cần giám sát chặt chẽ. 
Quá trình đo và kiểm soát nhiệt độ trong sản xuất công nghiệp đóng một vai trò to lớn trong hệ 
thống điều khiển tự động, góp phần quyết định chất lượng sản phẩm trong các ngành công nghiệp 
như: chế biến thực phẩm, sản xuất thép, gốm sứ, chế tạo động cơ. Khi thu thập dữ liệu cho quá trình 
điều khiển và giám sát trong nhà máy thì nhiệt độ là một thông số không thể bỏ qua. 
Tùy theo yêu cầu và tính chất của quá trình điều khiển mà ta cần sử dụng phương pháp điều 
khiển thích hợp. Tính chính xác và ổn định nhiệt độ cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. 
3. Giám sát nhiệt độ ứng dụng module USB-6008 và phần mềm LabVIEW 
3.1. Giới thiệu về module USB-6008 
Hình 2. Module USB-6008 
Sơ đồ khối của module USB-6008 thể hiện trên hình 3. 
Các tính năng kỹ thuật chính của Module USB-6008 [8]: 
Có cổng USB kết nối với máy tính. 
Có 1 bộ đếm 32 bit; 8 kênh đơn (hoặc 4 kênh vi sai) vào tương tự (độ phân giải 12 bit, 48 
kS/s) với ngưỡng điện áp giới hạn lớn nhất từ -10 đến 10V; 2 kênh ra tương tự (độ phân giải 12 bit, 
150 kS/s) với ngưỡng điện áp giới hạn lớn nhất từ 0 đến 5V; 12 kênh vào/ra hiệu số (digital I/O). 
Module USB-6008 có khả năng thu thập dữ liệu tin cậy với kết nối USB. Thiết bị này khá 
đơn giản để thực hiện đo lường nhanh, nhưng cũng khá linh hoạt để thực hiện các ứng dụng đo 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 353 
lường phức tạp. Module USB-6008 sử dụng driver NI-DAQmx. Người dùng có thể sử dụng NI-
DAQmx để triển khai tùy ý các ứng dụng thu thập dữ liệu trên LabVIEW [3, 4, 5, 6]. 
3.2. Xây dựng module đo nhiệt độ 
Module đo nhiệt độ với IC LM35 
Hình 3. Sơ đồ khối module đo nhiệt độ với IC LM35 
Trên hình 3 là sơ đồ khối module đo nhiệt độ với IC LM35. Đầu ra của cảm biến nhiệt độ 
LM35 đưa vào chân AI của module USB-6008. Từ module USB-6008 nối với máy tính qua cổng 
USB. 
Module đo nhiệt độ với cảm biến PT100 
Hình 4. Sơ đồ khối module đo nhiệt độ với cảm biến PT100 
Ta sử dụng mạch ổn định dòng với nguồn dòng để cấp nguồn cho cảm biến nhiệt độ PT100. 
Để phù hợp với giải đo của module USB-6008, cần sử dụng mạch khuếch đại tín hiệu. Từ mạch 
khuếch đại, đưa vào chân AI của module USB-6008. Từ module USB-6008 nối với máy tính qua 
cổng USB. 
Module đo nhiệt độ với cảm biến nhiệt ngẫu 
Hình 5. Sơ đồ khối module đo nhiệt độ với cảm biến nhiệt ngẫu 
Phương trình cơ bản của cặp nhiệt ngẫu [2]: E 
AB 
= e
AB
(t) - e
AB 
(t 
0 
) (2) 
Sử dụng cảm biến nhiệt ngẫu cần phải bù nhiệt độ đầu tự do [2]. Ở đây dùng cầu bù tự động 
nhiệt độ đầu tự do như hình 6. 
Hình 6. Cầu bù nhiệt độ đầu tự do 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 354 
Vì giá trị điện áp đầu ra của cảm biến nhiệt ngẫu thu được khá nhỏ, nên cần mạch khuếch 
đại để khuếch đại tín hiệu thu được. Để phù hợp với giải đo của module USB-6008, cần sử dụng 
mạch khuếch đại tín hiệu. Từ mạch khuếch đại đưa vào chân AI của module USB-6008. Từ module 
USB-6008 nối với máy tính qua cổng USB. 
Khi xây dựng xong sơ đồ nguyên lý, tiến hành lắp ráp các mạch đo và kết nối với module 
USB-6008. Từ module USB-6008 nối với máy tính thông qua cổng USB. 
3.3. Xây dựng chương trình giám sát trên LabVIEW 
Giao diện và chương trình giám sát nhiệt độ đã xây dựng trên LabVIEW thể hiện trên hình 7 
và hình 8 [3, 4, 5, 6]. 
Hình 7. Giao diện chương trình giám sát nhiệt độ trên LabVIEW 
Hình 8. Chương trình giám sát nhiệt độ trên LabVIEW 
3.4. Một số kết quả giám sát nhiệt độ 
Sau khi ghép nối phần cứng có một số kết quả giám sát nhiệt độ thể hiện từ hình 9 đến hình 
12. Trên hình 9 là kết quả giám sát nhiệt độ có kênh số 2, kênh 3 và kênh 4 đang báo động vì quá 
nhiệt độ đặt. Trên đồ thị thể hiện tín hiệu của cả 4 kênh chưa qua xử lý nhiễu. 
Hình 9. Kết quả giám sát tín hiệu cả 4 kênh chưa qua xử lý nhiễu 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 355 
Trên hình 10 là kết quả giám sát nhiệt độ có kênh số 4 đang báo động vì quá nhiệt độ đặt. 
Trên đồ thị thể hiện tín hiệu của cả 4 kênh đã qua xử lý nhiễu. Trong phần mềm LabVIEW có nhiều 
công cụ hỗ trợ việc xử lý nhiễu. Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà ta có thể sử dụng các công cụ xử lý 
nhiễu như khối Amplitude and Level Measurements hoặc khối Filters. Khi các kênh đo nhiệt độ với 
nhiễu ngẫu nhiên có biên độ không quá lớn nên ta có thể lựa chọn khối Amplitude and Level 
Measurements là phù hợp. Báo động được thông báo bằng đèn hiệu và âm thanh. Các kênh nhiệt độ 
được hiển thị bằng nhiều cách khác nhau và có thể lưu trữ dưới dạng file với các định dạng dễ sử 
dụng như: Excel. 
Hình 10. Kết quả giám sát tín hiệu cả 4 kênh đã qua xử lý nhiễu 
Trên hình 11 là kết quả giám sát nhiệt độ cả 4 kênh đang báo động vì quá nhiệt độ đặt. Trên 
đồ thị ghi lại được thời điểm nhiệt độ của các kênh số 2, kênh 3 đang tăng, kênh 1, kênh 4 đang 
giảm. 
Hình 11. Kết quả giám sát cả 4 kênh đang báo động 
Trên hình 12 là kết quả giám sát nhiệt độ có kênh số 3 và kênh số 4 đang báo động vì quá nhiệt 
độ đặt. 
Hình 12. Kết quả giám sát có kênh 3, kênh 4 đang báo động 
THE INTERNATIONAL CONFERENCE ON MARINE SCIENCE AND TECHNOLOGY 2016 
HỘI NGHỊ QUỐC TẾ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HÀNG HẢI 2016 356 
4. Kết quả đạt được 
Bài báo đã xây dựng được module phần cứng và chương trình giám sát nhiệt độ trên phần 
mềm LabVIEW ứng dụng module USB-6008. Mô hình hoạt động ổn định và có thể ứng dụng trong 
thực hành - thí nghiệm cho sinh viên chuyên ngành. Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong việc 
đo và giám sát nhiệt độ trong thực tế. 
Hướng nghiên cứu phát triển tiếp theo: tăng số lượng kênh đo nhiệt độ có thể giám sát để 
phù hợp với hệ thống lớn hơn; sử dụng nhiều loại cảm biến đo nhiệt độ với các giải đo khác nhau; 
phát triển mô hình để có thể giám sát nhiều thông số khác ngoài thông số nhiệt độ. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Phạm Thượng Hàn, Nguyễn Trọng Quế, Nguyễn Văn Hoà. Kỹ thuật đo lường các đại lượng 
vật lí. Nhà xuất bản Giáo Dục. 2006. 
[2]. Nguyễn Tấn Phước. Cảm biến đo lường và điều khiển. NXB Khoa học và Kỹ thuật. 2006. 
[3]. Nguyễn Bá Hải. Lập trình LabVIEW. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2010. 
[4]. LabVIEW Basics I. Development Course Manual. Course Software Version 8.0. October 
2005 Edition. 
[5]. LabVIEW Basics II. Development Course Manual. Course Software Version 8.0. October 
2005 Edition. 
[6]. LabVIEW Graphical Programming Course. Collection edited by: National Instruments: 
Malan Shiralkar. 2007. 
[7].  
[8].  

File đính kèm:

  • pdfgiam_sat_nhiet_do_ung_dung_module_usb_6008_va_phan_mem_labvi.pdf