Giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận, từ một nền kinh tế khép kín với thu nhập bình quân đầu người khoảng 100 USD vào những năm 1980, Việt Nam đã đổi mới kinh tế và chính trị tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2019, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% cho thấy Việt Nam có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất khẩu vẫn ở mức cao. Thành công này là kết quả của một loạt các cải cách toàn diện với sự nỗ lực của toàn xã hội trong hơn ba thập kỷ qua. Dưới giác độ phân `ch về các chương trình giảm nghèo, bài báo đánh giá tổng quan về những thành tựu của Việt Nam trong phát triển kinh tế và mục %êu quốc gia về giảm nghèo. Kết quả phân `ch cho thấy mặc dù đã đạt được nhiều thành công, nhưng công tác giảm nghèo chưa phát huy được `nh `ch cực của việc phân loại nghèo đa chiều; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phân tán, chồng chéo; kết quả đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản chưa đáp ứng được với việc điều chỉnh chính sách để hướng đến mục %êu giảm nghèo bền vững
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam
10 năm (2011-2020) và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2016-2020) đây là giai đoạn cuối nhằm thực hiện hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm. Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước; ưu ên nguồn lực của chương trình đầu tư cho các địa bàn nghèo và khó khăn để giảm sự cách biệt giữa các vùng miền. Tổng kinh phí thực hiện chương trình trong giai đoạn 2016-2020 là 48.397 tỷ đồng với mục êu tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 và dân sinh. Chương trình có các ểu dự án hỗ trợ xây dựng và bảo dưỡng, duy tu các công trình hạ tầng cơ sở cho các địa bàn nghèo và khó khăn bao gồm: đường giao thông; công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa (gồm trạm chuyển ếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao xã, thôn, bản, ấp); công trình y tế đạt chuẩn; công trình giáo dục đạt chuẩn; công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất; công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; công trình thủy lợi; các loại công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất, ưu ên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo. Có thể thấy đối tượng hưởng lợi của các ểu dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng không chỉ bao gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo mà là toàn bộ các hộ gia đình trên địa bàn nghèo và khó khăn. Các công trình được đầu tư khá đa dạng tác động đến nhiều khía cạnh đời sống người dân như giao thông, y tế, giáo dục, Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 2,75%, bình quân trong 5 năm giai đoạn 2016- 2020 giảm khoảng 1,43%/năm; tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 24%, bình quân trong 5 năm giảm 5,65%/năm, vượt mục êu đề ra. Riêng chương trình mục êu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành và về đích trước một năm so với. Đến hết tháng 12 năm 2020 có 5.350 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 60,23%), tăng 3.818 xã so với cuối năm 2015 và vượt 10,23% so với mục êu 5 năm; không còn xã dưới 5 êu chí [7]. Kết quả thực hiện các chương trình mục êu quốc gia góp phần quan trọng vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 như kinh tế nông thôn tăng trưởng và chuyển mạnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ; ngành nông nghiệp đang chuyển đổi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Đồng thời, hoàn thiện các thiết chế hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản ở nông thôn, khu vực khó khăn, tăng cường hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng đồng bộ, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, tạo cơ hội việc làm và ổn định thu nhập cho người dân vùng nông thôn. Đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân ếp cận ngày càng tốt hơn đến các dịch vụ cơ bản của xã hội, nhất là trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, Việt Nam còn thực hiện các chính sách giảm nghèo giúp các đối tượng nghèo có điều kiện ếp cận vốn vay ưu đãi của Nhà nước để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Theo tổng hợp báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có gần 2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được hỗ trợ vay vốn n dụng ưu đãi, góp phần giúp các hộ nghèo vượt qua ngưỡng nghèo, cải thiện được đời sống nhưng chưa thoát nghèo, thu hút tạo việc làm cho trên 100 nghìn lao động trong đó có hơn 1,5 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hơn 20 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng trên 800 nghìn công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, trên 10 nghìn ngôi nhà ở cho hộ nghèo [6]. Năm 2019, kinh tế Việt Nam vẫn ếp tục cho thấy có nền tảng mạnh và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao. GDP thực tăng ước khoảng 7,02% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Năm 2020, hội nhập kinh tế sâu rộng, đồng thời nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Tác động của dịch bệnh không nghiêm trọng như nhiều quốc gia khác, nhờ có các biện pháp đối phó chủ động ở cả cấp trung ương và địa phương. Kinh tế vĩ mô và tài khóa ổn định với mức tăng trưởng GDP đạt 2,91%. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới không dự báo suy thoái kinh tế, nhưng tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay thấp hơn nhiều so với dự báo trước khủng hoảng là 6-7%. Sức ép lên tài chính công sẽ gia tăng do thu ngân sách giảm xuống trong khi chi ngân sách tăng lên do gói kích cầu được kích hoạt để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là các đối tượng yếu thế trong xã hội. Với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau" Việt Nam vẫn ưu ên duy trì thực hiện các chương trình mục êu quốc gia về giảm nghèo bền vững, các đối tượng được hưởng từ chương trình mục êu quốc gia, chính sách giảm nghèo ngày càng được mở rộng. Đó là ền đề cho Việt Nam khẳng định mục êu thiên niên kỷ và cam kết là quốc gia tự nguyện thực hiện các mục êu bền vững với thế giới. 4. HẠN CHẾ TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO Thứ nhất, thiết kế và thực hiện chính sách vẫn còn những sự chồng chéo và phân mảnh: Trong những thập kỷ trước, hệ thống chương trình và chính sách giảm nghèo được đánh giá là có rất nhiều chồng chéo. Có sự thiếu gắn kết giữa các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo với các chính sách, chương trình, dự án trợ giúp xã hội, phòng ngừa, khắc phục rủi ro và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc xã hội, trong đó có người nghèo. Công tác rà soát văn bản tuy đã được quan tâm triển khai nhưng chưa bảo đảm ến độ, chưa khắc phục được sự phức tạp, phân tán, chồng chéo của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo; chưa hoàn thành việc sắp xếp tập trung chính sách giảm nghèo. Thứ hai, cần sử dụng hiệu quả hơn cách ếp cận đa chiều trong thiết kế chính sách: Nghèo theo ếp cận đa NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 chiều đã được chính thức áp dụng từ năm 2016 trong xác định hộ gia đình được thụ hưởng các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội cũng như trong đo lường, giám sát về nghèo. Cho đến nay, trong danh mục các chỉ êu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia gồm hai chỉ số liên quan đến nghèo đa chiều gồm: mức giảm tỷ lệ nghèo theo ếp cận đa chiều; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế. Các địa phương cũng chỉ đề cập được hai chỉ số đó trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương mà chưa ứng dụng được bộ chỉ số thành phần của nghèo theo ếp cận đa chiều. Như vậy, khi nghèo được xác định và đo lường theo hướng ếp cận đa chiều thì việc xây dựng các chính sách, chương trình mục êu giảm nghèo, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến các chỉ số thành phần và các chỉ số nghèo đa chiều cũng cần có những nghiên cứu, đổi mới để đáp ứng với cách ếp cận mới về nghèo nhằm nâng cao hiệu quả, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Thứ ba, chưa có sự tương thích giữa việc ban hành chuẩn nghèo đa chiều với việc điều chỉnh chính sách phù hợp để hướng đến mục êu giảm nghèo bền vững; chưa có kết quả tổng hợp kết quả đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trên toàn quốc để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, giải pháp tăng khả năng ếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân phù hợp với khả năng nguồn lực và mục êu ưu ên khác nhau. Thứ tư, về cơ chế thực hiện chính sách còn bất cập như thiếu cơ chế khuyến khích đối với các địa phương thực hiện tốt chính sách và chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các trường hợp triển khai chậm, kém hiệu quả. Chưa có cơ chế đặc thù để phát huy được nội lực người dân trong quá trình hội nhập, phù hợp với đặc điểm vùng. Thứ năm, quá trình chuyển đổi, ch hợp chính sách là công việc khó khăn, phức tạp do có quá nhiều văn bản, chính sách được ban hành trong một thời gian dài; việc áp dụng chuẩn nghèo ếp cận đa chiều chưa có nhiều kinh nghiệm thực ễn; đội ngũ cán bộ, điều tra viên tham gia điều tra, phân loại hộ nghèo còn lúng túng trong áp dụng các phương pháp, công cụ để đánh giá hộ nghèo; trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế; công tác phối hợp, thực hiện trách nhiệm của các ngành ở trung ương và địa phương trong xây dựng và thực hiện các chính sách giảm nghèo có lúc còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, kéo dài thời gian xử lý các vấn đề liên ngành. 5. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Kết quả giảm nghèo ấn tượng trong giai đoạn vừa qua là nhờ tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam mang nh bao trùm, đại đa số người dân được hưởng lợi từ quá trình này. Trong giai đoạn tới, để duy trì được các kết quả về giảm nghèo, Việt Nam cần: Một là, ếp tục các yếu tố nền tảng như ổn định kinh tế vĩ mô, ếp tục chủ động hội nhập, đẩy nhanh các cuộc cải cách cơ cấu đang diễn ra khá chậm chạp để đảm bảo các nguồn lực của đất nước - nhân lực, tài lực, tài nguyên khoáng sản được phân bổ và sử dụng có hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường minh bạch, chống tham nhũng để có thêm nguồn lực cho phát triển nói chung và cho giảm nghèo và kiềm chế gia tăng bất bình đẳng nói riêng. Hai là, ếp tục mở rộng diện bao phủ đi cùng với cải thiện hiệu quả và nâng cao chất lượng các dịch vụ xã hội cơ bản. Cần có đánh giá kỹ lưỡng về tác động của xã hội hóa các dịch vụ xã hội. Trong bối cảnh điều ết và quản lý của Nhà nước còn nhiều bất cập đang gây ra những quan ngại về sự công bằng và nh hiệu hiệu quả trong thực hiện giảm nghèo thì việc thực hiện xã hội hóa đã dẫn đến sự sử dụng các dịch vụ ở dưới mức tối ưu, đặc biệt đối với các hộ nghèo và các hộ có thu nhập thấp. Ba là, ếp tục cải thiện chất lượng đo lường nghèo đa chiều theo hướng ếp cận gần hơn với phương pháp luận quốc tế về nghèo đa chiều, cũng như phản ảnh tốt hơn thực ễn của Việt Nam như: cần đánh giá kết quả thực hiện phương pháp đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam theo các mục êu đề ra và thực ễn thực hiện, nêu rõ các mặt được cũng như hạn chế, tồn tại; ếp tục hoàn thiện các chỉ số đo lường theo kết quả đầu ra để thay thế các chỉ số đầu vào, hay bổ sung một số chiều như tham gia bảo hiểm xã hội; cần gắn đo lường nghèo đa chiều với thực tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, ví dụ như cân nhắc xem xét chỉ số nhà an toàn thay vì các chỉ số đo lường thiếu hụt về nhà ở hiện tại. Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc giám sát thực thi các chương trình, chính sách giảm nghèo. Trên cơ sở các chiều, chỉ số đo lường thiếu hụt được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan quản lý chương trình xây dựng phần mềm về mức độ ếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có thể sử dụng trên điện thoại, hướng dẫn người dân có nhu cầu điền các thông n vào phần mềm (nơi nào, ở đâu người dân không biết sử dụng, cán bộ giảm nghèo có thể hướng dẫn), từ đó có được dữ liệu tương đối đầy đủ về mức độ thiếu hụt của cả nước mang nh chủ động. Năm là, nâng cao hiệu quả chính sách thông qua thiết kế và tổ chức thực thi chính sách như tập trung hoàn thiện việc rà soát và ch hợp hệ thống chính sách giảm nghèo NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (72) 2021 Phạm Thị Hồng Hoa Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): Năm 2000: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Chính trị; + Năm 2005: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh; + Năm 2017: Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị quốc tế; - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên, rưởng khoa Giáo dục Chính trị và hể chất, Trường Đại học Sao Đỏ; - Lĩnh vực quan tâm: Kinh tế xã hội; - Email: honghoa_dhsd@yahoo.com; - Điện thoại: 0384 080 136. THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ để giảm thiểu tối đa những bất cập, chồng chéo và giảm thiểu chi phí quản lý. 6. KẾT LUẬN Là một trong số những nước đi đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều để giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh (thu nhập, nhà ở, ếp cận nước sạch và vệ sinh, dịch vụ giáo dục, y tế, bảo, hiểm y tế, bảo hiểm xã hội), Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng kể và được quốc tế ghi nhận trong công tác giảm nghèo và phát triển bền vững. Các kế hoạch, chương trình mục êu quốc gia về giảm nghèo bền vững đã phát huy được hiệu quả. Chính phủ và các địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả phân loại nghèo hướng đến mục êu bảo đảm mức sống tối thiểu và ếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, việc đạt được các mục êu giảm nghèo và phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn tới sẽ là một thách thức, với tổng nhu cầu chi êu bổ sung cho các chương trình mục êu quốc gia chỉ khoảng 7% GDP vào năm 2030 [3]. Mặc dù vậy, với quyết tâm và cam kết chính trị cao, Việt Nam n tưởng sẽ thực hiện thành công mục êu giảm nghèo bền vững vì cuộc sống an toàn và tốt đ p hơn cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau không chỉ của người dân Việt Nam mà còn vì lợi ích chung của toàn nhân loại./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ (2018), Rà soát quốc gia tự nguyện thực hiện các mục êu phát triển bền vững của Việt Nam, Hà Nội. [2]. Chính phủ (2019), Báo cáo thực hiện chính sách pháp luật về chương trình mục êu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018, Hà Nội. [3]. Ngô Bá Quyền (2019), Reducing rural poverty in Vietnam: issues, policies, challenges, Expert Group Mee ng on Eradica ng Rural Poverty to Implement the 2030 Agenda for Sustainable Development. [4]. Jonathan Pincus (2004), Poverty Reduc on Strategy Process and Na onal Development Strategies Asia: Country study Vietnam, London. [5]. Quốc hội (2016), Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết 76/2014/ QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục êu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Hà Nội. [6]. UNDP (2019), Viet Nam’s progress on economic growth and poverty reduc on, Hanoi. [7]. World Bank (2019), The Comprehensive Poverty Reduc on and Growth Strategy in Vietnam, Hanoi.
File đính kèm:
- giam_ngheo_va_phat_trien_ben_vung_o_viet_nam.pdf