Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hội nhập quốc tế là xu thế phát triển khách quan, tuy nhiên, đối với mỗi quốc gia,

hội nhập quốc tế luôn là một quá trình phức tạp, vừa mang đến những cơ hội

phát triển vừa mang đến những thách thức với nhiều vấn đề cần phải giải quyết.

Bài viết phân tích, luận giải những vấn đề đang đặt ra đối với việc giải quyết mối

quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam và một

số nội dung liên quan nhằm góp phần thúc đẩy quá trình chủ động, tích cực hội

nhập quốc tế của Việt Nam.

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 1

Trang 1

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 2

Trang 2

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 3

Trang 3

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 4

Trang 4

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 5

Trang 5

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 6

Trang 6

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 7

Trang 7

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 8

Trang 8

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 9

Trang 9

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 3380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam

Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập quốc tế của Việt Nam
 
ngoài. 
Vấn đề thứ ba, mâu thuẫn giữa những 
hạn chế, bất cập về cơ chế, chính 
sách, pháp luật quốc gia với những 
quy định và luật pháp quốc tế. 
Theo Quy định tại Điều XVI, khoản 4, 
Hiệp định Marrakesh về thành lập 
WTO: “Mỗi nước thành viên sẽ đảm 
bảo sự thống nhất các luật, quy định 
và những thủ tục hành chính với 
những nghĩa vụ của mình được quy 
định trong các hiệp định.”(3). Như vậy, 
việc gắn kết mang tính thể chế giữa 
các nền kinh tế yêu cầu các quốc gia 
không chỉ mở cửa và thúc đẩy tự do 
hóa kinh tế; mà còn góp phần xây 
dựng các thể chế kinh tế quốc tế. Gia 
nhập WTO nói riêng và hội nhập quốc 
tế nói chung là tham gia một “sân 
chơi” với những “luật chơi” cụ thể. Khi 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
18 
tham gia vào “sân chơi” ấy, các quốc 
gia rất cần xây dựng và hoàn thiện hệ 
thống cơ chế, chính sách, pháp luật 
quốc gia đảm bảo thực hiện đồng bộ, 
phù hợp với các quy định và luật pháp 
quốc tế. Những cam kết của quốc gia 
đối với quốc tế thực chất là những 
ràng buộc pháp luật quốc gia với các 
quy định và luật pháp quốc tế. Đồng 
thời, sự phát triển nhanh và đa dạng 
của các quan hệ quốc tế cũng đòi hỏi 
quốc gia phải xây dựng hệ thống cơ 
chế chính sách, pháp luật đồng bộ để 
duy trì các mối quan hệ trong “vòng 
trật tự”, cũng như tạo điều kiện thuận 
lợi cho sự phát triển. 
Trước yêu cầu của thực tiễn hội nhập 
quốc tế, Việt Nam đã nỗ lực hoàn 
thiện hệ thống cơ chế chính sách, 
pháp luật. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, 
chính sách, pháp luật của Việt Nam 
còn đang thiếu đồng bộ, chưa theo kịp 
những biến đổi nhanh chóng của thực 
tiễn. Đặc biệt, không ít nội dung còn 
khác biệt, mâu thuẫn với những quy 
định và luật pháp quốc tế. Từ đó đặt 
ra những vấn đề: 
- Cần bổ sung xây dựng và hoàn thiện 
hệ thống cơ chế, chính sách, pháp 
luật của quốc gia theo hướng khắc 
phục triệt để những hạn chế của cơ 
chế cũ; loại bỏ những kẽ hở pháp luật 
dẫn đến hành vi gây ảnh hưởng 
nghiêm trọng lợi ích quốc gia. 
- Cần xây dựng hệ thống cơ chế, 
chính sách pháp luật đồng bộ, thống 
nhất và đổi mới. Tuy nhiên, ở Việt 
Nam nhiều văn bản pháp luật được 
ban hành từ tính cấp bách của thực 
tiễn nên chỉ được xem như những giải 
pháp tình thế. Chính vì ít xuất phát từ 
tính thống nhất và đồng bộ của cơ 
chế, chính sách và pháp luật đã dẫn 
đến tình trạng nhiều văn bản pháp luật 
không ổn định, mâu thuẫn... Bên cạnh 
đó, một số vấn đề cấp bách lại chậm 
được luật hóa; không ít quy định 
quan trọng nằm trong các văn bản 
dưới luật với giá trị pháp lý không 
cao. Điều này dẫn đến hiệu quả điều 
chỉnh của hệ thống pháp luật bị hạn 
chế. Một số quy định pháp luật trong 
hội nhập quốc tế chưa cụ thể dẫn 
đến việc áp dụng pháp luật không 
nhất quán, chưa mang tính hệ thống 
nên không những không bảo vệ được 
lợi ích quốc gia, mà thậm chí còn vi 
phạm những quy định và luật pháp 
quốc tế. 
- Việc xây dựng hệ thống cơ chế, 
chính sách và pháp luật cũng như sự 
vận hành cơ chế, chính sách, pháp 
luật chưa tuân thủ theo một trình tự 
khoa học, vì vậy, thiếu tính chặt chẽ, 
chưa hiệu quả. Bản thân các cơ chế, 
chính sách, pháp luật nảy sinh từ nhu 
cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội 
nhưng có những văn bản còn xa rời 
thực tế, dựa vào ý muốn chủ quan 
nên chưa phản ánh kịp sự vận động, 
phát triển của các quan hệ kinh tế - xã 
hội... 
- Việc chấp hành cơ chế, chính sách, 
pháp luật của các tổ chức và cá nhân 
chưa nghiêm; công tác kiểm tra, giám 
sát và đánh giá hiệu quả chưa được 
coi trọng. Có mâu thuẫn giữa trình độ, 
năng lực của chủ thể nắm quyền lực 
PHẠM XUÂN THIÊN – GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP TÁC 
19 
nhà nước với yêu cầu xây dựng, quản 
lý, giám sát hoạt động của nhà nước 
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, vừa 
mâu thuẫn với các quy định và luật 
pháp quốc tế. 
4. GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT 
MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP TÁC VÀ 
ĐẤU TRANH TRONG HỘI NHẬP 
QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 
Để giải quyết hiệu quả mối quan hệ 
giữa hợp tác và đấu tranh trong hội 
nhập quốc tế, Việt Nam cần thực hiện 
đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập 
trung vào những giải pháp cơ bản sau 
đây: 
Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực giải quyết mối quan hệ giữa 
hợp tác và đấu tranh trong hội nhập 
kinh tế quốc tế. 
Trước hết, các chủ thể cần nhận thức 
đúng đắn tính hai mặt hợp tác và đấu 
tranh của quá trình hội nhập quốc tế; 
tầm quan trọng của việc giải quyết tốt 
mối quan hệ giữa hợp tác và đấu 
tranh trong môi trường cạnh tranh 
khắc nghiệt và những tác động trực 
tiếp của kinh tế thị trường... Hội nhập 
quốc tế đòi hỏi cán bộ, công chức và 
người lao động phải làm chủ khoa 
học - kỹ thuật; giỏi chuyên môn, 
nghiệp vụ, có năng lực sáng tạo cao; 
có tính chuyên nghiệp trong hoạt động 
kinh tế đối ngoại. Bên cạnh đó, mỗi 
người cần nghiêm túc tu dưỡng, rèn 
luyện để có phẩm chất đạo đức tốt; 
quán triệt sâu sắc quan điểm: con 
người là nhân tố quyết định sự phát 
triển của xã hội, là nguồn lực của mọi 
nguồn lực; “cán bộ là gốc của mọi 
công việc”, công việc thành công hay 
thất bại là do cán bộ tốt hay kém; 
huấn luyện cán bộ là công việc gốc 
của Đảng. 
Hơn bao giờ hết, các ngành chức 
năng cần nâng cao chất lượng các cơ 
sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa 
học và công nghệ có liên quan đến hội 
nhập kinh tế quốc tế; chủ động tuyển 
chọn, đưa người đi đào tạo ở các 
trường có uy tín trên thế giới; tích cực 
trao đổi chuyên gia trong và ngoài 
nước. Đẩy mạnh phát triển giáo dục - 
đào tạo góp phần tạo động lực thúc 
đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
Quan tâm phát triển đội ngũ doanh 
nhân, cán bộ, nhân viên trực tiếp 
tham gia vào quá trình hội nhập quốc 
tế. Từng bước đổi mới nội dung và 
phương pháp đào tạo; trang bị tri thức 
chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ, 
doanh nhân ngay từ trong các trường 
đại học. Đối với đội ngũ doanh nhân, 
trong điều kiện nhất định có thể từng 
bước được bổ sung, khắc phục sự 
thiếu hụt về tri thức thông qua hợp tác, 
song cần nâng cao những giá trị 
chuẩn mực đạo đức của dân tộc, yêu 
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, phê phán 
sự làm ăn gian dối, bất nhân tạo ra sự 
nguy hại cho cả cộng đồng. 
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân 
lực giải quyết mối quan hệ giữa hợp 
tác và đấu tranh, Việt Nam cần đổi 
mới cơ chế, chính sách; đãi ngộ thỏa 
đáng trong lĩnh vực hội nhập quốc tế 
theo nguyên tắc: căn cứ hiệu quả 
thực hiện công việc, thỏa đáng, công 
bằng và minh bạch, đúng người, đúng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
20 
việc nhằm phát huy nguồn lực con 
người, khơi dậy tiềm năng sáng tạo 
của họ. 
Thứ hai, bổ sung, hoàn thiện hệ thống 
cơ chế, chính sách, pháp luật, tạo cơ 
sở pháp lý vững chắc cho việc giải 
quyết mối quan hệ giữa hợp tác và 
đấu tranh trong hội nhập kinh tế quốc 
tế của Việt Nam hiện nay 
Việt Nam cần bổ sung, hoàn thiện hệ 
thống chính sách đồng bộ và toàn 
diện để tạo điều kiện thuận lợi cho 
việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 
và phát triển kinh tế, giải quyết hiệu 
quả mối quan hệ giữa hợp tác và đấu 
tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. 
Để có được hệ thống chính sách đồng 
bộ, phù hợp với những nguyên tắc và 
luật pháp quốc tế, cần thực hiện tốt 
những vấn đề sau: 
- Bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, 
chính sách, pháp luật đồng bộ, phù 
hợp với các nguyên tắc của các tổ 
chức kinh tế và luật pháp quốc tế. Rà 
soát lại hệ thống cơ chế, chính sách 
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và 
những chính sách liên quan đến hội 
nhập kinh tế quốc tế nói riêng, để tìm 
ra những vấn đề cần khắc phục. Việc 
rà soát này cần kết hợp với việc 
nghiên cứu thực tiễn hội nhập quốc tế 
một cách nghiêm túc. Trước mắt, cần 
ưu tiên vào việc nghiên cứu, bổ sung 
và ban hành những chính sách liên 
quan trực tiếp đến hội nhập kinh tế 
quốc tế như: chính sách về thuế quan 
và phi thuế quan; về thương mại, đầu 
tư; về xuất khẩu, nhập khẩu; về đất 
đai... 
- Việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống 
chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế 
cần thực hiện theo đúng lộ trình; 
thường xuyên tổng kết, rút kinh 
nghiệm để tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung 
hoàn thiện. Đẩy nhanh việc thể chế 
hóa các quan điểm, đường lối, chủ 
trương của Đảng thành pháp luật và 
các chính sách cụ thể của Nhà nước. 
Tích cực nghiên cứu, học tập kinh 
nghiệm hội nhập kinh tế quốc tế của 
các quốc gia phát triển, đi trước và 
vận dụng vào điều kiện cụ thể của 
Việt Nam trên cơ sở giữ vững sự ổn 
định chính trị, độc lập, chủ quyền quốc 
gia và định hướng xã hội chủ nghĩa. 
- Nghiên cứu sự khác biệt của pháp 
luật Việt Nam với pháp luật của các 
quốc gia là đối tác của Việt Nam. 
Từng bước điều chỉnh, bổ sung 
những chính sách kinh tế, cơ chế 
quản lý kinh tế của Nhà nước, xây 
dựng hệ thống pháp luật phù hợp với 
pháp luật của các nước có trao đổi 
thương mại và luật pháp quốc tế để 
hạn chế những tranh chấp thương 
mại có thể xảy ra. Đặc biệt, cần tạo 
môi trường pháp lý thông thoáng, 
thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn 
trọng các nguyên tắc ứng xử quốc tế; 
thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế 
về mở cửa thị trường, dỡ bỏ hàng rào 
thuế quan... Đồng thời, cần cảnh giác, 
khôn khéo trong ứng xử quốc tế, kiên 
quyết đấu tranh bảo vệ lợi ích của Việt 
Nam, trên cơ sở nhận thức đối tác, 
đối tượng để có những phương pháp 
đấu tranh phù hợp. 
PHẠM XUÂN THIÊN – GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP TÁC 
21 
Thứ ba, xây dựng môi trường chính 
trị - xã hội ổn định, kết hợp chặt chẽ 
kinh tế với quốc phòng - an ninh, nâng 
cao thế và lực của Việt Nam trong hội 
nhập quốc tế. 
Có thể khẳng định, hòa bình, ổn định 
là khát vọng và là cơ hội để các quốc 
gia dân tộc phát triển. Việc giữ vững 
ổn định chính trị - xã hội góp phần to 
lớn củng cố, nâng cao uy tín, thế và 
lực của Việt Nam trong việc giải quyết 
mối quan hệ giữa hợp tác và đấu 
tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. 
Hiện nay, tình hình quốc tế có những 
biến đổi nhanh chóng, khó lường. 
Trong vài thập niên tới, hòa bình, hợp 
tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn, 
nhưng xung đột sắc tộc và tôn giáo, 
tranh giành tài nguyên và lãnh thổ, 
nạn khủng bố và tội phạm xuyên quốc 
gia có thể gia tăng cùng với những 
vấn đề toàn cầu khác như đói nghèo, 
dịch bệnh, biến đổi khí hậu, các thảm 
họa thiên nhiên, buộc các quốc gia 
phải có chính sách phối hợp hành 
động. Thực tiễn phát triển đất nước 
đã khẳng định sự cần thiết phải có 
độc lập, tự chủ và bảo vệ chủ quyền 
quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - 
xã hội trước sự phát triển với tốc độ, 
quy mô, hình thức chưa từng thấy 
của hội nhập quốc tế. Việt Nam cần 
tranh thủ những điều kiện quốc tế 
thuận lợi để giữ vững hòa bình, độc 
lập và chủ quyền quốc gia, giữ vững 
ổn định chính trị - xã hội, phát triển 
kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài. 
Các địa phương không để xuất hiện 
những mâu thuẫn, xung đột trong nội 
bộ nhân dân và những yếu tố có thể 
tạo cớ cho các thế lực thù địch can 
thiệp. 
Đặc biệt, trong bối cảnh có những thế 
lực lợi dụng hội nhập quốc tế, khoác 
tấm áo hợp tác, đầu tư nhưng thực 
chất là chống phá công cuộc xây 
dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, cần 
kết hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế với 
hội nhập trên các lĩnh vực quốc phòng, 
an ninh và đối ngoại. Kết hợp kinh tế 
với quốc phòng - an ninh, quốc 
phòng - an ninh với kinh tế trong từng 
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, 
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, 
từng vùng, từng địa phương 
Cần nắm vững và bám sát những diễn 
biến của tình hình trong nước và quốc 
tế. Những diễn biến ấy không chỉ tạo 
cơ hội to lớn, mà còn làm xuất hiện 
những thách thức không nhỏ trong 
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh 
tế - xã hội và bảo vệ độc lập, chủ 
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. 
Mỗi chiến lược, chương trình, kế 
hoạch phát triển kinh tế và quốc 
phòng - an ninh cần hướng tới mục 
tiêu chung là phát triển kinh tế nhanh, 
bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế 
hiệu quả và bảo vệ vững chắc nước 
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
Phát huy sức mạnh tổng hợp của đất 
nước trong hoạt động đối ngoại, tích 
cực quảng bá hình ảnh Việt Nam ra 
thế giới. Thực hiện đường lối đối 
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp 
tác cùng phát triển, sẵn sàng là bạn 
và là đối tác tin cậy của tất cả các 
nước, là thành viên tích cực và có 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (269) 2021 
22 
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. 
Tích cực đẩy mạnh toàn diện hoạt 
động đối ngoại; tập trung nâng cao 
hiệu quả công tác đối ngoại góp phần 
làm cho thế giới ngày càng hiểu đúng, 
đầy đủ về đất nước con người Việt 
Nam. Để tạo được sức mạnh tổng 
hợp, nâng cao hiệu quả công tác đối 
ngoại, vì lợi ích quốc gia dân tộc, cần 
đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của 
Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà 
nước, tăng cường phối hợp, đẩy 
mạnh một cách toàn diện ngoại giao 
Đảng, Nhà nước, ngoại giao nhân dân. 
5. KẾT LUẬN 
Giải quyết mối quan hệ giữa hợp tác 
và đấu tranh trong hội nhập quốc tế 
của Việt Nam là vấn đề phức tạp, đòi 
hỏi sự thận trọng và nghiêm túc từ 
nhận thức đến hành động. Đồng thời, 
cần có quá trình với những quy trình 
và biện pháp chắc chắn và hiệu quả. 
Những nội dung trên, đặc biệt là việc 
nhận thức đầy đủ những vấn đề đặt 
ra đối với việc giải quyết mối quan hệ 
giữa hợp tác và đấu tranh trong hội 
nhập quốc tế của Việt Nam có ý 
nghĩa rất quan trọng trong thực hiện 
đường lối chủ động tích cực hội nhập 
quốc tế, mở rộng con đường phát 
triển đất nước theo định hướng xã hội 
chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, 
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn 
minh”.  
CHÚ THÍCH 
(1)
, 
(2)
 Theo Ngân hàng Thế giới (2018), “ DP (current US$)”. World Development Indicators. 
World Bank. Tổng sản phẩm quốc nội DP (danh nghĩa): Hoa Kỳ: 20.494.100 triệu USD; 
Trung Quốc: 13.608.152 triệu USD; Việt Nam: 244.948 triệu USD; Tonga (thành viên WTO): 
450 triệu USD. 
(3)
 https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/Hiep-dinh-Marrakesh-204-WTO-VB-thanh-
lap-to-chuc-Thuong-mai-The-gioi-14945.aspx. 
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2016. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Hà 
Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
2. C. Mác và Ph. Ăngghen. 1995. Toàn tập, tập 2. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
3. Phạm Quốc Trụ. 2011. “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. 
te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien, ngày truy cập 31/8/2020. 
4. Phạm Xuân Thiên. 2015. Mối quan hệ giữa hợp tác và đấu tranh trong hội nhập kinh 
tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Hà Nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
5. Vũ Văn Hiền. 2020. “Xung đột và thỏa hiệp trong quan hệ quốc tế”. https://www.tapchi 
congsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/815791/xung-dot-va-thoa-hiep-
trong-quan-he-quoc-te.aspx, ngày 14/01/2020. 
6. World Bank (Ngân hàng Thế giới). 2018. “ DP (current US$)”. The World Bank, 
https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD, truy cập 15/10/2019. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_quyet_moi_quan_he_giua_hop_tac_va_dau_tranh_trong_hoi_n.pdf